Lễ Thánh Gia
Tolstoy viết lời mở đầu cuốn sách “Anna Karenina”: Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ.
Vậy gia đình hạnh phúc có những điều nào giống nhau? Thực tế cho thấy rằng, một gia đình hạnh phúc là mẹ được ưu ái, cha được tôn trọng và con được tiếp nhận. Mẹ được chiều chuộng, gia đình càng hạnh phúc. Cha được tôn trọng sẽ càng yêu mẹ hơn. Con cái được tiếp nhận, gia đình mới thực sự là mái ấm.Gia đình là thế giới của mẹ, là vương quốc của cha, là khu vườn thần tiên của con trẻ. Đây chính là hình mẫu về một mái ấm hạnh phúc.
Gia đình là tổ ấm yêu thương cho từng thành viên. Trước ngưỡng cửa của đời sống hôn nhân gia đình, ai cũng muốn cho mình có được một cuộc tình êm xuôi, một gia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hoà, con cái hiếu thảo, vợ cHồng Yêu thương nhau. Hôn nhân gia đình là một quyết định và là bước ngoặt lớn trong cuộc sống con người, nên người ta đặt vào đó cả niềm hy vọng và sự mong đợi lớn lao.
Đời sống hôn nhân gia đình có một ơn gọi và sứ mạng cao quý trong Giáo hội và xã hội. Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong khung cảnh của một gia đình. Qua cuộc sống của Thánh Gia, “chúng ta hiểu cách sống trong gia đình. Nadarét nhắc chúng ta về ý nghĩa của gia đình, về sự hiệp thông tình yêu, vẻ đẹp đơn sơ và giản dị, tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình; Nadarét làm cho chúng ta thấy gia đình là một trường học ngọt ngào và không thể thay thế, dạy cho ta biết thế nào là chức năng tự nhiên của gia đình đối với trật tự xã hội” (ĐTC Phaolô VI, Diễn từ tại Nadarét)…Muốn có những con người tốt và những Kitô hữu thánh, gia đình phải tốt và thánh thiện; muốn đổi mới đất nước, xã hội và Hội Thánh, phải bắt đầu từ gia đình. “Gia đình là con đường của Hội Thánh” (Thánh Gioan Phaolô II, Thư gửi các gia đình, số 2).
Lễ Thánh Gia, Giáo hội mời gọi mỗi gia đình Công Giáo hướng về gia đình Nadarét. Không phải lúc nào cũng màu hồng mà Tin Mừng cho thấy Thánh Gia đã trải qua những lận đận lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn thử thách trăm bề. Thánh Giuse khéo léo chống chèo vượt qua tất cả và cùng với Mẹ Maria – Chúa Giêsu xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này.Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
1. Mái ấm gia đình
Có nhà hoạ sĩ kia cứ mãi mơ ước trong đời mình sẽ vẽ được một bức tranh đẹp nhất thế giới. Nhưng anh ta không biết phải vẽ thứ gì để bức tranh sẽ có được hình ảnh, màu sắc, và nội dung sâu đậm đáng trở thành bức tranh tuyệt vời nhất trần gian. Chàng đã tìm hỏi với một linh mục về điều gì đẹp và ý nghĩa nhất. Vị linh mục trả lời ngay: "Niềm tin. Niềm tin là số một, niềm tin sẽ nâng cao giá trị con người. Niềm tin sẽ chữa lành và biến đổi mọi sự nên tuyệt vời." Chàng hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái đang bước lên xe hoa về nhà