(CNS News) SACRAMENTO, Calif. Các nhóm vận động tự do tôn giáo và các lãnh đạo phò sự sống đã ca ngợi Thống Đốc California là Jerry Brown khi ông phủ quyết một dự luật có tên là Luật Không Phân Biệt Y Tế Sinh Sản,(The Reproductive Health Nondiscrimination Act) một luật nhắm vào những chủ nhân có tôn giáo và việc hành xử của họ dựa trên niềm tin tôn giáo đối với các công nhân.
Luật A.B.569 không cho phép chủ nhân được kỷ luật hay sa thải nhân viên vì “ những quyết định của họ về sinh sản, bao gồm, nhưng không giới hạn, thời gian hay xử dụng bất cứ loại thuốc nào, thiết bị nào hay dịch vụ y tế nào.”
Liên Minh Bảo Vệ Tự Do nói rằng luật trên đã ngăn cấm các giáo hội, các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận và các trung tâm bảo vệ thai nhi “không được hành xử theo niềm tin tôn giáo cơ bản của mình về việc phá thai và hành vi tính dục.”
Elissa Graves, luật sư của Liên Minh, một tổ chức luật pháp phi lợi nhuận nhằm ủng hộ quyền tự do tôn giáo và sự thánh thiêng đời sống hôn nhân và những vấn đề gia đình đã nói rằng chính quyền “không nên và không thể bảo” các chủ nhân rằng họ không thể sống niềm tin của họ trong phạm vi những tổ chức, những cơ sở riêng của mình.
Graves đã phát biểu về quyết định của Thống Đốc Califorina vào khuya ngày 15 tháng Mười rằng “Thống Đốc Brown đã làm đúng khi ông phủ quyết một dự luật hoàn toàn vi hiến, một dự luật vượt quá xa chưa từng có ở tiểu bang California.
“Tu Chính Án Thứ Nhất không cho phép chính quyền ra lệnh cho các giáo hội và các nhóm có niềm tin khác vi phạm những xác tín sâu xa nhất của họ. Họ có sự tự do để sống với niềm tin của mình và đòi hỏi những nhân viên của họ cũng làm như vậy.”
Hội Đồng Công Giáo California, một tổ chức ngoại vi của các Giám Mục tiểu bang, đã gọi dự luật “là sự vượt xa quá đáng của NARAL” và là cuộc tấn công vào tự do tôn giáo. NARAL (National Association for the Repeal of Abortion Laws) là tổ chức ủng hộ phá thai Mỹ, đòi hợp pháp và phổ biến việc phá thai.
Sau khi dự luật A.B. 569 được quốc hội California thông qua vào 18 tháng Chín, Hội Đồng Công Giáo đã kêu gọi các tín hữu gởi thư cho Thống Đốc Brown để kêu gọi ông phủ quyết dự luật này.
Nhiều người tin rằng dự luật này “cố ý” nhắm vào các chủ nhân có tôn giáo “trong một cố gắng ngụy tạo nhằm ngăn chặn “ sự phân biệt về sinh sản “ ,nhưng những người này không thể tìm đâu ra dù chỉ là một trường hợp điển hình rằng việc phân biệt đối xử ấy đã thực sự xảy ra.”
“Không có một than phiền đáng kể nào về sự phân biệt đối xử trong lực lượng lao động thường ngày chống lại phụ nữ mang thai hay thực hiện “chọn lựa sinh sản” bởi vì những hành động phân biệt như vậy đã được coi là bất hợp pháp trong nhiều thập niên với Luật Công Bằng Lao Động và Nhà Ở” (Fair Employment and Housing Act).
Những người ủng hộ dự luật này chỉ có thể tìm thấy một trường hợp xảy ra ở tiểu bang trong thập niên qua “liên can đến một chủ nhân có tôn giáo” và “vấn đề ấy đã được giải quyết ngoài tòa án rồi.”
“Dù không thấy bất cứ luật nào tương tự trong bất cứ hệ thống pháp luật khác, những người ủng hộ dự luật (A.B.569) đã mở rộng tới những người có thể tố cáo phân biệt nơi tòa gồm bất cứ ai trong gia đình nhân viên và gắn trách nhiệm cho người quản lý nhân viên.”
Hội đồng cũng nói rằng “Dự luật quá phi lý, không cho phép chủ nhân thực hiện các quy tắc ứng xử “ngay cả bàn thảo với công nhân như là một phần của hợp đồng chung.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Luật A.B.569 không cho phép chủ nhân được kỷ luật hay sa thải nhân viên vì “ những quyết định của họ về sinh sản, bao gồm, nhưng không giới hạn, thời gian hay xử dụng bất cứ loại thuốc nào, thiết bị nào hay dịch vụ y tế nào.”
Liên Minh Bảo Vệ Tự Do nói rằng luật trên đã ngăn cấm các giáo hội, các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận và các trung tâm bảo vệ thai nhi “không được hành xử theo niềm tin tôn giáo cơ bản của mình về việc phá thai và hành vi tính dục.”
Elissa Graves, luật sư của Liên Minh, một tổ chức luật pháp phi lợi nhuận nhằm ủng hộ quyền tự do tôn giáo và sự thánh thiêng đời sống hôn nhân và những vấn đề gia đình đã nói rằng chính quyền “không nên và không thể bảo” các chủ nhân rằng họ không thể sống niềm tin của họ trong phạm vi những tổ chức, những cơ sở riêng của mình.
Graves đã phát biểu về quyết định của Thống Đốc Califorina vào khuya ngày 15 tháng Mười rằng “Thống Đốc Brown đã làm đúng khi ông phủ quyết một dự luật hoàn toàn vi hiến, một dự luật vượt quá xa chưa từng có ở tiểu bang California.
“Tu Chính Án Thứ Nhất không cho phép chính quyền ra lệnh cho các giáo hội và các nhóm có niềm tin khác vi phạm những xác tín sâu xa nhất của họ. Họ có sự tự do để sống với niềm tin của mình và đòi hỏi những nhân viên của họ cũng làm như vậy.”
Hội Đồng Công Giáo California, một tổ chức ngoại vi của các Giám Mục tiểu bang, đã gọi dự luật “là sự vượt xa quá đáng của NARAL” và là cuộc tấn công vào tự do tôn giáo. NARAL (National Association for the Repeal of Abortion Laws) là tổ chức ủng hộ phá thai Mỹ, đòi hợp pháp và phổ biến việc phá thai.
Sau khi dự luật A.B. 569 được quốc hội California thông qua vào 18 tháng Chín, Hội Đồng Công Giáo đã kêu gọi các tín hữu gởi thư cho Thống Đốc Brown để kêu gọi ông phủ quyết dự luật này.
Nhiều người tin rằng dự luật này “cố ý” nhắm vào các chủ nhân có tôn giáo “trong một cố gắng ngụy tạo nhằm ngăn chặn “ sự phân biệt về sinh sản “ ,nhưng những người này không thể tìm đâu ra dù chỉ là một trường hợp điển hình rằng việc phân biệt đối xử ấy đã thực sự xảy ra.”
“Không có một than phiền đáng kể nào về sự phân biệt đối xử trong lực lượng lao động thường ngày chống lại phụ nữ mang thai hay thực hiện “chọn lựa sinh sản” bởi vì những hành động phân biệt như vậy đã được coi là bất hợp pháp trong nhiều thập niên với Luật Công Bằng Lao Động và Nhà Ở” (Fair Employment and Housing Act).
Những người ủng hộ dự luật này chỉ có thể tìm thấy một trường hợp xảy ra ở tiểu bang trong thập niên qua “liên can đến một chủ nhân có tôn giáo” và “vấn đề ấy đã được giải quyết ngoài tòa án rồi.”
“Dù không thấy bất cứ luật nào tương tự trong bất cứ hệ thống pháp luật khác, những người ủng hộ dự luật (A.B.569) đã mở rộng tới những người có thể tố cáo phân biệt nơi tòa gồm bất cứ ai trong gia đình nhân viên và gắn trách nhiệm cho người quản lý nhân viên.”
Hội đồng cũng nói rằng “Dự luật quá phi lý, không cho phép chủ nhân thực hiện các quy tắc ứng xử “ngay cả bàn thảo với công nhân như là một phần của hợp đồng chung.”
Giuse Thẩm Nguyễn