Theo tin của các hãng thông tấn, ngày 21 tháng 9 vừa qua, Đức Phanxicô đã tiếp Ủy Ban Chống Mafia của Quốc Hội Ý tại Điện Clémentine.
Ủy Ban này là một ủy ban lưỡng viện, được thiết lập lần đầu năm 1963 chuyên điều tra “hiện tượng Mafia ở Sicily”. Nhưng các ủy ban sau đó đã mở rộng để điều tra mọi “tội ác có tổ chức theo kiểu Mafia”.
Mục tiêu của Ủy Ban là nghiên cứu hiện tượng tội ác có tổ chức dưới mọi hình thức và đo lường sự thích đáng của các biện pháp chống tội ác hiện nay, cả hành chánh lẫn luật pháp, dựa trên kết quả.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô đã đọc bài diễn văn sau đây, theo Bản tiếng Anh của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Kính thưa các dân biểu và thượng nghị sĩ,
Tôi vui mừng chào đón qúy vị và xin cám ơn vị chủ tịch của Ủy Ban, Dân Biểu Bindi, vì những lời lẽ tốt đẹp của bà.
Trước nhất, tôi muốn hướng các suy nghĩ của tôi tới tất cả những người ở Ý từng trả giá cho việc đấu tranh chống lại các nhóm Mafia bằng chính mạng sống của họ. Cách riêng, tôi nhớ tới ba vị thẩm phán: Người Tôi Tớ Chúa Rosario Livatino, bị giết ngày 21 tháng Chín năm 1990; Ông Giovanni Falcone và Ông Paolo Borsellino, bị giết cách nay 25 năm cùng các các cận vệ an ninh của họ.
Khi tôi chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, một số khung cảnh của Tin Mừng bỗng xuất hiện trong đầu, trong đó, chúng ta không khó khăn gì để nhận ra các dấu hiệu của cuộc khủng hoảng luân lý mà người ta và các định chế ngày nay đang phải đương đầu. Ngày nay, sự thật trong lời Chúa Giêsu phán vẫn còn giá trị: “Cái xuất ra từ con người là cái làm họ ra dơ dáy. Vì từ bên trong, từ trái tim con người mà có các suy nghĩ xấu xa, vô luân tính dục, ghen tương, nói hành, kiêu căng, ngu đần. Tất cả những điều xấu xa này xuất ra từ bên trong, và chúng làm dơ dáy con người” (Mc 7:20-23).
Khởi điểm luôn là trái tim con người, các mối liên hệ và các quyến luyến của họ. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể cảnh giác đủ trước hố thẳm này, nơi con người bị đủ thứ cám dỗ của cơ hội chủ nghĩa, của lừa đảo và gian dối, càng trở nên nguy hiểm hơn bởi thái độ từ khước không chịu nghi vấn việc này. Khi tự khép mình vào thái độ tự phụ, ta dễ dàng sa vào thái độ tự mãn và đòi trở thành luật cho chính mình. Đây cũng là dấu hiệu của một nền chính trị sai lạc, bị lèo lái để phục vụ tư lợi phe nhóm và các thỏa hiệp đen tối. Rồi người ta sẽ tiến tới chỗ bóp nghẹt tiếng lương tâm, bình thường hóa sự ác, và lẫn lộn sự thật với dối trá và lạm dụng vai trò trách nhiệm công cộng do họ nắm giữ.
Thay vào đó, nền chính trị chân chính, nền chính trị mà chúng ta thừa nhận là hình thức tuyệt hảo của bác ái, cố gắng bảo đảm một tương lai hy vọng, cố gắng cổ vũ phẩm giá của mọi người. Chính vì lý do này, cuộc tranh đấu chống mafia đang được cảm nhận như một ưu tiên, vì hiện nay mafia đang đánh cắp của chung, cướp đi hy vọng và phẩm giá của người ta.
Vì mục đích trên, điều trở nên có tính quyết định là bằng mọi cách, ta phải tự chống lại vấn đề trầm trọng là nạn tham nhũng, vốn đại diện cho một nhóm mầu mỡ trong đó các nhóm mafia hoạt động và phát triển. Tham nhũng luôn tìm được cách để tự biện minh, tự minh họa như một điều kiện “bình thường”, như một giải pháp cho những ai “gian xảo”, một cách khả thi để đạt được mục tiêu. Nó có một bản chất hay lây và ăn bám, vì nó không được nuôi dưỡng bằng điều tốt sản xuất ra mà bằng cách trừ khử và đánh cắp. Đây là thứ rễ tẩm độc làm hư hại sự cạnh tranh lành mạnh và ngăn ngừa việc đầu tư. Cuối cùng, tham nhũng là một thể trạng (habitus) xây dựng trên ngẫu thần tiền bạc và việc thương mãi hóa nhân phẩm, vốn là lý do tại sao cần bị đánh dẹp bằng các biện pháp không kém sâu sắc như các biện pháp được dự kiến cho cuộc tranh đấu chống các nhóm mafia.
Chiến đấu chống các nhóm mafia không chỉ có nghĩa là dẹp tan. Nó còn có nghĩa phải lấy lại, biến đổi, và xây dựng, và việc này bao gồm việc cam kết trên hai bình diện. Bình diện đầu là bình diện chính trị, xuyên qua một nền công bằng xã hội lớn hơn, vì các nhóm mafia thấy dễ tự tô vẽ mình như một hệ thống thay thế tại các lãnh thổ thiếu các quyền lợi và cơ hội: việc làm, nhà ở, giáo dục và chăm sóc ý tế.
Bình diện cam kết thứ hai là kinh tế, xuyên qua việc chỉnh sửa hoặc tiêu trừ các cơ chế nào phát sinh ra bất bình đẳng và nghèo khó khắp nơi. Ngày nay, chúng ta không còn có thể nói đến việc tranh đấu chống các nhóm mafia nếu không nêu lên vấn đề to lớn liên quan đến hệ thống tài chánh đang qua mặt các luật lệ dân chủ, mà hậu quả là các tổ chức tội ác có thể đầu tư và nhân gấp bội các lợi lộc vốn đã rất khổng lồ phát sinh từ các hoạt động của chúng: ma túy, vũ khí, buôn người, đổ bỏ các chất độc, áp lực để nhận được khế ước thầu các công trình lớn, cờ bạc và mánh mung.
Hai bình diện chính trị và kinh tế này giả thiết phải có một bình diện khác, không kém chủ yếu, đó là xây dựng một thứ lương tâm dân sự mới, và chỉ có thứ lương tâm này mới có thể dẫn tới việc thực sự thoát khỏi nạn mafia. Điều thực sự cần thiết là giáo dục, và tự giáo dục mình, về việc không ngừng tự cảnh giác đối với chính ta và đối với bối cảnh trong đó ta sống, bằng cách khai triển cho được một cách nhìn biện phân hơn đối với hiện tượng tham nhũng và cố gắng hướng tới một cách mới để làm công dân, trong đó có việc quan tâm và chịu trách nhiệm đối với người khác và ích chung.
Nước Ý phải tự hào vì đã tạo kết quả cho luật lệ chống mafia, bằng cách kêu gọi sự can dự của cả nhà nước lẫn các công dân, của cả các nền hành chánh lẫn các hiệp hội, của cả giới thế tục lẫn giới Công Giáo và tôn giáo, theo nghĩa rộng rãi. Về phương diện này, các tài sản tịch thu từ mafia và thu hồi để dùng vào các mục tiêu xã hội tượng trưng cho các cuộc tập huấn chân chính về sự sống. Trong các bối cảnh này, giới trẻ nghiên cứu, học hỏi kiến thức và trách nhiệm, tìm được việc làm và thành đạt. Cũng trong các bối cảnh này, người già, người nghèo và người yếu thế nhận được sự chào đón, phục vụ và phẩm giá.
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng cuộc chiến đấu chống mafia có liên hệ mật thiết với việc bảo vệ và trân quí các chứng tá của công lý, những người tự chuốc lấy các nguy cơ trầm trọng khi quyết định trình báo các vụ bạo lực của những người họ làm chứng chống lại. Chúng ta phải tìm ra cách giúp các người tuy ngay thẳng, nhưng lại thuộc về các gia đình hay bối cảnh mafia, để họ có thể vượt thoát mà không bị trả thù hay trả đũa. Có nhiều phụ nữ, nhất là các bà mẹ, đã tìm cách làm như thế, khi bác bỏ luận lý học tội ác và mong muốn có thể bảo đảm một tương lai khác cho con cái họ. Điều cần thiết là phải giúp đỡ họ, chắc chắn phải tôn trọng các phương thức công lý nhưng cũng phải tôn trọng phẩm giá của họ như những con người biết chọn điều tốt và sự sống.
Anh chị em thân mến, khi thúc giục anh chị em, với lòng tận tụy và ý thức bổn phận, tiếp tục trách vụ đã được ủy thác cho anh chị em để gây ích lợi cho mọi người, tôi cầu khẩn sự chúc lành của Thiên Chúa xuống trên anh chị em. Xin cho anh chị em được an ủi bởi xác tín rằng mình được đồng hành bởi Đấng vốn giầu lòng thương xót; và xin cho việc ý thức rằng Người không dung thứ bạo lực và lạm dụng sẽ làm cho anh chị em trở thành các công nhân không mỏi mệt của công lý. Cám ơn anh chị em.
Ủy Ban này là một ủy ban lưỡng viện, được thiết lập lần đầu năm 1963 chuyên điều tra “hiện tượng Mafia ở Sicily”. Nhưng các ủy ban sau đó đã mở rộng để điều tra mọi “tội ác có tổ chức theo kiểu Mafia”.
Mục tiêu của Ủy Ban là nghiên cứu hiện tượng tội ác có tổ chức dưới mọi hình thức và đo lường sự thích đáng của các biện pháp chống tội ác hiện nay, cả hành chánh lẫn luật pháp, dựa trên kết quả.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô đã đọc bài diễn văn sau đây, theo Bản tiếng Anh của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Kính thưa các dân biểu và thượng nghị sĩ,
Tôi vui mừng chào đón qúy vị và xin cám ơn vị chủ tịch của Ủy Ban, Dân Biểu Bindi, vì những lời lẽ tốt đẹp của bà.
Trước nhất, tôi muốn hướng các suy nghĩ của tôi tới tất cả những người ở Ý từng trả giá cho việc đấu tranh chống lại các nhóm Mafia bằng chính mạng sống của họ. Cách riêng, tôi nhớ tới ba vị thẩm phán: Người Tôi Tớ Chúa Rosario Livatino, bị giết ngày 21 tháng Chín năm 1990; Ông Giovanni Falcone và Ông Paolo Borsellino, bị giết cách nay 25 năm cùng các các cận vệ an ninh của họ.
Khi tôi chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, một số khung cảnh của Tin Mừng bỗng xuất hiện trong đầu, trong đó, chúng ta không khó khăn gì để nhận ra các dấu hiệu của cuộc khủng hoảng luân lý mà người ta và các định chế ngày nay đang phải đương đầu. Ngày nay, sự thật trong lời Chúa Giêsu phán vẫn còn giá trị: “Cái xuất ra từ con người là cái làm họ ra dơ dáy. Vì từ bên trong, từ trái tim con người mà có các suy nghĩ xấu xa, vô luân tính dục, ghen tương, nói hành, kiêu căng, ngu đần. Tất cả những điều xấu xa này xuất ra từ bên trong, và chúng làm dơ dáy con người” (Mc 7:20-23).
Khởi điểm luôn là trái tim con người, các mối liên hệ và các quyến luyến của họ. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể cảnh giác đủ trước hố thẳm này, nơi con người bị đủ thứ cám dỗ của cơ hội chủ nghĩa, của lừa đảo và gian dối, càng trở nên nguy hiểm hơn bởi thái độ từ khước không chịu nghi vấn việc này. Khi tự khép mình vào thái độ tự phụ, ta dễ dàng sa vào thái độ tự mãn và đòi trở thành luật cho chính mình. Đây cũng là dấu hiệu của một nền chính trị sai lạc, bị lèo lái để phục vụ tư lợi phe nhóm và các thỏa hiệp đen tối. Rồi người ta sẽ tiến tới chỗ bóp nghẹt tiếng lương tâm, bình thường hóa sự ác, và lẫn lộn sự thật với dối trá và lạm dụng vai trò trách nhiệm công cộng do họ nắm giữ.
Thay vào đó, nền chính trị chân chính, nền chính trị mà chúng ta thừa nhận là hình thức tuyệt hảo của bác ái, cố gắng bảo đảm một tương lai hy vọng, cố gắng cổ vũ phẩm giá của mọi người. Chính vì lý do này, cuộc tranh đấu chống mafia đang được cảm nhận như một ưu tiên, vì hiện nay mafia đang đánh cắp của chung, cướp đi hy vọng và phẩm giá của người ta.
Vì mục đích trên, điều trở nên có tính quyết định là bằng mọi cách, ta phải tự chống lại vấn đề trầm trọng là nạn tham nhũng, vốn đại diện cho một nhóm mầu mỡ trong đó các nhóm mafia hoạt động và phát triển. Tham nhũng luôn tìm được cách để tự biện minh, tự minh họa như một điều kiện “bình thường”, như một giải pháp cho những ai “gian xảo”, một cách khả thi để đạt được mục tiêu. Nó có một bản chất hay lây và ăn bám, vì nó không được nuôi dưỡng bằng điều tốt sản xuất ra mà bằng cách trừ khử và đánh cắp. Đây là thứ rễ tẩm độc làm hư hại sự cạnh tranh lành mạnh và ngăn ngừa việc đầu tư. Cuối cùng, tham nhũng là một thể trạng (habitus) xây dựng trên ngẫu thần tiền bạc và việc thương mãi hóa nhân phẩm, vốn là lý do tại sao cần bị đánh dẹp bằng các biện pháp không kém sâu sắc như các biện pháp được dự kiến cho cuộc tranh đấu chống các nhóm mafia.
Chiến đấu chống các nhóm mafia không chỉ có nghĩa là dẹp tan. Nó còn có nghĩa phải lấy lại, biến đổi, và xây dựng, và việc này bao gồm việc cam kết trên hai bình diện. Bình diện đầu là bình diện chính trị, xuyên qua một nền công bằng xã hội lớn hơn, vì các nhóm mafia thấy dễ tự tô vẽ mình như một hệ thống thay thế tại các lãnh thổ thiếu các quyền lợi và cơ hội: việc làm, nhà ở, giáo dục và chăm sóc ý tế.
Bình diện cam kết thứ hai là kinh tế, xuyên qua việc chỉnh sửa hoặc tiêu trừ các cơ chế nào phát sinh ra bất bình đẳng và nghèo khó khắp nơi. Ngày nay, chúng ta không còn có thể nói đến việc tranh đấu chống các nhóm mafia nếu không nêu lên vấn đề to lớn liên quan đến hệ thống tài chánh đang qua mặt các luật lệ dân chủ, mà hậu quả là các tổ chức tội ác có thể đầu tư và nhân gấp bội các lợi lộc vốn đã rất khổng lồ phát sinh từ các hoạt động của chúng: ma túy, vũ khí, buôn người, đổ bỏ các chất độc, áp lực để nhận được khế ước thầu các công trình lớn, cờ bạc và mánh mung.
Hai bình diện chính trị và kinh tế này giả thiết phải có một bình diện khác, không kém chủ yếu, đó là xây dựng một thứ lương tâm dân sự mới, và chỉ có thứ lương tâm này mới có thể dẫn tới việc thực sự thoát khỏi nạn mafia. Điều thực sự cần thiết là giáo dục, và tự giáo dục mình, về việc không ngừng tự cảnh giác đối với chính ta và đối với bối cảnh trong đó ta sống, bằng cách khai triển cho được một cách nhìn biện phân hơn đối với hiện tượng tham nhũng và cố gắng hướng tới một cách mới để làm công dân, trong đó có việc quan tâm và chịu trách nhiệm đối với người khác và ích chung.
Nước Ý phải tự hào vì đã tạo kết quả cho luật lệ chống mafia, bằng cách kêu gọi sự can dự của cả nhà nước lẫn các công dân, của cả các nền hành chánh lẫn các hiệp hội, của cả giới thế tục lẫn giới Công Giáo và tôn giáo, theo nghĩa rộng rãi. Về phương diện này, các tài sản tịch thu từ mafia và thu hồi để dùng vào các mục tiêu xã hội tượng trưng cho các cuộc tập huấn chân chính về sự sống. Trong các bối cảnh này, giới trẻ nghiên cứu, học hỏi kiến thức và trách nhiệm, tìm được việc làm và thành đạt. Cũng trong các bối cảnh này, người già, người nghèo và người yếu thế nhận được sự chào đón, phục vụ và phẩm giá.
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng cuộc chiến đấu chống mafia có liên hệ mật thiết với việc bảo vệ và trân quí các chứng tá của công lý, những người tự chuốc lấy các nguy cơ trầm trọng khi quyết định trình báo các vụ bạo lực của những người họ làm chứng chống lại. Chúng ta phải tìm ra cách giúp các người tuy ngay thẳng, nhưng lại thuộc về các gia đình hay bối cảnh mafia, để họ có thể vượt thoát mà không bị trả thù hay trả đũa. Có nhiều phụ nữ, nhất là các bà mẹ, đã tìm cách làm như thế, khi bác bỏ luận lý học tội ác và mong muốn có thể bảo đảm một tương lai khác cho con cái họ. Điều cần thiết là phải giúp đỡ họ, chắc chắn phải tôn trọng các phương thức công lý nhưng cũng phải tôn trọng phẩm giá của họ như những con người biết chọn điều tốt và sự sống.
Anh chị em thân mến, khi thúc giục anh chị em, với lòng tận tụy và ý thức bổn phận, tiếp tục trách vụ đã được ủy thác cho anh chị em để gây ích lợi cho mọi người, tôi cầu khẩn sự chúc lành của Thiên Chúa xuống trên anh chị em. Xin cho anh chị em được an ủi bởi xác tín rằng mình được đồng hành bởi Đấng vốn giầu lòng thương xót; và xin cho việc ý thức rằng Người không dung thứ bạo lực và lạm dụng sẽ làm cho anh chị em trở thành các công nhân không mỏi mệt của công lý. Cám ơn anh chị em.