Đâu đâu đời sống được thể hiện qua nhiều hình ảnh dấu chỉ. Hình ảnh dấu chỉ diễn tả điều chúng ta muốn tỏ bày nói lên.
Có những hình ảnh dấu chỉ người ta phải cắt nghĩa. Nhưng cũng có những hình ảnh dấu chỉ không cần phải làm điều đó. Như khi trao tặng bó bông hoa, cử chỉ tay bắt mặt mừng, ôm hôn mừng rỡ gặp nhau tình thân ái không cần phải nói gì. Tự nó đã là ngôn ngữ diễn tả cắt nghĩa tất cả rồi.
Đôi khi cũng có những dấu hiệu cử chỉ trong đời sống khó cắt nghĩa sao cho đúng cho ngay chính. Những dấu hiệu cử chỉ đó được thể hiện trong yên lặng, vì những điều đó được nhận hiểu ra trong bầu khí thinh lặng.
Trong đời sống tôn giáo đạo đức với Thiên Chúa, với Thần Thánh, con người thực hiện nhiều dấu hiệu cử chỉ. Trong phụng vụ thờ kính Thiên Chúa có nhiều động thái: bái gối, qùy gối trên nền nhà hoặc trên bàn qùy, khoanh tay, chắp đôi bàn tay trước ngực, đưa tay làm dấu thập gía trên thân thể, cúi mình, nằm rạp sấp mình xuống sát mặt đất và còn nhiều hành động khác nữa.
Người Công giáo có tập tục đạo đức khi vào nhà thờ có nhà Tạm Mình Thánh Chúa, hay trước thập gía Chúa Giêsu, cung kính thường bái gối kính chào Chúa Giesu .
Khi cầu nguyện trước bàn thờ Chúa trong nhà thờ, chúng ta cũng thường hay qùy hai gối, hai tay chắp lại trước mặt.
Cử chỉ bái gối hay qùy gối như thế muốn nói lên lòng kính trọng yêu mến Thiên Chúa, và đồng thời cũng muốn diễn tả lòng khiêm nhượng của mình nhỏ bé trước Đấng Toàn năng. Nó diễn tả sự thâm sâu của trái tim tâm hồn toát ra bên ngoài. Bái gối hay qùy gối không là hành động tự kỷ ám thị cho mình là con số không, nhưng là thể hiện lòng đơn thành khiêm hạ.
Cử chỉ qùy gối, bái gối nói lên sự giới hạn con người của người làm điều đó. Họ bái gối không chỉ muốn nói lên mình nhỏ bé, nhưng qua đó họ gần với đất hơn, nơi con người được tạo dựng sinh thành, sinh sống và sau cùng trở về nơi đó.
Bái gối hay qùy gối trước Thiên Chúa là ngôn ngữ muốn nói lên: Kính thờ sự thánh thiêng cao trọng của Thiên Chúa , và qua đó con người tự biết mình hơn.
Cử chỉ qùy bái gối của người tín hữu Chúa Kitô không là hình thức của sự hội nhập văn hóa, nhưng trái lại là nếp sống của văn hóa Kitô gíao.
Qùy bái gối không phát xuất từ một nền văn hóa nào, nhưng là từ Kinh Thánh và từ những hiểu biết nhận thức về Thiên Chúa. Trong Kinh Thánh Tân ước từ ngữ „sấp mình xuống“ xuất hiện 59 lần, riêng trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả về phụng vụ trên trời nói tới sấp mình bái qùy gối 24 lần, mà Hội Thánh áp dụng trong phụng vụ cũng theo thể thức cung cách đó theo ba cách thức gần sát họ hàng với nhau: Nằm sấp mình trải thân thể sát đất trước Thiên Chúa toàn năng, ngồi xát dưới chân và qùy gối.
Khi Giosua thấy Vị Chỉ huy của Thiên Chúa xuất hiện, Ông sấp mình xuống sát mặt đất . ( Sách Giosua 5,14).
Chúa Giêsu trong vườn ở núi cây dầu đã sấp mình xuống đất cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha ( Mc 14,35).
Trong phụng vụ Hội Thánh, hai ngày lễ tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết trên thập gía ngày thứ Sáu Tuần Thánh , và lễ phong chức thánh Phó tế, Linh mục và Giám mục, còn giữ cung cách nằm sấp mình xuống đất.
Ba nhà Đại Sĩ khi nhận ra ngôi sao Đấng Cứu Thế xuất hiện đã tìm đến sấp mình thờ lạy hài nhi Giêsu . ( Mt 2,11).
Trong phúc âm bốn nhiều lần nói đến qùy gối ( Mc 1,40- Mc 10,17- Mt 17,14, 27,29, Mt 14,33, Ga 9,35-38).
Khi cầu nguyện họ qùy gối dang tay ra như cảnh Vua Salomon và dân chúng trong ngày khánh thành thánh hiến đền thờ . ( 2 Sách Sử Biên 6,12-15).
Sau thời lưư đầy trở về quê hương Do Thái, lúc đó không có đền thờ, Esra dâng lễ vật cầu nguyện với cung cách qùy gối giơ hai tay lên cao cùng Thiên Chúa. ( Sách Esra 9,5).
Sách Tông đồ Công vụ thuật lại Thánh Phero, Thánh Phaolo và Cộng đoàn Hội Thánh khi cầu nguyện cũng qùy gối đọc kinh. ( Cv 9,40, 20,36 và 21,5).
Thánh Stephano vị tử đạo tiên khởi của Hội Thánh đã qùy gối cầu nguyện khi bị xử án ném đá. ( Cv 7,60).
Thần học đạo đức về cung cách qùy gối khi cầu nguyện chúc tụng Thiên Chúa diễn tả rộng rãi cùng sâu xa nơi thánh thi ca ngợi Chúa Giesu Kito:
„ Khi vừa nghe danh thánh Giê-su,cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa“. ( Philiphe 6, 10-11).
„ Cung cách Qùy bái gối của người tín hữu Chúa Kito như Thánh Luca diễn tả xa lạ trong văn hóa của Hy Lạp. Đó là ngôn ngữ đặc thù của Kitô giáo. Có thể đối với nền văn hóa mới xa lạ, nếu một nền văn hóa không biết đến đức tin, và không biết đến đức tin nữa, trước Đấng mà ta phải qùy bái gối diễn tả điều thâm sâu trong thâm tâm ra bên ngoài bằng cử chỉ.
Người nào học hỏi tin, cũng học cung cách cử chỉ bái qùy gối. Và một đức tin, hay một phụng vụ mà không còn biết đến bái qùy gối nữa, (như thế) điểm trung tâm sẽ trở thành bệnh họan. Nơi nào cung cách cử chỉ bái qùy gối đã bị sao lãng biến mất, phải học lại thói tục cung cách đó, để chúng ta tự mình lưu lại trong khi cầu nguyện với cộng đoàn các Thánh Tông đồ và các Thánh Tử đạo, với cộng đoàn của toàn thể vũ trụ và trong hiệp nhất với Chúa Giêsu Kitô. „ (Joseph Kardinal Ratzinger, Der Geist der Liturgie, Eine Einführung, Herder Freiburg, 6. Auflage 2002, tr. 166.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Có những hình ảnh dấu chỉ người ta phải cắt nghĩa. Nhưng cũng có những hình ảnh dấu chỉ không cần phải làm điều đó. Như khi trao tặng bó bông hoa, cử chỉ tay bắt mặt mừng, ôm hôn mừng rỡ gặp nhau tình thân ái không cần phải nói gì. Tự nó đã là ngôn ngữ diễn tả cắt nghĩa tất cả rồi.
Đôi khi cũng có những dấu hiệu cử chỉ trong đời sống khó cắt nghĩa sao cho đúng cho ngay chính. Những dấu hiệu cử chỉ đó được thể hiện trong yên lặng, vì những điều đó được nhận hiểu ra trong bầu khí thinh lặng.
Trong đời sống tôn giáo đạo đức với Thiên Chúa, với Thần Thánh, con người thực hiện nhiều dấu hiệu cử chỉ. Trong phụng vụ thờ kính Thiên Chúa có nhiều động thái: bái gối, qùy gối trên nền nhà hoặc trên bàn qùy, khoanh tay, chắp đôi bàn tay trước ngực, đưa tay làm dấu thập gía trên thân thể, cúi mình, nằm rạp sấp mình xuống sát mặt đất và còn nhiều hành động khác nữa.
Người Công giáo có tập tục đạo đức khi vào nhà thờ có nhà Tạm Mình Thánh Chúa, hay trước thập gía Chúa Giêsu, cung kính thường bái gối kính chào Chúa Giesu .
Khi cầu nguyện trước bàn thờ Chúa trong nhà thờ, chúng ta cũng thường hay qùy hai gối, hai tay chắp lại trước mặt.
Cử chỉ bái gối hay qùy gối như thế muốn nói lên lòng kính trọng yêu mến Thiên Chúa, và đồng thời cũng muốn diễn tả lòng khiêm nhượng của mình nhỏ bé trước Đấng Toàn năng. Nó diễn tả sự thâm sâu của trái tim tâm hồn toát ra bên ngoài. Bái gối hay qùy gối không là hành động tự kỷ ám thị cho mình là con số không, nhưng là thể hiện lòng đơn thành khiêm hạ.
Cử chỉ qùy gối, bái gối nói lên sự giới hạn con người của người làm điều đó. Họ bái gối không chỉ muốn nói lên mình nhỏ bé, nhưng qua đó họ gần với đất hơn, nơi con người được tạo dựng sinh thành, sinh sống và sau cùng trở về nơi đó.
Bái gối hay qùy gối trước Thiên Chúa là ngôn ngữ muốn nói lên: Kính thờ sự thánh thiêng cao trọng của Thiên Chúa , và qua đó con người tự biết mình hơn.
Cử chỉ qùy bái gối của người tín hữu Chúa Kitô không là hình thức của sự hội nhập văn hóa, nhưng trái lại là nếp sống của văn hóa Kitô gíao.
Qùy bái gối không phát xuất từ một nền văn hóa nào, nhưng là từ Kinh Thánh và từ những hiểu biết nhận thức về Thiên Chúa. Trong Kinh Thánh Tân ước từ ngữ „sấp mình xuống“ xuất hiện 59 lần, riêng trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả về phụng vụ trên trời nói tới sấp mình bái qùy gối 24 lần, mà Hội Thánh áp dụng trong phụng vụ cũng theo thể thức cung cách đó theo ba cách thức gần sát họ hàng với nhau: Nằm sấp mình trải thân thể sát đất trước Thiên Chúa toàn năng, ngồi xát dưới chân và qùy gối.
Khi Giosua thấy Vị Chỉ huy của Thiên Chúa xuất hiện, Ông sấp mình xuống sát mặt đất . ( Sách Giosua 5,14).
Chúa Giêsu trong vườn ở núi cây dầu đã sấp mình xuống đất cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha ( Mc 14,35).
Trong phụng vụ Hội Thánh, hai ngày lễ tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết trên thập gía ngày thứ Sáu Tuần Thánh , và lễ phong chức thánh Phó tế, Linh mục và Giám mục, còn giữ cung cách nằm sấp mình xuống đất.
Ba nhà Đại Sĩ khi nhận ra ngôi sao Đấng Cứu Thế xuất hiện đã tìm đến sấp mình thờ lạy hài nhi Giêsu . ( Mt 2,11).
Trong phúc âm bốn nhiều lần nói đến qùy gối ( Mc 1,40- Mc 10,17- Mt 17,14, 27,29, Mt 14,33, Ga 9,35-38).
Khi cầu nguyện họ qùy gối dang tay ra như cảnh Vua Salomon và dân chúng trong ngày khánh thành thánh hiến đền thờ . ( 2 Sách Sử Biên 6,12-15).
Sau thời lưư đầy trở về quê hương Do Thái, lúc đó không có đền thờ, Esra dâng lễ vật cầu nguyện với cung cách qùy gối giơ hai tay lên cao cùng Thiên Chúa. ( Sách Esra 9,5).
Sách Tông đồ Công vụ thuật lại Thánh Phero, Thánh Phaolo và Cộng đoàn Hội Thánh khi cầu nguyện cũng qùy gối đọc kinh. ( Cv 9,40, 20,36 và 21,5).
Thánh Stephano vị tử đạo tiên khởi của Hội Thánh đã qùy gối cầu nguyện khi bị xử án ném đá. ( Cv 7,60).
Thần học đạo đức về cung cách qùy gối khi cầu nguyện chúc tụng Thiên Chúa diễn tả rộng rãi cùng sâu xa nơi thánh thi ca ngợi Chúa Giesu Kito:
„ Khi vừa nghe danh thánh Giê-su,cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa“. ( Philiphe 6, 10-11).
„ Cung cách Qùy bái gối của người tín hữu Chúa Kito như Thánh Luca diễn tả xa lạ trong văn hóa của Hy Lạp. Đó là ngôn ngữ đặc thù của Kitô giáo. Có thể đối với nền văn hóa mới xa lạ, nếu một nền văn hóa không biết đến đức tin, và không biết đến đức tin nữa, trước Đấng mà ta phải qùy bái gối diễn tả điều thâm sâu trong thâm tâm ra bên ngoài bằng cử chỉ.
Người nào học hỏi tin, cũng học cung cách cử chỉ bái qùy gối. Và một đức tin, hay một phụng vụ mà không còn biết đến bái qùy gối nữa, (như thế) điểm trung tâm sẽ trở thành bệnh họan. Nơi nào cung cách cử chỉ bái qùy gối đã bị sao lãng biến mất, phải học lại thói tục cung cách đó, để chúng ta tự mình lưu lại trong khi cầu nguyện với cộng đoàn các Thánh Tông đồ và các Thánh Tử đạo, với cộng đoàn của toàn thể vũ trụ và trong hiệp nhất với Chúa Giêsu Kitô. „ (Joseph Kardinal Ratzinger, Der Geist der Liturgie, Eine Einführung, Herder Freiburg, 6. Auflage 2002, tr. 166.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long