Chúa Nhật III Mùa Chay Năm B
1. Từ “Thập Giới” tới “Con bò vàng” :
Nếu thời gian Xuất Hành luôn là điểm qui chiếu của cuộc hành trình Mùa Chay, thì Giao Uớc Si-Nai với Thập Điều luôn là tiêu đích để dân Chúa hôm qua cũng như hôm nay định hướng mối quan hệ với Chúa và anh em.
Chúng ta vừa nghe lại trích đoạn sách Xuất Hành (Bđ 1) với các điều khoản trong Thập Điều được Chúa truyền cho dân Ít-ra-en qua trung gian nhà lãnh đạo lừng danh Mô-sê. (Xh 20,1-17).
Nếu tính từ thời điểm xuất hiện (1250 trước Công Nguyên) thì cho đến hôm nay, “Mười Điều Răn Đức Chúa Trời” đã có tuổi thọ trên 3 ngàn năm. Một “bản Hiến Pháp”, một “bản quy luật” dành cho tất cả loài người đã tồn tại trên 30 thế kỷ mà vẫn luôn hợp thời, cần thiết, mới mẻ và bất khả thay thế. Chỉ có Thiên Chúa mới làm nên một công trình tuyệt hảo đến thế.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên. Mặc dù dân Ít-ra-en khi vừa nghe ông Mô-sê công bố Thập điều đã đồng thanh tuyên bố : “Mọi lời Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành” (Xh 24,3); thì sau đó, khi Mô-sê lên nui Si-nai để tiếp tục diện kiến và nhận thêm các chỉ thị của Thiên Chúa, thì dân Ít-ra-en đã xin ông Aharon đúc một con bò vàng để họ tôn thờ.
Vừa mới nghe công bố điều răn thứ nhất : “Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp…để mà thờ” (Xh 20,4); và cũng vừa tuyên bố cứng : “…Chúng tôi sẽ thi hành”, nhưng dân Ít-ra-en đã vội sa ngã; quên béng Thiên Chúa và cúi đầu thờ lạy “bò vàng”. Rõ ràng điều đầu tiên mà Lời Chúa hôm nay muốn nhắc bảo chúng ta đó là : hãy tỉnh táo, khiêm nhượng. Giới Luật tốt, Lời thánh thiêng vẫn sờ sờ ra đó. Nhưng bản chất mỏng dòn yêu đuối của phận người, chúng ta có thể một sớm một chiều như dân Ít-ra-en sẽ “cuối đầu thờ lạy bò vàng” lúc nào không hay. Mùa Chay là thời điểm thuận lợi để chúng ta trở về nghiêm chỉnh thực thi Thập Điều.
2. Ngọn roi Đức Kitô những “con bò vàng trong lịch sử”.
Hiện tượng “bò vàng tục hóa” của dân Ít-ra-en thời Xuất Hành thật ra không phải chỉ diễn ra có một lần, mà gần như xuất hiện triền miên trong lịch sử nhân loại muôn nơi và muôn thuở.
Thật vậy, khi con người đem những giá trị thần linh, thiêng thánh xuống khỏi bệ thờ, khi hạ giá những đối tượng cao khiết thánh thiêng xuống hàng “phàm phu tục tử”... , thì đó chính là “hiện tượng bò vàng xuất hiện” hay là sự tục hóa. Cứ nhìn những cảnh xô đẩy, cướp giật, đánh đấm hổn loạn ở các lễ hội ngoài miền Bắc trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua hay những ngày đầu xuân nầy, (Từ Lộc Hội Gióng ngày mồng 6 Tết, đến đêm khai ấn Đền Trần ngày 14/1 âm lịch…) đủ cho chúng ta thấy hiện tượng tục hóa, hiện tượng bò vàng đang nở rộ nhiều như thế nào trong xã hội…!
