Đại Lễ Mừng Kính Đức Maria Lên Trời Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Giáo Xứ Gia An.
Sau gần 60 ngày tích cực chuẩn bị mọi mặt, sáng nay, ngày 15.8.2018 tại Giáo xứ Gia An đã long trọng tổ chúc Thánh Lễ mừng Đức Maria hồn xác lên trời, đồng thời kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ (15.8.1958-2018)
Ngay từ sáng sớm, các người có trách nhiệm đã tất bật lo toan những công việc cuối cùng. Đúng 9g30 đoàn rước hân hoan tiến vào nhà thờ đã được trang hoàng lộng lẫy với biết bao cờ hoa, bong bóng bay.... Thánh lễ do Cha Giuse Hồ Sỹ Hữu TĐD chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha FX Đinh Tiên Đường Hạt trưởng hạt Đức Tánh, cha Tađêô quản xứ, và gần 30 cha trong, ngoài giáo hạt.
Mở đầu thánh lễ, cha Tađêô quản xứ có đôi lời chào thăm quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn, tiếp đến một vị đại diện HĐMV tuyên đọc vắn tắt Lược sử giáo xứ:
Năm thành lập: 1958
Bổn mạng: Mẹ Lên Trời (Lễ kính ngày 15 tháng 8)
Linh mục quản xứ: Cha Tađêô Nguyễn Quang Trung
Số giáo dân hiện nay: 2769/ 643 hộ gia đình
Địa chỉ: Thôn 3 xã Gia An - Huyện Tánh Linh - Tỉnh Bình Thuận.
I. Vị trí địa lý: Nằm trên trục lộ ĐT 720 (Đối diện UBND xã), cách Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao 28km về hướng Tây, cách ngã ba Ông Đồn 50km về hướng Đông, cách ngã ba căn cứ 6: 50km về hướng Nam.
II. Sơ lược sự hình thành và phát triễn:
Cuối năm 1957, một ít giáo dân tân tòng từ giáo phận Quy Nhơn gốc Quảng Ngãi được đưa đến khu dinh điền Duy Cần, thuộc xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy và được chia làm 4 ấp: Cần, Kiệm, Liêm, Chính có 28 gia đình Công Giáo thuộc ấp Chính. Đầu năm 1958 có thêm 62 gia đình giáo dân gốc Bắc Ninh từ các xứ đạo vùng Tân Thành, Xóm Mới, Gò Vấp, và Hố Nai đến lập nghiệp. Có thể nói Giáo xứ Gia An ra đời cùng với sự hình thành khu dinh điền mang tên Duy Cần, khu dinh điền đầu tiên trong vùng Tánh Linh - Hoài Đức.
Theo niên giám năm 1964 của Địa phận Nha Trang, giáo xứ Duy Cần được thành lập năm 1958, thuộc hạt Phan Thiết, do linh mục Giuse – Maria Phạm Trọng Kim quản xứ tiên khởi, với ngôi nhà thờ lợp tranh vách lá đơn sơ nhỏ bé. Nhờ Ơn Chúa giáo xứ từng bước phát triển, dù gặp muôn vàn khó khăn trở ngại. Số giáo dân năm 1964 là 1162 với 235 gia đình. Từ khi thành lập cho tới năm nay, giáo xứ luôn luôn có các linh mục phục vụ:
1. Cha Giuse – Maria Phạm Trọng Kim (1957 – 1958), thời điểm này giáo xứ hầu như chưa có gì, chỉ có ngôi nhà thờ nhỏ lợp tranh.
2. Cha G.B Trần Xuân Long (1958 – 1964), lúc này cha xứ cho làm lại nhà thờ lợp tole vách ván, nhà xứ tương đối khang trang với 5 phòng học. Đây là thời gian phong trào tòng giáo rất mạnh mẽ, có nhiều lương dân gia nhập đạo, các đoàn thể được xây dựng và phát triển rất tốt. Giáo xứ chọn Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15/8) làm bổn mạng. Sau biến cố 1963 một số gia đình trở lại Tân Thành, Gò Vấp, các gia đình tân tòng không tham gia các công việc chung của giáo xứ, lúc này các phong trào đi xuống rỏ rệt, số giáo dân giảm dần…
3. Cha Phaolô Nguyễn Lộc Huệ (1964 – 1965), vì thời cuộc chiến tranh loạn lạc nên cha chỉ lưu lại thời gian rất ngắn.
4. Cha Antôn Mai Khắc Cảnh (1965 – 1966), cha về nhận xứ Duy Cần. Vào ngày thứ năm Tuần Thánh (1966), cha đi Tánh Linh thăm cha P.X Hoàng Kim Điền, trên đường về, cha bị chính quyền cách mạng lâm thời mời đi học tập cải tạo. Do ốm đau bệnh tật cộng với rừng thiêng nước độc, cha đã qua đời trong núi rừng Tánh Linh. (Hài cốt của ngài được di dời về tại giáo xứ Gia An ngày 21. 6. 1996), hiện nằm trong khuôn viên nhà thờ cùng với cha Vân thầy Thúy. Thời gian này, giáo xứ thiếu vắng linh mục coi sóc. Được sự quan phòng của Chúa, cha Lê Văn Sinh quản xứ Sùng Nhơn đã về dâng Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật.
5. Cha Giuse Nguyễn Thanh Vân (1968 – 1973), tháng 8/1968, cha từ giáo xứ Tư Tề về nhận giáo xứ Duy Cần, cha đã cho củng cố lại các sinh hoạt chung của giáo xứ, có các thầy về giúp xứ nên đời sống đạo của giáo xứ bắt đầu khởi sắc trở lại, cùng với một số đoàn thể như Hội Đạo Binh Đức Mẹ, Hùng Tâm Dũng Chí… Cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt, sáng ngày 27 tháng giêng năm 1973, với đức ái mục tử cha đã hy sinh tính mạng để bảo vệ đàn chiên, ngài chết cháy trong ngôi nhà thờ bị thiêu rụi bởi bom Napan, cùng với thầy giúp xứ Luca Nguyễn Ngọc Thúy, và 2 em Đaminh Nguyễn Văn Cảnh (giúp lễ), và Maria Madalena Nguyễn Thị Kim (chị nuôi nhỏ bé).
6. Cha Vinh Sơn Nguyễn Đạo Quán (1973 – 1975), tháng 4/1973 cha về với giáo xứ, lúc này có một số gia đình từ Tân Thành (Sài Gòn), Long Hoa (Phan Thiết) đến lập nghiệp và thành lập một giáo họ mới, chọn Thánh Vinh Sơn làm bổn mạng. Cha xứ cho xây dựng lại nhà thờ tạm, 1 nhà xứ, lợp tranh vách ván, đồng thời làm thêm 4 phòng học để dạy văn hóa cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Đầu năm 1974 cha cho khởi công xây dựng nhà thờ mới, ngày 25.12.1974 vùng Tánh Linh - Hoài Đức rơi vào tay chính quyền cách mạng, lúc này một số giáo dân phải tạm lánh về vùng Bình Tuy, sau 30. 4. 1975 mới trở lại giáo xứ, nhà thờ mới hoàn thành được phần móng và các cột bê tông, công trình buộc phải dừng lại vì thiếu kinh phí, tole và các vật liệu khác thất thoát hoàn toàn.
7. Cha F.X Đinh Tấn Thời (1975 – 30.10.1994), sau biến cố 1975 giáo xứ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi công việc, đất đai nhà thờ bị trưng thu, nghĩa trang buộc di dời, mọi hoạt động tôn giáo bị ngăn cấm. Chỉ có ngày Chúa Nhật mới có Thánh lễ, ngày thường trong tuần cha dâng thánh lễ “chui – cửa đóng then cài, không dám đọc kinh, hát to tiếng”, rất ít giáo dân tham dự, các sinh hoạt khác bị ngăn cản, các đoàn thể tự tan rã, lúc này cha xứ chia các giáo họ theo đơn vị hành chính (có giáo họ 1, 2, 3, 5…). Vào các ngày lễ lớn: Phục Sinh, Giáng Sinh, chầu lượt, giáo dân khắp các vùng lân cận thuộc 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh quy tụ về nhà thờ Gia An để tham dự các nghi thức và Thánh Lễ. Năm 1977-1978 một số giáo dân Tân Mỹ, Quy Lai, Sáo Cát, Lăng Cô… thuộc Tổng địa phận Huế vào lập nghiệp tại Gia An, lập nên Giáo họ mới. Đồng thời năm 1979 có 34 gia đình Công Giáo với 205 giáo dân, thuộc hai giáo xứ Bồng Tiên và Cổ Việt từ giáo phận Thái Bình di cư vào Nam và lập nghiệp tại xã Vũ Hòa – huyện Đức Linh, nên có thêm giáo họ Vũ Hòa, chính số giáo dân này đã giúp tăng thêm sức mạnh cho giáo xứ. Tháng 2/1989 do điều kiện thuận lợi, cùng với mong ước của giáo dân. cha xứ FX Đinh Tấn Thời đã cho tiếp tục xây dựng nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ, như trời hạn gặp mưa rào, bà con giáo dân, nhất là giáo họ Vũ Hòa đã không tiếc công, tiếc của cùng nhau xây dựng nơi thờ phượng Chúa. Ngày 12 tháng 11 năm 1990 công trình đã hoàn thành và được Thánh hiến bởi Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, đây là ngôi thánh đường đầu tiên được thánh hiến của giáo phận Phan Thiết kể từ sau biến cố 1975.
Ngày 10 tháng 10 năm 1993 Hội Dòng MTG Phan Thiết cử 2 dì: Têrêxa Nguyễn Thị Miều và Maria Nguyễn Thị Loan về thành lập cộng đoàn MTG tại Gia An, sự có mặt của Cộng đoàn nữ tu MTG các hoạt động của giáo xứ thêm phần phong phú.
8. Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung (4.11.1994 – 31.8. 2003), cha đến từ giáo xứ Ma Lâm, cha đã hướng dẫn các giáo họ chọn các Thánh Tử đạo Việt Nam làm bổn mạng: gồm Giáo họ Matthêu Lê Văn Gẫm, Anrê Nguyễn Kim Thông, Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, các ban ngành, đoàn thể được thành lập và đi vào hoạt động rất tích cực, hiệu quả: Ban âm thanh ánh sáng, thể dục thể thao, đại diện phụ huynh học sinh Công Giáo, ẩm thực, khánh tiết, trang trí, hội cầu nguyện… Năm 1998 cha cho xây lại ngôi nhà xứ khang trang đẹp đẽ, nhà xứ cũ thì tu sửa thành các phòng học giáo lý cho thiếu nhi, ngoài ra còn xây thêm 5 phòng làm nhà bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà để xe tang…Ngày 31.8.2003 Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung lên đường du học, thời gian này giáo xứ không có linh mục, nhờ ơn Chúa, giáo xứ có thầy phó tế Giacôbê Tạ Chúc đến quản nhiệm và cử hành các nghi thức phụng vụ.
9. Cha Phaolô Lê Quang Luân (5.11.2003 – 27. 2. 2006), thời gian cha ở cùng giáo xứ không nhiều, nhưng cha đã quan tâm xây đựng được một đội ngũ các bộ, nhất là giáo lý viên rất trưởng thành và có trách nhiệm, các lớp giáo lý đi vào nền nếp. Cũng thời gian này cha xứ đã cho tu sửa nhà thờ, làm mới gian cung thánh, đóng mới trần, thay lại mái tole, xây tường rào bao quanh khuôn viên đất nhà thờ, bê tông hóa các lối đi… (khánh thành trùng tu ngày 15.8.2004).
10. Cha Giacôbê Tạ Chúc (28. 2. 2006 đến 12.5.2018). Từ ngày cha đến, ngoài việc phục vụ bàn thánh, xây dựng các đoàn thể, cha rất lưu tâm đến xây dựng cơ sở vật chất cho giáo xứ, cha đã cho xây Nhà thờ giáo họ Vũ Hòa (năm 2008, thánh hiến ngày 20. 2. 2009 - nay đã lên hàng giáo xứ), ngài cho xây mới 6 phòng học giáo lý (năm 2009), tháp chuông mới (năm 2010) xây đài Thánh Giuse (năm 2011), mở rộng thêm khuôn viên, bê tông hóa các đường kiệu chung quanh nhà thờ, nâng cao mặt bằng, trồng thêm các cây xanh, và nhiều công trình khác (năm 2012), ngài cho mở rộng thêm gian cung thánh nhà thờ (ngày 6. 8. 2013), nhằm phục vụ bà con giáo dân ngày càng đông đảo, nhất là trong những dịp lễ, tết.
11. Cha Tađêô Nguyễn Quang Trung quản xứ từ ngày 14. 5. 2018, cùng với cộng đoàn Gia An tiếp tục truyền thống tốt đẹp của tiền nhân, xây dựng Giáo xứ bên ngoài, bên trong, đặc biệt là phát huy đời sống đức tin “mến Chúa yêu người” hướng đến một cộng đoàn Giáo xứ Hiệp Nhất- Bình An như ngày hôm nay.
60 năm qua, giáo xứ đã có: 2 linh mục giáo phận, 24 tu sĩ nam nữ gồm: (3 Đại chủng sinh, 12 nữ tu dòng MTG - Phan Thiết, 2 dòng Thừa sai Claret, 2 dòng Thừa Sai - Phú Cường, 1 dòng Đức Mẹ Đi viếng - Huế, 1 dòng MTG Tân Việt - SG, 1 dòng MTG Đà Lạt, 1 dòng Scalabrini).
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, cha Giuse TĐD đã nói nhiều về Tín điều Đức Maria lên trời, đặc biệt ngài còn nhắc đi nhắc lại lòng biết ơn: Biết ơn Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, ông bà tổ tiên, các cha tiền nhiệm...đã dày công xây dựng giáo xứ này.
Cuối thánh lễ, ông thư ký HĐMV thay mặt cộng đoàn đã có lời cám ơn, chúc mừng và tặng hoa nhân 27 năm cha Giuse TĐD lãnh nhận Thánh chức linh mục (15.8.1991-2018), cám ơn các cha đồng tế và cộng đoàn. Trong đó có nhắc đến ý: 60 năm hình thành và phát triển, ý Chúa nhiệm mầu, có những sự trùng hợp ngẫu nhiên liên quan đến con số 6 như: từ 1958 đến nay đã trãi qua 6 đời Giáo hoàng, 6 đời Giám mục, 11 linh mục quản xứ (6 vị đã qua đời), 16 thầy từng giúp xứ, 6 nữ tu bề trên cộng đoàn MTG phục vụ tại xứ nhà, 60 ngày chuẩn bị xây mới Đài Đức Mẹ, 60 ngày hoàn tất và ra mắt cuốn kỷ yếu...
Đúng 11giờ10 thánh lễ kết thúc với Phép lành Tòa Thánh, các cha chụp hình lưu niệm trước cung thánh rồi cùng dự tiệc mừng chung chia niềm vui với công đoàn Giáo xứ
BTT Gx Gia An
Sau gần 60 ngày tích cực chuẩn bị mọi mặt, sáng nay, ngày 15.8.2018 tại Giáo xứ Gia An đã long trọng tổ chúc Thánh Lễ mừng Đức Maria hồn xác lên trời, đồng thời kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ (15.8.1958-2018)
Ngay từ sáng sớm, các người có trách nhiệm đã tất bật lo toan những công việc cuối cùng. Đúng 9g30 đoàn rước hân hoan tiến vào nhà thờ đã được trang hoàng lộng lẫy với biết bao cờ hoa, bong bóng bay.... Thánh lễ do Cha Giuse Hồ Sỹ Hữu TĐD chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha FX Đinh Tiên Đường Hạt trưởng hạt Đức Tánh, cha Tađêô quản xứ, và gần 30 cha trong, ngoài giáo hạt.
Mở đầu thánh lễ, cha Tađêô quản xứ có đôi lời chào thăm quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn, tiếp đến một vị đại diện HĐMV tuyên đọc vắn tắt Lược sử giáo xứ:
Năm thành lập: 1958
Bổn mạng: Mẹ Lên Trời (Lễ kính ngày 15 tháng 8)
Linh mục quản xứ: Cha Tađêô Nguyễn Quang Trung
Số giáo dân hiện nay: 2769/ 643 hộ gia đình
Địa chỉ: Thôn 3 xã Gia An - Huyện Tánh Linh - Tỉnh Bình Thuận.
I. Vị trí địa lý: Nằm trên trục lộ ĐT 720 (Đối diện UBND xã), cách Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao 28km về hướng Tây, cách ngã ba Ông Đồn 50km về hướng Đông, cách ngã ba căn cứ 6: 50km về hướng Nam.
II. Sơ lược sự hình thành và phát triễn:
Cuối năm 1957, một ít giáo dân tân tòng từ giáo phận Quy Nhơn gốc Quảng Ngãi được đưa đến khu dinh điền Duy Cần, thuộc xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy và được chia làm 4 ấp: Cần, Kiệm, Liêm, Chính có 28 gia đình Công Giáo thuộc ấp Chính. Đầu năm 1958 có thêm 62 gia đình giáo dân gốc Bắc Ninh từ các xứ đạo vùng Tân Thành, Xóm Mới, Gò Vấp, và Hố Nai đến lập nghiệp. Có thể nói Giáo xứ Gia An ra đời cùng với sự hình thành khu dinh điền mang tên Duy Cần, khu dinh điền đầu tiên trong vùng Tánh Linh - Hoài Đức.
Theo niên giám năm 1964 của Địa phận Nha Trang, giáo xứ Duy Cần được thành lập năm 1958, thuộc hạt Phan Thiết, do linh mục Giuse – Maria Phạm Trọng Kim quản xứ tiên khởi, với ngôi nhà thờ lợp tranh vách lá đơn sơ nhỏ bé. Nhờ Ơn Chúa giáo xứ từng bước phát triển, dù gặp muôn vàn khó khăn trở ngại. Số giáo dân năm 1964 là 1162 với 235 gia đình. Từ khi thành lập cho tới năm nay, giáo xứ luôn luôn có các linh mục phục vụ:
1. Cha Giuse – Maria Phạm Trọng Kim (1957 – 1958), thời điểm này giáo xứ hầu như chưa có gì, chỉ có ngôi nhà thờ nhỏ lợp tranh.
2. Cha G.B Trần Xuân Long (1958 – 1964), lúc này cha xứ cho làm lại nhà thờ lợp tole vách ván, nhà xứ tương đối khang trang với 5 phòng học. Đây là thời gian phong trào tòng giáo rất mạnh mẽ, có nhiều lương dân gia nhập đạo, các đoàn thể được xây dựng và phát triển rất tốt. Giáo xứ chọn Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15/8) làm bổn mạng. Sau biến cố 1963 một số gia đình trở lại Tân Thành, Gò Vấp, các gia đình tân tòng không tham gia các công việc chung của giáo xứ, lúc này các phong trào đi xuống rỏ rệt, số giáo dân giảm dần…
3. Cha Phaolô Nguyễn Lộc Huệ (1964 – 1965), vì thời cuộc chiến tranh loạn lạc nên cha chỉ lưu lại thời gian rất ngắn.
4. Cha Antôn Mai Khắc Cảnh (1965 – 1966), cha về nhận xứ Duy Cần. Vào ngày thứ năm Tuần Thánh (1966), cha đi Tánh Linh thăm cha P.X Hoàng Kim Điền, trên đường về, cha bị chính quyền cách mạng lâm thời mời đi học tập cải tạo. Do ốm đau bệnh tật cộng với rừng thiêng nước độc, cha đã qua đời trong núi rừng Tánh Linh. (Hài cốt của ngài được di dời về tại giáo xứ Gia An ngày 21. 6. 1996), hiện nằm trong khuôn viên nhà thờ cùng với cha Vân thầy Thúy. Thời gian này, giáo xứ thiếu vắng linh mục coi sóc. Được sự quan phòng của Chúa, cha Lê Văn Sinh quản xứ Sùng Nhơn đã về dâng Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật.
5. Cha Giuse Nguyễn Thanh Vân (1968 – 1973), tháng 8/1968, cha từ giáo xứ Tư Tề về nhận giáo xứ Duy Cần, cha đã cho củng cố lại các sinh hoạt chung của giáo xứ, có các thầy về giúp xứ nên đời sống đạo của giáo xứ bắt đầu khởi sắc trở lại, cùng với một số đoàn thể như Hội Đạo Binh Đức Mẹ, Hùng Tâm Dũng Chí… Cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt, sáng ngày 27 tháng giêng năm 1973, với đức ái mục tử cha đã hy sinh tính mạng để bảo vệ đàn chiên, ngài chết cháy trong ngôi nhà thờ bị thiêu rụi bởi bom Napan, cùng với thầy giúp xứ Luca Nguyễn Ngọc Thúy, và 2 em Đaminh Nguyễn Văn Cảnh (giúp lễ), và Maria Madalena Nguyễn Thị Kim (chị nuôi nhỏ bé).
6. Cha Vinh Sơn Nguyễn Đạo Quán (1973 – 1975), tháng 4/1973 cha về với giáo xứ, lúc này có một số gia đình từ Tân Thành (Sài Gòn), Long Hoa (Phan Thiết) đến lập nghiệp và thành lập một giáo họ mới, chọn Thánh Vinh Sơn làm bổn mạng. Cha xứ cho xây dựng lại nhà thờ tạm, 1 nhà xứ, lợp tranh vách ván, đồng thời làm thêm 4 phòng học để dạy văn hóa cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Đầu năm 1974 cha cho khởi công xây dựng nhà thờ mới, ngày 25.12.1974 vùng Tánh Linh - Hoài Đức rơi vào tay chính quyền cách mạng, lúc này một số giáo dân phải tạm lánh về vùng Bình Tuy, sau 30. 4. 1975 mới trở lại giáo xứ, nhà thờ mới hoàn thành được phần móng và các cột bê tông, công trình buộc phải dừng lại vì thiếu kinh phí, tole và các vật liệu khác thất thoát hoàn toàn.
7. Cha F.X Đinh Tấn Thời (1975 – 30.10.1994), sau biến cố 1975 giáo xứ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi công việc, đất đai nhà thờ bị trưng thu, nghĩa trang buộc di dời, mọi hoạt động tôn giáo bị ngăn cấm. Chỉ có ngày Chúa Nhật mới có Thánh lễ, ngày thường trong tuần cha dâng thánh lễ “chui – cửa đóng then cài, không dám đọc kinh, hát to tiếng”, rất ít giáo dân tham dự, các sinh hoạt khác bị ngăn cản, các đoàn thể tự tan rã, lúc này cha xứ chia các giáo họ theo đơn vị hành chính (có giáo họ 1, 2, 3, 5…). Vào các ngày lễ lớn: Phục Sinh, Giáng Sinh, chầu lượt, giáo dân khắp các vùng lân cận thuộc 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh quy tụ về nhà thờ Gia An để tham dự các nghi thức và Thánh Lễ. Năm 1977-1978 một số giáo dân Tân Mỹ, Quy Lai, Sáo Cát, Lăng Cô… thuộc Tổng địa phận Huế vào lập nghiệp tại Gia An, lập nên Giáo họ mới. Đồng thời năm 1979 có 34 gia đình Công Giáo với 205 giáo dân, thuộc hai giáo xứ Bồng Tiên và Cổ Việt từ giáo phận Thái Bình di cư vào Nam và lập nghiệp tại xã Vũ Hòa – huyện Đức Linh, nên có thêm giáo họ Vũ Hòa, chính số giáo dân này đã giúp tăng thêm sức mạnh cho giáo xứ. Tháng 2/1989 do điều kiện thuận lợi, cùng với mong ước của giáo dân. cha xứ FX Đinh Tấn Thời đã cho tiếp tục xây dựng nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ, như trời hạn gặp mưa rào, bà con giáo dân, nhất là giáo họ Vũ Hòa đã không tiếc công, tiếc của cùng nhau xây dựng nơi thờ phượng Chúa. Ngày 12 tháng 11 năm 1990 công trình đã hoàn thành và được Thánh hiến bởi Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, đây là ngôi thánh đường đầu tiên được thánh hiến của giáo phận Phan Thiết kể từ sau biến cố 1975.
Ngày 10 tháng 10 năm 1993 Hội Dòng MTG Phan Thiết cử 2 dì: Têrêxa Nguyễn Thị Miều và Maria Nguyễn Thị Loan về thành lập cộng đoàn MTG tại Gia An, sự có mặt của Cộng đoàn nữ tu MTG các hoạt động của giáo xứ thêm phần phong phú.
8. Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung (4.11.1994 – 31.8. 2003), cha đến từ giáo xứ Ma Lâm, cha đã hướng dẫn các giáo họ chọn các Thánh Tử đạo Việt Nam làm bổn mạng: gồm Giáo họ Matthêu Lê Văn Gẫm, Anrê Nguyễn Kim Thông, Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, các ban ngành, đoàn thể được thành lập và đi vào hoạt động rất tích cực, hiệu quả: Ban âm thanh ánh sáng, thể dục thể thao, đại diện phụ huynh học sinh Công Giáo, ẩm thực, khánh tiết, trang trí, hội cầu nguyện… Năm 1998 cha cho xây lại ngôi nhà xứ khang trang đẹp đẽ, nhà xứ cũ thì tu sửa thành các phòng học giáo lý cho thiếu nhi, ngoài ra còn xây thêm 5 phòng làm nhà bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà để xe tang…Ngày 31.8.2003 Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung lên đường du học, thời gian này giáo xứ không có linh mục, nhờ ơn Chúa, giáo xứ có thầy phó tế Giacôbê Tạ Chúc đến quản nhiệm và cử hành các nghi thức phụng vụ.
9. Cha Phaolô Lê Quang Luân (5.11.2003 – 27. 2. 2006), thời gian cha ở cùng giáo xứ không nhiều, nhưng cha đã quan tâm xây đựng được một đội ngũ các bộ, nhất là giáo lý viên rất trưởng thành và có trách nhiệm, các lớp giáo lý đi vào nền nếp. Cũng thời gian này cha xứ đã cho tu sửa nhà thờ, làm mới gian cung thánh, đóng mới trần, thay lại mái tole, xây tường rào bao quanh khuôn viên đất nhà thờ, bê tông hóa các lối đi… (khánh thành trùng tu ngày 15.8.2004).
10. Cha Giacôbê Tạ Chúc (28. 2. 2006 đến 12.5.2018). Từ ngày cha đến, ngoài việc phục vụ bàn thánh, xây dựng các đoàn thể, cha rất lưu tâm đến xây dựng cơ sở vật chất cho giáo xứ, cha đã cho xây Nhà thờ giáo họ Vũ Hòa (năm 2008, thánh hiến ngày 20. 2. 2009 - nay đã lên hàng giáo xứ), ngài cho xây mới 6 phòng học giáo lý (năm 2009), tháp chuông mới (năm 2010) xây đài Thánh Giuse (năm 2011), mở rộng thêm khuôn viên, bê tông hóa các đường kiệu chung quanh nhà thờ, nâng cao mặt bằng, trồng thêm các cây xanh, và nhiều công trình khác (năm 2012), ngài cho mở rộng thêm gian cung thánh nhà thờ (ngày 6. 8. 2013), nhằm phục vụ bà con giáo dân ngày càng đông đảo, nhất là trong những dịp lễ, tết.
11. Cha Tađêô Nguyễn Quang Trung quản xứ từ ngày 14. 5. 2018, cùng với cộng đoàn Gia An tiếp tục truyền thống tốt đẹp của tiền nhân, xây dựng Giáo xứ bên ngoài, bên trong, đặc biệt là phát huy đời sống đức tin “mến Chúa yêu người” hướng đến một cộng đoàn Giáo xứ Hiệp Nhất- Bình An như ngày hôm nay.
60 năm qua, giáo xứ đã có: 2 linh mục giáo phận, 24 tu sĩ nam nữ gồm: (3 Đại chủng sinh, 12 nữ tu dòng MTG - Phan Thiết, 2 dòng Thừa sai Claret, 2 dòng Thừa Sai - Phú Cường, 1 dòng Đức Mẹ Đi viếng - Huế, 1 dòng MTG Tân Việt - SG, 1 dòng MTG Đà Lạt, 1 dòng Scalabrini).
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, cha Giuse TĐD đã nói nhiều về Tín điều Đức Maria lên trời, đặc biệt ngài còn nhắc đi nhắc lại lòng biết ơn: Biết ơn Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, ông bà tổ tiên, các cha tiền nhiệm...đã dày công xây dựng giáo xứ này.
Cuối thánh lễ, ông thư ký HĐMV thay mặt cộng đoàn đã có lời cám ơn, chúc mừng và tặng hoa nhân 27 năm cha Giuse TĐD lãnh nhận Thánh chức linh mục (15.8.1991-2018), cám ơn các cha đồng tế và cộng đoàn. Trong đó có nhắc đến ý: 60 năm hình thành và phát triển, ý Chúa nhiệm mầu, có những sự trùng hợp ngẫu nhiên liên quan đến con số 6 như: từ 1958 đến nay đã trãi qua 6 đời Giáo hoàng, 6 đời Giám mục, 11 linh mục quản xứ (6 vị đã qua đời), 16 thầy từng giúp xứ, 6 nữ tu bề trên cộng đoàn MTG phục vụ tại xứ nhà, 60 ngày chuẩn bị xây mới Đài Đức Mẹ, 60 ngày hoàn tất và ra mắt cuốn kỷ yếu...
Đúng 11giờ10 thánh lễ kết thúc với Phép lành Tòa Thánh, các cha chụp hình lưu niệm trước cung thánh rồi cùng dự tiệc mừng chung chia niềm vui với công đoàn Giáo xứ
BTT Gx Gia An