Đức ông Phanxico ra đi, để lại bao kỷ niệm, từ làng nơi sinh trưởng, tu học, tới thời kỳ mục vụ, lẫn du học và nghỉ hưu
Làng, xứ. Đức ông Trần Văn Khả sinh ngày 10.10.1938, tại làng Hàm Phu, xứ Quân Triêm, gíáo phận Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông bà thân sinh tên Trần Văn Kỳ, sinh các con :
- Cha Luca Trần Văn Huy, con cả du học Roma, người mua tậu Foyer Phát Diệm. Năm 1963, về VN làm giám đốc ĐCV di cư Phát Diệm, 98 Chi Lăng Phú nhuận. Sau khi các chủng viện di cư sát nhập Sàigòn, cha là giáo sư ĐCV Giuse Saigòn và qua đời tại bệnh viện Sùng Chính, Sài Gòn (2003). Thời Cha Luca Huy, Phát Diệm gọi bốn ‘‘Cụ Bốn’’, lâu năm đứng lại, về ĐCV ôn thần học và chịu chức linh mục. Đó là cha Giuse Hoàng Trung , cha Nicola Đinh Quang Điện (nhập Sài Gòn) Cha Giuse Trần Văn Kiên (Cần Thơ) và cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường (Kontum). Cũng những năm này, một số thày vừa tu vừa đi học ngoài : Văn Khoa, có Trần Phúc Hạnh (+1966, linh mục), Trần Thanh Giản (+2013, giáo sư Chu Văn An). Đại Học Khoa Học có Nguyễn Văn Đán, linh mục nhập Xuân Bích, đang dạy ĐCV Thái Bình.
- Chị Trần thị Thuần, sống độc thân. Cùng ông bà Cố Kỳ di cư vào Nam cư ngụ tại 448/ 17 Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ) sau trường Lê Bảo Tịnh cũ, bên kia đường là giáo xứ Vườn Soài. Nơi ĐÔ nghỉ hưu và qua đời. Nhà chị Thuần như nhà tổ của gia đình
- Đức Ông Trần Văn Khả
- Đến em Trần văn Kỳ, có gia đình.
Đại gia đình Cha Khả là gia đình đi tu. Ngoài Cha Nguyễn Văn Hiền, giám đốc Trung tâm mục vụ Sài Gòn (VN), là con thiêng liêng, đếm được có tới 7 linh mục (1 ở Canada, 3 Hoa K ỳ, 3 VN) và 27 nữ tu (25 ở VN và 3 ở Hoa Kỳ (theo cáo phó của gia đình, 17.11.2017)
Làng Hàm Phu nhỏ, không có trường tiểu học. Trai gái lớn lên, lo phụ giúp gia đình làm ruộng chăn trâu, trồng lúa sinh sống. Muốn cho con học lên, phải gửi học trường nhà xứ Quân Triêm, hay xứ Quyết Bình, do thày giúp Xứ dạy.
Tu học. Hai chúng tôi quen nhau trong kỳ thi sát hạch và học cùng lớp tại trường Thử Trì Chính, rồi lên Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc. Thích thú nhất là dịp hè, nhóm các chú hạt Cách Tâm rủ nhau đi bộ về thăm gia đình. Rồi hay đến nhà nhau hái trái cây trong vườn.
Ngày 29.6.1954, lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô. Đòan người di cư, Công Giáo Phát Diệm trôi dạt, thuyền lan, 3 ngày, từ Kim Đài ra Hải Phòng. Rồi từ Hải Phòng đi tàu vào Sài Gòn, ngụ tại Phú Nhuận. Cả Đức Cha Lê Hữu Từ (+1967, Sài Gòn), các Cha, Dòng Mến Thánh Giá và TCV ở gọn trong khu nhà tôn, chật hẹp. Sau nhờ cha Trần Ngọc Phan, du học Hoa Kỳ về, mua thêm 459 Võ duy Nghi, coi như Tòa GM Phát Diệm di cư, 98 Chi Lăng (=ĐCV), trung
Tiểu Chủng Viện Phú Nhuận, vừa theo chương trình tu và Trung học, dự thi Tú Tài I. Trần Văn Khả được gửi học Chu Văn An, lấy Tú Tài II. Năm 1963, Thày Khả được chọn, gửi học chủng viện Pio X, Dòng Tên, Đà Lạt. Mất 10 tháng thi hành nghĩa vụ quân sự . Thày Khả tốt nghiệp với hai cử nhân : Thần học và Triết Học Văn Khoa Sài Gòn. Ngày 21.12. 1967, Thày Khả thụ phong Linh Mục tại nhà thờ Hòa Hưng, nơi cha đỡ đầu là cha Trần Văn Qui (+ 2016)
Mục vụ và du học Roma. Từ 1967 -1974, Cha Khả làm linh hướng cho Tiểu chủng viện Sài Gòn, 6 đường Cường Để Sài Gòn. Chăm lo ơn gọi cho các tiểu chủng sinh. Đầu năm học 1974, Cha Khả du học chủng viện Alselmo Roma. Tốt nghiệp Cử nhân Kinh Thánh và Tiến sỹ Phụng Vụ. Được biết, sau 1975, Cha Khả biết một số chủng sinh cũ, vượt biên, định cư bên Mỹ, Cha viết thư cho học trò cũ, ai muốn trở lại tu, ngài sẵn sàng giúp đỡ !
Năm 1978-2008, Cha Khả làm cho Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật. Đồng thời cộng tác với Radio Vatican, tiếng Việt. Đức Ông Khả đã viết cuốn ‘’ Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận và những lời tự thuật (Cơ sở Hy Vọng, Roma, 2004. 183 trang). Riêng cho GXVN Paris, Đ. Ô viết trong cuốn Phó Tế Vĩnh Viễn, Thày Là Ai ? (2015). Bài : Chức Phó Tế Vĩnh Viễn và Phụng Vụ (ttr. 159-182).
Dịp 1985, gia đình chúng tôi qua Roma, ở Foyer Phát Diệm hân hạnh được Ngài chở đi tham quan đó đây và ngó vào ‘rốn của Roma’’, trong vườn bông cạnh Vatican. Từ đấy, Cha cung cấp cho báo GXVN hình ảnh mới khi có biến cố tại Roma. Bất ngờ và kỷ niệm đẹp nhất, 28.3.1998, từ Roma, Cha Khả qua Paris dự lễ truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn của Phạm Bá Nha, ở Notre Dame de Paris.
Những lần HĐ GM VN qua Roma Ad Limina, người ta thấy Đ. Ô có mặt trong các buổi lễ và cầu kinh. Đôi khi cha tháp tùng các Giám Mục vào triều yết ĐGH. Mỗi dịp có tổ chức hành hương VN, như Hội Ngộ Niềm Tin, 2003, Đ.Ô Khả đều giữ vai trò chủ chốt về Phụng Vụ.
Những ngày nghỉ hưu ở VN
ĐGH Bênêdictô XVI đã thăng cấp Đức ông cho Cha Khả, Ngày 21.12. 2007. Ngày 10.10 2008, ĐÔ về VN, nghỉ hưu, nhà người chị ở Vườn Soài, Sài Gòn. Ở Sài Gòn, Đức Ông đảm nhận ít giờ dạy Phụng Vụ và Kinh Thánh cho ĐCV Hà Nội, Bùi Chu, Xuân Lộc. Thuyết trình cho dịp tĩnh tâm Linh Mục, tu sỹ hay giáo lý viên. Đồng thời giúp tìm hiểu ơn gọi, giải tội…
Không ai ngờ.
Được biết, gia đình và linh tông, đang chuẩn bị mừng 50 năm linh mục của Đ. Ô vào 21.12. 2017, thì còn 1 tháng, 21.11. 2017, mọi người thân quen xa gần tiễn Đ. Ô khả kính về Nước Chúa, tại nhà thờ Vườn Soài và lò thiêu Bình Hưng Hòa. Thiệp tang thay cho thiệp mừng.
Trong tang l ễ, Cha nghĩa tử Phêrô Nguyễn Văn Hiền, thay mặt tang quyến tặng người tham dự đám tang tập sách nhỏ, Đ. Ô viết, in vào dịp mừng Kim Khánh sắp tới : Mầu Nhiệm Thánh Thể Tạ Ơn. Trong đó có 5 trang lời Di Chúc của Đức Ông Phanxicô Borgia. Cha Hiền, trước bao giọt lệ thương tiếc, nói lời tiễn đưa : Xin ngậm ngùi mừng Đức Ông 80 năm làm người, 49 năm 11 tháng và 20 ngày làm linh mục của Chúa. Xin tạ ơn Chúa, đã ban cho Đ Ô suốt cuộc đời. Phúc thay ai hiền lành và khiêm nhường, được Đất Hứa làm cơ nghiệp (Mt 5, 4). Xin Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót và cửa Đất Hứa mở rộng đón Linh Hồn Đức Ông Phanxicô Borgia hưởng Nhan Thánh Chúa, muôn đời. (DCÂ C online, 12. 2017, tr. 119)