Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) được Ban Chấp hành Trung ương đề cử giữ chức Chủ tịch Nước tại phiên họp kỳ 8 ngày 03/10 (2018), thay thế ông Trần Đại Quang đã qua đời ngày 21/09 (2018).
Ông Trọng sẽ được Quốc hội chính thức phê chuẩn tại kỳ họp 6, bắt đầu ngày 22/10 (2018), mở đầu kỷ nguyên lột xác mới trong cơ chế cầm quyền thống nhất một người giữ cả hai chức Chủ tịch nước, đồng thời là Tổng Bí thư đảng.
Cho đến khi qua đời ngày 02/09/1969, ông Hồ Chí Minh là người duy nhất kiêm nhiệm 2 chức vụ, Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước.Trong suốt 49 năm sau đó (1969-2018), hai chức danh được phân công cho hai người khác nhau. Lý do của quyết định này chưa bao giờ được công khai, nhưng có thể vì sợ tập trung quyền hành vào tay một người sẽ đưa đến lộng quyền, chuyên chế làm hỏng việc và chia rẽ nội bộ.
Vì vậy chức danh Chủ tịch Nước, tuy được quy định trong Điều 86 Hiến pháp “là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”, nhưng thực tế không có quyền sinh sát toàn diện bằng Tổng Bí thư đảng, vì đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.Hơn nữa, hàng ngũ lãnh đạo từ Trung ương xuống Địa phương hoàn toàn là cán bộ đảng viên nên lệnh đảng bao giờ cũng nặng ký hơn lệnh nhà nước.
Ngay đến Quốc hội, tuy là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 69 Hiến pháp, mà có bao giờ dám tự ý chấp thuận những việc quan trọng khi chưa có ý kiến của Bộ Chính trị đảng.
Nhưng tại sao ông Trọng lại được Ban Chấp hành Trung ương chọn vào lúc này. Có 4 lý do:
1.- Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời nên phải có người điền thế.
2.- Ông Trọng hội đủ mọi điều kiện theo quy định của chức danh Chủ tịch nước.
3.-Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh giảm biên chế nên nhân cơ hội cần lấp chỗ trống ông Quang để lại, Bộ Chính trị quyết định tập trung lãnh đạo đảng và nhà nước vào làm một để tiết kiệm ngân sách, và hy vọng chạy việc hơn.
4.- Phù hợp với nhu cầu đối ngoại và phong tục bang giao quốc tế, nhất là đối với những quốc gia không có hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước riêng biệt.
NHÂN THÂN NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Vậy ông Trọng là người như thế nào ?
Tài liệu chính thức ghi tân Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.
Nhưng ông là người đặc biệt giáo điều, bảo thủ, đệ tử cuồng nhiệt của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Ông chống đa nguyên, đa đảng; chống cho tư nhân ra báo; chống mạng xã hội; chống tổ chức dân sự; và quyết liệt chống đối lập và mọi hành vi chống chính sách cai trị độc tài của đảng.Ông có bằng Tiến sỹ chuyên môn về Xây dựng Đảng.
Cũng rất rõ ông là người thân Tầu Bắc Kinh nên thường không dám cưỡng lại áp lực của lãnh đạo Trung Cộng. Việc ông và Bộ Chính trị không đồng ý để Quốc hội ra tuyên cáo lên án Trung Cộng đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở vùng biển Tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 là một tỷ dụ.
Hành động xâm phạm ngang ngược của Trung Cộng bắt đầu ngày 2/5/2014, tại vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía đông. Mỗi hải lý dài 1,852 mét.
Trong thời gian xung khắc dài 75 ngày này, nhiều lần tầu sắt võ trang Trung Cộng đã tấn công và đâm chìm nhiều thuyền đánh cá và kiểm ngư của Việt Nam, nhưng ông Trọng không dám có phản ứng quyết liệt để bảo vệ chủ quyền.
Tuy nhiên, trước phản ứn gay gắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải rút giàn khoan HD-981 về vùng biển Hải Nam ngày 16/07/2014.
Từ đó đến nay, các tầu cảnh sát biển Trung Cộng có võ trang vẫn thường xuyên tấn công, sát thương, cướp ngư cụ, tài sản và đâm chìm nhiều tầu đánh cá của ngư dân Việt ở Biển Đông nhưng Việt Nam không dám có phản ứng bằng võ lực. Ngược lại, nhiều bài báo của báo đài nhà nước chỉ dám gọi tầu Trung Cộng là “tầu nước ngoài” hay “tầu lạ”, để tránh đụng chạm ngoại giao !
Việc thứ hai chứng tỏ ông Chủ tịch nước mới Nguyễn Phú Trọng đã có toan tính “trao trứng cho Ác” khi Bộ Chính trị do ông cầm đầu đã đồng ý Dự Luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)” tại Vân Đồn (tỉnh Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), có chiều hướng mở đường, qua dạng thuê đất trá hình dài 99 năm, và tạo cơ hội cho đầu tư Tầu Bắc Kinh vào chiếm lãnh thổ và di dân sang Việt Nam.
Rất may khi biết được âm mưu đen tối này, nhiều Đại biểu Quốc hội, nhiều nhân sỹ, chuyên gia và hàng trăm ngàn người dân trong nước đã phản đối và xuống đường biểu tình chống Đặc khu trong hai ngày 10 và 11/06/2018, khiến Quốc hội phải hoãn không biểu quyết.
NHIỆM KỲ CÓ HẠN CHẾ ?
Vậy với chức Chủ tịch Nước, sẽ bắt đầu ngay sau khi được Quốc hội biểu quyết tại kỳ họp, bắt đầu ngày 22/10 (2018), ông Trọng có thể làm được gì với thời hạn 2 năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ Tổng Bí thư ?
Ông Trọng đã giữ chức Tổng Bí thư từ Khóa đảng XI năm 2011-2016, tái đắc cử khóa đảng XII thêm 5 năm nữa cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo Điều 17 của Điều lệ đảng được Khóa đảng XI bỏ phiếu tán thành thì: ”Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”
Trong khi đó, theo Điều 87 Hiến pháp năm 2013 thì: ”Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.” Ông Trọng là Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nhiệm kỳ 1016-2021, đơn vị Hà Nội.
Vẫn theo Điều 87 thì: ”Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.”
Như vậy, khi Quốc hội XIV hết nhiệm kỳ 2016-2021 thì ông Trọng cũng hết chức Chủ tịch Nước và luôn cả chức Tổng Bí thư đảng.
Cũng nên biết, ngoài hai chức lãnh tụ Đảng và Chủ tịch nước, ông Trọng còn nắm các chức quan trọng và nhiều quyền lực như: “Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”
VẪN TRƠ RA NHƯ ĐÁ
Với nhiều chức danh như thế thì liệu ông Trọng có bị ngộp thở không, và làm sao để thực hành câu ông nói “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát” ?
Nhưng ai giám sát ông khi mà chính ông nhìn nhận công tác xây dựng đảng, dù đã làm từ khóa đảng VII, đến nay vẫn còn ngổn ngang khắp mặt.
Ông nói trong bài phát biểu khai mạc phiên họp Trung ương 8 ngày 02/10 (2018): ”Như các đồng chí đều biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gần đây nhất là Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101 của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55 của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và nội dung này cũng đã được đề cập ở nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định khác của Đảng.
Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sức lan tỏa lớn.”
Nhìn ông nói mà thấy thương ông ở tuổi 74 mà vẫn phải trăn trở với mọi người rằng:” Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) rằng ông “đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo về “những hạn chế sau 5 năm thực hiện Quy định 101, đó là một số tổ chức đảng thực hiện Quy định này còn hình thức, chưa thực chất; việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng chưa nghiêm; công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nghiêm minh; chưa có chế tài xử lý những cán bộ, đảng viên không gương mẫu…
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đang bị buông lỏng.
(theo VOV, ngày 18/05/2018)
Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đưa ra chỉ một năm sau ngày ông Trọng thay ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư khóa XI. Nhưng theo ông Vũ Mão thì:”
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, ở không ít số cấp ủy, việc nêu gương của không ít cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa thật sự được coi trọng và còn nhiều tồn tại.”
Vì nói mãi mà những kẻ dưới quyền ông Trọng vẫn trơ ra như đá nên một lần nữa, ông lại năn nỉ Ban Chấp hành Trung ương rằng:”
Để khắc phục tình trạng nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao xin kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới về vấn đề này (Trách nhiệm nêu gương). Nội dung của bản Quy định cần cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kiểm tra, giám sát. Dự thảo Quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống.”
Phải gân cổ kêu gào mãi như thế hẳn ông Trọng nhức nhối lắm, nhưng vì ông là người đứng đầu cả đảng và nhà nước nên ông phải ráng mà bươn chải một mình thôi.
Chỉ có điều, nếu ông mà chịu làm gương trước công bố cho toàn dân biết khối lượng tài sản ông đã kê khai có những gì và ở đâu, và ra lệnh cho mọi lãnh đạo cũng làm như ông trong một thời hạn nhất định, thay vì tiếp tục giấu dân như mèo giấu phân như hiện nay thì họa may mới có gương mà soi.
Hơn nữa, khi có thêm chức mới thì quyền lực hẳn sẽ tập trung toàn diện về ông. Chỉ khác ở chỗ: nếu chiếc áo không làm nên thầy tu như ông bà ta đã dậy thì chức danh Chủ tịch Nước cũng chưa chắc thay đổi được bản lĩnh nói nhiều nhưng chưa được bao nhiêu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. -/-
Phạm Trần
(10/018)
Ông Trọng sẽ được Quốc hội chính thức phê chuẩn tại kỳ họp 6, bắt đầu ngày 22/10 (2018), mở đầu kỷ nguyên lột xác mới trong cơ chế cầm quyền thống nhất một người giữ cả hai chức Chủ tịch nước, đồng thời là Tổng Bí thư đảng.
Cho đến khi qua đời ngày 02/09/1969, ông Hồ Chí Minh là người duy nhất kiêm nhiệm 2 chức vụ, Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước.Trong suốt 49 năm sau đó (1969-2018), hai chức danh được phân công cho hai người khác nhau. Lý do của quyết định này chưa bao giờ được công khai, nhưng có thể vì sợ tập trung quyền hành vào tay một người sẽ đưa đến lộng quyền, chuyên chế làm hỏng việc và chia rẽ nội bộ.
Vì vậy chức danh Chủ tịch Nước, tuy được quy định trong Điều 86 Hiến pháp “là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”, nhưng thực tế không có quyền sinh sát toàn diện bằng Tổng Bí thư đảng, vì đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.Hơn nữa, hàng ngũ lãnh đạo từ Trung ương xuống Địa phương hoàn toàn là cán bộ đảng viên nên lệnh đảng bao giờ cũng nặng ký hơn lệnh nhà nước.
Ngay đến Quốc hội, tuy là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 69 Hiến pháp, mà có bao giờ dám tự ý chấp thuận những việc quan trọng khi chưa có ý kiến của Bộ Chính trị đảng.
Nhưng tại sao ông Trọng lại được Ban Chấp hành Trung ương chọn vào lúc này. Có 4 lý do:
1.- Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời nên phải có người điền thế.
2.- Ông Trọng hội đủ mọi điều kiện theo quy định của chức danh Chủ tịch nước.
3.-Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh giảm biên chế nên nhân cơ hội cần lấp chỗ trống ông Quang để lại, Bộ Chính trị quyết định tập trung lãnh đạo đảng và nhà nước vào làm một để tiết kiệm ngân sách, và hy vọng chạy việc hơn.
4.- Phù hợp với nhu cầu đối ngoại và phong tục bang giao quốc tế, nhất là đối với những quốc gia không có hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước riêng biệt.
NHÂN THÂN NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Vậy ông Trọng là người như thế nào ?
Tài liệu chính thức ghi tân Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.
Nhưng ông là người đặc biệt giáo điều, bảo thủ, đệ tử cuồng nhiệt của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Ông chống đa nguyên, đa đảng; chống cho tư nhân ra báo; chống mạng xã hội; chống tổ chức dân sự; và quyết liệt chống đối lập và mọi hành vi chống chính sách cai trị độc tài của đảng.Ông có bằng Tiến sỹ chuyên môn về Xây dựng Đảng.
Cũng rất rõ ông là người thân Tầu Bắc Kinh nên thường không dám cưỡng lại áp lực của lãnh đạo Trung Cộng. Việc ông và Bộ Chính trị không đồng ý để Quốc hội ra tuyên cáo lên án Trung Cộng đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở vùng biển Tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 là một tỷ dụ.
Hành động xâm phạm ngang ngược của Trung Cộng bắt đầu ngày 2/5/2014, tại vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía đông. Mỗi hải lý dài 1,852 mét.
Trong thời gian xung khắc dài 75 ngày này, nhiều lần tầu sắt võ trang Trung Cộng đã tấn công và đâm chìm nhiều thuyền đánh cá và kiểm ngư của Việt Nam, nhưng ông Trọng không dám có phản ứng quyết liệt để bảo vệ chủ quyền.
Tuy nhiên, trước phản ứn gay gắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải rút giàn khoan HD-981 về vùng biển Hải Nam ngày 16/07/2014.
Từ đó đến nay, các tầu cảnh sát biển Trung Cộng có võ trang vẫn thường xuyên tấn công, sát thương, cướp ngư cụ, tài sản và đâm chìm nhiều tầu đánh cá của ngư dân Việt ở Biển Đông nhưng Việt Nam không dám có phản ứng bằng võ lực. Ngược lại, nhiều bài báo của báo đài nhà nước chỉ dám gọi tầu Trung Cộng là “tầu nước ngoài” hay “tầu lạ”, để tránh đụng chạm ngoại giao !
Việc thứ hai chứng tỏ ông Chủ tịch nước mới Nguyễn Phú Trọng đã có toan tính “trao trứng cho Ác” khi Bộ Chính trị do ông cầm đầu đã đồng ý Dự Luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)” tại Vân Đồn (tỉnh Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), có chiều hướng mở đường, qua dạng thuê đất trá hình dài 99 năm, và tạo cơ hội cho đầu tư Tầu Bắc Kinh vào chiếm lãnh thổ và di dân sang Việt Nam.
Rất may khi biết được âm mưu đen tối này, nhiều Đại biểu Quốc hội, nhiều nhân sỹ, chuyên gia và hàng trăm ngàn người dân trong nước đã phản đối và xuống đường biểu tình chống Đặc khu trong hai ngày 10 và 11/06/2018, khiến Quốc hội phải hoãn không biểu quyết.
NHIỆM KỲ CÓ HẠN CHẾ ?
Vậy với chức Chủ tịch Nước, sẽ bắt đầu ngay sau khi được Quốc hội biểu quyết tại kỳ họp, bắt đầu ngày 22/10 (2018), ông Trọng có thể làm được gì với thời hạn 2 năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ Tổng Bí thư ?
Ông Trọng đã giữ chức Tổng Bí thư từ Khóa đảng XI năm 2011-2016, tái đắc cử khóa đảng XII thêm 5 năm nữa cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo Điều 17 của Điều lệ đảng được Khóa đảng XI bỏ phiếu tán thành thì: ”Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”
Trong khi đó, theo Điều 87 Hiến pháp năm 2013 thì: ”Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.” Ông Trọng là Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nhiệm kỳ 1016-2021, đơn vị Hà Nội.
Vẫn theo Điều 87 thì: ”Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.”
Như vậy, khi Quốc hội XIV hết nhiệm kỳ 2016-2021 thì ông Trọng cũng hết chức Chủ tịch Nước và luôn cả chức Tổng Bí thư đảng.
Cũng nên biết, ngoài hai chức lãnh tụ Đảng và Chủ tịch nước, ông Trọng còn nắm các chức quan trọng và nhiều quyền lực như: “Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”
VẪN TRƠ RA NHƯ ĐÁ
Với nhiều chức danh như thế thì liệu ông Trọng có bị ngộp thở không, và làm sao để thực hành câu ông nói “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát” ?
Nhưng ai giám sát ông khi mà chính ông nhìn nhận công tác xây dựng đảng, dù đã làm từ khóa đảng VII, đến nay vẫn còn ngổn ngang khắp mặt.
Ông nói trong bài phát biểu khai mạc phiên họp Trung ương 8 ngày 02/10 (2018): ”Như các đồng chí đều biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gần đây nhất là Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101 của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55 của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và nội dung này cũng đã được đề cập ở nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định khác của Đảng.
Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sức lan tỏa lớn.”
Nhìn ông nói mà thấy thương ông ở tuổi 74 mà vẫn phải trăn trở với mọi người rằng:” Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) rằng ông “đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo về “những hạn chế sau 5 năm thực hiện Quy định 101, đó là một số tổ chức đảng thực hiện Quy định này còn hình thức, chưa thực chất; việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng chưa nghiêm; công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nghiêm minh; chưa có chế tài xử lý những cán bộ, đảng viên không gương mẫu…
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đang bị buông lỏng.
(theo VOV, ngày 18/05/2018)
Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đưa ra chỉ một năm sau ngày ông Trọng thay ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư khóa XI. Nhưng theo ông Vũ Mão thì:”
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, ở không ít số cấp ủy, việc nêu gương của không ít cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa thật sự được coi trọng và còn nhiều tồn tại.”
Vì nói mãi mà những kẻ dưới quyền ông Trọng vẫn trơ ra như đá nên một lần nữa, ông lại năn nỉ Ban Chấp hành Trung ương rằng:”
Để khắc phục tình trạng nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao xin kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới về vấn đề này (Trách nhiệm nêu gương). Nội dung của bản Quy định cần cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kiểm tra, giám sát. Dự thảo Quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống.”
Phải gân cổ kêu gào mãi như thế hẳn ông Trọng nhức nhối lắm, nhưng vì ông là người đứng đầu cả đảng và nhà nước nên ông phải ráng mà bươn chải một mình thôi.
Chỉ có điều, nếu ông mà chịu làm gương trước công bố cho toàn dân biết khối lượng tài sản ông đã kê khai có những gì và ở đâu, và ra lệnh cho mọi lãnh đạo cũng làm như ông trong một thời hạn nhất định, thay vì tiếp tục giấu dân như mèo giấu phân như hiện nay thì họa may mới có gương mà soi.
Hơn nữa, khi có thêm chức mới thì quyền lực hẳn sẽ tập trung toàn diện về ông. Chỉ khác ở chỗ: nếu chiếc áo không làm nên thầy tu như ông bà ta đã dậy thì chức danh Chủ tịch Nước cũng chưa chắc thay đổi được bản lĩnh nói nhiều nhưng chưa được bao nhiêu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. -/-
Phạm Trần
(10/018)