Đúng Địa Chỉ
(Chúa Nhật VI TN C)
Kitô hữu chúng ta không xa lạ gì với kinh Tám Mối Phúc Thật. Giáo Hội lại khẳng định bát phúc chính là bản Hiến Chương Nước Trời. Thế nhưng để hiểu nội dung, ý nghĩa của tám mối phúc thì không hẳn dễ dàng. Quả thật đã có biết bao giấy mực xưa nay nói về các mối phúc ấy. Tám mối phúc như Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật hay là chỉ có bốn mối phúc theo Tin Mừng thánh Luca? Vì sao nghèo khó, sầu khổ, khóc than, bị oán ghét, sỉ vả mà lại là có phúc? Một cuộc cách mạng về bậc thang giá trị hay là những thách thức với quan niệm của người đời xưa nay?
Không sợ sai lầm để khẳng định rằng sự khổ hay cái nghèo tự chúng không phải là mối phúc. Nhưng chính người nghèo, người đau khổ là những đối tượng được chúc phúc. Họ được chúc phúc vì họ đang còn biết mong chờ, biết hy vọng một điều gì đó tốt lành hơn đến từ trên cao. Bởi chưng họ đã như vô phương tự cứu mình và cũng chẳng còn có thể cậy dựa vào các nguồn lực ở dưới trần gian này. Và khi Đấng cứu độ đến thi ân giáng phúc, thì họ là những người biết mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Chúng ta có thể hiểu điều này khi Chúa Giêsu sau khi chúc phúc cho những người nghèo, người bất hạnh, khốn khổ, thì Người đã báo họa những người bây giờ đang giàu có, vui cười, sung sướng, đang được mọi người ca tụng. Cái khốn của họ là ở thái độ tự thỏa mãn trong tình trạng đủ đầy sự may lành trần gian hiện có. Đã thỏa mãn thì sẽ chẳng khát khao điều gì hơn nữa. Cái khốn của họ còn thể hiện nơi việc họ đặt niềm tin cậy vào những thiện hảo chóng qua đời này, vào quyền lực của thế gian này, khi cho rằng chúng chính là hạnh phúc thật, là nguồn bảo đảm hạnh phúc thật.
Ngôn sứ Giêrêmia đã thẳng thừng: “Đức Chúa phán như sau: Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân là nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ…”(Gr 17,5-6).
Đã là hạnh phúc thật thì phải mãi mãi thường tồn. Những thực tại tốt đẹp ở trần gian này như của cải, chức quyền, bổng lộc…dù quý giá đến mấy thì cũng chỉ là những kho tàng “có thể bị ten sét, bị mối mọt đục khoét, bị mất trộm, mất cướp”(x.Mt 6,19-21). Cái hữu hạn thì không thể đem lại hạnh phúc đích thật. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo, là Đấng vô thủy vô chung, không hề đổi thay, mới là nguồn của hạnh phúc thật.
Bỏ hình để bắt bóng là một trong những chước cám dỗ muôn đời với con người, nhất là với những người vốn có chút của tiền, danh vọng hay quyền lực trong tay. Có thể nói nhiều luật sĩ, biệt phái, thượng tế thời Chúa Giêsu đã rơi vào chước cám dỗ này. Họ tự hào về lòng đạo đức qua việc giữ luật tỉ mỉ cách bên ngoài của mình. Họ tự cao về sự hiểu biết, về vị thế của mình trước mặt đám đông dân chúng. Họ tự mãn về của cải vật chất và chức quyền đang có trong tay. Chính vì thế khi Chúa Cứu Thế đến thì họ chối từ. Đã không tiếp nhận, họ lại còn tìm cách loại bỏ Đấng là nguồn của hạnh phúc thật.
Hạnh phúc thật sẽ đến với những ai biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa. Giêrêmia còn khẳng định: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái” (Gr 17,7-8).
