CN 26 TNB : Chặt hai tay…, ba cách hiểu
Có một số lời nói ngắn ngủi nhưng ý nghĩa, không biết ghép vào đâu, đã được Marcô gồm thâu lại một chỗ và Giáo hội cho công bố trong Chúa Nhật hôm nay. Chúng ta vừa mới nghe, nhưng chắc không còn nhớ. Đó là :
-Ai không chống lại các con, là ủng hộ các con (Bđ I minh hoạ cho điểm này: họ nói tiên tri kìa. Chận họ lại)
-Ai cho các con một ly nước là sẽ không mất phần thưởng
-Ai nên cớ vấp phạm cho kẻ bé mọn, thà buộc cối đá vào cổ mà xô xuống biển.
-Ai có tay sinh dịp tôi, hãy chặt đi; có chân sinh dịp tội, hãy cưa đứt; có mắt sinh dịp tội hãy móc ngay.
Chúng ta dừng lại ở điểm cuối cùng này thôi, để xem Chúa muốn nói gì qua kiểu nói mạnh mẽ : Hãy chặt, hãy móc…
Ngày xưa có một đoàn thám hiểm từ Âu Châu đi tìm đất mới. Họ xuất phát từ Ireland. Vua Ireland hạ lệnh ai đầu tiên đụng chạm đến đất mới, người ấy sẽ làm chủ cả lãnh thổ. Một người trong nhóm là O’Neil quyết tâm dành được đất mới, nhưng khi gần tới nơi, một chiếc thuyền đối thủ bắt kịp và qua mặt. O’Neil có thể làm gì ? Ông buông mái chèo, cầm lấy búa và chặt tay mình. Chúng ta có thể nghĩ ông này tức quá chặt tay. Không! Ông chặt tay mình và liệng nó lên bờ. Như thế ông là người có bàn tay đầu tiên đụng vào đất mới. Và ông là chủ của lãnh thổ đó.
Câu chuyện đẫm máu rùng rợn này giúp ta phần nào hiểu được những lời đẫm máu, rùng rợn của Chúa Giêsu: Thà đứt mất tay mà vào nơi hằng sống. Thà mù con mắt mà vào chốn đời đời, còn hơn đầy đủ … mà phải trầm luân hoả nguc. Chúa muốn nói: phải hy sinh, phải dũng cảm, phải cường bạo.
Một chỗ khác, trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu đã nói : Nước Trời chỉ chiếm được cho những người can đảm: Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến giờ Nước Trời ở dưới sức cường bạo và những kẻ cường bạo mới chiếm đoạt được.
1. Không thể hiểu nghĩa đen.
Nhưng câu nói “chặt tay, cưa chân, móc mắt” của Chúa không thể hiểu theo nghĩa đen. Tại sao vậy ? Có nhiều lối giải thích, nhưng ở đây chỉ nêu lên một lời giải này thôi : Chưa chắc cụt tay, què chân, chột mắt mà hết phạm tội, mà vào được Nước Trời. Tội nằm trong tư tưởng con người, chứ không chỉ nằm trong tay, trong chân, nơi cặp mắt.
Có chàng học trò kia mỗi ngày đều phải dùng đò công cộng để qua thành phố theo học. Ngày đầu, chàng lân la ngồi gần cô lái đò để trò chuyện. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp đôi cho anh này. Tại sao ? Vì anh đã được nói chuyện với cô. Ngày thứ hai, chàng học trò ngồi xa. Không trò chuyện nữa. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp ba. Tại sao ? Vì không nói, nhưng anh nhìn tôi, còn hơn là nói. Ngày thứ ba, chàng học trò rút kinh nghiệm, ngồi xa, mắt nhắm lại. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp bốn. Tại sao ? Vì anh nhắm mắt anh nghĩ về tôi, còn gấp mấy nói và nhìn.
Câu chuyện không nhằm nói lên chàng học trò có tư tưởng xấu với cô lái đò đâu. Nhưng nhằm kết luận : trong con người, phần cao trọng nhất là tư tưởng (trí khôn). Chính tư tưởng, chính trí khôn mới là đầu mối tạo nên công phúc hay gây ra tội lỗi. “Tội là từ trong mà ra,” Chúa đã nói như vậy, chứ không phải từ ngoài. Vì thế nếu chặt tay, chặt chân, mắt chột mắt mù, chưa chắc đã hết phạm tội, nhiều khi lại còn hơn nữa : họ than trách Chúa, chửi rủa Trời…
Do đó câu nói đẫm máu của Chúa : chặt tay, chặt chân, móc mắt, không cần và không được hiểu theo nghĩa đen.
2. Vậy phải hiểu theo nghĩa nào ?
Thưa, nghĩa này : chặt đứt, móc bỏ, tức là hi sinh. Hy sinh là một chữ mà chúng ta nghe quá quen, nhưng làm thì nhiều người còn ngờ ngợ run sợ, bởi vì phải dũng cảm lắm, phải cường bạo nhiều mới hy sinh được. Có 3 cách hiểu về “hy sinh”
1) Đối với một số người, xa lìa một vài món đồ vật chất cũng đau xót như và nhiều khi còn hơn bị đứt tay lìa chân. Anh chàng kia ra đường vấp phải hòn đá, bàn chân chảy máu. Thấy vậy, anh thầm mừng: may quá hôm nay không đi giày. Nếu đi giày thì trầy mất đôi dép mới ? Họ xót của hơn xót người. Bị té xe Honda, A còng, SH…, câu hỏi đầu tiên là xe có sao không, chứ không phải bị vết thương nào ? Tục ngữ Việt-Nam thật ý vị : đồng tiền liền khúc ruột. Bỏ tiền ra cũng đau như bị cắt ruột. Nhưng nhiều khi phải bỏ, phải hy sinh vì nếu ta muốn được xếp đứng bên hữu và nghe câu : Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc hãy vào lãnh lấy Nước Trời, thì ta phải bỏ bớt để cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống. Nếu ta muốn có Đền thờ kiên cố trên trời, ta cũng phải hi sinh, từ bỏ… để xây dựng ngôi nhà thờ dưới đất. Đó là hi sinh – hi sinh của cải vật chất.
2) Đối với người khác, bỏ được tật xấu, thói quen không hay, cũng tựa như và nhiều khi còn hơn là đứt tay lìa chân.
Với người nghiện rượu, bỏ được một chai hay một ly thôi, cũng gây khổ sở. Nhưng để gia đình êm ấm, vợ con bớt khổ và như thế là đẹp ý Chúa : Anh phải bỏ thôi.
Nhịn một điếu thuốc ở nơi công cộng vì sức khoẻ của mình và vì bác ái với sức khoẻ của người khác, không bắt họ phải hít khói bất đắc dĩ, cũng là một hi sinh không kém phần anh hùng. Sau này họ sẽ xứng đáng xông hương khói trước toà Chúa.
Chúng ta thích ngủ thêm. Ngủ nướng, nướng qua nướng lại vào sáng Chúa Nhật. Cố gắng ngồi dậy là một vượt thắng có thể gây khó chịu nhưng đó là phương cách chúng ta chiếm đoạt Nước Chúa trong ngày của Chúa.
Chúng ta dễ ngồi dán mắt vào màn hình Tivi đến phút chót hơn là dành vài phút cầu nguyện xét mình trước khi ngủ. Tắt TV sớm, cũng là một cách móc bớt mắt, để sau này được nhìn Nhan thánh Chúa rõ hơn.
3) Một khía cạnh khác của hi sinh, có lẽ gần với bài Tin Mừng hơn, đó là hi sinh công dụng. Có người chặt tay mà vẫn phạm tội tà dâm. Có người móc mắt mà vẫn mắc tội nghĩ bậy. Vậy thì cứ để mắt còn đó, để chân tay còn đó, nhưng hi sinh không dùng đến công dụng của nó là cách chặt tay, cưa chân hay nhất.
Nếu cuốn sách, tấm hình, bộ phim sinh dịp tội. Ta không xem. Hy sinh, móc bỏ công dụng của mắt là xem.
Nếu đi đến đó, thế nào cũng cãi lộn. Ta không đến. Hy sinh công dụng của chân là đi.
Nếu mở miệng ra, thế nào cũng sinh chuyện. Ta im lặng, hy sinh công dụng của miệng là nói, chẳng khác gì cắt lưỡi vậy.
Để có thể hy sinh, phải tin có Đấng biết rõ ta hy sinh và thưởng công cho những hy sinh của ta. Đó là Đấng ta tuyên tín ngay bây giờ trong Kinh Tin Kính.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có một số lời nói ngắn ngủi nhưng ý nghĩa, không biết ghép vào đâu, đã được Marcô gồm thâu lại một chỗ và Giáo hội cho công bố trong Chúa Nhật hôm nay. Chúng ta vừa mới nghe, nhưng chắc không còn nhớ. Đó là :
-Ai không chống lại các con, là ủng hộ các con (Bđ I minh hoạ cho điểm này: họ nói tiên tri kìa. Chận họ lại)
-Ai cho các con một ly nước là sẽ không mất phần thưởng
-Ai nên cớ vấp phạm cho kẻ bé mọn, thà buộc cối đá vào cổ mà xô xuống biển.
-Ai có tay sinh dịp tôi, hãy chặt đi; có chân sinh dịp tội, hãy cưa đứt; có mắt sinh dịp tội hãy móc ngay.
Chúng ta dừng lại ở điểm cuối cùng này thôi, để xem Chúa muốn nói gì qua kiểu nói mạnh mẽ : Hãy chặt, hãy móc…
Ngày xưa có một đoàn thám hiểm từ Âu Châu đi tìm đất mới. Họ xuất phát từ Ireland. Vua Ireland hạ lệnh ai đầu tiên đụng chạm đến đất mới, người ấy sẽ làm chủ cả lãnh thổ. Một người trong nhóm là O’Neil quyết tâm dành được đất mới, nhưng khi gần tới nơi, một chiếc thuyền đối thủ bắt kịp và qua mặt. O’Neil có thể làm gì ? Ông buông mái chèo, cầm lấy búa và chặt tay mình. Chúng ta có thể nghĩ ông này tức quá chặt tay. Không! Ông chặt tay mình và liệng nó lên bờ. Như thế ông là người có bàn tay đầu tiên đụng vào đất mới. Và ông là chủ của lãnh thổ đó.
Câu chuyện đẫm máu rùng rợn này giúp ta phần nào hiểu được những lời đẫm máu, rùng rợn của Chúa Giêsu: Thà đứt mất tay mà vào nơi hằng sống. Thà mù con mắt mà vào chốn đời đời, còn hơn đầy đủ … mà phải trầm luân hoả nguc. Chúa muốn nói: phải hy sinh, phải dũng cảm, phải cường bạo.
Một chỗ khác, trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu đã nói : Nước Trời chỉ chiếm được cho những người can đảm: Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến giờ Nước Trời ở dưới sức cường bạo và những kẻ cường bạo mới chiếm đoạt được.
1. Không thể hiểu nghĩa đen.
Nhưng câu nói “chặt tay, cưa chân, móc mắt” của Chúa không thể hiểu theo nghĩa đen. Tại sao vậy ? Có nhiều lối giải thích, nhưng ở đây chỉ nêu lên một lời giải này thôi : Chưa chắc cụt tay, què chân, chột mắt mà hết phạm tội, mà vào được Nước Trời. Tội nằm trong tư tưởng con người, chứ không chỉ nằm trong tay, trong chân, nơi cặp mắt.
Có chàng học trò kia mỗi ngày đều phải dùng đò công cộng để qua thành phố theo học. Ngày đầu, chàng lân la ngồi gần cô lái đò để trò chuyện. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp đôi cho anh này. Tại sao ? Vì anh đã được nói chuyện với cô. Ngày thứ hai, chàng học trò ngồi xa. Không trò chuyện nữa. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp ba. Tại sao ? Vì không nói, nhưng anh nhìn tôi, còn hơn là nói. Ngày thứ ba, chàng học trò rút kinh nghiệm, ngồi xa, mắt nhắm lại. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp bốn. Tại sao ? Vì anh nhắm mắt anh nghĩ về tôi, còn gấp mấy nói và nhìn.
Câu chuyện không nhằm nói lên chàng học trò có tư tưởng xấu với cô lái đò đâu. Nhưng nhằm kết luận : trong con người, phần cao trọng nhất là tư tưởng (trí khôn). Chính tư tưởng, chính trí khôn mới là đầu mối tạo nên công phúc hay gây ra tội lỗi. “Tội là từ trong mà ra,” Chúa đã nói như vậy, chứ không phải từ ngoài. Vì thế nếu chặt tay, chặt chân, mắt chột mắt mù, chưa chắc đã hết phạm tội, nhiều khi lại còn hơn nữa : họ than trách Chúa, chửi rủa Trời…
Do đó câu nói đẫm máu của Chúa : chặt tay, chặt chân, móc mắt, không cần và không được hiểu theo nghĩa đen.
2. Vậy phải hiểu theo nghĩa nào ?
Thưa, nghĩa này : chặt đứt, móc bỏ, tức là hi sinh. Hy sinh là một chữ mà chúng ta nghe quá quen, nhưng làm thì nhiều người còn ngờ ngợ run sợ, bởi vì phải dũng cảm lắm, phải cường bạo nhiều mới hy sinh được. Có 3 cách hiểu về “hy sinh”
1) Đối với một số người, xa lìa một vài món đồ vật chất cũng đau xót như và nhiều khi còn hơn bị đứt tay lìa chân. Anh chàng kia ra đường vấp phải hòn đá, bàn chân chảy máu. Thấy vậy, anh thầm mừng: may quá hôm nay không đi giày. Nếu đi giày thì trầy mất đôi dép mới ? Họ xót của hơn xót người. Bị té xe Honda, A còng, SH…, câu hỏi đầu tiên là xe có sao không, chứ không phải bị vết thương nào ? Tục ngữ Việt-Nam thật ý vị : đồng tiền liền khúc ruột. Bỏ tiền ra cũng đau như bị cắt ruột. Nhưng nhiều khi phải bỏ, phải hy sinh vì nếu ta muốn được xếp đứng bên hữu và nghe câu : Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc hãy vào lãnh lấy Nước Trời, thì ta phải bỏ bớt để cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống. Nếu ta muốn có Đền thờ kiên cố trên trời, ta cũng phải hi sinh, từ bỏ… để xây dựng ngôi nhà thờ dưới đất. Đó là hi sinh – hi sinh của cải vật chất.
2) Đối với người khác, bỏ được tật xấu, thói quen không hay, cũng tựa như và nhiều khi còn hơn là đứt tay lìa chân.
Với người nghiện rượu, bỏ được một chai hay một ly thôi, cũng gây khổ sở. Nhưng để gia đình êm ấm, vợ con bớt khổ và như thế là đẹp ý Chúa : Anh phải bỏ thôi.
Nhịn một điếu thuốc ở nơi công cộng vì sức khoẻ của mình và vì bác ái với sức khoẻ của người khác, không bắt họ phải hít khói bất đắc dĩ, cũng là một hi sinh không kém phần anh hùng. Sau này họ sẽ xứng đáng xông hương khói trước toà Chúa.
Chúng ta thích ngủ thêm. Ngủ nướng, nướng qua nướng lại vào sáng Chúa Nhật. Cố gắng ngồi dậy là một vượt thắng có thể gây khó chịu nhưng đó là phương cách chúng ta chiếm đoạt Nước Chúa trong ngày của Chúa.
Chúng ta dễ ngồi dán mắt vào màn hình Tivi đến phút chót hơn là dành vài phút cầu nguyện xét mình trước khi ngủ. Tắt TV sớm, cũng là một cách móc bớt mắt, để sau này được nhìn Nhan thánh Chúa rõ hơn.
3) Một khía cạnh khác của hi sinh, có lẽ gần với bài Tin Mừng hơn, đó là hi sinh công dụng. Có người chặt tay mà vẫn phạm tội tà dâm. Có người móc mắt mà vẫn mắc tội nghĩ bậy. Vậy thì cứ để mắt còn đó, để chân tay còn đó, nhưng hi sinh không dùng đến công dụng của nó là cách chặt tay, cưa chân hay nhất.
Nếu cuốn sách, tấm hình, bộ phim sinh dịp tội. Ta không xem. Hy sinh, móc bỏ công dụng của mắt là xem.
Nếu đi đến đó, thế nào cũng cãi lộn. Ta không đến. Hy sinh công dụng của chân là đi.
Nếu mở miệng ra, thế nào cũng sinh chuyện. Ta im lặng, hy sinh công dụng của miệng là nói, chẳng khác gì cắt lưỡi vậy.
Để có thể hy sinh, phải tin có Đấng biết rõ ta hy sinh và thưởng công cho những hy sinh của ta. Đó là Đấng ta tuyên tín ngay bây giờ trong Kinh Tin Kính.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm