Nhận lời mời của các vị đứng đầu nhà nước và các giám mục những quốc gia sở tại, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến các quốc gia vùng Baltic từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2018. Ngài sẽ thăm các thành phố Vilnius và Kaunas ở Lithuania; Riga và Aglona ở Latvia và Tallinn ở Estonia. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia. Các chương trình Giáo Hội Năm Châu trong tuần này và những tuần sau sẽ giới thiệu với quý vị và anh chị em ba quốc gia vùng Baltic.
Trong chương trình tuần này, chúng tôi xin được bắt đầu với Lithuania.
1. Địa dư
Lithuania (/ lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /), tên chính thức là Cộng hòa Lithuania, là một quốc gia nằm trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Diện tích lãnh thổ là 65,300 km2, tức chỉ bằng một phần năm của Việt Nam
Lithuania nằm dọc theo bờ biển phía đông nam của biển Baltic, về phía đông của Thụy Điển và Đan Mạch. Lithuania giáp với Latvia (/ˈlæt-vi-ə/) ở phía bắc, Belarus về phía đông và phía nam, Ba Lan ở phía nam. Lithuania có dân số ước tính khoảng 2,8 triệu người vào năm 2017. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Lithuania là Vilnius /vɪl -nɪʊs/. Các thành phố lớn khác là Kaunas /kaʊ-nəs/ và Klaipėda /klei-pɪ̈-dɑ/.
Ngôn ngữ chính thức, tiếng Lithuania, cùng với tiếng Latvia, là một trong hai ngôn ngữ rất cổ còn tồn tại cho đến nay trong số các ngôn ngữ Ấn-Âu.
2. Vài nét về lịch sử Lithuania
Trong nhiều thế kỷ, bờ biển phía đông nam của Biển Baltic là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc Baltic. Vào những năm 1230, vùng đất Lithuania được thống nhất bởi Mindaugas, Vua Lithuania, và nước Lithuania thống nhất đầu tiên, gọi là Vương quốc Lithuania, được thành lập vào ngày 6 tháng 7 năm 1253. Theo hiệp ước Liên minh Lublin năm 1569, Lithuania và Ba Lan tự nguyện hiệp nhất thành khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania. Khối thịnh vượng chung này kéo dài hơn hai thế kỷ, cho đến khi bị các nước láng giềng đánh bại từ năm 1772 đến 1795. Đế quốc Nga đã thôn tính phần lớn lãnh thổ của Lithuania.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Tuyên ngôn độc lập của Lithuania được công bố vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, chính thức thành lập nước Cộng hòa Lithuania hiện đại. Chẳng may, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Lithuania lần lượt bị chiếm đóng bởi Liên sô và sau đó là Đức Quốc xã. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc và quân Đức rút lui, Liên Sô tái chiếm Lithuania. Vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, một năm trước khi Liên Bang Sô Viết chính thức tan rã, Lithuania trở thành quốc gia Baltic đầu tiên tuyên bố độc lập, dẫn đến việc khôi phục một nước Lithuania độc lập sau 50 năm chiếm đóng Liên Xô.
3. Giáo Hội tại Lithuania
Theo thống kê năm 2011, trong tổng số 2.8 triệu dân các tín hữu Công Giáo chiếm 77.2% dân số rồi đến Chính Thống giáo Nga 4.1%, Tin Lành Lutheran 0.6%.
Theo Niên Giám 2016 của Tòa Thánh, trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.
Theo Đức Cha Gintaras Grušas /gɪ̈'n-tɑ-rɑ grʊ'-tʃɑ/, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius, năm 2018 này cả ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đều kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập. Ngài nói:
“Lễ kỷ niệm này cũng là một thời gian để suy tư về ân sủng tự do, cũng như giá phải trả để giành được tự do. Ân sủng này đòi hỏi chúng ta phải hoạt động vì thiện ích chung và hòa bình. 50 năm chiếm đóng của Liên Xô đòi hỏi một sự suy tư sâu sắc về giá phải trả cho tự do - những đau khổ, trục xuất, ngược đãi và hy sinh mạng sống cần phải được nhớ đến không bao giờ lãng quên.
Thế kỷ trước là thời điểm có những thay đổi rất lớn, vì thế, chúng ta cần có một tầm nhìn lịch sử lâu hơn để thấy rằng mối quan hệ lâu đời giữa quốc gia Lithuania và Tòa Thánh bắt đầu với việc truyền giáo và vương miện được Đức Giáo Hoàng Innocent IV gửi đến cho Vua Mindaugas vào năm 1253.
Năm nay, chúng ta cũng kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ Trakai, Đấng bảo trợ của Lithuania, được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Tượng Đức Mẹ Trakai là tượng thứ hai của Đức Maria bên ngoài Rôma được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Tháng 9 này cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến các nước vùng Baltic, một chuyến thăm quan trọng đã mang lại can đảm cho ba nước này ngay từ đầu cuộc hành trình mới của họ trong tư cách là các nước cộng hòa độc lập. Ngài đã nói về những thách thức nằm ở phía trước trong những nỗ lực hòa giải và xây dựng lại một xã hội đã phải chịu đựng rất nhiều.”
4. Xã hội Lithuania ngày nay
Lithuania là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Lithuania cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu. Liên Hợp Quốc liệt kê Lithuania là một trong những quốc gia “phát triển nhân bản rất cao”.
Lithuania có cơ sở hạ tầng về truyền thông phát triển rất mạnh. Công ty LTE, là công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ mạng phủ sóng 97% lãnh thổ của Lithuania, cho biết cả nước có 2.8 triệu công dân nhưng có đến 5 triệu SIM card đang được sử dụng.
5. Tổng thống đai đen Karate
Lithuania theo tổng thống chế, quyền hành tập trung trong tay tổng thống. Tổng thống hiện này là bà Dalia Grybauskaitė / da-lɛ grɪ-bɑʊ̈z-kɑɪ-tʃe /. Bà sinh ngày 1 tháng 3 năm 1956, không có chồng con. Bà nhậm chức tổng thống Lithuania vào ngày 12 tháng 7 năm 2009 và tái đắc cử vào tháng 5 năm 2014. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của đất nước và Tổng thống đầu tiên của Lithuania được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.
Trước đó, bà là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng là Ủy viên Châu Âu về Lập trình Tài chính và Ngân sách từ năm 2004 đến năm 2009.
Từ năm 1983 đến tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của Đảng Cộng sản Liên Sô (CPSU) cho đến khi Đảng Cộng sản Lithuania (CPL) tách khỏi CPSU vào tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của CPL cho đến tháng 6 năm 1990, khi CPL bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Gia đình Kitô của Ái Nhĩ Lan vào ngày 07 tháng 5, 2013, bà Grybauskaitė cho biết bà là người Công Giáo thực hành đạo. Cũng như các trẻ em trong thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô, bà được rửa tội bí mật. Việc gia nhập đảng cộng sản là một việc bất khả kháng.
Grybauskaitė chưa kết hôn và không có con. Ngoài tiếng Lithuania bản địa, bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Ba Lan, và cũng nói tiếng Pháp.
Năm 1988, Grybauskaitė bảo vệ luận án tiến sĩ về Khoa học xã hội tại Mạc Tư Khoa. Hai năm sau đó bà theo học tại Đại Học Công Giáo Georgetown ở Washington DC.
Là một người say mê võ thuật, bà Grybauskaitė có đai đen Karate.
Ngày 20 tháng 10 năm 2015, bà sang Vatican triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô. Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh sau đó cho biết:
“Trong các cuộc thảo luận thân mật hai vị đã bày tỏ sự đánh giá cao với những đóng góp tích cực của Giáo Hội Công Giáo cho xã hội Lithuania. Hai vị cũng đã thảo luận về một số chủ đề quan tâm chung, chẳng hạn như việc hội nhập châu Âu, sự cần thiết phải đoàn kết hơn nữa giữa các quốc gia để đối phó với những thách thức hiện nay, việc tiếp nhận người di cư ở châu Âu, hòa bình và an ninh ở cấp khu vực và quốc tế, các cuộc xung đột ở Ukraine , và tình hình ở Trung Đông, với tham chiếu đặc biệt tới Syria và Thánh Địa.
Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.”
Dịp này bà đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Lithuania. Đó là những vận động đầu tiên dẫn đến chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha bên ngoài Italia.
6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Lithuania
Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 07g30 sáng thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.
Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.
Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.
Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.
Lúc 08g15 sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.
Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Sáng thứ Hai 24 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ bay sang Riga, thủ đô của Latvia để viếng thăm quốc gia này. Tuy nhiên, buổi chiều cùng ngày, ngài trở lại Lithuania.
Lúc 8g30 sáng ngày thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha mới chính thức giã từ Lithuania với nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.
Trong chương trình tuần này, chúng tôi xin được bắt đầu với Lithuania.
1. Địa dư
Lithuania (/ lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /), tên chính thức là Cộng hòa Lithuania, là một quốc gia nằm trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Diện tích lãnh thổ là 65,300 km2, tức chỉ bằng một phần năm của Việt Nam
Lithuania nằm dọc theo bờ biển phía đông nam của biển Baltic, về phía đông của Thụy Điển và Đan Mạch. Lithuania giáp với Latvia (/ˈlæt-vi-ə/) ở phía bắc, Belarus về phía đông và phía nam, Ba Lan ở phía nam. Lithuania có dân số ước tính khoảng 2,8 triệu người vào năm 2017. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Lithuania là Vilnius /vɪl -nɪʊs/. Các thành phố lớn khác là Kaunas /kaʊ-nəs/ và Klaipėda /klei-pɪ̈-dɑ/.
Ngôn ngữ chính thức, tiếng Lithuania, cùng với tiếng Latvia, là một trong hai ngôn ngữ rất cổ còn tồn tại cho đến nay trong số các ngôn ngữ Ấn-Âu.
2. Vài nét về lịch sử Lithuania
Trong nhiều thế kỷ, bờ biển phía đông nam của Biển Baltic là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc Baltic. Vào những năm 1230, vùng đất Lithuania được thống nhất bởi Mindaugas, Vua Lithuania, và nước Lithuania thống nhất đầu tiên, gọi là Vương quốc Lithuania, được thành lập vào ngày 6 tháng 7 năm 1253. Theo hiệp ước Liên minh Lublin năm 1569, Lithuania và Ba Lan tự nguyện hiệp nhất thành khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania. Khối thịnh vượng chung này kéo dài hơn hai thế kỷ, cho đến khi bị các nước láng giềng đánh bại từ năm 1772 đến 1795. Đế quốc Nga đã thôn tính phần lớn lãnh thổ của Lithuania.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Tuyên ngôn độc lập của Lithuania được công bố vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, chính thức thành lập nước Cộng hòa Lithuania hiện đại. Chẳng may, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Lithuania lần lượt bị chiếm đóng bởi Liên sô và sau đó là Đức Quốc xã. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc và quân Đức rút lui, Liên Sô tái chiếm Lithuania. Vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, một năm trước khi Liên Bang Sô Viết chính thức tan rã, Lithuania trở thành quốc gia Baltic đầu tiên tuyên bố độc lập, dẫn đến việc khôi phục một nước Lithuania độc lập sau 50 năm chiếm đóng Liên Xô.
3. Giáo Hội tại Lithuania
Theo thống kê năm 2011, trong tổng số 2.8 triệu dân các tín hữu Công Giáo chiếm 77.2% dân số rồi đến Chính Thống giáo Nga 4.1%, Tin Lành Lutheran 0.6%.
Theo Niên Giám 2016 của Tòa Thánh, trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.
Theo Đức Cha Gintaras Grušas /gɪ̈'n-tɑ-rɑ grʊ'-tʃɑ/, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius, năm 2018 này cả ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đều kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập. Ngài nói:
“Lễ kỷ niệm này cũng là một thời gian để suy tư về ân sủng tự do, cũng như giá phải trả để giành được tự do. Ân sủng này đòi hỏi chúng ta phải hoạt động vì thiện ích chung và hòa bình. 50 năm chiếm đóng của Liên Xô đòi hỏi một sự suy tư sâu sắc về giá phải trả cho tự do - những đau khổ, trục xuất, ngược đãi và hy sinh mạng sống cần phải được nhớ đến không bao giờ lãng quên.
Thế kỷ trước là thời điểm có những thay đổi rất lớn, vì thế, chúng ta cần có một tầm nhìn lịch sử lâu hơn để thấy rằng mối quan hệ lâu đời giữa quốc gia Lithuania và Tòa Thánh bắt đầu với việc truyền giáo và vương miện được Đức Giáo Hoàng Innocent IV gửi đến cho Vua Mindaugas vào năm 1253.
Năm nay, chúng ta cũng kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ Trakai, Đấng bảo trợ của Lithuania, được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Tượng Đức Mẹ Trakai là tượng thứ hai của Đức Maria bên ngoài Rôma được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Tháng 9 này cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến các nước vùng Baltic, một chuyến thăm quan trọng đã mang lại can đảm cho ba nước này ngay từ đầu cuộc hành trình mới của họ trong tư cách là các nước cộng hòa độc lập. Ngài đã nói về những thách thức nằm ở phía trước trong những nỗ lực hòa giải và xây dựng lại một xã hội đã phải chịu đựng rất nhiều.”
4. Xã hội Lithuania ngày nay
Lithuania là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Lithuania cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu. Liên Hợp Quốc liệt kê Lithuania là một trong những quốc gia “phát triển nhân bản rất cao”.
Lithuania có cơ sở hạ tầng về truyền thông phát triển rất mạnh. Công ty LTE, là công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ mạng phủ sóng 97% lãnh thổ của Lithuania, cho biết cả nước có 2.8 triệu công dân nhưng có đến 5 triệu SIM card đang được sử dụng.
5. Tổng thống đai đen Karate
Lithuania theo tổng thống chế, quyền hành tập trung trong tay tổng thống. Tổng thống hiện này là bà Dalia Grybauskaitė / da-lɛ grɪ-bɑʊ̈z-kɑɪ-tʃe /. Bà sinh ngày 1 tháng 3 năm 1956, không có chồng con. Bà nhậm chức tổng thống Lithuania vào ngày 12 tháng 7 năm 2009 và tái đắc cử vào tháng 5 năm 2014. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của đất nước và Tổng thống đầu tiên của Lithuania được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.
Trước đó, bà là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng là Ủy viên Châu Âu về Lập trình Tài chính và Ngân sách từ năm 2004 đến năm 2009.
Từ năm 1983 đến tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của Đảng Cộng sản Liên Sô (CPSU) cho đến khi Đảng Cộng sản Lithuania (CPL) tách khỏi CPSU vào tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của CPL cho đến tháng 6 năm 1990, khi CPL bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Gia đình Kitô của Ái Nhĩ Lan vào ngày 07 tháng 5, 2013, bà Grybauskaitė cho biết bà là người Công Giáo thực hành đạo. Cũng như các trẻ em trong thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô, bà được rửa tội bí mật. Việc gia nhập đảng cộng sản là một việc bất khả kháng.
Grybauskaitė chưa kết hôn và không có con. Ngoài tiếng Lithuania bản địa, bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Ba Lan, và cũng nói tiếng Pháp.
Năm 1988, Grybauskaitė bảo vệ luận án tiến sĩ về Khoa học xã hội tại Mạc Tư Khoa. Hai năm sau đó bà theo học tại Đại Học Công Giáo Georgetown ở Washington DC.
Là một người say mê võ thuật, bà Grybauskaitė có đai đen Karate.
Ngày 20 tháng 10 năm 2015, bà sang Vatican triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô. Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh sau đó cho biết:
“Trong các cuộc thảo luận thân mật hai vị đã bày tỏ sự đánh giá cao với những đóng góp tích cực của Giáo Hội Công Giáo cho xã hội Lithuania. Hai vị cũng đã thảo luận về một số chủ đề quan tâm chung, chẳng hạn như việc hội nhập châu Âu, sự cần thiết phải đoàn kết hơn nữa giữa các quốc gia để đối phó với những thách thức hiện nay, việc tiếp nhận người di cư ở châu Âu, hòa bình và an ninh ở cấp khu vực và quốc tế, các cuộc xung đột ở Ukraine , và tình hình ở Trung Đông, với tham chiếu đặc biệt tới Syria và Thánh Địa.
Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.”
Dịp này bà đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Lithuania. Đó là những vận động đầu tiên dẫn đến chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha bên ngoài Italia.
6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Lithuania
Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 07g30 sáng thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.
Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.
Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.
Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.
Lúc 08g15 sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.
Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Sáng thứ Hai 24 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ bay sang Riga, thủ đô của Latvia để viếng thăm quốc gia này. Tuy nhiên, buổi chiều cùng ngày, ngài trở lại Lithuania.
Lúc 8g30 sáng ngày thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha mới chính thức giã từ Lithuania với nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.