Mục tử tốt lành là người đến với những người bị loại bỏ hất hủi, là người có lòng thương xót và không xấu hổ khi đụng chạm đến các thân thể bị thương tích. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa giáo sĩ trị thì luôn tìm cách tiếp cận với quyền lực hoặc là tiền bạc. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh những điều này trong bài giảng Thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta, dựa trên đoạn tin mừng theo thánh Luca chương 13, thuật lại sự kiện Chúa Giêsu chữa lành người phụ nữ bị còng lưng từ 18 năm trời.
Vào ngày sabát, ngày thứ 7, ngày nghỉ lễ của người Do thái, Chúa Giêsu vào hội đường và ngài gặp một phụ nữ bị còng lưng, không thể đứng thẳng được. Tin mừng nói là bà bị bệnh; đó là một căn bệnh khiến cho bà phải chịu cảnh cúi gầm, không thể đứng thẳng và nhìn lên, từ nhiều năm trời. Thánh sử Luca dùng 5 động từ để nói về những việc Chúa Giêsu làm: Chúa nhìn thấy bà, Chúa gọi bà, nói với bà, “đặt tay trên bà và chữa lành cho bà”.
Đây là 5 động từ diễn tả sự gần gũi, bởi vì một mục tử luôn luôn gần với dân của mình. Trong dụ ngôn người mục tử nhân lành, người mục tử gần với con chiên lạc, bỏ lại những con chiên khác và đi tìm con chiên lạc. Mục tử không thể xa rời dân của mình.
Trái lại, các giáo sĩ, tiến sĩ luật, những người biệt phái, Sađusêu, lại sống tách biệt khỏi dân chúng và luôn luôn trách mắng họ. Đây không phải là những mục tử tốt lành; họ là những người chỉ thu mình trong nhóm của mình và không quan tâm đến dân chúng. Có thể, đối với họ, điều quan trọng là đến cuối các nghi thức phụng vụ, đi xem có bao nhiêu tiền được dâng cúng. Họ không gần với dân chúng. Nhưng Chúa Giêsu thì ngược lại, sự gần gũi của Ngài với dân chúng xuất phát từ điều ngài cảm thấy trong tim Ngài. Một đoạn Tin mừng khác nói rằng “Chúa Giêsu động lòng thương.”
Do đó, Chúa Giêsu luôn luôn ở với người dân bị loại bỏ hắt hủi bởi một nhóm nhỏ các giáo sĩ: ở đó có những người nghèo, người đau yếu bệnh tật, các tội nhân, những người phong cùi, nhưng tất cả họ ở đó, bởi vì Chúa Giêsu có khả năng động lòng thương trước bệnh tật; Ngài là một mục tử tốt lành. Một mục tử tốt lành đến gần dân và có khả năng thương xót. Đức tính thứ ba của một mục tử tốt lành là không xấu hổ, dám đụng chạm đến thân xác thương tích, như Chúa Giêsu đã tỏ ra đối với người phụ nữ: Ngài chạm đến bà và đặt tay trên bà, Ngài chạm đến người cùi, Ngài chạm đến người tội lỗi.
Mục tử tốt lành thì không nói “được rồi, tôi gần với anh em trong tinh thần”; đó là sự xa cách. Nhưng mục tử tốt lành thực hiện những điều mà Chúa Cha đã làm, đó là gần gũi, để cảm thông, để thương xót, trong thân xác của chính Con của Ngài.” Chúa Cha, vị Mục tử cao cả, đã dạy chúng ta cách thức trở nên mục tử tốt lành: hạ mình xuống, làm cho mình trở nên không, tự loại bỏ mình, mang lấy thân nô lệ.
Còn những người theo con đường của chủ nghĩa giáo sĩ thì họ gần ai? Họ luôn gần hay tiếp cận với quyền lực hay tiền bạc. Đó là mục tử xấu. Họ chỉ nghĩ đến việc leo lên nắm quyền cao hơn, nghĩ đến làm bạn với quyền lực và thỏa hiệp với mọi thứ hoặc nghĩ đến túi tiền của họ. Đây là những kẻ giả hình, có khả năng làm mọi điều. Đối với họ, dân chúng không quan trọng. Và khi Chúa Giêsu dùng tính từ “giả hình”, nhiều lần, để nói về họ, thì họ phản đối: “nhưng chúng tôi không làm vậy, chúng tôi tuân giữ lề luật.”
Mục tử tốt lành là Chúa Giêsu; Ngài nhìn, Ngài nghe, Ngài nói, Ngài đụng chạm và chữa lành. Đó chính là Chúa Cha, qua Chúa Con nhập thể làm người, thực hiện những điều này vì lòng thương xót
Đối với dân Chúa, thật là một ân phúc khi có được những mục tử tốt lành, những mục tử như Chúa Giêsu, những mục tử không xấu hổ khi chạm đến thân thể bị thương tích , những mục tử biết rằng không chỉ họ, mà cả chúng ta, sẽ bị phán xét về điều này: Chúa Giêsu sẽ hỏi: khi Ta đói, khi Ta bị giam tù, khi Ta đau bệnh… Các tiêu chuẩn cuối cùng là tiêu chuẩn gần gũi dân chúng, các tiêu chuẩn gần gũi hoàn toàn, để động chạm, chia sẻ với hoàn cảnh của dân Chúa. Chúng ta đừng quên điều này: mục tử tốt lành luôn đến gần dân chúng, luôn luôn, như Chúa Cha của chúng ta, Ngài đã đến gần chúng ta trong chính Chúa Giêsu, Con của Ngài sinh ra làm người để ở gần và ở cùng chúng ta. (REI 30/10/2017)
Vào ngày sabát, ngày thứ 7, ngày nghỉ lễ của người Do thái, Chúa Giêsu vào hội đường và ngài gặp một phụ nữ bị còng lưng, không thể đứng thẳng được. Tin mừng nói là bà bị bệnh; đó là một căn bệnh khiến cho bà phải chịu cảnh cúi gầm, không thể đứng thẳng và nhìn lên, từ nhiều năm trời. Thánh sử Luca dùng 5 động từ để nói về những việc Chúa Giêsu làm: Chúa nhìn thấy bà, Chúa gọi bà, nói với bà, “đặt tay trên bà và chữa lành cho bà”.
Đây là 5 động từ diễn tả sự gần gũi, bởi vì một mục tử luôn luôn gần với dân của mình. Trong dụ ngôn người mục tử nhân lành, người mục tử gần với con chiên lạc, bỏ lại những con chiên khác và đi tìm con chiên lạc. Mục tử không thể xa rời dân của mình.
Trái lại, các giáo sĩ, tiến sĩ luật, những người biệt phái, Sađusêu, lại sống tách biệt khỏi dân chúng và luôn luôn trách mắng họ. Đây không phải là những mục tử tốt lành; họ là những người chỉ thu mình trong nhóm của mình và không quan tâm đến dân chúng. Có thể, đối với họ, điều quan trọng là đến cuối các nghi thức phụng vụ, đi xem có bao nhiêu tiền được dâng cúng. Họ không gần với dân chúng. Nhưng Chúa Giêsu thì ngược lại, sự gần gũi của Ngài với dân chúng xuất phát từ điều ngài cảm thấy trong tim Ngài. Một đoạn Tin mừng khác nói rằng “Chúa Giêsu động lòng thương.”
Do đó, Chúa Giêsu luôn luôn ở với người dân bị loại bỏ hắt hủi bởi một nhóm nhỏ các giáo sĩ: ở đó có những người nghèo, người đau yếu bệnh tật, các tội nhân, những người phong cùi, nhưng tất cả họ ở đó, bởi vì Chúa Giêsu có khả năng động lòng thương trước bệnh tật; Ngài là một mục tử tốt lành. Một mục tử tốt lành đến gần dân và có khả năng thương xót. Đức tính thứ ba của một mục tử tốt lành là không xấu hổ, dám đụng chạm đến thân xác thương tích, như Chúa Giêsu đã tỏ ra đối với người phụ nữ: Ngài chạm đến bà và đặt tay trên bà, Ngài chạm đến người cùi, Ngài chạm đến người tội lỗi.
Mục tử tốt lành thì không nói “được rồi, tôi gần với anh em trong tinh thần”; đó là sự xa cách. Nhưng mục tử tốt lành thực hiện những điều mà Chúa Cha đã làm, đó là gần gũi, để cảm thông, để thương xót, trong thân xác của chính Con của Ngài.” Chúa Cha, vị Mục tử cao cả, đã dạy chúng ta cách thức trở nên mục tử tốt lành: hạ mình xuống, làm cho mình trở nên không, tự loại bỏ mình, mang lấy thân nô lệ.
Còn những người theo con đường của chủ nghĩa giáo sĩ thì họ gần ai? Họ luôn gần hay tiếp cận với quyền lực hay tiền bạc. Đó là mục tử xấu. Họ chỉ nghĩ đến việc leo lên nắm quyền cao hơn, nghĩ đến làm bạn với quyền lực và thỏa hiệp với mọi thứ hoặc nghĩ đến túi tiền của họ. Đây là những kẻ giả hình, có khả năng làm mọi điều. Đối với họ, dân chúng không quan trọng. Và khi Chúa Giêsu dùng tính từ “giả hình”, nhiều lần, để nói về họ, thì họ phản đối: “nhưng chúng tôi không làm vậy, chúng tôi tuân giữ lề luật.”
Mục tử tốt lành là Chúa Giêsu; Ngài nhìn, Ngài nghe, Ngài nói, Ngài đụng chạm và chữa lành. Đó chính là Chúa Cha, qua Chúa Con nhập thể làm người, thực hiện những điều này vì lòng thương xót
Đối với dân Chúa, thật là một ân phúc khi có được những mục tử tốt lành, những mục tử như Chúa Giêsu, những mục tử không xấu hổ khi chạm đến thân thể bị thương tích , những mục tử biết rằng không chỉ họ, mà cả chúng ta, sẽ bị phán xét về điều này: Chúa Giêsu sẽ hỏi: khi Ta đói, khi Ta bị giam tù, khi Ta đau bệnh… Các tiêu chuẩn cuối cùng là tiêu chuẩn gần gũi dân chúng, các tiêu chuẩn gần gũi hoàn toàn, để động chạm, chia sẻ với hoàn cảnh của dân Chúa. Chúng ta đừng quên điều này: mục tử tốt lành luôn đến gần dân chúng, luôn luôn, như Chúa Cha của chúng ta, Ngài đã đến gần chúng ta trong chính Chúa Giêsu, Con của Ngài sinh ra làm người để ở gần và ở cùng chúng ta. (REI 30/10/2017)