Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh họp báo tại Vatican để thông tin về cuộc hành trình sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Chi-lê và Pê-ru.

Chuyến tông du sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Chi-lê và Pê-ru sẽ đưa Ngài đến các vùng nghèo khổ nhất và bị loại khỏi đất nước của họ mà còn tập trung vào những vấn đề về môi trường và nhu cầu quyền sở hữu đất đai mà thậm chí đã bị lạm dụng tới tình trạng nguy cơ hủy diệt!
Chuyến thăm Tông du lần thứ 22 ra nước ngoài của ĐTC
Trong buổi họp báo với các báo giới ở Vatican, Giám đốc Văn phòng Báo giới Tòa thánh, Đức Ông Greg Burke cho hay cuộc Tông du từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 1, là chuyến viếng thăm lần thứ 22 của ĐTC ra nước ngoài tới thăm 33 quốc gia.
Đức ông cho hay Đức Phanxicô biết rất rõ về hai nước này vì trong thời gian làm nhà tập của Dòng Tên Ngài đã sống một năm rưỡi ở Chi-lê và đến Pê-ru nhiều lần. Ngài cũng cho hay ĐTC biết hầu hết các giám mục qua những chuyến về thăm một Thánh Phêrô "ad limina" của các ngài về Rome.
Cuộc Tông du kéo dài một tuần của Đức Giáo Hoàng tất nhiên là một thời gian thăm viếng mục vụ. Như ĐTC Phanxicô nhấn mạnh trong đoạn băng video lời chào chúc trước khi Ngài lên được, ngài nhấn mạnh ngài đến để đem sự bình an và hy vọng của Chúa trong tinh thần và niềm vui của Phúc Âm.

Môi trường và quyền của người bản địa
Tuy nhiên, Đức ông Burke cũng đã xác nhận vấn nạn về môi trường rât quan trọng trong cuộc hành trình này, cũng như các vấn nạn liên quan đến quyền sống của những người dân bản địa.
Tại Chi-lê, ĐTC sẽ du hành đến vùng Araucania phía nam, nơi cộng đồng Mapuche đã bị tước đoạt đất đai của họ - trước hết do thực dân Tây Ban Nha, sau đó là những người định cư di chuyển đến khu vực này để trồng trọt, và gần đây hơn là trồng rừng. Ở thành phố Temuco, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ cùng với các nhóm người bản địa và chia sẻ bữa trưa với các đại diện của họ và với Giám mục của Giáo phận Temuco.
Trong chuyến đi thứ hai đến Pê-ru, ĐTC dự kiến sẽ gặp gỡ những sắc dân ở Amazon tại thành phố Puerto Maldonado ở khu vực Madre de Dios phía đông Pê-ru. Đây là một địa điểm đặc biệt biểu tượng vì thành phố này là cửa ngõ vào rừng Amazon của Pê-ru, chiếm gần 60% lãnh thổ quốc gia và đang ngày càng bị khai thác bởi các ngành khai thác gỗ mà đẩy các bộ lạc bản địa ra khỏi vùng đất mà tổ tiên họ đã sinh sống.