Ngày xưa còn bé, nhớ lại các bà 'chị bồng em' thường dạy một câu vè như thế này:

Con vỏi con voi,
cái vòi đi trước,
hai chân trước đi trước,
hai chân sau đi sau,
còn cái đuôi đi sau rốt,
em xin kể nốt
cái chuyện con Voi

...
Đó cũng là một trò chơi, đám nhỏ mới tập tững biết đi được xếp hàng mà diễn hành kiểu 'rồng rắn lên mây', vừa hát vừa đếm 'điểm danh', đứa nào bị lọt vào 'cái đuôi' thì chạy xuống chót ...

Chơi đi chơi lại hàng giờ như vậy vẫn không chán...cho đến khi lũ nhỏ biết 'đánh đáo bắn bi' thì bắt đầu ham mê những trò 'đa sự' hơn!

Một câu vè thật là ngớ ngẩn chăng? có lẽ? nhưng không chắc là vô ích đâu!

Qua câu vè, tuổi thơ được huấn luyện thế nào là 'phép hợp vận' cuả một bài thơ, thế nào là phép tắc 'trên dưới trước sau' trong xã hội, thế nào là lợi ích cuả sự hợp đoàn, chưa kể việc biết đi biết đứng biết chạy biết đuà biết vui biết buồn...và tập tành kỹ thuật đối xử sao cho có sự tương tác, rất cần thiết cho đời sống xã hội sau này.

Từ một cái ngớ ngẩn tầm thường mà sinh ra những giá trị lớn lao thì người ta gọi đó là một sự 'thăng hoa', mà ở đây chỉ có những tâm hồn thơ ngây còn trong trắng mới tiếp thu được cái thăng hoa ấy...thật là như điều Chuá đã noí là phải trở nên con trẻ mới vào được nước Thiên Đàng!

Cho nên tuy là phiếm luận đấ́y, nhưng cũng là rất nghiêm chỉnh đấ́y!

Một con voi ở Việt Nam thì như vậy, thế thì một đàn voi ờ Ắn Độ thì sao?

Sơ Nayak bên Ấn Độ cho biết Sơ đã quyết định hiến mình đi tu sau khi nghe kể "về một đàn voi thi hành công lý cho những nạn nhân của bạo lực chống Kitô giáo ở Kandhamal."

Theo CNA/EWTN ngày 17 tháng tám năm 2017 thì chín năm trước, các Kitô hữu ở huyện Kandhamal, Ấn Độ đã chịu đựng một cuộc tấn công tồi tệ nhất trong thời hiện đại cuả Ắn Độ.

Khoảng 100 người đã bị thiệt mạng và hơn 56.000 người bị mất nhà cửa và nơi thờ phượng qua một loạt bạo loạn gây ra bởi các chiến binh Hindu kéo dài trong nhiều tháng.

Nhưng kể từ sau cuộc tàn phá, thì khu vực đã thấy một sự gia tăng ơn gọi tu trì, trong đó có Sơ Alanza Nayak, là phụ nữ đầu tiên cuả khu vực gia nhập hội dòng 'the Sisters of the Destitute' (Chị Em cho những người cơ hàn)

Lúc đó đang học lớp 10, Sơ Nayak nhớ lại đã phải ẩn trốn trong khu rừng gần đó vì vậy không bị giết chết.

Một năm sau cuộc tấn công ấy, thì bỗng có một đàn voi xuất hiện và phá hủy những trang trại và nhà cửa của những người đã đàn áp Kitô hữu.

"Tôi tin là bàn tay mạnh mẽ của Thiên Chúa đã trả công lý cho các Kitô hữu bất lực," người ta gọi đàn voi đó là "Voi roi vọt cuả Thiên Chúa", Sơ nói thêm.

Sau một thời gian tập sự, Sơ Nayak đã tuyên khấn lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 10 năm 2016.

Nhắc lại bạo lực chống lại các Kitô hữu ở huyện Kandhamal đã bị thúc đẩy bởi lý do thuần túy tôn giáo. Bắt đầu sau khi một nhà sư Hindu rất được tôn kính và cũng là người lãnh đạo hội đồng Hindu thế giới, tên là Laxshmanananda Saraswati, và bốn phụ tá cuả ông bị giết chết vào tháng 8 năm 2008.

Mặc dù có bằng chứng là nhóm Maoists, chứ không phải người Thiên Chúa giáo, chịu trách nhiệm về vụ giết người, các chiến binh Hindu vẫn tìm cách trả thù bằng sự chém giết các Kitô hữu trong khu vực, cuộc bạo động kéo dài trong nhiều tháng trời.

Ngày nay dù cho cường độ đã giảm xuống nhiều, nhưng bạo lực chống lại các Kitô hữu ở Kandhamal vẫn còn tiếp tục.

Cha Ajaya Kumar Singh, một linh mục lãnh đạo nhóm diễn đàn cho hành động xã hội, cho biết rằng bạo lực phát sinh ra là vì thành kiến giai tầng xã hội. Người Kitô hữu thường xuất thân từ những tầng lớp thấp như "untouchables" và bộ lạc thiểu số.

"Đó là một sự hận thù bị tăng lên gấp đôi" Cha Singh nói. "Bởi vì Kitô hữu thuộc đẳng cấp thấp nhất, cho nên phải tránh xa, và bởi vì theo đạo Kitô, họ bị coi là phản quốc... họ bị đối xử tồi tệ hơn cả chó."