Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXII – B
(Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23)
Phụng vụ Lời Chúa thường niên B năm tuần vừa qua bị gián đoạn bởi chương 6 Tin Mừng Gioan xen vào, hôm nay chúng ta trở lại với chương 7 Tin Mừng Macô, Chúa Giêsu giúp các môn đệ cũng như người đương thời đào sâu ý niệm về sự trong sạch và những luật lệ liên quan. Về vấn đề này, thư thánh Giacôbê trong bài đọc II cũng soi sáng cho chúng ta khi ngài viết : « Lòng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ mình khỏi mọi ô uế đời này» (Gc 1,27 ).
Đạo trong sạch
Từ thế kỷ thứ II, người Do thái đưa ra luật cấm không được giao du và ăn uống với dân ngoại, để khỏi bị ô uế. Người Pharisiêu cho rằng tôn giáo của họ phát xuất từ Thiên Chúa, tẩy sạch là một nghi lễ công cộng, "vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước" (Mc 7), thế nên họ chướng tai gai mắt khi thấy môn đệ Chúa Giêsu "dùng bữa với bàn tay không trong sạch" (Mc 7,3). Người Do thái chỉ ăn sau khi đã rửa tay (x. Mc 7,3), các tập tục của họ gắn bó với "truyền thống" (Mc 7,4), thể hiện lòng trung thành với "Thiên Chúa, Đấng ở gần họ" (x. Dnl 4, 7) như Môise đã nói.
Cần phải ghi nhận rằng, Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ Lề Luật. Nhưng dạy người ta chống lại thói đạo đức giả hình, vụ hình thức, quan trọng hóa luật lệ của con tim với nghi lễ bên ngoài. Người lên án việc làm khiến người ta xa rời Thiên Chúa, và nghĩ rằng thực hành tỉ mỉ của các quy tắc Luật định là vinh quang ; mặt khác, theo Chúa Giêsu, sự trong sạch không tùy thuộc vào lễ nghi thanh tẩy, nhưng tùy thuộc vào tấm lòng.
Lòng trong sạch
Khi tuyên bố : "Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế " (Mc 7), cái đó không chạm tới lòng người ta, nhưng vào trong bụng và kết thúc trong cống rãnh. Theo Chúa Giêsu, điều gì làm cho chúng ta ô uế : " Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế".
Những gì là nhơ bẩn, ô uế, hay những ý định và hành động xấu xa không đến từ bên ngoài, mà đến từ lòng dạ xấu xa và xa rời Thiên Chúa. Thiên Chúa không hiện diện khi lòng người rời xa Chúa.
Tôn giáo được Chúa Giêsu thiết lập không giảm thiểu vào các nghi lễ bên ngoài, gồm một mớ những học thuyết và đạo đức giả ; đây là sự mặc khải về khuôn mặt của Thiên Chúa trong nhân loại nơi con người Chúa Giêsu. Việc thực hành đạo dù lớn hay nhỏ, chỉ có ý nghĩa và có giá trị khi được sinh ra từ tình yêu, được tháp tùng bởi tình yêu và được tiêu thụ trong tình yêu.
Yêu thương là chu toàn Luật Chúa
Tập tục của tiền nhân người Do thái thích giữ với lòng đạo đức ấy lại trái với Luật Môise. Đó là lý do tại sao Êsai nói : "Bạc của ngươi hóa thành ten chì, rượu đã trá pha nước lã" (Is 1,22), cho thấy người xưa kết hợp sống giới luật của Chúa với một truyền thống nhạt nhòa, nghĩa là họ đã thiết lập một luật biến chất trái với Luật Chúa. Chúa Giêsu trách họ : Tại sao các ông phạm đến lệnh truyền của Thiên Chúa nhân lệ truyền của các ông? (Mt 15,3) Họ bỏ qua những điều cần thiết, thêm vào những khoản phụ và giải thích theo lối khác, việc họ làm lột tẩy họ là những kẻ đạo đức giả hình.
Họ cương quyết bảo vệ các tập tục, nhưng không tuân thủ Luật Chúa. Thậm chí họ đổ lỗi cho Chúa Giêsu vi phạm ngày Sabát khi chữa bệnh, điều mà Luật không cấm. Tuy nhiên, họ không nhận lỗi về mình đã vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa, luật của họ thiếu hẳng tình yêu. Tình yêu này, trên thực tế, là điều răn thứ nhất và trọng nhất, và thứ hai là tình yêu của người lân cận.
