Xin cha tha cho họ vì họ lầm…
(Chúa Nhật XXV TN B)
Có người dí dỏm rằng mô-đen (mode) là sự tái hiện cái đã bị lịch sử đào thải. Hết kiểu tóc dài rồi lại tóc ngắn. Tóc ngắn một thời rồi người ta lại để tóc dài, và sau đó trở về tóc đầu đinh, kiểu húi cua hay láng bóng như chưa mọc tóc. Các kiểu mô-đen y phục cũng tương tự. Các kiểu dáng rộng hẹp, dài ngắn cứ luân phiên thay đổi nhau. Hình như ít có sự gì mới ở dưới trần gian này, nhất là những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa cuộc đời con người. Một trong những vấn nạn ấy là nguồn gốc của các hiện hữu, cách riêng của loài người.
Những chuyện xem ra lạ đời như chuyện đồng tính luyến ái đang nở rộ đó đây, đặc biệt tại các nước ở phương trời Âu, Mỷ, thì vốn đã xuất hiện từ xa xưa mà câu chuyện hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh chứng. Bàng bạc trong thuyết bất khả tri hay trong chủ nghĩa hoài nghi và rồi cách minh nhiên trong chủ thuyết vô thần, người ta chủ trương rằng các hiện hữu đời này là do bởi tự nhiên hay ngẫu nhiên. Tác giả sách Khôn ngoan xưa đã từng ghi lại nghĩ suy của “quân vô đạo” như sau: “Đời ta thật buồn sầu vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt…”(Kn 2,1-2). Với cái nhìn về cuộc đời như trên, người ta sẵn sàng hô hào: “Nào đến đây, hưởng lấy của đời này, tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng hết những chi đang có sẵn trên trần…Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua, cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì…Nào ta kết án cho tên công chính chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (Kn 2,6-20).
Thời Chúa Giêsu, nhóm Xađốc vốn thân chính quyền. Họ được hưởng nhiều lợi lộc mà dĩ nhiên trong đó, ít nhiều cũng có những lợi lộc bất chính, bất minh. Họ là những người đã chủ trương rằng không có đời sau. Trái lại nhóm Biệt phái thì tin có đời sau. Vấn đề đặt ra đó là vì người ta đã theo một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó và rồi cách sống của họ chỉ là hệ quả kéo theo hay là người ta dùng, đúng hơn là lợi dụng một cái nhìn, một quan điểm về thế giới, về con người để biện minh cho thái độ sống của mình? Chúng ta không thể tiên thiên khẳng định điều này hay điều kia đúng. Tuy nhiên với trường hợp của “quân vô đạo” mà sách Khôn ngoan đề cập thì có thể nói là đại đa số trong họ dùng lý lẽ này nọ để biện minh cho lối sống hưởng thụ, bất công, gian ác của mình.
Vậy thử hỏi rằng những người dùng những quan điểm nọ kia để biện minh cho lối sống thiếu lành mạnh, thiếu ngay thẳng của mình, họ có cảm thấy áy náy hay ngượng ngùng khi tuyên bố mọi sự hiện hữu là do ngẫu nhiên chăng? Theo thiển ý, chắc hẳn ít nhiều ngay từ đầu cũng vẫn có. Tuy nhiên với thời gian, khi thực tiễn lại dường như ứng hợp với luận lý của họ một cách nào đó đã khiến họ vững tin vào cái nhìn của mình cũng như an tâm về lối sống của mình. Nếu chuyện ác giả-ác báo lại xảy ra cách nhãn tiền ở đời này, ngay trong quảng đời họ sống, thì chắc chắn những lý lẽ biện minh cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ, bất công…sẽ chẳng có thể tồn tại.
Dưới chân thập giá cũng đã có người thách thức, chế giễu chúa Giêsu: “hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa!”(Mt 27,43). Người công chính duy nhất đáng gọi là công chính để nhờ Người mà ơn thứ tha được trao ban cho nhân trần cũng đã thốt lên trong cơn hấp hối: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Ngoài một số lý do về niềm tin độc thần, về thái độ thượng tôn lề luật…các Thượng Tế, luật sĩ, biệt phái khi kết án Chúa Giêsu, họ không thể chối cãi lý do chính yếu ở đằng sau mà ngay cả Philatô cũng thừa biết, đó là: “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” (Mt 27,18). Việc họ tìm nhân chứng gian để tố cáo Chúa Giêsu hay tìm cách xách động dân chúng để làm áp lực với Philatô và cắt cử quân linh canh mồ càng nói lên sự bất an của họ về việc họ đã làm (x.Mt 26,60; 28,62-66; Mc 15,11). Thế nhưng sự bất an của “quân vô đạo” dần dà qua đi khi những lời kêu van của người công chính trong Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, xin đánh chúng bể miệng, gãy răng…”(Tv 58,7) chưa thấy được nhậm lời, và chuyện “người công chính sẽ thấy Chúa trả oán, họ sẽ rửa chân trong máu ác nhân” (Tv 58,11) là chuyện như của tương lai xa vời vợi hay là chuyện một đôi khi hiếm họa do sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đã và đang có nhiều người sống trong lầm lạc vì Chúa đã không nhổ cỏ lùng ra khỏi lúa tốt (x.Mt 13,24-30). Phút giây hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã cất lời cầu xin: “Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Phải chăng lòng từ nhân của Thiên Chúa vô tình đã trở thành cớ cho người ta lầm lạc? Chắc chắn không thể quy kết một cách mạo phạm, bất kính như thế. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Chúa Giêsu không chỉ xin Chúa Cha tha cho những kẻ lầm lạc mà còn mở rộng Trái Tim cực thánh để tuôn ban Thánh Thần để mở mắt, mở lòng họ, giúp họ nhận biết sự thật (x.Ga 19,34). Viên sĩ quan bách quản hôm ấy đã đón nhận ánh sáng chân lý và tuyên xưng: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 23,47).
Trước sự mê lầm của những người được xem như là “quân vô đạo” của mọi thời, mọi hoàn cảnh, là Kitô hữu, chúng ta nhiều khi còn phân vân tìm cách hành xử. Có người chủ trương là chấp nhân sự bất công và dâng lời cầu nguyện cho họ. Có người lại đề cao việc vạch trần, tố cáo sự giả dối, gian ác, bất công, để sự bất công, gian dối không còn đất sống. Theo thiển ý, chúng ta cần thực thi cả hai cách thế bằng một trái tim biết mở ra như Trái Tim cực thánh Đấng cứu độ, nghĩa là với một tình yêu đích thực muốn cho người cô thế, bị áp bức bất công được giải phóng và muốn cho cả “quân vô đạo” được giác ngộ, nghĩa là biết nhận ra chân lý, trở về với nẽo ngay mà được cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXV TN B)
Có người dí dỏm rằng mô-đen (mode) là sự tái hiện cái đã bị lịch sử đào thải. Hết kiểu tóc dài rồi lại tóc ngắn. Tóc ngắn một thời rồi người ta lại để tóc dài, và sau đó trở về tóc đầu đinh, kiểu húi cua hay láng bóng như chưa mọc tóc. Các kiểu mô-đen y phục cũng tương tự. Các kiểu dáng rộng hẹp, dài ngắn cứ luân phiên thay đổi nhau. Hình như ít có sự gì mới ở dưới trần gian này, nhất là những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa cuộc đời con người. Một trong những vấn nạn ấy là nguồn gốc của các hiện hữu, cách riêng của loài người.
Những chuyện xem ra lạ đời như chuyện đồng tính luyến ái đang nở rộ đó đây, đặc biệt tại các nước ở phương trời Âu, Mỷ, thì vốn đã xuất hiện từ xa xưa mà câu chuyện hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh chứng. Bàng bạc trong thuyết bất khả tri hay trong chủ nghĩa hoài nghi và rồi cách minh nhiên trong chủ thuyết vô thần, người ta chủ trương rằng các hiện hữu đời này là do bởi tự nhiên hay ngẫu nhiên. Tác giả sách Khôn ngoan xưa đã từng ghi lại nghĩ suy của “quân vô đạo” như sau: “Đời ta thật buồn sầu vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt…”(Kn 2,1-2). Với cái nhìn về cuộc đời như trên, người ta sẵn sàng hô hào: “Nào đến đây, hưởng lấy của đời này, tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng hết những chi đang có sẵn trên trần…Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua, cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì…Nào ta kết án cho tên công chính chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (Kn 2,6-20).
