VATICAN : 11/10/ 2002 (Zenit. org). - Đây là sứ điệp viết do những người tham dự hội nghị về khoa sư phạm giáo lý, hợp tuần này ở đây theo sáng kiến của Bộ Vatican Giáo sĩ. * * *


Trong ngày kỷ niệm lần thứ 10 phổ biến cuốn Giáo lý Giáo hội Công giáo và ngày kỷ niệm lần thứ 5 phổ biến quyển Kim Chỉ Nam tổng quát cho việc dạy giáo lý, các Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sỉ và Giáo dân, tập hợp tại Vatican, từ 8-11 October, để dự một Đại hội quốc tế về khoa sư phạm giáo lý.

Các Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân tham dự viên, đến từ nhiều xứ: 21 từ Africa, 10 từ Trung và Bắc Mỹ, 10 từ Nam Mỹ, 14 từ châu Á, 2 từ châu Đại dương, và 27 từ châu Âu.

Vì lưu tâm đến những tranh luận và những vấn đề được nêu lên trong các nhóm nghiên cứu trong cuộc hợp, chúng tôi muốn chia sẻ sự thông tin sau đây với tất cả anh em dính dấp trong việc dạy giáo lý khắp thế giới.

1. Cả hai cuốn Giáo lý Giáo hội Công giáo và quyển Kim Chỉ Nam Việc dạy Giáo Lý đã đón nhận, nhất là trong các Giáo hội trẻ, một sự hoan nghênh chung chung tích cực và và đã gây nên một sự chăm chú mới đối với việc dạy giáo lý và đã kích thích những cố gắng mới cho việc Tân Phúc Âm hóa.

2. Chúng tôi nhấn mạnh rằng điều đã được phát biểu trong Quyển Kim Chỉ Nam Tổng quát cho việc Dạy Giáo lý, về việc liên hệ thiết yếu hiện hữu giữa hai văn bản này, mặc dầu chúng khác nhau, chúng bổ sung nhau một cách hỗ tương

3. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo là một "văn bản qui chiếu về cách dạy giáo lý mới, " và là một điểm có thẩm quyền của qui chiếu cho các sách giáo lý các Giáo hội địa phương. Trên thực tế sách đó diễn tả sự hiệp nhất đức tin, tiếng nói chung của nó, và tính công giáo của Giáo hội.

4. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo không những có giá trị minh nhiên của nó, nhưng cũng có một sự thích ứng thần học và một một ý nghĩa đối với mọi sự biểu lộ đức tin, do sự kiện nó dẫn tới con người Chúa Kitô và sự hiểu biết của Giáo hội về Người.

5. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo chứng tỏ giá trị trọn vẹn của nó như là một bản nhạc giao hưởng của Đức tin trong nhiều cách khác nhau để dạy Đức Tin Công giáo (trong việc rao giảng tin mừng, việc dạy giáo lý, việc giảng dạy, việc giáo dục tôn giáo, việc đào tạo cộng đồng, việc đào tạo những kẻ hợp tác mục vụ, sự sinh hoạt đại kết và đối thoại liên tôn).

6. Sự tán thành mà Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo và Quyển Kim Chỉ Nam Tổng quát về việc dạy Giáo lý đã nhận lãnh, tới phiên nó, đã thức đẩy những cố gắng nghiêm chỉnh được chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập thật sự Tin Mừng. Vì lẽ này, hy vọng hai văn bản náy sẽ được phổ biến trong những Giáo hội mà nó chưa được phổ biến.

Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo:

a. Khẳng định quyền ưu tiên nhận lãnh "dữ kiện" đức tin trước bất cứ sự soạn thảo nào khác về đức tin.

b. Nâng đỡ quan điểm một đức tin được chia sẻ--bởi vì là phổ quát-- trước bất cứ những thích nghi tthuộc vùng xảy ra.

c. Bảo đảm sự hiệp nhất quan điểm về đức tin và ngôn ngữ đức tin trong bất cứ quá trình hội nhập nào.

d. Bổ túc việc đào tạo các ứng viên chức linh mục cả trước lẫn sau những khóa học thần học.

e. Cung cấp sự giúp đỡ hữu ích cho việc đào tạo thần học tại những Trung tâm Mục vụ, Tập viện, Học viện các khóa Ngiên cứu Tôn giáo, và là một điểm qui chiếu cho các ban thần học những nơi này.

Nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng

a. Việc diễn tả đúng về mặt giáo lý của đức tin đòi hỏi bối cảnh của một cộng đồng sống có khả năng nói lịch sử cứu rổi, cử hành đức trong phụng vụ, sống đức tin trong tình bác ái, chứng tỏ đức tin trong hạnh nhiều vị thánh của lịch sử đức tin chúng ta và về cách thức đức tin được minh chứng bằng gương của những sứ giả đức tin này trong "missio ad gentes-sừ vụ đến với dân ngoại. "

b. Việc trình bày thích hợp đức tin hoàn thành mục đích của nó--nghĩa là, hiệp nhất với con người Chúa Kitô--nhờ sự hoạt hóa huấn giáo của Người và một linh đạo đổi mới đánh dấu con đường tới tuổi trưởng thành đưc tin.

c. Chân lý truyền thông trong Sách Giáo lý về Đức tin Công giáo và nhờ Quyển Kim Chỉ Nam Tổng quát về việc dạy Giáo lý, sẽ giúp phân biệt những "Hột giống Lòi" trong những nền văn hóa khác nhau.

Sự hoạt hóa

1. Quá trình khởi xướng là phương thế làm cho sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được hoạt hóa tốt nhất trong sự điều hòa với Truyền thống lớn của Giáo hội và của Huấn quyền: việc loan báo, việc dạy giáo lý và truyền các bí pháp, như được chỉ và biểu lộ trong quyển Kim Chỉ Nam Tổng quát cho việc dạy Giáo lý, (x. DGC 65-72)

Mô hình giáo lý truyền thống bắt chước trong trường học, cũng cần thích ứng những chiều hướng khác của thởi gian dự tòng, nơi sự chuyển sang sứ điệp được phong phú và nuôi dưỡng bởi những nghi lễ và những cử hành, hòa nhập vào những thao tác sám hối-khổ hạnh, qua đó chứng từ và chất bổ dưỡng tìm được nhờ công đồng Giáo hội và gia đình đồng hảnh một nhân vị đến nổi tất cả có thể trở thành một trường học đích thực về Sự sống Kitô hữu (c. DGC 89-91).


3. Một bộ phận cấu thành kinh thánh vững mạnh phải được gặp, và đáng ao ước nhiều, khi chuyển sang đức tin ngày nay. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo giúp việc đọc Kinh thánh đúng theo Truyền thống Công giáo.

4. Cả hai Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo và Quyển Chỉ Nam Tổng quát về việc Dạy Giáo lý là những khí cụ không thể thay thế để đào tạo giáo lý cho những cọng tác viên mục vụ, đối với họ, phải hy vọng, những trường huấn luyện thích đáng có tác dụng.

5. Dưới ánh sáng của Sách giáo lý Giáo hội Công giáo và Quyển Chỉ Nam Tổng quát về việc dạy giáo lý, việc dạy giáo lý sẽ hiệu nghiệm mà thôi nếu có một bầu khí thích hợp đức tin được sống bởi cộng đồng, được làm sinh động bởi các giáo lý viên khả năng, và được nâng đỡ bằng những phương tiện thích hợp.

6. Hội Nghị này mong rằng với những phương tiện kiên nhẫn, nhưng cương quyết mãnh liệt, mục đích của Tòa Thánh được hoàn thành, nghĩa là những Sach Giáo lý Quốc gia và những Kim Chỉ Nam Quốc gia được biên soạn và phổ biến cho những lứa tuổi khác nhau. Đây là những khí cụ vô giá cho việc dạy giáo lý mà mục tiêu là mang quyền lực Tin Mừng vào trong trung tâm văn hóa và các nền văn hóa (x. DGC 131).

Với những quan điểm chung chia sẻ này và từ kinh nghiệm được chia sẻ của chúng tôi trong những ngày này, chúng tôi ao ước gởi môt lời chào hiếu tử nồng ấm tới vị Giáo lý viên Đầu tiên, Đức Thánh Cha GioanPhaolô II chúng ta, cám ơn ngài vì lòng sốt sắng và hăng say ngài luôn luôn tỏ ra đối với việc dạy giáo lý.

Chúng tôi nhớ tới các Giám mục thế giới vì các ngài có trách nhiệm đầu tiên về việc dạy giáo lý và cung cấp những giáo lý viên tốt trong các Giáo hội địa phương mình.

Chúng tôi cũng nghĩ tới các Linh mục và Phó tế là những người, trong tương quan
với việc dạy giáo lý, do Bí tích Truyền chức, đã được chỉ định làm thầy đức tin.

Chúng tôi muốn khuyến khích và nâng đỡ các Cha mẹ, những người qua Bí tích Hôn nhân, đã được ban ân sủng và trách nhiệm giáo dục đức tin cho con cái mình.

Chúng tôi coi như là cần thiết và không thể thay thế, việc dạy giáo lý do nhiều tu sĩ Nam và nữ cung cấp, trong nhiệm vụ giáo lý của một giáo phận, chỗ đứng của họ không ai có ghể lấy được.

Chúng tôi muốn trải dài lòng biết ơn chân thành và sự khích lệ của chúng tôi tới tất cả các Giáo lý viện Giáo dân trên Thế giới, việc tông dồ giáo lý của họ đâm rễ trong Bí tích Rửa tội cuả họ và được tăng cường nhờ bí tích Thêm Sức.

Trong Chúa Kitô, Đàng và sự Sống Thật, chúng tôi phó thác việc làm và những đề nghị của chúng tôi đưa ra trong mấy ngày nay, và chúng tôi đặt tất cả trong tay Đức Maria, Ngôi sao Truyền giáo và là Đức Trinh Nữ ngày lễ Hiện xuống.

Làm tại Roma, tại ngôi Mộ Tông đồ Phero ngày 11 October MMII, năm thứ 40 ngày kỷ niệm khai mạc Công đồng Chung Vatican II