Như thế khi chúc phúc cho người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh…Chúa Giêsu xác nhận rằng họ đã biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ, đó là vào chính Người, Đấng đang phán dạy họ. Tác giả Thánh Vịnh đã từng cảm nghiệm: “Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian…”(Tv 118,8). Vậy thử hỏi thế nào là biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa? Khi đặt niềm tin cậy vào một ai đó thì chúng ta hoàn toàn giao phó cuộc đời của mình, tương lai của mình, số phận đời đời của mình cho người ấy. Động thái giao phó đời mình được biểu hiện bằng việc đi theo bước chân người mình tin cậy và sống theo lời người ấy chỉ dạy.
Đấng mà chúng ta tự nguyện đặt niềm tin cậy, tức là gắn bó và sống theo lời Người chỉ dạy đó là Giêsu Kitô. Chúa Kitô không chỉ là người có quyền năng trong lời nói và hành động mà Người còn bảy tỏ uy quyền tối thượng của Người bằng việc chiến thắng sự chết. Mầu nhiệm Chúa Phục Sinh là nền tảng để chúng ta đặt niềm tin cậy vào Người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em…Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17-19).
Đã là người thì ai cũng mong muốn và luôn kiếm tìm hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lầm tưởng tình trạng hạnh phúc là khi có đủ đầy tiện nghi vật chất, chức quyền, danh vọng hay được thỏa mãn một số nhu cầu nào đó. Cái ảo tưởng này sẽ tan vỡ, khi họ đối diện với những biến cố không may trong cuộc đời mà ít ai tránh được và nhất là khi đối diện với cái chết không ai thoát được. Hạnh phúc đích thật của con người là tình trạng được hiệp thông với Đấng đã cho con người từ hư vô được hiện hữu. Có thể nói đây là cái cảm nghiệm của các thánh nhân khi cận kề với giờ sinh ly tử biệt mà dân gian quen gọi là “sống thánh – chết lành”.
Với cái nhìn của lý trí, người ta cũng đã thoáng nhận ra những mối họa nhãn tiền trên số phận những người đặt niềm tin cậy vào những sự chóng qua đời này khi đồng thuận với nhau rằng sắc đẹp không qua khỏi làn da, vinh hoa phú quý không theo chúng ta đi vào nấm mộ lạnh. Ứớc gì với cái nhìn của đức tin, chúng ta thêm xác tín đâu là hạnh phúc thật để rồi biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật VI TN C)
Kitô hữu chúng ta không xa lạ gì với kinh Tám Mối Phúc Thật. Giáo Hội lại khẳng định bát phúc chính là bản Hiến Chương Nước Trời. Thế nhưng để hiểu nội dung, ý nghĩa của tám mối phúc thì không hẳn dễ dàng. Quả thật đã có biết bao giấy mực xưa nay nói về các mối phúc ấy. Tám mối phúc như Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật hay là chỉ có bốn mối phúc theo Tin Mừng thánh Luca? Vì sao nghèo khó, sầu khổ, khóc than, bị oán ghét, sỉ vả mà lại là có phúc? Một cuộc cách mạng về bậc thang giá trị hay là những thách thức với quan niệm của người đời xưa nay?
Không sợ sai lầm để khẳng định rằng sự khổ hay cái nghèo tự chúng không phải là mối phúc. Nhưng chính người nghèo, người đau khổ là những đối tượng được chúc phúc. Họ được chúc phúc vì họ đang còn biết mong chờ, biết hy vọng một điều gì đó tốt lành hơn đến từ trên cao. Bởi chưng họ đã như vô phương tự cứu mình và cũng chẳng còn có thể cậy dựa vào các nguồn lực ở dưới trần gian này. Và khi Đấng cứu độ đến thi ân giáng phúc, thì họ là những người biết mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Chúng ta có thể hiểu điều này khi Chúa Giêsu sau khi chúc phúc cho những người nghèo, người bất hạnh, khốn khổ, thì Người đã báo họa những người bây giờ đang giàu có, vui cười, sung sướng, đang được mọi người ca tụng. Cái khốn của họ là ở thái độ tự thỏa mãn trong tình trạng đủ đầy sự may lành trần gian hiện có. Đã thỏa mãn thì sẽ chẳng khát khao điều gì hơn nữa. Cái khốn của họ còn thể hiện nơi việc họ đặt niềm tin cậy vào những thiện hảo chóng qua đời này, vào quyền lực của thế gian này, khi cho rằng chúng chính là hạnh phúc thật, là nguồn bảo đảm hạnh phúc thật.
Ngôn sứ Giêrêmia đã thẳng thừng: “Đức Chúa phán như sau: Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân là nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ…”(Gr 17,5-6).
Đã là hạnh phúc thật thì phải mãi mãi thường tồn. Những thực tại tốt đẹp ở trần gian này như của cải, chức quyền, bổng lộc…dù quý giá đến mấy thì cũng chỉ là những kho tàng “có thể bị ten sét, bị mối mọt đục khoét, bị mất trộm, mất cướp”(x.Mt 6,19-21). Cái hữu hạn thì không thể đem lại hạnh phúc đích thật. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo, là Đấng vô thủy vô chung, không hề đổi thay, mới là nguồn của hạnh phúc thật.
Bỏ hình để bắt bóng là một trong những chước cám dỗ muôn đời với con người, nhất là với những người vốn có chút của tiền, danh vọng hay quyền lực trong tay. Có thể nói nhiều luật sĩ, biệt phái, thượng tế thời Chúa Giêsu đã rơi vào chước cám dỗ này. Họ tự hào về lòng đạo đức qua việc giữ luật tỉ mỉ cách bên ngoài của mình. Họ tự cao về sự hiểu biết, về vị thế của mình trước mặt đám đông dân chúng. Họ tự mãn về của cải vật chất và chức quyền đang có trong tay. Chính vì thế khi Chúa Cứu Thế đến thì họ chối từ. Đã không tiếp nhận, họ lại còn tìm cách loại bỏ Đấng là nguồn của hạnh phúc thật.
Hạnh phúc thật sẽ đến với những ai biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa. Giêrêmia còn khẳng định: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái” (Gr 17,7-8).
Như thế khi chúc phúc cho người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh…Chúa Giêsu xác nhận rằng họ đã biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ, đó là vào chính Người, Đấng đang phán dạy họ. Tác giả Thánh Vịnh đã từng cảm nghiệm: “Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian…”(Tv 118,8). Vậy thử hỏi thế nào là biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa? Khi đặt niềm tin cậy vào một ai đó thì chúng ta hoàn toàn giao phó cuộc đời của mình, tương lai của mình, số phận đời đời của mình cho người ấy. Động thái giao phó đời mình được biểu hiện bằng việc đi theo bước chân người mình tin cậy và sống theo lời người ấy chỉ dạy.
Đấng mà chúng ta tự nguyện đặt niềm tin cậy, tức là gắn bó và sống theo lời Người chỉ dạy đó là Giêsu Kitô. Chúa Kitô không chỉ là người có quyền năng trong lời nói và hành động mà Người còn bảy tỏ uy quyền tối thượng của Người bằng việc chiến thắng sự chết. Mầu nhiệm Chúa Phục Sinh là nền tảng để chúng ta đặt niềm tin cậy vào Người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em…Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17-19).
Đã là người thì ai cũng mong muốn và luôn kiếm tìm hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lầm tưởng tình trạng hạnh phúc là khi có đủ đầy tiện nghi vật chất, chức quyền, danh vọng hay được thỏa mãn một số nhu cầu nào đó. Cái ảo tưởng này sẽ tan vỡ, khi họ đối diện với những biến cố không may trong cuộc đời mà ít ai tránh được và nhất là khi đối diện với cái chết không ai thoát được. Hạnh phúc đích thật của con người là tình trạng được hiệp thông với Đấng đã cho con người từ hư vô được hiện hữu. Có thể nói đây là cái cảm nghiệm của các thánh nhân khi cận kề với giờ sinh ly tử biệt mà dân gian quen gọi là “sống thánh – chết lành”.
Với cái nhìn của lý trí, người ta cũng đã thoáng nhận ra những mối họa nhãn tiền trên số phận những người đặt niềm tin cậy vào những sự chóng qua đời này khi đồng thuận với nhau rằng sắc đẹp không qua khỏi làn da, vinh hoa phú quý không theo chúng ta đi vào nấm mộ lạnh. Ứớc gì với cái nhìn của đức tin, chúng ta thêm xác tín đâu là hạnh phúc thật để rồi biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột