Thánh sử Luca kể lại khi Chúa Giêsu dạy Phêrô: "Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá, thánh Phêrô thưa lại: Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (x. Lc 5, 1-10). Rõ ràng động thái thả lưới này của Phêrô chỉ xuất phát từ niềm tin vào thầy Giêsu và niềm tin ấy đã đi từ hết ân sủng này tới ân sủng khác. Mẻ lưới lạ được hai thuyền đầy cá đến gần chìm là bắt đầu cho một hành trình mới từ sững sờ tới kinh ngạc, từ niềm tin đến đức tin, từ tình thầy trò đến nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa. Thánh sử Luca diễn tả thái độ của đương sự: “Thấy thế, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói : "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi !". Thái độ này là một hiệu ứng tích cực trong tiến trình cảm hóa của thầy chí thánh dành cho ông. Vì Phêrô không chỉ dừng lại ở thái độ vui vẻ tự nhiên do thành quả vật chất mà mẻ lưới lạ đem lại, nhưng ông đã vượt lên để nhận ra cánh tay quyền năng của Chúa đang đụng chạm tới ông. Và cánh tay quyền năng ấy, một lần nữa, còn đụng chạm sâu thẳm tới tận tâm hồn ông nữa: “Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn : "Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta".
Chắc chắn phải rất lâu sau này, khi Chúa Kitô đã phục sinh và tiếp nối bằng cả thời gian dài của sách công vụ Tông đồ, Phêrô mới hiểu từ “lưới cá” lên “lưới người” có ý nghĩa đột biến cao xa như thế nào. Cao xa tới nỗi phải có sự trao ban trực tiếp quyền năng của Thiên Chúa mới biến đổi Phêrô, một ngư dân thành vị Giáo hoàng tiên khởi!
Ngày nay, mỗi khi cử hành thánh lễ phong chức linh mục, trước sự hiện diện của tân chức linh mục, chúng ta lại thấy điểm nhấn và điểm nhớ của Lời Chúa từ “lưới cá” lên “ lưới người” mang tầm mức quan trọng như thế nào. Sự quan trọng theo cách nói của thánh Augustino: “Không phải vì anh quan trọng mà Chúa thương anh, nhưng vì Chúa đã thương anh nên anh trở nên quan trọng”.
Xét về mặt xã hội, linh mục chỉ là một công dân trong một quốc gia. Linh mục không quan trọng trong chức vụ nhưng trong ý nghĩa thần học. Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người ta hiểu được rằng căn tính linh mục, một cách thiết yếu có tính tương giao: do bởi chức linh mục phát sinh từ nơi thẳm sâu mầu nhiệm khôn tả của Thiên Chúa” (số 12). Tính tương giao này đã được sớm khẳng định từ thư gửi tín hữu Do Thái: “Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội”(Dt 5,1). Tính tương giao này vì thế, mang đặc tính của Ngôn sứ thời đại. Với Đức Thánh Cha Phanxicô, thì “Ngôn sứ là người có cái nhìn xuyên thấu, lắng nghe và nói lời của Chúa” (Hãy vui lên, số 6).
Trong một thế giới bùng nổ công nghệ thông tin, ở vào vị trí giao thoa hai nền văn hóa Đông – Tây và tiếp cận với nền kinh tế thị trường như Việt Nam thì việc có cái nhìn xuyên thấu nơi cá nhân gần như là không tưởng. Nhưng linh mục không phải là người áp đặt tri thức cá nhân mình cho thế giới, mà là người chỉ cho thế giới biết Đấng “Là Đường, là Sự thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Ngài không đứng chỉ theo hình thức như Gioan tẩy giả chỉ cho dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đây là Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29), nhưng ngài là người được nên “Đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10). Với ân huệ này, từ nay ngài chỉ có một tôn chỉ theo tinh thần của thánh Phaolô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1,21a). Đó cũng là điều sâu xa nhất của dân Chúa mong đợi từ nơi các linh mục. Có lẽ đây là lời kinh xúc động nhất mà họ dành cho linh mục: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”.
Năm 1980, Đức cha già cố Phaolô Bùi Chu Tạo đã truyền chức Linh mục cho tôi và cha Phanxicô X. Nguyễn Đức Quỳnh, sau lễ truyền chức, Đức Cha khưyên một lời mà tôi nhớ mãi suốt đời: “Các cha xem các pho tượng Chúa và Đức Mẹ, được giáo dân tôn kính vì tượng mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ, ngày nào còn mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì còn được tôn kính, mất hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì người ta vất vào sọt rác vì nó chỉ là bùn đất mà thôi”. Hình ảnh đơn sơ nhưng ý tưởng sâu sắc, nhắc đời linh mục phải luôn ý thức là hiện thân của Chúa Kitô và luôn tâm niệm theo lời thánh Phaolô: “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). dân Chúa cần đến lãnh nhận kho tàng thánh thiêng, đặc biệt là lãnh các phép Bí tích qua các linh mục, vì thế bình sành không được rạn nứt làm rò rỉ, thất thoát ơn thánh. Người Kitô hữu đến với Bí tích Rửa tội để được trở thành con cái Thiên Chúa, đến với Bí tích Giao hòa để được ơn chữa lành, đến với Bí tích Thánh Thể để được sống đời đời, đến với Bí tích Hôn phối để được Thiên Chúa đóng ấn và chúc phúc cho tình yêu gia đình…Vai trò linh mục thừa tác ngày càng cần thiết biết bao cho thế giới đang bị thương tổn trầm trọng trong tâm hồn. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Nỗi buồn sầu vô hạn của chúng ta chỉ có thể được chữa lành bởi một tình yêu vô biên” (Tông huấn “Niềm Vui của Tin Mừng” số 265). Có lẽ vì thế mà ĐTC muốn Giáo hội nên như một bệnh viện dã chiến để kịp thời băng bó vết thương cho đồng loại. Khát vọng của ĐTC Phanxicô còn lớn hơn nữa khi ngài giãi tỏ: “Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”(Evangelli Gaudium số 49).
Sứ mệnh linh mục thật cao cả, nhu cầu thiêng liêng của giáo dân quá lớn lao, trong khi con người là giới hạn và vô thập toàn. Thiên Chúa can thiệp để từ “lưới cá” nên “lưới người” lạ lùng như vậy. Sức riêng con người chỉ là suốt đêm không được con cá nào và sự khôn ngoan chính là “Vâng lời thầy con sẽ thả lưới”! Thầy chí thánh Giêsu hành động qua đôi tay linh mục để dâng hy lễ trên bàn thờ, qua đôi chân linh mục để được sai đi loan báo Tin Mừng, qua lời giảng dạy của linh mục để rao giảng Lời hằng sống, qua đời sống linh mục để trở thành nhân chứng cho một tình yêu lớn nhất. Cao đẹp biết bao đời linh mục! cao đẹp vì được đặt thành “Ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14), thành “Muối cho đời”. Nhưng cũng cần phải thấm nhuần cả hai mặt của một vấn đề rằng :” Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13). Cộng đồng dân Chúa luôn hiểu rất rõ điều này, nên qua mọi thời đại, lời kinh xúc động và tha thiết nhất dành cho linh mục mãi vẫn là: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”. Tuy nhiên, đoàn dân Chúa cũng đừng quên chức vụ tư tế cộng đồng của mình và thi hành chức vụ theo cách thức năng lãnh nhận các Bí tích. Họ không chỉ đòi hỏi nơi chức vụ linh mục thừa tác, nhưng là cầu nguyện cho hàng linh mục và cùng xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô cho tới tầm mức viên mãn (Ep 4,13). Với ý nghĩa này, thánh lễ tạ ơn tân chức linh mục hôm nay là của tất cả chúng ta. Tạ ơn Chúa đã ban thiên chức linh mục cho con người, tạ ơn Chúa đã biến đổi người anh em trong chúng ta từ “lưới cá” nên “lưới người”. Sứ mệnh của Hội Thánh là được sai đi. Người tông đồ của Chúa đã thả lưới rồi, nhưng vì vâng lời Thầy, lại thả lưới. Hôm nay tân linh mục bắt đầu thánh vụ, nhưng hành trình đẹp nhất là ý thức trong cuộc đời mình luôn Bắt đầu và lại Bắt đầu.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Chắc chắn phải rất lâu sau này, khi Chúa Kitô đã phục sinh và tiếp nối bằng cả thời gian dài của sách công vụ Tông đồ, Phêrô mới hiểu từ “lưới cá” lên “lưới người” có ý nghĩa đột biến cao xa như thế nào. Cao xa tới nỗi phải có sự trao ban trực tiếp quyền năng của Thiên Chúa mới biến đổi Phêrô, một ngư dân thành vị Giáo hoàng tiên khởi!
Ngày nay, mỗi khi cử hành thánh lễ phong chức linh mục, trước sự hiện diện của tân chức linh mục, chúng ta lại thấy điểm nhấn và điểm nhớ của Lời Chúa từ “lưới cá” lên “ lưới người” mang tầm mức quan trọng như thế nào. Sự quan trọng theo cách nói của thánh Augustino: “Không phải vì anh quan trọng mà Chúa thương anh, nhưng vì Chúa đã thương anh nên anh trở nên quan trọng”.
Xét về mặt xã hội, linh mục chỉ là một công dân trong một quốc gia. Linh mục không quan trọng trong chức vụ nhưng trong ý nghĩa thần học. Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người ta hiểu được rằng căn tính linh mục, một cách thiết yếu có tính tương giao: do bởi chức linh mục phát sinh từ nơi thẳm sâu mầu nhiệm khôn tả của Thiên Chúa” (số 12). Tính tương giao này đã được sớm khẳng định từ thư gửi tín hữu Do Thái: “Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội”(Dt 5,1). Tính tương giao này vì thế, mang đặc tính của Ngôn sứ thời đại. Với Đức Thánh Cha Phanxicô, thì “Ngôn sứ là người có cái nhìn xuyên thấu, lắng nghe và nói lời của Chúa” (Hãy vui lên, số 6).
Trong một thế giới bùng nổ công nghệ thông tin, ở vào vị trí giao thoa hai nền văn hóa Đông – Tây và tiếp cận với nền kinh tế thị trường như Việt Nam thì việc có cái nhìn xuyên thấu nơi cá nhân gần như là không tưởng. Nhưng linh mục không phải là người áp đặt tri thức cá nhân mình cho thế giới, mà là người chỉ cho thế giới biết Đấng “Là Đường, là Sự thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Ngài không đứng chỉ theo hình thức như Gioan tẩy giả chỉ cho dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đây là Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29), nhưng ngài là người được nên “Đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10). Với ân huệ này, từ nay ngài chỉ có một tôn chỉ theo tinh thần của thánh Phaolô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1,21a). Đó cũng là điều sâu xa nhất của dân Chúa mong đợi từ nơi các linh mục. Có lẽ đây là lời kinh xúc động nhất mà họ dành cho linh mục: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”.
Năm 1980, Đức cha già cố Phaolô Bùi Chu Tạo đã truyền chức Linh mục cho tôi và cha Phanxicô X. Nguyễn Đức Quỳnh, sau lễ truyền chức, Đức Cha khưyên một lời mà tôi nhớ mãi suốt đời: “Các cha xem các pho tượng Chúa và Đức Mẹ, được giáo dân tôn kính vì tượng mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ, ngày nào còn mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì còn được tôn kính, mất hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì người ta vất vào sọt rác vì nó chỉ là bùn đất mà thôi”. Hình ảnh đơn sơ nhưng ý tưởng sâu sắc, nhắc đời linh mục phải luôn ý thức là hiện thân của Chúa Kitô và luôn tâm niệm theo lời thánh Phaolô: “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). dân Chúa cần đến lãnh nhận kho tàng thánh thiêng, đặc biệt là lãnh các phép Bí tích qua các linh mục, vì thế bình sành không được rạn nứt làm rò rỉ, thất thoát ơn thánh. Người Kitô hữu đến với Bí tích Rửa tội để được trở thành con cái Thiên Chúa, đến với Bí tích Giao hòa để được ơn chữa lành, đến với Bí tích Thánh Thể để được sống đời đời, đến với Bí tích Hôn phối để được Thiên Chúa đóng ấn và chúc phúc cho tình yêu gia đình…Vai trò linh mục thừa tác ngày càng cần thiết biết bao cho thế giới đang bị thương tổn trầm trọng trong tâm hồn. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Nỗi buồn sầu vô hạn của chúng ta chỉ có thể được chữa lành bởi một tình yêu vô biên” (Tông huấn “Niềm Vui của Tin Mừng” số 265). Có lẽ vì thế mà ĐTC muốn Giáo hội nên như một bệnh viện dã chiến để kịp thời băng bó vết thương cho đồng loại. Khát vọng của ĐTC Phanxicô còn lớn hơn nữa khi ngài giãi tỏ: “Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”(Evangelli Gaudium số 49).
Sứ mệnh linh mục thật cao cả, nhu cầu thiêng liêng của giáo dân quá lớn lao, trong khi con người là giới hạn và vô thập toàn. Thiên Chúa can thiệp để từ “lưới cá” nên “lưới người” lạ lùng như vậy. Sức riêng con người chỉ là suốt đêm không được con cá nào và sự khôn ngoan chính là “Vâng lời thầy con sẽ thả lưới”! Thầy chí thánh Giêsu hành động qua đôi tay linh mục để dâng hy lễ trên bàn thờ, qua đôi chân linh mục để được sai đi loan báo Tin Mừng, qua lời giảng dạy của linh mục để rao giảng Lời hằng sống, qua đời sống linh mục để trở thành nhân chứng cho một tình yêu lớn nhất. Cao đẹp biết bao đời linh mục! cao đẹp vì được đặt thành “Ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14), thành “Muối cho đời”. Nhưng cũng cần phải thấm nhuần cả hai mặt của một vấn đề rằng :” Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13). Cộng đồng dân Chúa luôn hiểu rất rõ điều này, nên qua mọi thời đại, lời kinh xúc động và tha thiết nhất dành cho linh mục mãi vẫn là: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”. Tuy nhiên, đoàn dân Chúa cũng đừng quên chức vụ tư tế cộng đồng của mình và thi hành chức vụ theo cách thức năng lãnh nhận các Bí tích. Họ không chỉ đòi hỏi nơi chức vụ linh mục thừa tác, nhưng là cầu nguyện cho hàng linh mục và cùng xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô cho tới tầm mức viên mãn (Ep 4,13). Với ý nghĩa này, thánh lễ tạ ơn tân chức linh mục hôm nay là của tất cả chúng ta. Tạ ơn Chúa đã ban thiên chức linh mục cho con người, tạ ơn Chúa đã biến đổi người anh em trong chúng ta từ “lưới cá” nên “lưới người”. Sứ mệnh của Hội Thánh là được sai đi. Người tông đồ của Chúa đã thả lưới rồi, nhưng vì vâng lời Thầy, lại thả lưới. Hôm nay tân linh mục bắt đầu thánh vụ, nhưng hành trình đẹp nhất là ý thức trong cuộc đời mình luôn Bắt đầu và lại Bắt đầu.
Lm Phêrô Hồng Phúc