Suy Niệm Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm B
Chúa Nhật II Phục Sinh cũng là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Bài Tin mừng trong Chúa Nhật này được đọc chung trong cả ba năm A,B,C, kể lại hai lần hiện ra của Đức Kitô Phục sinh. Tôma là nhân vật đáng chú ý nhất trong trình thuật này. Bởi vì, ông không có mặt khi Đức Kitô Phục sinh hiện ra lần thứ nhất. Mặc dầu, sau đó các môn đệ khác báo cho ông biết “Chúng tôi đã xem thấy Chúa.” Nhưng, chẳng những ông không tin mà còn thách thức rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.” (Ga 20,25). Thực ra, ông Tôma không được diễm phúc thấy Đức Kitô Phục sinh hiện ra lần thứ nhất là do lỗi tại ông. Do ông không ở với các Tông đồ khác. Do ông sống thiếu liên kết với Tông đồ đoàn. Vậy mà chẳng những ông không nhận lỗi của mình mà còn cả gan thách thức. Nhưng Đức Kitô Phục sinh là Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài không chấp nhất Tôma. Trái lại, Ngài còn đáp ứng đòi hỏi của Tôma. Ngài đã hiện ra và bảo Tôma rằng: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin.” (Ga 20,27). Như vậy, có thể nói vì Tôma mà có cuộc hiện ra lần thứ hai này.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:
Thứ nhất, phải sống liên kết với Giáo hội, cộng đoàn, gia đình: là thành phần của Giáo hội, mỗi người chúng ta cần phải sống liên kết với Giáo hội. Sự liên kết đó được thể hiện qua việc tuân phục Đức Thánh Cha, Đức Giáo Mục Giáo phận và những người được Ngài bổ nhiệm coi sóc chúng ta. Sự liên kết đó được thể hiện qua việc sống hiệp thông và tuân phục những người đại diện cộng đoàn: trong giáo xứ có cha xứ; trong cộng đoàn dòng tu có bề trên; trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị; trong các ban đoàn, hội đoàn luôn có người đứng đầu. Nếu biết sống hiệp thông và liên kết không những làm cho Giáo hội, cộng đoàn, gia đình…được vững mạnh mà còn giúp cho chúng ta có cơ hội sống tốt hơn. Còn nếu chúng ta sống riêng lẽ, thiếu sự liên kết, hiệp thông thì không những sẽ mất hạnh phúc gặp Chúa như Tôma mà hậu quả còn tệ hại hơn thế nữa. Về phạm vị Giáo hội: chúng ta vẫn thấy có những người, những gia đình sống thiếu sự liên kết, tuy họ có danh sách trong giáo xứ nọ giáo xứ kia nhưng vẫn không tham gia sinh hoạt, không đóng góp công việc chung; có những người xưng mình là kitô hữu nhưng vẫn “bắt cá hai tay”, nghĩa là họ vẫn đi lại với các tổ chức chống phá Giáo hội nhằm mục đích trục lợi; có những người Công Giáo nhưng theo phong trào “Sứ điệp từ trời”, họ không tuân phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Về phạm vi gia đình: có những người vợ người chồng sống thiếu liên kết nên đã xảy ra chuyện “chồng ăn chả vợ ăn nem”; có những người con không nghe lời cha mẹ dạy bảo, thậm chí còn bỏ nhà ra đi, dần dần lây nhiễm với bạn bè xấu nên trở thành những kẻ trộm cắp, nghiện ngập và cuối cùng đã đẩy mình vào con đường lao lý tù tội. Đó là hậu quả của những người sống thiếu liên kết với Giáo hội, với cộng đoàn và với gia đình.
Thứ hai, phải có tinh thần tha thứ: Đức Kitô đã tha thứ cho biết bao nhiêu người tội lỗi. Ngài tha thứ tội lỗi cho kẻ trộm lành cùng đóng đinh với Ngài trên Thánh giá. Ngài tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài không nhớ đến tội chối Thầy của Phêrô, tội bỏ trốn của các Tông đồ khác, sự cứng lòng tin của ông Tôma. Ngài còn dạy Phêrô không chỉ tha thứ bảy lần mà còn bảy mươi lần bảy, tức là phải tha thứ luôn luôn. Như vậy, tinh thần tha thứ là một đặc tính của Lòng Thương Xót Chúa và chắc chắn đó cũng phải là đặc tính của mỗi người kitô hữu chúng ta.
Là con người thì không ai tránh khỏi sai lỗi: chúng ta sai lỗi với Chúa, sai lỗi với Giáo hội, giáo xứ, cộng đoàn; chúng ta sai lỗi với các thành viên trong gia đình: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em; chúng ta sai lỗi với những người xung quanh, những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Người khác cũng có thể sai lỗi với chúng ta. Chính vì thế, khi chúng ta sai lỗi thì hãy thành tâm nhận lỗi của mình và xin sự tha thứ. Còn khi người khác có lỗi với chúng ta thì hãy sẵn sàng tha thứ cho họ. Tha thứ chẳng những giúp chúng ta sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn mà còn là điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta như lời Kinh Lạy Cha chúng ta thường đọc: “xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con.” (Mt 6,12)
Thứ ba, phải sống tinh thần chia sẻ: Chia sẻ về niềm tin, chia sẻ về của cải vật chất.