Thời Chúa Giêsu, nhóm Xađốc vốn thân chính quyền. Họ được hưởng nhiều lợi lộc mà dĩ nhiên trong đó, ít nhiều cũng có những lợi lộc bất chính, bất minh. Họ là những người đã chủ trương rằng không có đời sau. Trái lại nhóm Biệt phái thì tin có đời sau. Vấn đề đặt ra đó là vì người ta đã theo một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó và rồi cách sống của họ chỉ là hệ quả kéo theo hay là người ta dùng, đúng hơn là lợi dụng một cái nhìn, một quan điểm về thế giới, về con người để biện minh cho thái độ sống của mình? Chúng ta không thể tiên thiên khẳng định điều này hay điều kia đúng. Tuy nhiên với trường hợp của “quân vô đạo” mà sách Khôn ngoan đề cập thì có thể nói là đại đa số trong họ dùng lý lẽ này nọ để biện minh cho lối sống hưởng thụ, bất công, gian ác của mình.
Vậy thử hỏi rằng những người dùng những quan điểm nọ kia để biện minh cho lối sống thiếu lành mạnh, thiếu ngay thẳng của mình, họ có cảm thấy áy náy hay ngượng ngùng khi tuyên bố mọi sự hiện hữu là do ngẫu nhiên chăng? Theo thiển ý, chắc hẳn ít nhiều ngay từ đầu cũng vẫn có. Tuy nhiên với thời gian, khi thực tiễn lại dường như ứng hợp với luận lý của họ một cách nào đó đã khiến họ vững tin vào cái nhìn của mình cũng như an tâm về lối sống của mình. Nếu chuyện ác giả-ác báo lại xảy ra cách nhãn tiền ở đời này, ngay trong quảng đời họ sống, thì chắc chắn những lý lẽ biện minh cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ, bất công…sẽ chẳng có thể tồn tại.
Dưới chân thập giá cũng đã có người thách thức, chế giễu chúa Giêsu: “hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa!”(Mt 27,43). Người công chính duy nhất đáng gọi là công chính để nhờ Người mà ơn thứ tha được trao ban cho nhân trần cũng đã thốt lên trong cơn hấp hối: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Ngoài một số lý do về niềm tin độc thần, về thái độ thượng tôn lề luật…các Thượng Tế, luật sĩ, biệt phái khi kết án Chúa Giêsu, họ không thể chối cãi lý do chính yếu ở đằng sau mà ngay cả Philatô cũng thừa biết, đó là: “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” (Mt 27,18). Việc họ tìm nhân chứng gian để tố cáo Chúa Giêsu hay tìm cách xách động dân chúng để làm áp lực với Philatô và cắt cử quân linh canh mồ càng nói lên sự bất an của họ về việc họ đã làm (x.Mt 26,60; 28,62-66; Mc 15,11). Thế nhưng sự bất an của “quân vô đạo” dần dà qua đi khi những lời kêu van của người công chính trong Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, xin đánh chúng bể miệng, gãy răng…”(Tv 58,7) chưa thấy được nhậm lời, và chuyện “người công chính sẽ thấy Chúa trả oán, họ sẽ rửa chân trong máu ác nhân” (Tv 58,11) là chuyện như của tương lai xa vời vợi hay là chuyện một đôi khi hiếm họa do sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đã và đang có nhiều người sống trong lầm lạc vì Chúa đã không nhổ cỏ lùng ra khỏi lúa tốt (x.Mt 13,24-30). Phút giây hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã cất lời cầu xin: “Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Phải chăng lòng từ nhân của Thiên Chúa vô tình đã trở thành cớ cho người ta lầm lạc? Chắc chắn không thể quy kết một cách mạo phạm, bất kính như thế. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Chúa Giêsu không chỉ xin Chúa Cha tha cho những kẻ lầm lạc mà còn mở rộng Trái Tim cực thánh để tuôn ban Thánh Thần để mở mắt, mở lòng họ, giúp họ nhận biết sự thật (x.Ga 19,34). Viên sĩ quan bách quản hôm ấy đã đón nhận ánh sáng chân lý và tuyên xưng: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 23,47).
Trước sự mê lầm của những người được xem như là “quân vô đạo” của mọi thời, mọi hoàn cảnh, là Kitô hữu, chúng ta nhiều khi còn phân vân tìm cách hành xử. Có người chủ trương là chấp nhân sự bất công và dâng lời cầu nguyện cho họ. Có người lại đề cao việc vạch trần, tố cáo sự giả dối, gian ác, bất công, để sự bất công, gian dối không còn đất sống. Theo thiển ý, chúng ta cần thực thi cả hai cách thế bằng một trái tim biết mở ra như Trái Tim cực thánh Đấng cứu độ, nghĩa là với một tình yêu đích thực muốn cho người cô thế, bị áp bức bất công được giải phóng và muốn cho cả “quân vô đạo” được giác ngộ, nghĩa là biết nhận ra chân lý, trở về với nẽo ngay mà được cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột