Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết, xin mời các bạn theo dõi 2 clips sau, xin chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 cảnh khác nhau.
Clip thứ nhất trình bày bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một buổi lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Bài giảng của ngài khá dài nên sau khi chiếu Đức Thánh Cha một lúc thì đài truyền hình trung ương Vatican quay sang chiếu cộng đoàn đang theo dõi bài giảng của ngài. Giữa hai cảnh khác nhau đó không có transition vì không cần thiết. Khán giả hoàn toàn không bất ngờ khi có sự chuyển tiếp như thế.
Clip thứ hai trình bày cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Trung Đông trong ngày cầu nguyện cho các tín hữu Kitô bị bách hại trong miền này. Sau khi Đức Thánh Cha tiến lên trước thềm nhà thờ, có một số chi tiết không được trình bày để video khỏi quá dài, sau đó các vị lãnh đạo mới đến chào Đức Thánh Cha. Vì bỏ đi một đoạn ở giữa nên chúng ta cần một transition để khán giả khỏi bỡ ngỡ.
Có nhiều transitions khác nhau có thể được dùng trong ngữ cảnh này. Cái transition được dùng trong trường hợp này là Circle Wipe Transition là cái mà Thúy Nga sẽ trình bày với các bạn trong chương trình này.
Thúy Nga cũng xin được nói rõ là có nhiều transitions đã được Adobe Premiere làm sẵn, các bạn chỉ cần kéo vào giữa 2 cái clips là xong. Circle Wipe Transition được dùng khi các bạn muốn làm cho nghệ thuật hơn, độc đáo hơn.
Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem mình có thấy được cái Effect Control Window hay không? Nếu không thấy, bạn chọn menu Window rồi tick vào Effect Control.
Bước thứ nhất là bạn kéo cái clip thứ nhất lên 1 layer cao hơn để có thể chèn cái clip thứ hai bên dưới.
Cái đoạn giao thoa giữa hai cái clip, tức là đoạn clip thứ nhất chồng lên clip thứ hai gọi là transition interval. Chiều dài lý tưởng của đoạn này là 15 frames.
Làm sao đo được 15 frames? Good question.
Bạn dùng con mouse click vào cái clip thứ nhất.
Giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END – END là kết thúc chứ không phải là N for November đâu.
Làm như thế, bạn kéo được cái timeline marker xuống cuối cái clip thứ nhất.
Bây giờ vẫn giữ phím Shift xuống, bạn nhấn phím Left Arrow 3 lần.
Mỗi lần bạn giữ phím Shift xuống và nhấn phím Left Arrow, bạn kéo cái timeline marker ngược về phía trước 5 frames. 3 lần là 15 frames.
Bây giờ bạn sẽ kéo cái clip thứ hai đến đúng chỗ cái timeline marker, tức là cái vạch màu xanh đó.
Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.
Chỗ Search box này, bạn đánh vào Circle để tìm cái Circle effect.
Bạn sẽ thấy nó nằm trong section Generate của Folder Video Effects.
Hãy drag nó vào cái clip thứ nhất. Bạn sẽ thấy giữa màn hình một cái vòng tròn mầu trắng.
Trong cái Effect Control Window, bạn tìm cái Circle effect và click vào Radius Timer để tạo ra các Key Frames. Gía trị default của Radius hiện nay là 75. Bạn sửa thành 0 đi.
Bây giờ, giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END để kéo xuống cuối clip thứ nhất. Nhưng mà Thúy Nga xin lưu ý các bạn rằng Shift-END di chuyển timeline marker đến cuối cái clip và ra khỏi cái clip luôn. Nên bây giờ bạn phải kéo ngược lại 1 frame để vào lại cái clip. Muốn làm như thế, bạn buông phím Shift ra và nhấn phím Left Arrow để di chuyển ngược lại 1 frame.
Bạn thay đổi Radius cho đến khi cái vòng tròn mầu trắng lấp đầy màn hình.
Right click trên cái Key Frames vừa mới tạo ra, chọn menu Ease Out.
Gần xong rồi. Trong cái Effect Control Window, dưới cái Circle effect, bạn tick vào Invert Circle, và sau đó sửa cái Blending Mode thành Stencil Alpha.
Di chuyển cái timeline marker xung quanh cái đoạn transition, bạn sẽ thấy thành quả mình vừa tạo ra.
Nếu thấy hình ảnh giựt giựt thì bạn kéo cái timeline marker về phía trước cái đoạn transition 1 chút rồi nhấn vào phím I, tức là chữ I ngắn Việt Nam đó. Rồi bạn kéo cái timeline marker về phía sau cái đoạn transition 1 chút. Nhấn phím O, tức là chữ o Việt Nam. Rồi nhấn phím Enter. Adobe Premirer sẽ render và play cái khúc đó.
Chúc các bạn thành công nhé.