Càng tinh vi hơn nữa khi hiện tượng tục hóa mặc những hình thức “quyến rủ ngọt ngào” mà theo Đức Thánh Cha Phanxico định nghĩa trong Sứ Điệp Mùa Chay 2018 là “những kẻ thổi kèn dụ rắn” hay những “tiên tri giả”. ĐTC đã nhận diện đó là những kẻ : “thao túng cảm xúc con người để bắt những người khác làm nô lệ và dẫn dắt người ta đến những nơi mình muốn. Có bao nhiêu con cái của Thiên Chúa bị mê hoặc bởi những thú vui tạm thời, nhầm tưởng những thứ ấy là hạnh phúc thật sự! Có bao nhiêu cuộc đời của những người nam nữ bị hớp hồn bởi ước mơ giàu có, mà chung cuộc chỉ là làm nô lệ cho những lợi nhuận và những ham muốn nhỏ nhen! Có bao nhiêu người trong cuộc đời tin rằng mình có đủ mọi thứ, nhưng cuối cùng chỉ chìm đắm trong cô đơn!
Các tiên tri giả cũng có thể là “những lang băm”, những người đưa ra các giải pháp dễ dàng và tức khắc cho những đau khổ, nhưng những thứ giải pháp ấy chỉ sớm cho thấy chúng cực kỳ vô ích. Có bao nhiêu người trẻ bị mê hoặc bởi những thứ thuốc chữa bách bệnh, bởi các mối quan hệ qua đường, và những lợi ích dễ dàng nhưng không trung thực! Có bao nhiêu người chìm đắm trong một cuộc sống hoàn toàn là “ảo”, với những mối quan hệ xem ra chóng vánh và đơn giản, nhưng chung cuộc chỉ là vô nghĩa! Những kẻ lừa đảo này, khi bán rong những thứ không có giá trị thực sự, đang cướp đi tất cả những gì quý giá nhất như phẩm giá, tự do và khả năng yêu thương. Họ thu hút thói phù hoa của chúng ta, lòng tin tưởng của chúng ta vào vẻ bề ngoài, nhưng cuối cùng họ chỉ lừa đảo chúng ta. Chúng ta cũng không nên ngạc nhiên. Để làm ngỡ ngàng tâm hồn con người, ma quỷ là “đứa quỷ quyệt và là cha của những lời dối trá” (Ga 8:44), đã luôn luôn ngụy trang điều ác như là sự thiện, và điều giả dối như là chân lý.”
Mùa Chay đúng là thời thuận tiện để chúng ta tỉnh táo nhận ra “những mưu ma chước quỷ” của những kẻ “thổi kèn dụ rắn” đó để quay trở về nhà Cha, để hoán cải đổi đời.
Riêng với Đức Kitô trong Tin Mừng Thánh Gioan hôm nay, thì Ngài không chỉ mời gọi suông cách nhẹ nhàng như lời gọi mời trong những ngày đầu khai trương sứ vụ “hãy sám hối và Tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15), mà Ngài đã quyết liệt “lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu :”Đem tất cả những thứ nầy ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. (Ga 2,14-15)
Quả thật đây là một điều “mới mẻ” trong cách hành xử của Đức Kitô mà Thánh Gioan đã nhận xét chí lý khi áp dụng lời Chúa cho trường hợp đặc biệt nầy : “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Ga 2,17) ; và cũng càng “mới hơn nữa” khi Ngài xác nhận với dân Do Thái về đền thờ : “các ông cứ phá hủy Đền Thờ nầy đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.”; và cũng chính Thánh Gioan đã chú giải : “Nhưng đền thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Ngài” (Ga 21).
Phải chăng đây chính là đề tài trọng tâm của Chúa Nhật 3 Mùa Chay hôm nay, khi tất cả chúng ta, những người Kitô hữu, đang được gọi mời thanh luyện đức tin khỏi những cách kiểu “tục hóa” mà không ít thì nhiều vẫn thường “có mặt” trong nhịp sống đức tin hằng ngày.
Phải chăng Mùa Chay chính là dịp để “ngọn roi của Đức Kitô” chạm đến cõi lòng, cuộc sống và việc thực hành niềm tin của mỗi người chúng ta, để chúng ta có được “một trái tim mới”, “một cõi lòng mới”, theo đúng kích thước của Tin Mừng.
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta biết quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội mà gội sạch tâm hồn khỏi những rác rưới tội lỗi đã làm biến dạng tâm hồn là chính “cung điện của Thiên Chúa”.
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta biết can đảm xóa bỏ đi những cách ngăn, đố kỵ, giận hờn, ghen ghét với tha nhân để biến cuộc tập họp của Hy tế Tạ Ơn thành Tiệc huynh đệ, biến cộng đoàn thành địa chỉ của yêu thương, chứ không phải là cuộc “tập họp bất đắc dĩ của những con người xa lạ và mỗi cái tôi, mỗi nhân vị trở thành một “pháo đài” kiên cố của bất khoan dung, hẹp hòi, kiêu ngạo…
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta biến giáo lý của Chúa, lề luật của Giáo Hội, lời cam kết khấn dòng… luôn trở thành một Tin Mừng của niềm vui và sự sống, chứ không còn là “những vòng kim cô vô hồn khắc nghiệt”, hay những nguyên tắc xa lạ rỗng tuếch…
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta chuẩn bị thường xuyên một “không gian nội tâm” thích hợp và xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị, một “con đường thẳng tắp để gặp gỡ tha nhân”, mà theo ngôn ngữ của Tin Mừng hôm nay, đó chính là “ngôi nhà của Thiên Chúa”, ngôi nhà của “cầu nguyện”, của hiệp nhất, yêu thương…đối lập với những “hang trộm cướp”, địa chỉ của tham lam, dục vọng, oán thù, ghanh ghét. Và một khi đã có được một cuộc đời là “cung thánh”, một trái tim xứng đáng là “đền thờ”, thì những giá trị của Tin Mừng Đức Kitô sẽ trở thành thuyết phục, con đường cứu độ của Kitô giáo sẽ là giải đáp và lựa chọn duy nhất của con người và “Thập giá điên rồ sẽ biến thành khôn ngoan” như Thánh Phaolô phát biểu trong thư gởi giáo đoàn Cô-rin-tô. (BĐ 2). Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
1. Từ “Thập Giới” tới “Con bò vàng” :
Nếu thời gian Xuất Hành luôn là điểm qui chiếu của cuộc hành trình Mùa Chay, thì Giao Uớc Si-Nai với Thập Điều luôn là tiêu đích để dân Chúa hôm qua cũng như hôm nay định hướng mối quan hệ với Chúa và anh em.
Chúng ta vừa nghe lại trích đoạn sách Xuất Hành (Bđ 1) với các điều khoản trong Thập Điều được Chúa truyền cho dân Ít-ra-en qua trung gian nhà lãnh đạo lừng danh Mô-sê. (Xh 20,1-17).
Nếu tính từ thời điểm xuất hiện (1250 trước Công Nguyên) thì cho đến hôm nay, “Mười Điều Răn Đức Chúa Trời” đã có tuổi thọ trên 3 ngàn năm. Một “bản Hiến Pháp”, một “bản quy luật” dành cho tất cả loài người đã tồn tại trên 30 thế kỷ mà vẫn luôn hợp thời, cần thiết, mới mẻ và bất khả thay thế. Chỉ có Thiên Chúa mới làm nên một công trình tuyệt hảo đến thế.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên. Mặc dù dân Ít-ra-en khi vừa nghe ông Mô-sê công bố Thập điều đã đồng thanh tuyên bố : “Mọi lời Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành” (Xh 24,3); thì sau đó, khi Mô-sê lên nui Si-nai để tiếp tục diện kiến và nhận thêm các chỉ thị của Thiên Chúa, thì dân Ít-ra-en đã xin ông Aharon đúc một con bò vàng để họ tôn thờ.
Vừa mới nghe công bố điều răn thứ nhất : “Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp…để mà thờ” (Xh 20,4); và cũng vừa tuyên bố cứng : “…Chúng tôi sẽ thi hành”, nhưng dân Ít-ra-en đã vội sa ngã; quên béng Thiên Chúa và cúi đầu thờ lạy “bò vàng”. Rõ ràng điều đầu tiên mà Lời Chúa hôm nay muốn nhắc bảo chúng ta đó là : hãy tỉnh táo, khiêm nhượng. Giới Luật tốt, Lời thánh thiêng vẫn sờ sờ ra đó. Nhưng bản chất mỏng dòn yêu đuối của phận người, chúng ta có thể một sớm một chiều như dân Ít-ra-en sẽ “cuối đầu thờ lạy bò vàng” lúc nào không hay. Mùa Chay là thời điểm thuận lợi để chúng ta trở về nghiêm chỉnh thực thi Thập Điều.
2. Ngọn roi Đức Kitô những “con bò vàng trong lịch sử”.
Hiện tượng “bò vàng tục hóa” của dân Ít-ra-en thời Xuất Hành thật ra không phải chỉ diễn ra có một lần, mà gần như xuất hiện triền miên trong lịch sử nhân loại muôn nơi và muôn thuở.
Thật vậy, khi con người đem những giá trị thần linh, thiêng thánh xuống khỏi bệ thờ, khi hạ giá những đối tượng cao khiết thánh thiêng xuống hàng “phàm phu tục tử”... , thì đó chính là “hiện tượng bò vàng xuất hiện” hay là sự tục hóa. Cứ nhìn những cảnh xô đẩy, cướp giật, đánh đấm hổn loạn ở các lễ hội ngoài miền Bắc trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua hay những ngày đầu xuân nầy, (Từ Lộc Hội Gióng ngày mồng 6 Tết, đến đêm khai ấn Đền Trần ngày 14/1 âm lịch…) đủ cho chúng ta thấy hiện tượng tục hóa, hiện tượng bò vàng đang nở rộ nhiều như thế nào trong xã hội…!
Càng tinh vi hơn nữa khi hiện tượng tục hóa mặc những hình thức “quyến rủ ngọt ngào” mà theo Đức Thánh Cha Phanxico định nghĩa trong Sứ Điệp Mùa Chay 2018 là “những kẻ thổi kèn dụ rắn” hay những “tiên tri giả”. ĐTC đã nhận diện đó là những kẻ : “thao túng cảm xúc con người để bắt những người khác làm nô lệ và dẫn dắt người ta đến những nơi mình muốn. Có bao nhiêu con cái của Thiên Chúa bị mê hoặc bởi những thú vui tạm thời, nhầm tưởng những thứ ấy là hạnh phúc thật sự! Có bao nhiêu cuộc đời của những người nam nữ bị hớp hồn bởi ước mơ giàu có, mà chung cuộc chỉ là làm nô lệ cho những lợi nhuận và những ham muốn nhỏ nhen! Có bao nhiêu người trong cuộc đời tin rằng mình có đủ mọi thứ, nhưng cuối cùng chỉ chìm đắm trong cô đơn!
Các tiên tri giả cũng có thể là “những lang băm”, những người đưa ra các giải pháp dễ dàng và tức khắc cho những đau khổ, nhưng những thứ giải pháp ấy chỉ sớm cho thấy chúng cực kỳ vô ích. Có bao nhiêu người trẻ bị mê hoặc bởi những thứ thuốc chữa bách bệnh, bởi các mối quan hệ qua đường, và những lợi ích dễ dàng nhưng không trung thực! Có bao nhiêu người chìm đắm trong một cuộc sống hoàn toàn là “ảo”, với những mối quan hệ xem ra chóng vánh và đơn giản, nhưng chung cuộc chỉ là vô nghĩa! Những kẻ lừa đảo này, khi bán rong những thứ không có giá trị thực sự, đang cướp đi tất cả những gì quý giá nhất như phẩm giá, tự do và khả năng yêu thương. Họ thu hút thói phù hoa của chúng ta, lòng tin tưởng của chúng ta vào vẻ bề ngoài, nhưng cuối cùng họ chỉ lừa đảo chúng ta. Chúng ta cũng không nên ngạc nhiên. Để làm ngỡ ngàng tâm hồn con người, ma quỷ là “đứa quỷ quyệt và là cha của những lời dối trá” (Ga 8:44), đã luôn luôn ngụy trang điều ác như là sự thiện, và điều giả dối như là chân lý.”
Mùa Chay đúng là thời thuận tiện để chúng ta tỉnh táo nhận ra “những mưu ma chước quỷ” của những kẻ “thổi kèn dụ rắn” đó để quay trở về nhà Cha, để hoán cải đổi đời.
Riêng với Đức Kitô trong Tin Mừng Thánh Gioan hôm nay, thì Ngài không chỉ mời gọi suông cách nhẹ nhàng như lời gọi mời trong những ngày đầu khai trương sứ vụ “hãy sám hối và Tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15), mà Ngài đã quyết liệt “lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu :”Đem tất cả những thứ nầy ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. (Ga 2,14-15)
Quả thật đây là một điều “mới mẻ” trong cách hành xử của Đức Kitô mà Thánh Gioan đã nhận xét chí lý khi áp dụng lời Chúa cho trường hợp đặc biệt nầy : “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Ga 2,17) ; và cũng càng “mới hơn nữa” khi Ngài xác nhận với dân Do Thái về đền thờ : “các ông cứ phá hủy Đền Thờ nầy đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.”; và cũng chính Thánh Gioan đã chú giải : “Nhưng đền thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Ngài” (Ga 21).
Phải chăng đây chính là đề tài trọng tâm của Chúa Nhật 3 Mùa Chay hôm nay, khi tất cả chúng ta, những người Kitô hữu, đang được gọi mời thanh luyện đức tin khỏi những cách kiểu “tục hóa” mà không ít thì nhiều vẫn thường “có mặt” trong nhịp sống đức tin hằng ngày.
Phải chăng Mùa Chay chính là dịp để “ngọn roi của Đức Kitô” chạm đến cõi lòng, cuộc sống và việc thực hành niềm tin của mỗi người chúng ta, để chúng ta có được “một trái tim mới”, “một cõi lòng mới”, theo đúng kích thước của Tin Mừng.
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta biết quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội mà gội sạch tâm hồn khỏi những rác rưới tội lỗi đã làm biến dạng tâm hồn là chính “cung điện của Thiên Chúa”.
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta biết can đảm xóa bỏ đi những cách ngăn, đố kỵ, giận hờn, ghen ghét với tha nhân để biến cuộc tập họp của Hy tế Tạ Ơn thành Tiệc huynh đệ, biến cộng đoàn thành địa chỉ của yêu thương, chứ không phải là cuộc “tập họp bất đắc dĩ của những con người xa lạ và mỗi cái tôi, mỗi nhân vị trở thành một “pháo đài” kiên cố của bất khoan dung, hẹp hòi, kiêu ngạo…
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta biến giáo lý của Chúa, lề luật của Giáo Hội, lời cam kết khấn dòng… luôn trở thành một Tin Mừng của niềm vui và sự sống, chứ không còn là “những vòng kim cô vô hồn khắc nghiệt”, hay những nguyên tắc xa lạ rỗng tuếch…
Ngọn roi Đức Kitô chạm đến để :
- Ta chuẩn bị thường xuyên một “không gian nội tâm” thích hợp và xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị, một “con đường thẳng tắp để gặp gỡ tha nhân”, mà theo ngôn ngữ của Tin Mừng hôm nay, đó chính là “ngôi nhà của Thiên Chúa”, ngôi nhà của “cầu nguyện”, của hiệp nhất, yêu thương…đối lập với những “hang trộm cướp”, địa chỉ của tham lam, dục vọng, oán thù, ghanh ghét. Và một khi đã có được một cuộc đời là “cung thánh”, một trái tim xứng đáng là “đền thờ”, thì những giá trị của Tin Mừng Đức Kitô sẽ trở thành thuyết phục, con đường cứu độ của Kitô giáo sẽ là giải đáp và lựa chọn duy nhất của con người và “Thập giá điên rồ sẽ biến thành khôn ngoan” như Thánh Phaolô phát biểu trong thư gởi giáo đoàn Cô-rin-tô. (BĐ 2). Amen.
Giuse Trương Đình Hiền