Giải đáp phụng vụ: Làm phép nước thánh ngoài Thánh lễ được không?
Nói thêm về nghi thức chúc bình an.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Phụ lục II của Sách Lễ Rôma, chữ đỏ cho “nghi thức làm phép và rảy nước thánh” có câu: "Nếu nghi thức này được cử hành trong Thánh Lễ [...]" (số 1). Thưa cha, câu này có ngụ ý rằng nghi thức này có thể được cử hành bên ngoài Thánh Lễ không? Các chữ Latinh của chữ đỏ này là "Si ritus intra Missam peragitur [...]". Một lần nữa, điều này dường như ngụ ý rằng Giáo hội dự liệu là nghi thức này có thể được cử hành bên ngoài Thánh lễ (extra Missam) cũng như trong Thánh lễ (intra Missam). Cha có tin rằng có thể cử hành nghi thức này độc lập với Thánh Lễ chăng, nói cách khác, như một nghi thức đứng một mình riêng lẻ chăng? Nếu thế, một thầy phó tế có thể cử hành nghi thức trong trường hợp này chăng? Nếu không, xin cha giúp con hiểu tại sao không? Nói cách khác, nếu nghi thức chỉ được cử hành trong Thánh lễ, tại sao chữ đỏ lại cần thiết nói như vậy? Dường như việc cử hành nghi thức này cho phép sử dụng nước thánh với muối trong việc sử dụng phụng vụ sau Công đồng Vatican II không chỉ trong Thánh Lễ, nhưng một cách tổng quát. - D. B., Nolensville, Tennessee, Hoa Kỳ.
Đáp: Để giải thích câu trên, tôi nghĩ rằng chúng ta phải đọc nó trong bản văn gốc:
"1. Vào các ngày Chúa Nhật, nhất là trong mùa Phục Sinh, việc làm phép và rảy nước thánh như một sự nhớ lại Bí tích Rửa Tội có thể thỉnh thoảng diễn ra trong mọi nhà thờ và nhà nguyện, ngay cả trong các Thánh lễ vào chiều tối thứ bảy. Nếu nghi thức này được cử hành trong Thánh Lễ, thì nó sẽ thay thế cho nghi thức thống hối đầu Thánh lễ [...]".
Sau đó, khi nói đến việc trộn nước với muối, Sách Lễ nói:
"3. Nơi nào tập tục của người dân gợi ý bỏ muối vào nước làm phép, linh mục có thể làm phép muối, bằng cách đọc:
“Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con khẩn khoản nài xin Chúa đoái thương lấy lòng nhân lành ban phúc + lành cho muối này, vì Chúa đã dùng ngôn sứ Ê-li-sa mà truyền dạy bỏ muối vào nước, để nước trở nên phong phú. Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho nước này đã được pha muối rảy tới đâu, thì đẩy lui mọi cuộc tấn công của quân thù, và được Thánh Thần Chúa luôn luôn hiện diện gìn giữ chúng con. Chúng con nguyện xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
"Kế đó, linh mục đổ muối vào trong nước, mà không nói thêm gì".
Ở đây dường như rằng mục đích của nhà soạn luật trong việc sử dụng câu "nếu nghi thức này được cử hành trong Thánh Lễ" có liên quan trực tiếp đến việc bỏ qua nghi thức sám hối.
Trong khi quả là đúng rằng cụm từ "trong Thánh Lễ" là dư thừa, vì điều này là rõ ràng từ ngữ cảnh, tôi nghi ngờ rất nhiều nếu nó có bất cứ điều gì liên quan đến khả năng liệu nghi thức này có thể xảy ra bên ngoài Thánh Lễ không. Nhà soạn luật không dùng Sách Lễ để ngầm đặt ra các quy tắc cho các ngữ cảnh khác.
Thật vậy, khi xác nhận cách giải thích này chúng ta thấy được khả năng và các quy tắc để cử hành thức làm phép và rảy nước thánh bên ngoài Thánh lễ, vốn được ghi trong một cuốn phụng vụ khác, đó là Sách Các Phép.
Cuốn sách này có chứa một nghi thức hơi khác so với nghi thức trong Sách Lễ, và đây là nghi thức diễn ra bên ngoài Thánh Lễ chứ không phải nghi thức được tìm thấy trong Sách Lễ. Xin mời đọc:
"1388. Trên cơ sở tục lệ lâu đời, nước là một trong các dấu hiệu mà Hội Thánh thường sử dụng để chúc lành cho các tín hữu. Nước thánh nhắc nhở các tín hữu của Chúa Kitô, Đấng được hiến cho chúng ta như phúc lành cao cả của Chúa, Đấng tự gọi mình là nước hằng sống, và người thiết lập phép rửa trong nước cho chúng ta, như là dấu chỉ bí tích của phúc lành mang ơn cứu độ.
"1389. Sự làm phép và rảy nước thánh thường diễn ra vào ngày Chúa Nhật, theo đúng nghi thức trong Sách Lễ Rôma.
"1390. Nhưng khi việc làm phép nước diễn ra bên ngoài Thánh Lễ, nghi thức được đưa ra ở đây có thể được sử dụng bởi một linh mục hay phó tế. Trong khi duy trì cấu trúc và yếu tố chính của nghi thức, vị chủ lễ nên chọn việc cử hành này tùy theo hoàn cảnh nơi chốn và những người tham dự.
"NGHI THỨC LÀM PHÉP NƯỚC
"1391. Vị chủ lễ bắt đầu với các lời này: "Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần". Tất cả làm dấu Thánh giá và thưa: "Amen".
"1392. Vị chủ lễ chào các người có mặt bằng các lời sau hoặc lời khác thích hợp, chủ yếu lấy từ Kinh thánh. 'Xin Thiên Chúa, Đấng đã nhờ nước và Thánh Thần ban cho chúng ta ơn tái sinh trong Chúa Kitô, ở cùng anh chị em'. Tất cả trả lời theo câu sau đây hay một thích hợp nào khác. 'Và ở cùng cha (thầy)'.
"1393. Như hoàn cảnh gợi ý, vị chủ lễ có thể chuẩn bị các người có mặt cho việc làm phép nước bằng các lời sau đây hoặc tương tự: "Việc làm phép nước này nhắc nhở chúng ta rằng Đức Kitô là nước hằng sông, và nhớ đến bí tích Thánh tẩy đã tái sinh chúng ta trong nước và Thánh Thần. Vậy mỗi khi được rảy nước thánh này hoặc dùng nước này để làm dấu thánh giá, khi vào nhà thờ cũng như lúc ở nhà, chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì muôn hồng ân Người đã ban và xin người trợ giúp, để chúng ta biết kiên trì sống bí tích mà chúng ta đã tin và lãnh nhận".
Sau đó, là phần Phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc. Tiếp đến, vị chủ lễ sử dụng một trong các kinh nguyện làm phép nước như sau:
"Chúng ta hãy cầu nguyện" Tất cả đều cầu nguyện trong thinh lặng, rồi vị chủ lễ dang tay và đọc lời nguyện làm phép:
"Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, chúng con chúc tụng Chúa đã đoái thương chúc phúc và canh tân chúng con trong Đức Kitô, chính Người là Nước hằng sông của ơn cứu độ chúng con. Xin Chúa cho chúng con khi được rảy hay dùng nước này, được sức mạnh Thánh Thần đổi mới trong tâm hồn và tiến bước trong đời sống mới. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Thưa: Amen”.
"1397. Hoặc là:
"Lạy Chúa là Cha chí thánh, xin đoái nhìn chúng con là những người được Con Chúa cứu chuộc và đã được tái sinh trong phép Thánh tẩy bởi nước và Thánh Thần. Xin Chúa thương cho những ai được rảy nước này, được đổi mới xác hồn và trong sạch phụng thờ Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Thưa: Amen”.
"1398. Hoặc vị chủ lễ nói:
"Lạy Chúa Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, bởi nước và Thánh Thần, Chúa đã ban cho vũ trụ vẻ đẹp của nó và làm cho chúng con nên giống hình ảnh Chúa. Thưa: Xin chúc lành và thanh luyện Hội Thánh của Chúa.
"Lạy Chúa Kitô, từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa, Chúa đã ban cho chúng con các bí tích của Chúa như là nguồn suối cứu độ. Thưa: Xin chúc lành và thanh luyện Hội Thánh của Chúa.
"Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, từ giếng rửa tội của Hội Thánh, Chúa đã tạo chúng con nên thụ tạo mới trong dòng nước tái sinh. Thưa: Xin chúc lành và thanh luyện Hội Thánh của Chúa”.
"1399. Sau lời nguyện làm phép nước, vị chủ lễ rảy nước thánh lên các người hiện diện, trong khi một bài ca phù hợp được hát lên; nếu tiện, ngài có thể xướng các lời sau.
"Xin nước này nhắc nhở chúng ta phép rửa trong Chúa Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta nhờ sự chết và sự phục sinh của Ngưới. Thưa: Amen".
Mặc dù giống nhau về cấu trúc, nhưng có sự khác biệt rõ ràng giữa các nghi thức trong và ngoài Thánh Lễ. Trong Thánh lễ, không có Phụng Vụ Lời Chúa, như sẽ xảy ra sau đó. Các lời nguyện cũng khác nhau, vì các lời nguyện chứa trong Sách Lễ nhắc cách minh nhiên đến ngày Chúa Nhật mầu nhiệm Phục sinh, như trường hợp làm phép nước ngày Chúa Nhật.
Vì các lý do này, tôi có thể nói rằng nghi thức được tìm thấy trong Sách Lễ không nên được sử dụng bên ngoài Thánh lễ, nhưng bên ngoài thánh lễ nên dùng nghi thức trong Sách Các Phép.
Tuy nhiên, có thể có một ngoại lệ: sự làm phép và sử dụng muối. Không nhắc gì đến nghi thức này trong Sách Các Phép.
Theo như chúng ta đã thấy ở trên, Sách Lễ nói: "Nơi nào tập tục của người dân gợi ý bỏ muối vào nước làm phép, linh mục có thể làm phép muối, bằng cách đọc: [...]". Lời nguyện được sử dụng không liên quan đến Chúa Nhật hay mùa phụng vụ.
Trong khi đó, Sách Các Phép nói: "Như hoàn cảnh gợi ý, vị chủ lễ có thể chuẩn bị các người có mặt cho việc làm phép nước bằng các lời sau đây hoặc tương tự"
Tôi nghĩ rằng chữ đỏ sẽ cho phép đưa ra nghi thức làm phép bổ sung muối vào nước, nếu hoàn cảnh hoặc phong tục của nơi này gợi ý.
Nói cách khác, ở bất cứ nơi nào mà muối sẽ được trộn với nước bất cứ khi nào nghi thức làm phép nước được cử hành trong Thánh lễ ngày Chúa Nhật, thì cũng có thể làm như thế nếu nước thánh được làm phép ngoài Thánh lễ.
Tôi xin đi qua vấn đề khác. Sau bài trả lời của tôi ngày 30-1 về nghi thức chúc bình an, một đan viện trưởng Đông phương đã viết:
"Trong khi tôi đánh giá cao tính cổ xưa của nghi lễ Rôma trong nghi thức chúc bình an ngay trước khi Rước Lễ, tôi cũng sẽ nêu ra một tính cổ xưa tương tự trong nghi lễ Byzantine khi đặt nghi thức này ngay trước kinh Tin Kính, với lời nhắc của phó tế: “Anh chị em hãy yêu thương nhau, để với một lòng một ý chúng ta tuyên xưng”, và mọi người hoàn chỉnh câu "Cha, Con, và Thánh Thần, Ba Ngôi trong một yếu tính và không bị phân chia". Lý do là rằng chúng ta không thể tuyên xưng cùng một đức tin, ít nhất là 'tất cả chia sẻ một tấm bánh', nếu chúng ta không có bình an với nhau. Thật vậy, dựa vào Mt 5: 23-24, nơi tốt hơn cho chúc bình an trong nghi lễ Rôma nên là ngay trước dâng lễ vật hoặc, trong trường hợp của chúng tôi, phần Rước Lễ vật (Great Entrance). Trên nguyên tắc, tôi không có sự phản đối cụ thể đối với việc Rôma đặt vị trí của nghi thức chúc bình an (Pax); nhưng từ sự hỗn loạn ở nghi thức này, mà tôi đã chứng kiến trong các Thánh Lễ mà tôi đã tham dự, bạn đọc trước đây của cha dường như có một lý do đúng".
Mặc dù tôi không phải là một chuyên viên về phụng vụ Đông phương, và quả đúng là nghi thức chúc bình an nên được nhìn nhiều hơn trong bối cảnh của Mt 5: 23-24, cũng cần lưu ý rằng khái niệm bình an theo nghi lễ Rôma đến từ Chúa Kitô và bàn thờ là không thiếu.
Trong nghi lễ Byzantine, trước khi chúc bình an với các vị đồng tế và trước kinh Tin Kính, linh mục hôn đĩa thánh, chén thánh, và bàn thờ. Các linh mục đồng tế trao nhau nụ hôn bình an bằng cách hôn lên vai, và nói: "Xin Chúa Kitô ở với chúng ta”, rồi trả lời: "Ngài ở và sẽ ở với chúng ta”.
Nghi thức chúc hôn bình an sau dâng lễ vật cũng được tìm thấy trong các phụng vụ Đông phương khác. Thí dụ, truyền thống Đông Syria của Qurbana (Thánh Lễ) Syro-Malabar sử dụng kinh Tiến hiến (anaphora) cổ đại Addai và Mari, và đặt nghi thức chúc bình an vào đầu Kinh Nguyện Thánh Thể.
Sau một lời nguyện dẫn ngắn, mà linh mục chấp tay và cúi đầu đọc, ngài hôn bàn thờ, đạt chéo tay lên ngực và cầu nguyện:
"Chúng con dâng Chúa lời ngợi khen và tôn vinh, thờ phượng và tạ ơn, [làm dấu Thánh giá] bây giờ và mãi mãi. Thưa: Amen.
Ngài chúc lành cho cộng đoàn, nói: "Bình an Chúa ở cùng anh chị em". Thưa: "Và ở cùng cha”.
Sau đó, một trong các phó tế nhận chúc bình an từ vị chủ tế, và trao ban bình an cho các phó tế khác và cộng đoàn. Phó tế nói:
"Anh chị em thân mến, hãy chúc bình an cho nhau trong tình yêu Chúa Kitô”.
Tôi tin rằng, điểm chính là rằng không có nghi lễ quý trọng nào của Hội Thánh nhìn thấy sự trao đổi lời chúc bình an theo cách lối thuần túy con người, nhưng như một hồng ân đến từ Thiên Chúa.
Sự hỗn loạn mà một số bạn đọc của chúng tôi đôi khi quan sát được trong nghi lễ Rôma bắt nguồn, theo tôi nghĩ, từ việc tín hữu đã bỏ qua điểm quan trọng này: sự bình an mà chúng ta trao cho nhau là cơ bản một quà tặng của Chúa Kitô và một hoa trái của sự hy sinh của Người. (Zenit.org 13-2-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Nói thêm về nghi thức chúc bình an.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Phụ lục II của Sách Lễ Rôma, chữ đỏ cho “nghi thức làm phép và rảy nước thánh” có câu: "Nếu nghi thức này được cử hành trong Thánh Lễ [...]" (số 1). Thưa cha, câu này có ngụ ý rằng nghi thức này có thể được cử hành bên ngoài Thánh Lễ không? Các chữ Latinh của chữ đỏ này là "Si ritus intra Missam peragitur [...]". Một lần nữa, điều này dường như ngụ ý rằng Giáo hội dự liệu là nghi thức này có thể được cử hành bên ngoài Thánh lễ (extra Missam) cũng như trong Thánh lễ (intra Missam). Cha có tin rằng có thể cử hành nghi thức này độc lập với Thánh Lễ chăng, nói cách khác, như một nghi thức đứng một mình riêng lẻ chăng? Nếu thế, một thầy phó tế có thể cử hành nghi thức trong trường hợp này chăng? Nếu không, xin cha giúp con hiểu tại sao không? Nói cách khác, nếu nghi thức chỉ được cử hành trong Thánh lễ, tại sao chữ đỏ lại cần thiết nói như vậy? Dường như việc cử hành nghi thức này cho phép sử dụng nước thánh với muối trong việc sử dụng phụng vụ sau Công đồng Vatican II không chỉ trong Thánh Lễ, nhưng một cách tổng quát. - D. B., Nolensville, Tennessee, Hoa Kỳ.
Đáp: Để giải thích câu trên, tôi nghĩ rằng chúng ta phải đọc nó trong bản văn gốc:
"1. Vào các ngày Chúa Nhật, nhất là trong mùa Phục Sinh, việc làm phép và rảy nước thánh như một sự nhớ lại Bí tích Rửa Tội có thể thỉnh thoảng diễn ra trong mọi nhà thờ và nhà nguyện, ngay cả trong các Thánh lễ vào chiều tối thứ bảy. Nếu nghi thức này được cử hành trong Thánh Lễ, thì nó sẽ thay thế cho nghi thức thống hối đầu Thánh lễ [...]".
Sau đó, khi nói đến việc trộn nước với muối, Sách Lễ nói:
"3. Nơi nào tập tục của người dân gợi ý bỏ muối vào nước làm phép, linh mục có thể làm phép muối, bằng cách đọc:
“Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con khẩn khoản nài xin Chúa đoái thương lấy lòng nhân lành ban phúc + lành cho muối này, vì Chúa đã dùng ngôn sứ Ê-li-sa mà truyền dạy bỏ muối vào nước, để nước trở nên phong phú. Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho nước này đã được pha muối rảy tới đâu, thì đẩy lui mọi cuộc tấn công của quân thù, và được Thánh Thần Chúa luôn luôn hiện diện gìn giữ chúng con. Chúng con nguyện xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
"Kế đó, linh mục đổ muối vào trong nước, mà không nói thêm gì".
Ở đây dường như rằng mục đích của nhà soạn luật trong việc sử dụng câu "nếu nghi thức này được cử hành trong Thánh Lễ" có liên quan trực tiếp đến việc bỏ qua nghi thức sám hối.
Trong khi quả là đúng rằng cụm từ "trong Thánh Lễ" là dư thừa, vì điều này là rõ ràng từ ngữ cảnh, tôi nghi ngờ rất nhiều nếu nó có bất cứ điều gì liên quan đến khả năng liệu nghi thức này có thể xảy ra bên ngoài Thánh Lễ không. Nhà soạn luật không dùng Sách Lễ để ngầm đặt ra các quy tắc cho các ngữ cảnh khác.
Thật vậy, khi xác nhận cách giải thích này chúng ta thấy được khả năng và các quy tắc để cử hành thức làm phép và rảy nước thánh bên ngoài Thánh lễ, vốn được ghi trong một cuốn phụng vụ khác, đó là Sách Các Phép.
Cuốn sách này có chứa một nghi thức hơi khác so với nghi thức trong Sách Lễ, và đây là nghi thức diễn ra bên ngoài Thánh Lễ chứ không phải nghi thức được tìm thấy trong Sách Lễ. Xin mời đọc:
"1388. Trên cơ sở tục lệ lâu đời, nước là một trong các dấu hiệu mà Hội Thánh thường sử dụng để chúc lành cho các tín hữu. Nước thánh nhắc nhở các tín hữu của Chúa Kitô, Đấng được hiến cho chúng ta như phúc lành cao cả của Chúa, Đấng tự gọi mình là nước hằng sống, và người thiết lập phép rửa trong nước cho chúng ta, như là dấu chỉ bí tích của phúc lành mang ơn cứu độ.
"1389. Sự làm phép và rảy nước thánh thường diễn ra vào ngày Chúa Nhật, theo đúng nghi thức trong Sách Lễ Rôma.
"1390. Nhưng khi việc làm phép nước diễn ra bên ngoài Thánh Lễ, nghi thức được đưa ra ở đây có thể được sử dụng bởi một linh mục hay phó tế. Trong khi duy trì cấu trúc và yếu tố chính của nghi thức, vị chủ lễ nên chọn việc cử hành này tùy theo hoàn cảnh nơi chốn và những người tham dự.
"NGHI THỨC LÀM PHÉP NƯỚC
"1391. Vị chủ lễ bắt đầu với các lời này: "Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần". Tất cả làm dấu Thánh giá và thưa: "Amen".
"1392. Vị chủ lễ chào các người có mặt bằng các lời sau hoặc lời khác thích hợp, chủ yếu lấy từ Kinh thánh. 'Xin Thiên Chúa, Đấng đã nhờ nước và Thánh Thần ban cho chúng ta ơn tái sinh trong Chúa Kitô, ở cùng anh chị em'. Tất cả trả lời theo câu sau đây hay một thích hợp nào khác. 'Và ở cùng cha (thầy)'.
"1393. Như hoàn cảnh gợi ý, vị chủ lễ có thể chuẩn bị các người có mặt cho việc làm phép nước bằng các lời sau đây hoặc tương tự: "Việc làm phép nước này nhắc nhở chúng ta rằng Đức Kitô là nước hằng sông, và nhớ đến bí tích Thánh tẩy đã tái sinh chúng ta trong nước và Thánh Thần. Vậy mỗi khi được rảy nước thánh này hoặc dùng nước này để làm dấu thánh giá, khi vào nhà thờ cũng như lúc ở nhà, chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì muôn hồng ân Người đã ban và xin người trợ giúp, để chúng ta biết kiên trì sống bí tích mà chúng ta đã tin và lãnh nhận".
Sau đó, là phần Phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc. Tiếp đến, vị chủ lễ sử dụng một trong các kinh nguyện làm phép nước như sau:
"Chúng ta hãy cầu nguyện" Tất cả đều cầu nguyện trong thinh lặng, rồi vị chủ lễ dang tay và đọc lời nguyện làm phép:
"Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, chúng con chúc tụng Chúa đã đoái thương chúc phúc và canh tân chúng con trong Đức Kitô, chính Người là Nước hằng sông của ơn cứu độ chúng con. Xin Chúa cho chúng con khi được rảy hay dùng nước này, được sức mạnh Thánh Thần đổi mới trong tâm hồn và tiến bước trong đời sống mới. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Thưa: Amen”.
"1397. Hoặc là:
"Lạy Chúa là Cha chí thánh, xin đoái nhìn chúng con là những người được Con Chúa cứu chuộc và đã được tái sinh trong phép Thánh tẩy bởi nước và Thánh Thần. Xin Chúa thương cho những ai được rảy nước này, được đổi mới xác hồn và trong sạch phụng thờ Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Thưa: Amen”.
"1398. Hoặc vị chủ lễ nói:
"Lạy Chúa Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, bởi nước và Thánh Thần, Chúa đã ban cho vũ trụ vẻ đẹp của nó và làm cho chúng con nên giống hình ảnh Chúa. Thưa: Xin chúc lành và thanh luyện Hội Thánh của Chúa.
"Lạy Chúa Kitô, từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa, Chúa đã ban cho chúng con các bí tích của Chúa như là nguồn suối cứu độ. Thưa: Xin chúc lành và thanh luyện Hội Thánh của Chúa.
"Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, từ giếng rửa tội của Hội Thánh, Chúa đã tạo chúng con nên thụ tạo mới trong dòng nước tái sinh. Thưa: Xin chúc lành và thanh luyện Hội Thánh của Chúa”.
"1399. Sau lời nguyện làm phép nước, vị chủ lễ rảy nước thánh lên các người hiện diện, trong khi một bài ca phù hợp được hát lên; nếu tiện, ngài có thể xướng các lời sau.
"Xin nước này nhắc nhở chúng ta phép rửa trong Chúa Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta nhờ sự chết và sự phục sinh của Ngưới. Thưa: Amen".
Mặc dù giống nhau về cấu trúc, nhưng có sự khác biệt rõ ràng giữa các nghi thức trong và ngoài Thánh Lễ. Trong Thánh lễ, không có Phụng Vụ Lời Chúa, như sẽ xảy ra sau đó. Các lời nguyện cũng khác nhau, vì các lời nguyện chứa trong Sách Lễ nhắc cách minh nhiên đến ngày Chúa Nhật mầu nhiệm Phục sinh, như trường hợp làm phép nước ngày Chúa Nhật.
Vì các lý do này, tôi có thể nói rằng nghi thức được tìm thấy trong Sách Lễ không nên được sử dụng bên ngoài Thánh lễ, nhưng bên ngoài thánh lễ nên dùng nghi thức trong Sách Các Phép.
Tuy nhiên, có thể có một ngoại lệ: sự làm phép và sử dụng muối. Không nhắc gì đến nghi thức này trong Sách Các Phép.
Theo như chúng ta đã thấy ở trên, Sách Lễ nói: "Nơi nào tập tục của người dân gợi ý bỏ muối vào nước làm phép, linh mục có thể làm phép muối, bằng cách đọc: [...]". Lời nguyện được sử dụng không liên quan đến Chúa Nhật hay mùa phụng vụ.
Trong khi đó, Sách Các Phép nói: "Như hoàn cảnh gợi ý, vị chủ lễ có thể chuẩn bị các người có mặt cho việc làm phép nước bằng các lời sau đây hoặc tương tự"
Tôi nghĩ rằng chữ đỏ sẽ cho phép đưa ra nghi thức làm phép bổ sung muối vào nước, nếu hoàn cảnh hoặc phong tục của nơi này gợi ý.
Nói cách khác, ở bất cứ nơi nào mà muối sẽ được trộn với nước bất cứ khi nào nghi thức làm phép nước được cử hành trong Thánh lễ ngày Chúa Nhật, thì cũng có thể làm như thế nếu nước thánh được làm phép ngoài Thánh lễ.
Tôi xin đi qua vấn đề khác. Sau bài trả lời của tôi ngày 30-1 về nghi thức chúc bình an, một đan viện trưởng Đông phương đã viết:
"Trong khi tôi đánh giá cao tính cổ xưa của nghi lễ Rôma trong nghi thức chúc bình an ngay trước khi Rước Lễ, tôi cũng sẽ nêu ra một tính cổ xưa tương tự trong nghi lễ Byzantine khi đặt nghi thức này ngay trước kinh Tin Kính, với lời nhắc của phó tế: “Anh chị em hãy yêu thương nhau, để với một lòng một ý chúng ta tuyên xưng”, và mọi người hoàn chỉnh câu "Cha, Con, và Thánh Thần, Ba Ngôi trong một yếu tính và không bị phân chia". Lý do là rằng chúng ta không thể tuyên xưng cùng một đức tin, ít nhất là 'tất cả chia sẻ một tấm bánh', nếu chúng ta không có bình an với nhau. Thật vậy, dựa vào Mt 5: 23-24, nơi tốt hơn cho chúc bình an trong nghi lễ Rôma nên là ngay trước dâng lễ vật hoặc, trong trường hợp của chúng tôi, phần Rước Lễ vật (Great Entrance). Trên nguyên tắc, tôi không có sự phản đối cụ thể đối với việc Rôma đặt vị trí của nghi thức chúc bình an (Pax); nhưng từ sự hỗn loạn ở nghi thức này, mà tôi đã chứng kiến trong các Thánh Lễ mà tôi đã tham dự, bạn đọc trước đây của cha dường như có một lý do đúng".
Mặc dù tôi không phải là một chuyên viên về phụng vụ Đông phương, và quả đúng là nghi thức chúc bình an nên được nhìn nhiều hơn trong bối cảnh của Mt 5: 23-24, cũng cần lưu ý rằng khái niệm bình an theo nghi lễ Rôma đến từ Chúa Kitô và bàn thờ là không thiếu.
Trong nghi lễ Byzantine, trước khi chúc bình an với các vị đồng tế và trước kinh Tin Kính, linh mục hôn đĩa thánh, chén thánh, và bàn thờ. Các linh mục đồng tế trao nhau nụ hôn bình an bằng cách hôn lên vai, và nói: "Xin Chúa Kitô ở với chúng ta”, rồi trả lời: "Ngài ở và sẽ ở với chúng ta”.
Nghi thức chúc hôn bình an sau dâng lễ vật cũng được tìm thấy trong các phụng vụ Đông phương khác. Thí dụ, truyền thống Đông Syria của Qurbana (Thánh Lễ) Syro-Malabar sử dụng kinh Tiến hiến (anaphora) cổ đại Addai và Mari, và đặt nghi thức chúc bình an vào đầu Kinh Nguyện Thánh Thể.
Sau một lời nguyện dẫn ngắn, mà linh mục chấp tay và cúi đầu đọc, ngài hôn bàn thờ, đạt chéo tay lên ngực và cầu nguyện:
"Chúng con dâng Chúa lời ngợi khen và tôn vinh, thờ phượng và tạ ơn, [làm dấu Thánh giá] bây giờ và mãi mãi. Thưa: Amen.
Ngài chúc lành cho cộng đoàn, nói: "Bình an Chúa ở cùng anh chị em". Thưa: "Và ở cùng cha”.
Sau đó, một trong các phó tế nhận chúc bình an từ vị chủ tế, và trao ban bình an cho các phó tế khác và cộng đoàn. Phó tế nói:
"Anh chị em thân mến, hãy chúc bình an cho nhau trong tình yêu Chúa Kitô”.
Tôi tin rằng, điểm chính là rằng không có nghi lễ quý trọng nào của Hội Thánh nhìn thấy sự trao đổi lời chúc bình an theo cách lối thuần túy con người, nhưng như một hồng ân đến từ Thiên Chúa.
Sự hỗn loạn mà một số bạn đọc của chúng tôi đôi khi quan sát được trong nghi lễ Rôma bắt nguồn, theo tôi nghĩ, từ việc tín hữu đã bỏ qua điểm quan trọng này: sự bình an mà chúng ta trao cho nhau là cơ bản một quà tặng của Chúa Kitô và một hoa trái của sự hy sinh của Người. (Zenit.org 13-2-2018)
Nguyễn Trọng Đa