chồng. Cô gái trả lời: "Trên thế gian này không có gì đẹp bằng tình yêu. Tình yêu là hơi thở, là sức sống, là hạnh phúc, là tất cả. Tình yêu biến cay đắng thành ngọt ngào, đưa tiếng cười vào nơi than khóc, đổi nghèo hèn tầm thường thành phú quí cao sang. Tình yêu thật tuyệt vời." Cuối cùng người hoạ sĩ gặp một anh thương binh vừa trở về từ tiền phương. Anh lính đã trả lời: "Hoà bình là điều đẹp nhất trần gian. Ở đâu có chiến tranh, ở đó có đổ nát, bất hạnh, khổ đau. Ở đâu có hoà bình, ở đó có cái đẹp." Ba câu nói của ba con người - vị linh mục, cô gái sắp lấy chồng và anh thương binh trẻ - đã làm cho người hoạ sĩ phân vân: không biết phải làm thế nào để trên bức tranh của mình có thể diễn tả cùng một lúc niềm tin, tình yêu, và hoà bình. Đang suy nghĩ anh về đến nhà lúc nào không hay. Mấy đứa con anh ùa ra đón bố. Anh nhận thấy niềm tin trong ánh mắt của các con. Anh cũng cảm được tình yêu trong chiếc hôn chân thành của người vợ. Niềm tin của con cái và tình yêu của người vợ làm cho tâm hồn anh ta ấm áp và an bình lạ thường. Thế rồi một ý tưởng chợt loé lên trong đầu. Anh vội ngồi xuống khởi công vẽ tranh, và sau khi hoàn thành tác phẩm đẹp nhất thế gian, anh đã đặt tên cho nó: "Mái Ấm Gia Đình". Mái ấm gia đình chính là hình ảnh xinh đẹp và sống động nhất mà người ta có thể vẽ được về Nước Trời hay Thiên đàng ngay trên thế gian này. Mái ấm gia đình cũng sẽ là lời chứng tá hùng hồn nhất cho sự hiện diện của Đức Giêsu giữa dương gian.
2. Hạnh phúc gia đình
Theo Đức cha Bùi Tuần, có ba yếu tố làm nên hạnh phúc gia đình: Quy tụ gia đình; Lễ giáo gia đình và Tình nghĩa gia đình.
- Quy tụ gia đình
Gia đình là nơi con người được “ở với nhau”. Các môn đệ đầu tiên không tìm đến với Chúa Giêsu như một vị thầy dạy học, nhưng như “Đấng ở với” (Ga 1,38). Chúa đã mời gọi các ông, trước tiên không phải là học một bài học, mà là xem chỗ Người ở và ở lại với Người (Ga 1,39). Cũng vậy các thành viên trong gia đình hiện diện cho nhau với toàn vẹn cái tôi của mình, được chấp nhận và chấp nhận người khác với toàn vẹn cái tôi ấy. Dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, gia đình là nơi chốn bình an cho tâm hồn mình; “Đấng Tạo Hoá đã đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội con người nên gia đình trở thành ‘tế bào đầu tiên và sống động của xã hội’ (x.Tông huấn gia đình số 42).
Quy tụ là họp mặt, là gặp nhau, là nói chuyện với nhau, là gần gũi nhau, là chia sẻ với nhau. Quy tụ gia đình làm nên một bầu khí ấm áp thiêng liêng. Có thể nói, mọi quy tụ gia đình, dù thường ngày, dù bất thường, đều mang bầu khí đạo đức, có ánh sáng của đức tin và có hương thơm của đức ái.Quy tụ gia đình như thế sẽ có Chúa hiện diện. Nhờ có Chúa hiện diện, gia đình sẽ biết phân định điều gì là tốt cần làm, điều gì là xấu cần tránh, nhất là trong tình hình hiện nay tốt xấu lẫn lộn một cách quá phức tạp.
- Lễ giáo gia đình
Lễ giáo là nghi lễ và giáo dục gia đình. Gia đình là một cộng đoàn, một đời sống chung của những con người. Họ có những dây liên đới với nhau. Nên cần phải có những hình thức thể hiện những dây liên đới đó. Do vậy, mà phải được giáo dục, để có được lối sống liên đới tốt đẹp, trong trật tự. Liên đới thấp nhất thuộc nhân bản của cộng đoàn là biết diễn tả sự gần gũi nhau và có trách nhiệm đối với nhau. Biết siêng năng và lương thiện làm hết sức mình, để góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc chung gia đình, đó là nét đẹp căn bản của lễ giáo gia đình.Biết chào kính, chào thăm, chào hỏi, với nhiều bình thức, là một nghi lễ đơn sơ chứng tỏ con người có giáo dục gia đình. Biết cảm ơn, biết xin lỗi cũng là những điều lễ phép thô sơ của con người có giáo dục trong cộng đoàn. Biết kính trên nhường dưới cũng là một biểu hiện lễ phép của nền giáo dục liên đới. Biết sống chân thành và trung thành trong các liên đới gia đình cũng là một giá trị của con người có giáo dục gia đình.
“Các bạn trẻ hãy suy nghĩ kỹ càng và chọn người bạn đời dựa trên tiêu chuẩn tình yêu và các đức tính tốt. Tiền bạc, sắc dục và địa vị xã hội không làm nên hạnh phúc gia đình ; trái lại, nếu không biết sống theo các nguyên tắc đạo đức, rất nhiều khi chính những điều ấy lại trở thành nguy cơ phá hoại hạnh phúc. Cha mẹ hãy hướng dẫn cho con cái biết chọn lựa cho đúng đắn, và con cái cần lắng nghe kinh nghiệm khôn ngoan của cha mẹ. Tuy nhiên cha mẹ không có quyền ngăn cản hay ép buộc con cái theo ý mình. Tự do kết hôn là quyền cơ bản của con cái, và con cái phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình”. (x.Thư Mục Vụ Giáng Sinh 2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng)
- Tình nghĩa gia đình
Tình nghĩa gia đình cần được vun trồng, cần được chăm sóc, cần được xây dựng với những tình tiết nhỏ. Người tình nghĩa đích thực là người biết xót thương như người Samari đó. Chúng ta chỉ có được một cách đích thực bằng tấm lòng bén nhạy và giàu tình xót thương với những tình tiết nhỏ, do trực giác đạo đức hơn là do lý luận.
3. Tình yêu gia đình
“Hôn nhân gia đình vốn là hình ảnh tiêu biểu của tình yêu. Những áp lực của đời sống xã hội đang làm rúng động tận nền tảng của đời sống gia đình, làm biến dạng ý nghĩa chân thực của tình yêu. Không kể những đổ vỡ trong đời sống gia đình, trên thế giới ngày nay còn xuất hiện và đang lây lan những mẫu gia đình kỳ lạ, gia đình đồng tính, gia đình tạm thời, gia đình ba hoặc bốn vợ/chồng…Kitô giáo không chấp nhận những mẫu gia đình kỳ lạ ấy, không phải chỉ chúng khác lạ, nhưng vì chúng phá vỡ ý nghĩa đích thực của tình yêu”. (x. Gia đình kitô hữu trước những thách đố thời đại, Nội san chia sẻ số 76).
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau.
Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự quy tụ các thành viên trong tình nghĩa và với lễ giáo gia phong sẽ làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính đức tin và tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Quả vậy, chính trong gia đình mà mỗi người lớn lên không những về thể lý, mà cả về tâm lý và đạo đức. Gia đình là ngôi trường đầu tiên dạy những giá trị nhân bản. Chính từ trong gia đình mà mỗi người học được những thói quen và lối sống tốt để từ đó định hình tính tình của mình. Gia đình là nơi mỗi người tập sống mối liên hệ với người khác, tập lắng nghe và tôn trọng tha nhân, tập hy sinh quên mình để sống vì người khác, quảng đại và tha thứ. Nếu lớn lên từ trong môi trường như thế, khi bước vào đời sống xã hội, người trẻ sẽ sống vị tha, hòa hợp và bao dung nhân hậu, thay cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ và tìm cách thống trị người khác. Từ trong gia đình, mỗi người tập sống theo lương tâm ngay thẳng, theo sự thật, công bằng, liêm khiết, tinh thần trách nhiệm, biết làm chủ bản thân và khôn ngoan chọn lựa để sống theo nguyên tắc đạo đức, chứ không gian dối lừa đảo, không nhắm mắt chạy theo đồng tiền và khoái lạc. Cũng từ trong gia đình, con cái được lớn lên trong đức tin qua sự dạy dỗ và đời sống chứng nhân của cha mẹ. Mọi người trong gia đình cùng cầu nguyện chung, cùng tìm thánh ý Chúa và nâng đỡ nhau trong những giờ phút quan trọng, đó chính là bài học đức tin sống động và hữu hiệu” (x.Thư Mục Vụ Giáng Sinh 2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng).
Ở các nước Âu Mỹ, có một câu ngạn ngữ nổi tiếng nhà nhà đều biết: “Happy wife happy life”, nghĩa là “Vợ vui lòng, cuộc sống vui vẻ”. Câu này nên trở thành kim chỉ nam của mỗi một ông chồng.Một người phụ nữ được chiều chuộng sẽ rất rạng rỡ, ấm áp, mềm mại như ngọc. Một người đàn ông được tôn trọng sẽ có thần thái, phong độ ngời ngời. Chồng càng yêu thương vợ, vợ lại càng tôn trọng chồng. Vợ càng tôn trọng chồng, chồng lại càng yêu thương vợ. Tình cảm hài hoà, cha mẹ tôn trọng ý nguyện của con cái, quan tâm và tán dương con cái, gia đình thật hạnh phúc, chan hòa niềm vui tình yêu.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói : “Niềm vui của tình yêu trong đời sống của các gia đình cũng là niềm vui của Hội Thánh” (Tông huấn Niềm vui tình yêu, số 1).
Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN : “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”. Hạnh phúc gia đình khởi đi từ tình yêu, niềm tin và hoà bình. Gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.
Tolstoy viết lời mở đầu cuốn sách “Anna Karenina”: Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ.
Vậy gia đình hạnh phúc có những điều nào giống nhau? Thực tế cho thấy rằng, một gia đình hạnh phúc là mẹ được ưu ái, cha được tôn trọng và con được tiếp nhận. Mẹ được chiều chuộng, gia đình càng hạnh phúc. Cha được tôn trọng sẽ càng yêu mẹ hơn. Con cái được tiếp nhận, gia đình mới thực sự là mái ấm.Gia đình là thế giới của mẹ, là vương quốc của cha, là khu vườn thần tiên của con trẻ. Đây chính là hình mẫu về một mái ấm hạnh phúc.
Gia đình là tổ ấm yêu thương cho từng thành viên. Trước ngưỡng cửa của đời sống hôn nhân gia đình, ai cũng muốn cho mình có được một cuộc tình êm xuôi, một gia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hoà, con cái hiếu thảo, vợ cHồng Yêu thương nhau. Hôn nhân gia đình là một quyết định và là bước ngoặt lớn trong cuộc sống con người, nên người ta đặt vào đó cả niềm hy vọng và sự mong đợi lớn lao.
Đời sống hôn nhân gia đình có một ơn gọi và sứ mạng cao quý trong Giáo hội và xã hội. Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong khung cảnh của một gia đình. Qua cuộc sống của Thánh Gia, “chúng ta hiểu cách sống trong gia đình. Nadarét nhắc chúng ta về ý nghĩa của gia đình, về sự hiệp thông tình yêu, vẻ đẹp đơn sơ và giản dị, tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình; Nadarét làm cho chúng ta thấy gia đình là một trường học ngọt ngào và không thể thay thế, dạy cho ta biết thế nào là chức năng tự nhiên của gia đình đối với trật tự xã hội” (ĐTC Phaolô VI, Diễn từ tại Nadarét)…Muốn có những con người tốt và những Kitô hữu thánh, gia đình phải tốt và thánh thiện; muốn đổi mới đất nước, xã hội và Hội Thánh, phải bắt đầu từ gia đình. “Gia đình là con đường của Hội Thánh” (Thánh Gioan Phaolô II, Thư gửi các gia đình, số 2).
Lễ Thánh Gia, Giáo hội mời gọi mỗi gia đình Công Giáo hướng về gia đình Nadarét. Không phải lúc nào cũng màu hồng mà Tin Mừng cho thấy Thánh Gia đã trải qua những lận đận lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn thử thách trăm bề. Thánh Giuse khéo léo chống chèo vượt qua tất cả và cùng với Mẹ Maria – Chúa Giêsu xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này.Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
1. Mái ấm gia đình
Có nhà hoạ sĩ kia cứ mãi mơ ước trong đời mình sẽ vẽ được một bức tranh đẹp nhất thế giới. Nhưng anh ta không biết phải vẽ thứ gì để bức tranh sẽ có được hình ảnh, màu sắc, và nội dung sâu đậm đáng trở thành bức tranh tuyệt vời nhất trần gian. Chàng đã tìm hỏi với một linh mục về điều gì đẹp và ý nghĩa nhất. Vị linh mục trả lời ngay: "Niềm tin. Niềm tin là số một, niềm tin sẽ nâng cao giá trị con người. Niềm tin sẽ chữa lành và biến đổi mọi sự nên tuyệt vời." Chàng hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái đang bước lên xe hoa về nhà chồng. Cô gái trả lời: "Trên thế gian này không có gì đẹp bằng tình yêu. Tình yêu là hơi thở, là sức sống, là hạnh phúc, là tất cả. Tình yêu biến cay đắng thành ngọt ngào, đưa tiếng cười vào nơi than khóc, đổi nghèo hèn tầm thường thành phú quí cao sang. Tình yêu thật tuyệt vời." Cuối cùng người hoạ sĩ gặp một anh thương binh vừa trở về từ tiền phương. Anh lính đã trả lời: "Hoà bình là điều đẹp nhất trần gian. Ở đâu có chiến tranh, ở đó có đổ nát, bất hạnh, khổ đau. Ở đâu có hoà bình, ở đó có cái đẹp." Ba câu nói của ba con người - vị linh mục, cô gái sắp lấy chồng và anh thương binh trẻ - đã làm cho người hoạ sĩ phân vân: không biết phải làm thế nào để trên bức tranh của mình có thể diễn tả cùng một lúc niềm tin, tình yêu, và hoà bình. Đang suy nghĩ anh về đến nhà lúc nào không hay. Mấy đứa con anh ùa ra đón bố. Anh nhận thấy niềm tin trong ánh mắt của các con. Anh cũng cảm được tình yêu trong chiếc hôn chân thành của người vợ. Niềm tin của con cái và tình yêu của người vợ làm cho tâm hồn anh ta ấm áp và an bình lạ thường. Thế rồi một ý tưởng chợt loé lên trong đầu. Anh vội ngồi xuống khởi công vẽ tranh, và sau khi hoàn thành tác phẩm đẹp nhất thế gian, anh đã đặt tên cho nó: "Mái Ấm Gia Đình". Mái ấm gia đình chính là hình ảnh xinh đẹp và sống động nhất mà người ta có thể vẽ được về Nước Trời hay Thiên đàng ngay trên thế gian này. Mái ấm gia đình cũng sẽ là lời chứng tá hùng hồn nhất cho sự hiện diện của Đức Giêsu giữa dương gian.
2. Hạnh phúc gia đình
Theo Đức cha Bùi Tuần, có ba yếu tố làm nên hạnh phúc gia đình: Quy tụ gia đình; Lễ giáo gia đình và Tình nghĩa gia đình.
- Quy tụ gia đình
Gia đình là nơi con người được “ở với nhau”. Các môn đệ đầu tiên không tìm đến với Chúa Giêsu như một vị thầy dạy học, nhưng như “Đấng ở với” (Ga 1,38). Chúa đã mời gọi các ông, trước tiên không phải là học một bài học, mà là xem chỗ Người ở và ở lại với Người (Ga 1,39). Cũng vậy các thành viên trong gia đình hiện diện cho nhau với toàn vẹn cái tôi của mình, được chấp nhận và chấp nhận người khác với toàn vẹn cái tôi ấy. Dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, gia đình là nơi chốn bình an cho tâm hồn mình; “Đấng Tạo Hoá đã đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội con người nên gia đình trở thành ‘tế bào đầu tiên và sống động của xã hội’ (x.Tông huấn gia đình số 42).
Quy tụ là họp mặt, là gặp nhau, là nói chuyện với nhau, là gần gũi nhau, là chia sẻ với nhau. Quy tụ gia đình làm nên một bầu khí ấm áp thiêng liêng. Có thể nói, mọi quy tụ gia đình, dù thường ngày, dù bất thường, đều mang bầu khí đạo đức, có ánh sáng của đức tin và có hương thơm của đức ái.Quy tụ gia đình như thế sẽ có Chúa hiện diện. Nhờ có Chúa hiện diện, gia đình sẽ biết phân định điều gì là tốt cần làm, điều gì là xấu cần tránh, nhất là trong tình hình hiện nay tốt xấu lẫn lộn một cách quá phức tạp.
- Lễ giáo gia đình
Lễ giáo là nghi lễ và giáo dục gia đình. Gia đình là một cộng đoàn, một đời sống chung của những con người. Họ có những dây liên đới với nhau. Nên cần phải có những hình thức thể hiện những dây liên đới đó. Do vậy, mà phải được giáo dục, để có được lối sống liên đới tốt đẹp, trong trật tự. Liên đới thấp nhất thuộc nhân bản của cộng đoàn là biết diễn tả sự gần gũi nhau và có trách nhiệm đối với nhau. Biết siêng năng và lương thiện làm hết sức mình, để góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc chung gia đình, đó là nét đẹp căn bản của lễ giáo gia đình.Biết chào kính, chào thăm, chào hỏi, với nhiều bình thức, là một nghi lễ đơn sơ chứng tỏ con người có giáo dục gia đình. Biết cảm ơn, biết xin lỗi cũng là những điều lễ phép thô sơ của con người có giáo dục trong cộng đoàn. Biết kính trên nhường dưới cũng là một biểu hiện lễ phép của nền giáo dục liên đới. Biết sống chân thành và trung thành trong các liên đới gia đình cũng là một giá trị của con người có giáo dục gia đình.
“Các bạn trẻ hãy suy nghĩ kỹ càng và chọn người bạn đời dựa trên tiêu chuẩn tình yêu và các đức tính tốt. Tiền bạc, sắc dục và địa vị xã hội không làm nên hạnh phúc gia đình ; trái lại, nếu không biết sống theo các nguyên tắc đạo đức, rất nhiều khi chính những điều ấy lại trở thành nguy cơ phá hoại hạnh phúc. Cha mẹ hãy hướng dẫn cho con cái biết chọn lựa cho đúng đắn, và con cái cần lắng nghe kinh nghiệm khôn ngoan của cha mẹ. Tuy nhiên cha mẹ không có quyền ngăn cản hay ép buộc con cái theo ý mình. Tự do kết hôn là quyền cơ bản của con cái, và con cái phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình”. (x.Thư Mục Vụ Giáng Sinh 2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng)
- Tình nghĩa gia đình
Tình nghĩa gia đình cần được vun trồng, cần được chăm sóc, cần được xây dựng với những tình tiết nhỏ. Người tình nghĩa đích thực là người biết xót thương như người Samari đó. Chúng ta chỉ có được một cách đích thực bằng tấm lòng bén nhạy và giàu tình xót thương với những tình tiết nhỏ, do trực giác đạo đức hơn là do lý luận.
3. Tình yêu gia đình
“Hôn nhân gia đình vốn là hình ảnh tiêu biểu của tình yêu. Những áp lực của đời sống xã hội đang làm rúng động tận nền tảng của đời sống gia đình, làm biến dạng ý nghĩa chân thực của tình yêu. Không kể những đổ vỡ trong đời sống gia đình, trên thế giới ngày nay còn xuất hiện và đang lây lan những mẫu gia đình kỳ lạ, gia đình đồng tính, gia đình tạm thời, gia đình ba hoặc bốn vợ/chồng…Kitô giáo không chấp nhận những mẫu gia đình kỳ lạ ấy, không phải chỉ chúng khác lạ, nhưng vì chúng phá vỡ ý nghĩa đích thực của tình yêu”. (x. Gia đình kitô hữu trước những thách đố thời đại, Nội san chia sẻ số 76).
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau.
Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự quy tụ các thành viên trong tình nghĩa và với lễ giáo gia phong sẽ làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính đức tin và tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Quả vậy, chính trong gia đình mà mỗi người lớn lên không những về thể lý, mà cả về tâm lý và đạo đức. Gia đình là ngôi trường đầu tiên dạy những giá trị nhân bản. Chính từ trong gia đình mà mỗi người học được những thói quen và lối sống tốt để từ đó định hình tính tình của mình. Gia đình là nơi mỗi người tập sống mối liên hệ với người khác, tập lắng nghe và tôn trọng tha nhân, tập hy sinh quên mình để sống vì người khác, quảng đại và tha thứ. Nếu lớn lên từ trong môi trường như thế, khi bước vào đời sống xã hội, người trẻ sẽ sống vị tha, hòa hợp và bao dung nhân hậu, thay cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ và tìm cách thống trị người khác. Từ trong gia đình, mỗi người tập sống theo lương tâm ngay thẳng, theo sự thật, công bằng, liêm khiết, tinh thần trách nhiệm, biết làm chủ bản thân và khôn ngoan chọn lựa để sống theo nguyên tắc đạo đức, chứ không gian dối lừa đảo, không nhắm mắt chạy theo đồng tiền và khoái lạc. Cũng từ trong gia đình, con cái được lớn lên trong đức tin qua sự dạy dỗ và đời sống chứng nhân của cha mẹ. Mọi người trong gia đình cùng cầu nguyện chung, cùng tìm thánh ý Chúa và nâng đỡ nhau trong những giờ phút quan trọng, đó chính là bài học đức tin sống động và hữu hiệu” (x.Thư Mục Vụ Giáng Sinh 2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng).
Ở các nước Âu Mỹ, có một câu ngạn ngữ nổi tiếng nhà nhà đều biết: “Happy wife happy life”, nghĩa là “Vợ vui lòng, cuộc sống vui vẻ”. Câu này nên trở thành kim chỉ nam của mỗi một ông chồng.Một người phụ nữ được chiều chuộng sẽ rất rạng rỡ, ấm áp, mềm mại như ngọc. Một người đàn ông được tôn trọng sẽ có thần thái, phong độ ngời ngời. Chồng càng yêu thương vợ, vợ lại càng tôn trọng chồng. Vợ càng tôn trọng chồng, chồng lại càng yêu thương vợ. Tình cảm hài hoà, cha mẹ tôn trọng ý nguyện của con cái, quan tâm và tán dương con cái, gia đình thật hạnh phúc, chan hòa niềm vui tình yêu.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói : “Niềm vui của tình yêu trong đời sống của các gia đình cũng là niềm vui của Hội Thánh” (Tông huấn Niềm vui tình yêu, số 1).
Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN : “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”. Hạnh phúc gia đình khởi đi từ tình yêu, niềm tin và hoà bình. Gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.