Thánh Phaolô cũng nói : Yêu mến là chu toàn cả Lề luật (Rm 13,10) và khi tất cả chỉ còn lại Tin, Cậy, Mến. Ấy là bộ ba! Nhưng trong bộ ba ấy, Mến lớn hơn cả! ( 1Cor 13,13). Và giả như tôi được ơn tiên tri, và biết mọi sự nhiệm mầu, toàn cả trí tri; và giả như tôi được tất cả lòng tin, khiến chuyển được đồi núi, mà tôi lại không có lòng mến, thì tôi vẫn là không! (1Co 13,2). Nếu không có bác ái thì tất cả chỉ là không.
Chính bác ai mang lại sự hoàn hảo cho con người, vì ai yêu mến Thiên Chúa là hoàn hảo trong thế giới hiện tại và tương lai. Vì chúng ta sẽ không bao giờ ngừng yêu mến Thiên Chúa, nhưng hơn thế nữa sẽ chiêm ngắm và yêu mến Ngài đồng thời thương tha nhân.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
LỀ LUẬT LÀ DẤU CHỈ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXII – B
(Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23)
Chúa Nhật thứ XXII thường niên B đưa chúng ta trở lại với Tin Mừng Marcô, với sứ điệp Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhận ra rằng, giữa bao nhiêu phong tục tập quán của loài người còn có những Luật Lệ của Thiên Chúa. Lề Luật ấy là yếu tố nòng cốt của Do thái giáo cũng như Kitô giáo, nơi Lề Luật, chúng ta tìm thấy sự hoàn hảo trong tình yêu (x. Rm 13,10). Và Lề Luật của Thiên Chúa không phải là một gánh nặng hay sự gò bó đối với con người, đúng hơn Lề Luật là hồng ân quý giá, vì nó chứng tỏ thấy tình yêu của Thiên Chúa là Cha luôn gần gũi với con người là thần dân của Chúa, cùng với họ viết lên một lịch sử tình yêu.
Vì yêu mến con người Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa (x. St ). Cũng vì muốn con người vui sống hạnh phúc, Thiên Chúa đã ban truyền các Thánh chỉ của Ngài là Lề Luật để hướng dẫn con người, đưa con người ra khỏi tình trạng nô lệ của ích kỷ và dẫn vào trong "miền đất" của sự tự do và sự sống đích thật. Những người Do thái đạo đức thường cầu nguyện như sau: "Nơi các luật điều của Người, tôi vui khoái, tôi sẽ không quên lời lẽ của Người… Xin cho tôi vững bước trên nẻo đi lệnh truyền, vì nó là nguồn sung sướng của tôi" (Tv 119,16.35).
Thánh chỉ của Chúa được ban qua trung gian Môisen, và Môisen có bổn phận phải thông truyền cho dân như sau: "Và bây giờ, hỡi Israel, hãy nghe các luật điều và phán quyết ta dạy các ngươi thi hành, ngõ hầu các ngươi được sống mà vào chiếm lấy đất Thiên Chúa của cha ông các ngươi muốn ban cho các ngươi" (Ðnl 4,1).
Với dòng thời gian, con người trở nên hư hỏng và bị cám dỗ tôn thờ ngẫu tượng, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, và đương nhiên họ không còn tuân giữ Lề Luật Chúa nữa. Như thế tôn giáo lạc mất ý nghĩa đích thật của nó là sống trong thái độ lắng nghe Thiên Chúa để làm theo ý muốn của Ngài. Tôn giáo tự giản lược vào việc thi hành các thói quen phụ thuộc làm thỏa mãn nhu cầu của con người cảm thấy yên ổn với Thiên Chúa. Đã đành với thời gian qua đi con người có xu hướng bóp méo những lời khuyên Tin Mừng, và sau khi đã suy xét, họ thay đổi hoặc bóp nghẹt bởi do dự : "Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng …" (Mc 7, 4). Vì thế những người sống đạo bình dân, đã không nghe lời các tiến sĩ luật và những người pharisiêu, họ gắn bó với Lời Chúa hơn là vấn đề con người chú trọng. Chúa Giêsu lấy các lời của ngôn sứ Isaia làm của mình chống lại các kinh sĩ và các Pharisiêu : "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng : 'Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người" (Mc 7, 7; x. Is 29,13). Và Người kết luận : "Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người" (Mc 7, 8). Cả tông đồ Giacôbê, trong thư của người, cũng cảnh cáo nguy cơ của một tôn giáo giả. Người viết cho các kitô hữu như sau: "Anh em hãy là những người thực hành Lời Chúa, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình" (Gc 1,22).
Lúc sinh thời, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhân danh toàn thể Giáo hội ngỏ lời xin lỗi vì những điều không tốt con cái mình đã gây ra trong suốt chiều dài của lịch sử, trong nghĩa đó ngài bộc bạch rằng con cái mình "đã đi quá xa Tin Mừng".
Lời Chúa Giêsu nói với chúng ta : "Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế" (Mc 7,15). Chỉ có những gì từ lòng người xuất ra, từ trong tòa án lương tâm của chúng ta mới có thể làm chúng ta ra ô uế. Chính sự độc ác này làm hư hỏng cả và nhân loại. Lòng thương xót của chúng ta không chính đáng với chính mình, nhưng giữ tâm hồn chúng ta không bị nhơ bẩn, "rửa tay" (của Philatô dẫn đến cái chết cả Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta điều đó).
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu diễn tả điều ấy cách chắc chắn trong cuốn Nhật Ký Tâm Hồn : "(…) Khi chiêm ngắm thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, tôi đã hiểu rằng Giáo hội có một trái tim tình yêu cháy bỏng". Từ trái tim ấy, Tin Mừng tình yêu trào dâng những điều tốt hảo, cụ thể là giúp đỡ những ai cần giúp "vì ta đói, các người đã cho ăn..." (Mt 25,35).
Xin Ðức Trinh Nữ Maria cầu thay nguyện giúp cho chúng ta là con cái Mẹ biết lắng nghe Lời Chúa với con tim rộng mở và chân thành, để Mẹ hướng dẫn các tư tưởng, các lựa chọn và hành động của chúng ta mỗi ngày. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23)
Phụng vụ Lời Chúa thường niên B năm tuần vừa qua bị gián đoạn bởi chương 6 Tin Mừng Gioan xen vào, hôm nay chúng ta trở lại với chương 7 Tin Mừng Macô, Chúa Giêsu giúp các môn đệ cũng như người đương thời đào sâu ý niệm về sự trong sạch và những luật lệ liên quan. Về vấn đề này, thư thánh Giacôbê trong bài đọc II cũng soi sáng cho chúng ta khi ngài viết : « Lòng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ mình khỏi mọi ô uế đời này» (Gc 1,27 ).
Đạo trong sạch
Từ thế kỷ thứ II, người Do thái đưa ra luật cấm không được giao du và ăn uống với dân ngoại, để khỏi bị ô uế. Người Pharisiêu cho rằng tôn giáo của họ phát xuất từ Thiên Chúa, tẩy sạch là một nghi lễ công cộng, "vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước" (Mc 7), thế nên họ chướng tai gai mắt khi thấy môn đệ Chúa Giêsu "dùng bữa với bàn tay không trong sạch" (Mc 7,3). Người Do thái chỉ ăn sau khi đã rửa tay (x. Mc 7,3), các tập tục của họ gắn bó với "truyền thống" (Mc 7,4), thể hiện lòng trung thành với "Thiên Chúa, Đấng ở gần họ" (x. Dnl 4, 7) như Môise đã nói.
Cần phải ghi nhận rằng, Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ Lề Luật. Nhưng dạy người ta chống lại thói đạo đức giả hình, vụ hình thức, quan trọng hóa luật lệ của con tim với nghi lễ bên ngoài. Người lên án việc làm khiến người ta xa rời Thiên Chúa, và nghĩ rằng thực hành tỉ mỉ của các quy tắc Luật định là vinh quang ; mặt khác, theo Chúa Giêsu, sự trong sạch không tùy thuộc vào lễ nghi thanh tẩy, nhưng tùy thuộc vào tấm lòng.
Lòng trong sạch
Khi tuyên bố : "Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế " (Mc 7), cái đó không chạm tới lòng người ta, nhưng vào trong bụng và kết thúc trong cống rãnh. Theo Chúa Giêsu, điều gì làm cho chúng ta ô uế : " Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế".
Những gì là nhơ bẩn, ô uế, hay những ý định và hành động xấu xa không đến từ bên ngoài, mà đến từ lòng dạ xấu xa và xa rời Thiên Chúa. Thiên Chúa không hiện diện khi lòng người rời xa Chúa.
Tôn giáo được Chúa Giêsu thiết lập không giảm thiểu vào các nghi lễ bên ngoài, gồm một mớ những học thuyết và đạo đức giả ; đây là sự mặc khải về khuôn mặt của Thiên Chúa trong nhân loại nơi con người Chúa Giêsu. Việc thực hành đạo dù lớn hay nhỏ, chỉ có ý nghĩa và có giá trị khi được sinh ra từ tình yêu, được tháp tùng bởi tình yêu và được tiêu thụ trong tình yêu.
Yêu thương là chu toàn Luật Chúa
Tập tục của tiền nhân người Do thái thích giữ với lòng đạo đức ấy lại trái với Luật Môise. Đó là lý do tại sao Êsai nói : "Bạc của ngươi hóa thành ten chì, rượu đã trá pha nước lã" (Is 1,22), cho thấy người xưa kết hợp sống giới luật của Chúa với một truyền thống nhạt nhòa, nghĩa là họ đã thiết lập một luật biến chất trái với Luật Chúa. Chúa Giêsu trách họ : Tại sao các ông phạm đến lệnh truyền của Thiên Chúa nhân lệ truyền của các ông? (Mt 15,3) Họ bỏ qua những điều cần thiết, thêm vào những khoản phụ và giải thích theo lối khác, việc họ làm lột tẩy họ là những kẻ đạo đức giả hình.
Họ cương quyết bảo vệ các tập tục, nhưng không tuân thủ Luật Chúa. Thậm chí họ đổ lỗi cho Chúa Giêsu vi phạm ngày Sabát khi chữa bệnh, điều mà Luật không cấm. Tuy nhiên, họ không nhận lỗi về mình đã vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa, luật của họ thiếu hẳng tình yêu. Tình yêu này, trên thực tế, là điều răn thứ nhất và trọng nhất, và thứ hai là tình yêu của người lân cận.
Thánh Phaolô cũng nói : Yêu mến là chu toàn cả Lề luật (Rm 13,10) và khi tất cả chỉ còn lại Tin, Cậy, Mến. Ấy là bộ ba! Nhưng trong bộ ba ấy, Mến lớn hơn cả! ( 1Cor 13,13). Và giả như tôi được ơn tiên tri, và biết mọi sự nhiệm mầu, toàn cả trí tri; và giả như tôi được tất cả lòng tin, khiến chuyển được đồi núi, mà tôi lại không có lòng mến, thì tôi vẫn là không! (1Co 13,2). Nếu không có bác ái thì tất cả chỉ là không.
Chính bác ai mang lại sự hoàn hảo cho con người, vì ai yêu mến Thiên Chúa là hoàn hảo trong thế giới hiện tại và tương lai. Vì chúng ta sẽ không bao giờ ngừng yêu mến Thiên Chúa, nhưng hơn thế nữa sẽ chiêm ngắm và yêu mến Ngài đồng thời thương tha nhân.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
LỀ LUẬT LÀ DẤU CHỈ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXII – B
(Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23)
Chúa Nhật thứ XXII thường niên B đưa chúng ta trở lại với Tin Mừng Marcô, với sứ điệp Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhận ra rằng, giữa bao nhiêu phong tục tập quán của loài người còn có những Luật Lệ của Thiên Chúa. Lề Luật ấy là yếu tố nòng cốt của Do thái giáo cũng như Kitô giáo, nơi Lề Luật, chúng ta tìm thấy sự hoàn hảo trong tình yêu (x. Rm 13,10). Và Lề Luật của Thiên Chúa không phải là một gánh nặng hay sự gò bó đối với con người, đúng hơn Lề Luật là hồng ân quý giá, vì nó chứng tỏ thấy tình yêu của Thiên Chúa là Cha luôn gần gũi với con người là thần dân của Chúa, cùng với họ viết lên một lịch sử tình yêu.
Vì yêu mến con người Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa (x. St ). Cũng vì muốn con người vui sống hạnh phúc, Thiên Chúa đã ban truyền các Thánh chỉ của Ngài là Lề Luật để hướng dẫn con người, đưa con người ra khỏi tình trạng nô lệ của ích kỷ và dẫn vào trong "miền đất" của sự tự do và sự sống đích thật. Những người Do thái đạo đức thường cầu nguyện như sau: "Nơi các luật điều của Người, tôi vui khoái, tôi sẽ không quên lời lẽ của Người… Xin cho tôi vững bước trên nẻo đi lệnh truyền, vì nó là nguồn sung sướng của tôi" (Tv 119,16.35).
Thánh chỉ của Chúa được ban qua trung gian Môisen, và Môisen có bổn phận phải thông truyền cho dân như sau: "Và bây giờ, hỡi Israel, hãy nghe các luật điều và phán quyết ta dạy các ngươi thi hành, ngõ hầu các ngươi được sống mà vào chiếm lấy đất Thiên Chúa của cha ông các ngươi muốn ban cho các ngươi" (Ðnl 4,1).
Với dòng thời gian, con người trở nên hư hỏng và bị cám dỗ tôn thờ ngẫu tượng, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, và đương nhiên họ không còn tuân giữ Lề Luật Chúa nữa. Như thế tôn giáo lạc mất ý nghĩa đích thật của nó là sống trong thái độ lắng nghe Thiên Chúa để làm theo ý muốn của Ngài. Tôn giáo tự giản lược vào việc thi hành các thói quen phụ thuộc làm thỏa mãn nhu cầu của con người cảm thấy yên ổn với Thiên Chúa. Đã đành với thời gian qua đi con người có xu hướng bóp méo những lời khuyên Tin Mừng, và sau khi đã suy xét, họ thay đổi hoặc bóp nghẹt bởi do dự : "Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng …" (Mc 7, 4). Vì thế những người sống đạo bình dân, đã không nghe lời các tiến sĩ luật và những người pharisiêu, họ gắn bó với Lời Chúa hơn là vấn đề con người chú trọng. Chúa Giêsu lấy các lời của ngôn sứ Isaia làm của mình chống lại các kinh sĩ và các Pharisiêu : "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng : 'Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người" (Mc 7, 7; x. Is 29,13). Và Người kết luận : "Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người" (Mc 7, 8). Cả tông đồ Giacôbê, trong thư của người, cũng cảnh cáo nguy cơ của một tôn giáo giả. Người viết cho các kitô hữu như sau: "Anh em hãy là những người thực hành Lời Chúa, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình" (Gc 1,22).
Lúc sinh thời, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhân danh toàn thể Giáo hội ngỏ lời xin lỗi vì những điều không tốt con cái mình đã gây ra trong suốt chiều dài của lịch sử, trong nghĩa đó ngài bộc bạch rằng con cái mình "đã đi quá xa Tin Mừng".
Lời Chúa Giêsu nói với chúng ta : "Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế" (Mc 7,15). Chỉ có những gì từ lòng người xuất ra, từ trong tòa án lương tâm của chúng ta mới có thể làm chúng ta ra ô uế. Chính sự độc ác này làm hư hỏng cả và nhân loại. Lòng thương xót của chúng ta không chính đáng với chính mình, nhưng giữ tâm hồn chúng ta không bị nhơ bẩn, "rửa tay" (của Philatô dẫn đến cái chết cả Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta điều đó).
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu diễn tả điều ấy cách chắc chắn trong cuốn Nhật Ký Tâm Hồn : "(…) Khi chiêm ngắm thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, tôi đã hiểu rằng Giáo hội có một trái tim tình yêu cháy bỏng". Từ trái tim ấy, Tin Mừng tình yêu trào dâng những điều tốt hảo, cụ thể là giúp đỡ những ai cần giúp "vì ta đói, các người đã cho ăn..." (Mt 25,35).
Xin Ðức Trinh Nữ Maria cầu thay nguyện giúp cho chúng ta là con cái Mẹ biết lắng nghe Lời Chúa với con tim rộng mở và chân thành, để Mẹ hướng dẫn các tư tưởng, các lựa chọn và hành động của chúng ta mỗi ngày. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