Chia sẻ niềm tin: sau khi gặp Đức Kitô phục sinh bà Maria Mađalêna đã đi báo tin cho các Tông đồ, các Tông đồ và các môn đệ báo tin cho nhau. Chẳng những thế, sau ngày lễ Ngũ Tuần, các ngài đã ra đi khắp nơi để rao giảng và làm chứng về sự phục sinh của Đức Kitô. Vì sự xác tín mạnh mẽ vào sự Phục sinh của Đức Kitô, nên bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu phục được khoảng 3000 người trở lại. Và trải qua 20 thế kỷ, Giáo hội tiếp tục loan báo Tin mừng Phục Sinh cho những người khác. Từ con số 12 hiện nay số người Công Giáo có khoảng 17% dân số thế giới. Giáo hội vẫn luôn mời gọi chúng ta tiếp tục chia sẻ Tin mừng Phục sinh cho những người khác tùy vào khả năng và hoàn cảnh sống của mình.
Chia sẻ của cải vật chất: Trong bài đọc I hôm nay, sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta thấy tinh thần chia sẻ của các kitô hữu thời sơ khai. Mọi người trong cộng đoàn đều đồng tâm nhất trí với nhau, họ yêu thương nhau như anh em ruột thịt. Mọi người đều để tất cả của cải mình có làm của chung: Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các Tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. (x. Cv 4,34-35). Việc làm này trở thành gương sáng cho những người xung quanh. Cho nên, các tín hữu rất được mọi người lương dân mến chuộng. Tinh thần chia sẻ của các tín hữu tiên khởi là bài học cho mỗi người chúng ta hôm nay. Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết quảng đại dâng cúng của cải mình có làm của chung để Giáo hội có điều kiện làm việc bác ái, từ thiện. Đồng thời, mỗi người biết quảng đại chia sẻ cho những người nghèo, những người tàn tật, ốm đau tùy hoàn cảnh và địa vị của mình. Vì “hãy cho thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy!” (Lc 6,38).
Lạy Chúa Kitô phục sinh, xin tăng thêm niềm tin cho chúng con. Xin cho chúng con biết sống liên kết với Giáo hội và với nhau, luôn có tinh thần tha thứ và biết chia sẻ niềm tin và của cải vật chất cho những người khác. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúa Nhật II Phục Sinh cũng là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Bài Tin mừng trong Chúa Nhật này được đọc chung trong cả ba năm A,B,C, kể lại hai lần hiện ra của Đức Kitô Phục sinh. Tôma là nhân vật đáng chú ý nhất trong trình thuật này. Bởi vì, ông không có mặt khi Đức Kitô Phục sinh hiện ra lần thứ nhất. Mặc dầu, sau đó các môn đệ khác báo cho ông biết “Chúng tôi đã xem thấy Chúa.” Nhưng, chẳng những ông không tin mà còn thách thức rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.” (Ga 20,25). Thực ra, ông Tôma không được diễm phúc thấy Đức Kitô Phục sinh hiện ra lần thứ nhất là do lỗi tại ông. Do ông không ở với các Tông đồ khác. Do ông sống thiếu liên kết với Tông đồ đoàn. Vậy mà chẳng những ông không nhận lỗi của mình mà còn cả gan thách thức. Nhưng Đức Kitô Phục sinh là Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài không chấp nhất Tôma. Trái lại, Ngài còn đáp ứng đòi hỏi của Tôma. Ngài đã hiện ra và bảo Tôma rằng: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin.” (Ga 20,27). Như vậy, có thể nói vì Tôma mà có cuộc hiện ra lần thứ hai này.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:
Thứ nhất, phải sống liên kết với Giáo hội, cộng đoàn, gia đình: là thành phần của Giáo hội, mỗi người chúng ta cần phải sống liên kết với Giáo hội. Sự liên kết đó được thể hiện qua việc tuân phục Đức Thánh Cha, Đức Giáo Mục Giáo phận và những người được Ngài bổ nhiệm coi sóc chúng ta. Sự liên kết đó được thể hiện qua việc sống hiệp thông và tuân phục những người đại diện cộng đoàn: trong giáo xứ có cha xứ; trong cộng đoàn dòng tu có bề trên; trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị; trong các ban đoàn, hội đoàn luôn có người đứng đầu. Nếu biết sống hiệp thông và liên kết không những làm cho Giáo hội, cộng đoàn, gia đình…được vững mạnh mà còn giúp cho chúng ta có cơ hội sống tốt hơn. Còn nếu chúng ta sống riêng lẽ, thiếu sự liên kết, hiệp thông thì không những sẽ mất hạnh phúc gặp Chúa như Tôma mà hậu quả còn tệ hại hơn thế nữa. Về phạm vị Giáo hội: chúng ta vẫn thấy có những người, những gia đình sống thiếu sự liên kết, tuy họ có danh sách trong giáo xứ nọ giáo xứ kia nhưng vẫn không tham gia sinh hoạt, không đóng góp công việc chung; có những người xưng mình là kitô hữu nhưng vẫn “bắt cá hai tay”, nghĩa là họ vẫn đi lại với các tổ chức chống phá Giáo hội nhằm mục đích trục lợi; có những người Công Giáo nhưng theo phong trào “Sứ điệp từ trời”, họ không tuân phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Về phạm vi gia đình: có những người vợ người chồng sống thiếu liên kết nên đã xảy ra chuyện “chồng ăn chả vợ ăn nem”; có những người con không nghe lời cha mẹ dạy bảo, thậm chí còn bỏ nhà ra đi, dần dần lây nhiễm với bạn bè xấu nên trở thành những kẻ trộm cắp, nghiện ngập và cuối cùng đã đẩy mình vào con đường lao lý tù tội. Đó là hậu quả của những người sống thiếu liên kết với Giáo hội, với cộng đoàn và với gia đình.
Thứ hai, phải có tinh thần tha thứ: Đức Kitô đã tha thứ cho biết bao nhiêu người tội lỗi. Ngài tha thứ tội lỗi cho kẻ trộm lành cùng đóng đinh với Ngài trên Thánh giá. Ngài tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài không nhớ đến tội chối Thầy của Phêrô, tội bỏ trốn của các Tông đồ khác, sự cứng lòng tin của ông Tôma. Ngài còn dạy Phêrô không chỉ tha thứ bảy lần mà còn bảy mươi lần bảy, tức là phải tha thứ luôn luôn. Như vậy, tinh thần tha thứ là một đặc tính của Lòng Thương Xót Chúa và chắc chắn đó cũng phải là đặc tính của mỗi người kitô hữu chúng ta.
Là con người thì không ai tránh khỏi sai lỗi: chúng ta sai lỗi với Chúa, sai lỗi với Giáo hội, giáo xứ, cộng đoàn; chúng ta sai lỗi với các thành viên trong gia đình: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em; chúng ta sai lỗi với những người xung quanh, những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Người khác cũng có thể sai lỗi với chúng ta. Chính vì thế, khi chúng ta sai lỗi thì hãy thành tâm nhận lỗi của mình và xin sự tha thứ. Còn khi người khác có lỗi với chúng ta thì hãy sẵn sàng tha thứ cho họ. Tha thứ chẳng những giúp chúng ta sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn mà còn là điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta như lời Kinh Lạy Cha chúng ta thường đọc: “xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con.” (Mt 6,12)
Thứ ba, phải sống tinh thần chia sẻ: Chia sẻ về niềm tin, chia sẻ về của cải vật chất.
Chia sẻ niềm tin: sau khi gặp Đức Kitô phục sinh bà Maria Mađalêna đã đi báo tin cho các Tông đồ, các Tông đồ và các môn đệ báo tin cho nhau. Chẳng những thế, sau ngày lễ Ngũ Tuần, các ngài đã ra đi khắp nơi để rao giảng và làm chứng về sự phục sinh của Đức Kitô. Vì sự xác tín mạnh mẽ vào sự Phục sinh của Đức Kitô, nên bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu phục được khoảng 3000 người trở lại. Và trải qua 20 thế kỷ, Giáo hội tiếp tục loan báo Tin mừng Phục Sinh cho những người khác. Từ con số 12 hiện nay số người Công Giáo có khoảng 17% dân số thế giới. Giáo hội vẫn luôn mời gọi chúng ta tiếp tục chia sẻ Tin mừng Phục sinh cho những người khác tùy vào khả năng và hoàn cảnh sống của mình.
Chia sẻ của cải vật chất: Trong bài đọc I hôm nay, sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta thấy tinh thần chia sẻ của các kitô hữu thời sơ khai. Mọi người trong cộng đoàn đều đồng tâm nhất trí với nhau, họ yêu thương nhau như anh em ruột thịt. Mọi người đều để tất cả của cải mình có làm của chung: Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các Tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. (x. Cv 4,34-35). Việc làm này trở thành gương sáng cho những người xung quanh. Cho nên, các tín hữu rất được mọi người lương dân mến chuộng. Tinh thần chia sẻ của các tín hữu tiên khởi là bài học cho mỗi người chúng ta hôm nay. Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết quảng đại dâng cúng của cải mình có làm của chung để Giáo hội có điều kiện làm việc bác ái, từ thiện. Đồng thời, mỗi người biết quảng đại chia sẻ cho những người nghèo, những người tàn tật, ốm đau tùy hoàn cảnh và địa vị của mình. Vì “hãy cho thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy!” (Lc 6,38).
Lạy Chúa Kitô phục sinh, xin tăng thêm niềm tin cho chúng con. Xin cho chúng con biết sống liên kết với Giáo hội và với nhau, luôn có tinh thần tha thứ và biết chia sẻ niềm tin và của cải vật chất cho những người khác. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành