Để Nuớc Trời Tăng Trưởng
(Chúa Nhật XI TN B – Mc 4,26-34)
Dụ ngôn là một loại hình văn phong khá quen thuộc với người Do Thái, đặc biệt thời Chúa Giêsu. Dụ ngôn là một câu chuyện kể vốn được lấy trong đời thường. Ý của tác giả kể chuyện dụ ngôn thường nằm ở câu kết và có khi lại được gợi mở qua một hai chi tiết nào đó có vẻ nghịch thường, không hợp lý của câu chuyện.
Tin Mừng Hội Thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật XI TN B là hai câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu mô tả sự tăng trưởng của Nước Trời. Nội hàm của hai dụ ngôn dường như đã quá rõ, đó là sự phát triển cách diệu kỳ của Nước Trời như mùa gặt bội thu, như cành lá xum xuê của cây cải. Ý nghĩa của các dụ ngôn còn hiển thị nơi chi tiết có vẻ nghịch thường đó là người nông dân làm mùa cách bàng quan và nơi hình ảnh chim làm tổ dưới cành lá cây cải vốn chỉ là một loại rau. Xưa nay ít có nhà nông nào đã gieo hạt mà chẳng cần biết lúa mọc ra sao. Chuyện chim làm tổ dưới cành lá cây cải cũng là chuyện xưa nay hiếm. Các chi tiết nghịch thường này muốn làm nổi rõ chân lý này: sự phát triển của Nước Trời là điều tất yếu.
Dựa vào lời mạc khải, chúng ta có thể khẳng định Nước Trời là nước của Thiên Chúa, vương quốc của tình yêu và của sự thật. Con người đã bị sự tham lam ích kỷ chi phối, do đó tình yêu đã bị làm biến dạng và băng hoại cách nào đó. Sự ích kỷ tham lam cũng đã làm con người xa rời, tránh né sự thật. Đây là tình trạng mà thánh Gioan gọi là “thế gian”, theo nghĩa là tình trạng vắng bóng hay chối từ Thiên Chúa.
Thế nhưng, “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3,16). Con Thiên Chúa đã vào trần gian để “làm chứng cho sự thật”, để sống yêu thương bằng việc phục vụ và hiến dâng mạng sống của mình (x.Ga 18,37). Nước Trời đã ở giữa nhân loại chúng ta. Cho dù bị khuớc từ hay bị chống đối lúc này lúc kia, nơi này khác, bởi người này người nọ, nhưng Nước Trời vẫn không ngừng lớn mạnh, vì Thiên Chúa là Đấng xây dựng và làm cho Nước Trời phát triển. Hạt giống Nước Trời được gieo vải, có thể có nhiều hạt như là bị hoang phí vô ích vì rơi trên vệ đường, rơi vào đất sỏi đá hay đất gai góc, nhưng khi có hạt rơi vào đất tốt thì sẽ sinh được một trăm hạt, sáu mươi hạt và chí ít cũng sinh được ba mươi (x.Mt 13,18-23). Thế là vẫn dư lãi.
Vì sự tham lam ích kỷ, háo danh, tham quyền, hám lợi lộc, con người bị cám dỗ sống giả dối, gian trá, sống bất công, ghen ghét, hận thù, sát phạt lẫn nhau. Tuy nhiên niềm khát mong sống trong công lý và sự thật vẫn mãi còn đó, sự ao ước được sống trong yêu thương vẫn luôn có đó. Nền khoa học công nghệ của con người luôn tăng tiến và ngày nay xem ra tiến bộ cách tỏ tường, đặc biệt là nền công nghệ viễn thông. Nhân loại ngày càng xích lại gần nhau hơn và nhờ thế sự tương thân tương ái càng có điều kiện phát triển. Một tai ương hoạn nạn vừa xảy ra ở đây thì chỉ năm bảy phút sau nhiều người trên thế giới đã có thể cập nhật thông tin và tình người lại được dịp rộng mở với sự sẻ chia cách này cách khác. Bên cạnh đó nền thông tin hiện đại đã giúp con người dễ dàng tiếp cận với chân lý và có điều kiện để đòi hỏi quyền được sống trong sự thật. Các phong trào dân chủ nhân quyền đang phát triển đó đây là một minh chứng cụ thể.
Cùng với bạo lực thì việc bẻ cong chân lý, tìm cách bưng bít sự thật là những chiêu bài của nhiều “cường quyền” đó đây thường sử dụng để bảo vệ vị thế cai trị của mình. Nhiều khi chúng lại được thể chế hóa bằng luật lệ nhằm “khách quan hóa, hợp pháp hóa” ý chí chủ quan của một thiếu số có quyền, có chức. Lịch sử minh chứng rằng hiện tượng này chỉ là một thời. Tuy nhiên độ dài ngắn của cái thời này còn tùy thuộc vào thiện tâm và sự dấn thân của những người muốn sống trong công bình, tình yêu và chân lý.
Nước Trời, vương quốc của tình yêu, của sự thật không ngừng tăng trưởng cả về mặt không gian lẫn chất lượng. Không có gì, không có ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Trời. Tất thảy vì lý do này: chính Thiên Chúa là Đấng dựng xây Nước Trời. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn dành phần vinh dự cho con người khi trao trọng trách cho con người góp phần xây dựng vương quốc ấy. Một nội dung của lời kinh “Lạy Cha” mà Chúa Giêsu truyền dạy: “Xin cho Nước Cha trị đến” (x.Mt 6,10). Là Kitô hữu, bạn, tôi, chúng ta đã làm gì cho Nước Trời trị đến trên trần gian này và trên quê hương chúng ta đang sống? Mối ưu tư trong lòng tôi có vượt ra khỏi những nhu cầu mang tính cá nhân không? Tôi có can đảm dấn thân vì tha nhân, vì xã hội, vì quê hương đất nước, vì giáo hội mà sẵn sàng đối diện với gian truân lẫn sự bách hại như thế nào?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XI TN B – Mc 4,26-34)
Dụ ngôn là một loại hình văn phong khá quen thuộc với người Do Thái, đặc biệt thời Chúa Giêsu. Dụ ngôn là một câu chuyện kể vốn được lấy trong đời thường. Ý của tác giả kể chuyện dụ ngôn thường nằm ở câu kết và có khi lại được gợi mở qua một hai chi tiết nào đó có vẻ nghịch thường, không hợp lý của câu chuyện.
Tin Mừng Hội Thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật XI TN B là hai câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu mô tả sự tăng trưởng của Nước Trời. Nội hàm của hai dụ ngôn dường như đã quá rõ, đó là sự phát triển cách diệu kỳ của Nước Trời như mùa gặt bội thu, như cành lá xum xuê của cây cải. Ý nghĩa của các dụ ngôn còn hiển thị nơi chi tiết có vẻ nghịch thường đó là người nông dân làm mùa cách bàng quan và nơi hình ảnh chim làm tổ dưới cành lá cây cải vốn chỉ là một loại rau. Xưa nay ít có nhà nông nào đã gieo hạt mà chẳng cần biết lúa mọc ra sao. Chuyện chim làm tổ dưới cành lá cây cải cũng là chuyện xưa nay hiếm. Các chi tiết nghịch thường này muốn làm nổi rõ chân lý này: sự phát triển của Nước Trời là điều tất yếu.
Dựa vào lời mạc khải, chúng ta có thể khẳng định Nước Trời là nước của Thiên Chúa, vương quốc của tình yêu và của sự thật. Con người đã bị sự tham lam ích kỷ chi phối, do đó tình yêu đã bị làm biến dạng và băng hoại cách nào đó. Sự ích kỷ tham lam cũng đã làm con người xa rời, tránh né sự thật. Đây là tình trạng mà thánh Gioan gọi là “thế gian”, theo nghĩa là tình trạng vắng bóng hay chối từ Thiên Chúa.
Thế nhưng, “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3,16). Con Thiên Chúa đã vào trần gian để “làm chứng cho sự thật”, để sống yêu thương bằng việc phục vụ và hiến dâng mạng sống của mình (x.Ga 18,37). Nước Trời đã ở giữa nhân loại chúng ta. Cho dù bị khuớc từ hay bị chống đối lúc này lúc kia, nơi này khác, bởi người này người nọ, nhưng Nước Trời vẫn không ngừng lớn mạnh, vì Thiên Chúa là Đấng xây dựng và làm cho Nước Trời phát triển. Hạt giống Nước Trời được gieo vải, có thể có nhiều hạt như là bị hoang phí vô ích vì rơi trên vệ đường, rơi vào đất sỏi đá hay đất gai góc, nhưng khi có hạt rơi vào đất tốt thì sẽ sinh được một trăm hạt, sáu mươi hạt và chí ít cũng sinh được ba mươi (x.Mt 13,18-23). Thế là vẫn dư lãi.
Vì sự tham lam ích kỷ, háo danh, tham quyền, hám lợi lộc, con người bị cám dỗ sống giả dối, gian trá, sống bất công, ghen ghét, hận thù, sát phạt lẫn nhau. Tuy nhiên niềm khát mong sống trong công lý và sự thật vẫn mãi còn đó, sự ao ước được sống trong yêu thương vẫn luôn có đó. Nền khoa học công nghệ của con người luôn tăng tiến và ngày nay xem ra tiến bộ cách tỏ tường, đặc biệt là nền công nghệ viễn thông. Nhân loại ngày càng xích lại gần nhau hơn và nhờ thế sự tương thân tương ái càng có điều kiện phát triển. Một tai ương hoạn nạn vừa xảy ra ở đây thì chỉ năm bảy phút sau nhiều người trên thế giới đã có thể cập nhật thông tin và tình người lại được dịp rộng mở với sự sẻ chia cách này cách khác. Bên cạnh đó nền thông tin hiện đại đã giúp con người dễ dàng tiếp cận với chân lý và có điều kiện để đòi hỏi quyền được sống trong sự thật. Các phong trào dân chủ nhân quyền đang phát triển đó đây là một minh chứng cụ thể.
Cùng với bạo lực thì việc bẻ cong chân lý, tìm cách bưng bít sự thật là những chiêu bài của nhiều “cường quyền” đó đây thường sử dụng để bảo vệ vị thế cai trị của mình. Nhiều khi chúng lại được thể chế hóa bằng luật lệ nhằm “khách quan hóa, hợp pháp hóa” ý chí chủ quan của một thiếu số có quyền, có chức. Lịch sử minh chứng rằng hiện tượng này chỉ là một thời. Tuy nhiên độ dài ngắn của cái thời này còn tùy thuộc vào thiện tâm và sự dấn thân của những người muốn sống trong công bình, tình yêu và chân lý.
Nước Trời, vương quốc của tình yêu, của sự thật không ngừng tăng trưởng cả về mặt không gian lẫn chất lượng. Không có gì, không có ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Trời. Tất thảy vì lý do này: chính Thiên Chúa là Đấng dựng xây Nước Trời. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn dành phần vinh dự cho con người khi trao trọng trách cho con người góp phần xây dựng vương quốc ấy. Một nội dung của lời kinh “Lạy Cha” mà Chúa Giêsu truyền dạy: “Xin cho Nước Cha trị đến” (x.Mt 6,10). Là Kitô hữu, bạn, tôi, chúng ta đã làm gì cho Nước Trời trị đến trên trần gian này và trên quê hương chúng ta đang sống? Mối ưu tư trong lòng tôi có vượt ra khỏi những nhu cầu mang tính cá nhân không? Tôi có can đảm dấn thân vì tha nhân, vì xã hội, vì quê hương đất nước, vì giáo hội mà sẵn sàng đối diện với gian truân lẫn sự bách hại như thế nào?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột