Yêu Thương
CN 7 TN C
Khi nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến cụm từ “từ bi – hỉ xả”, nói đến Khổng giáo thì không thể không liên tưởng đến “trung dung – chính danh chính phận, nói đến Lão giáo thì phải nói đến “vô vi” còn khi nói đến Công Giáo thì người ta thường nhấn mạnh đến “công bình - bác ái”. Có thể nói đó là những nét đặc trưng của từng tôn giáo để người ta phân biệt. Đã từng hỏi bà con tín hữu rằng bác ái là gì thì dễ thường được câu trả lời là yêu thương. Tuy nhiên khi hỏi rằng nếu chỉ hiểu yêu thương theo nghĩa luân lý thì có khác gì tổ tiên ông cha dạy chúng ta “thương người như thể thương thân” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” thì chắc chắn còn đó nhiều tín hữu Kitô không thể trả lời cách rõ ràng và chính xác dĩ nhiên là cách tương đối mang tính khả tín.
Có thể trả lời không sợ sai lầm rằng bác ái là yêu thương nhau nhờ, trong, với và như Chúa đã yêu thương chúng ta, đặc biệt qua Đức Kitô, Con một Thiên Chúa đã làm người. Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật VII TN C mà Giáo hội cho trích đọc, cách riêng qua bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel quyển thứ nhất (1Sam 26, 2.7-9.12-13.22-23) và bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 6,27-38) trình bày tiến trình yêu thương cách cụ thể khởi đi từ mặt tiêu cực đến động thái tích cực.
-Yêu thương theo nghĩa tiêu cực là không làm hại tha nhân. Các triết gia và hiền giả xưa đã từng khuyên dạy điều này. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Khổng Tử); “Điều gì anh ghét chịu đựng thì đừng làm cho bất cứ ai” (Philô); “Những gì khiến anh bực bội bởi tay người khác gây ra, thì đừng làm những sự ấy cho tha nhân” (Socrates). Ông Tobia cha cũng khuyên dạy cậu Tôbia con: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15).
Bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel tường thuật câu chuyện Đavít trong một tình huống thuận lợi tình cờ có thể giết chết Saolê nhưng ông đã không ra tay mặc dầu khi ấy Saolê đang lùng giết ông. Lý do mà Đavit đưa ra để ngăn không cho Abisai giết vua Saolê là vì Saolê là người đã được Thiên Chúa xức dầu.
-Yêu thương theo nghĩa tích cực là nỗ lực thực thi điều tốt, điều tốt nhất cho tha nhân theo khả năng và hoàn cảnh của mình bất kể họ là người thân hay kẻ lạ, là người dễ thương hay là đáng ghét, là người yêu thương mình hay là kẻ đang thù ghét mình và làm hại mình. Chúa Giêsu truyền dạy: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, và hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Để làm nổi rõ chân lý này Chúa Giêsu đã dùng lối nói ngoa ngữ nghĩa là nói quá đi như “ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6,1-27-30). Và lý do Chúa Giêsu đưa ra để đòi hỏi chúng ta phải sống yêu thương cách tích cực và đến cùng đó là vì tất cả mọi người dù là công chính hay tội nhân đều là con cái của Thiên Chúa, Đấng nhân hậu từ bi, là Cha toàn năng chí ái. Động thái yêu thương theo nghĩa tích cực này được tóm lại trong lề luật vàng mà Chúa Giêsu đã khẳng định là trọng tâm của mọi lề luật và lời các ngôn sứ: “Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31; x.Mt 78,12).
Vấn đề đặt ra là làm sao ta có thể vượt qua tâm lý tự nhiên thường tình để yêu thương kẻ đang thù ghét ta, để làm ơn cho những người đã hãm hại ta cách bất công và vô cớ? Thiết nghĩ rằng chỉ có niềm tin được thể hiện qua việc rèn luyện nhân đức và nhất là biết nhìn vào Chúa Giêsu để biết sống yêu thương đúng cách thế phù hợp với từng đối tượng theo từng hoàn cảnh. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ bày tỏ tình yêu khi động viên khích lệ người yếu đuối, cùng khổ, khi nhân hậu tha thứ người có tội biết khiêm nhu mà cả khi Người nghiêm khắc vạch trần những sai lầm của nhiều vị lãnh đạo trong Do Thái giáo hay cả vua Hêrôđê thì cũng là yêu thương họ muốn làm ơn cho họ.
Hội Thánh Công Giáo đã cụ thể hóa đạo yêu thương trong kinh “Thương người có mười bốn mối: Thương xác bảy mối – Thương linh hồn bảy mối”. Yêu thương không chỉ là biết cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống… mà còn phải biết răn bảo kẻ có tội, mở dạy kẻ mê muội… Vấn đề là chúng ta phải biết áp dụng mối yêu thương nào cho đối tượng nào, hoàn cảnh nào cho phù hợp với cả tấm lòng son. Để thực hiện lý tưởng này chắc chắn cần phải có sự xác tín và cảm nghiệm sâu xa về tình Cha trên trời được thể hiện qua Đấng làm người là Giêsu Kitô, đồng thời không thể thiếu sự luyện tập sống yêu thương quảng đại cách tiệm tiến cụ thể từng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
CN 7 TN C
Khi nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến cụm từ “từ bi – hỉ xả”, nói đến Khổng giáo thì không thể không liên tưởng đến “trung dung – chính danh chính phận, nói đến Lão giáo thì phải nói đến “vô vi” còn khi nói đến Công Giáo thì người ta thường nhấn mạnh đến “công bình - bác ái”. Có thể nói đó là những nét đặc trưng của từng tôn giáo để người ta phân biệt. Đã từng hỏi bà con tín hữu rằng bác ái là gì thì dễ thường được câu trả lời là yêu thương. Tuy nhiên khi hỏi rằng nếu chỉ hiểu yêu thương theo nghĩa luân lý thì có khác gì tổ tiên ông cha dạy chúng ta “thương người như thể thương thân” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” thì chắc chắn còn đó nhiều tín hữu Kitô không thể trả lời cách rõ ràng và chính xác dĩ nhiên là cách tương đối mang tính khả tín.
Có thể trả lời không sợ sai lầm rằng bác ái là yêu thương nhau nhờ, trong, với và như Chúa đã yêu thương chúng ta, đặc biệt qua Đức Kitô, Con một Thiên Chúa đã làm người. Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật VII TN C mà Giáo hội cho trích đọc, cách riêng qua bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel quyển thứ nhất (1Sam 26, 2.7-9.12-13.22-23) và bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 6,27-38) trình bày tiến trình yêu thương cách cụ thể khởi đi từ mặt tiêu cực đến động thái tích cực.
-Yêu thương theo nghĩa tiêu cực là không làm hại tha nhân. Các triết gia và hiền giả xưa đã từng khuyên dạy điều này. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Khổng Tử); “Điều gì anh ghét chịu đựng thì đừng làm cho bất cứ ai” (Philô); “Những gì khiến anh bực bội bởi tay người khác gây ra, thì đừng làm những sự ấy cho tha nhân” (Socrates). Ông Tobia cha cũng khuyên dạy cậu Tôbia con: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15).
Bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel tường thuật câu chuyện Đavít trong một tình huống thuận lợi tình cờ có thể giết chết Saolê nhưng ông đã không ra tay mặc dầu khi ấy Saolê đang lùng giết ông. Lý do mà Đavit đưa ra để ngăn không cho Abisai giết vua Saolê là vì Saolê là người đã được Thiên Chúa xức dầu.
-Yêu thương theo nghĩa tích cực là nỗ lực thực thi điều tốt, điều tốt nhất cho tha nhân theo khả năng và hoàn cảnh của mình bất kể họ là người thân hay kẻ lạ, là người dễ thương hay là đáng ghét, là người yêu thương mình hay là kẻ đang thù ghét mình và làm hại mình. Chúa Giêsu truyền dạy: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, và hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Để làm nổi rõ chân lý này Chúa Giêsu đã dùng lối nói ngoa ngữ nghĩa là nói quá đi như “ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6,1-27-30). Và lý do Chúa Giêsu đưa ra để đòi hỏi chúng ta phải sống yêu thương cách tích cực và đến cùng đó là vì tất cả mọi người dù là công chính hay tội nhân đều là con cái của Thiên Chúa, Đấng nhân hậu từ bi, là Cha toàn năng chí ái. Động thái yêu thương theo nghĩa tích cực này được tóm lại trong lề luật vàng mà Chúa Giêsu đã khẳng định là trọng tâm của mọi lề luật và lời các ngôn sứ: “Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31; x.Mt 78,12).
Vấn đề đặt ra là làm sao ta có thể vượt qua tâm lý tự nhiên thường tình để yêu thương kẻ đang thù ghét ta, để làm ơn cho những người đã hãm hại ta cách bất công và vô cớ? Thiết nghĩ rằng chỉ có niềm tin được thể hiện qua việc rèn luyện nhân đức và nhất là biết nhìn vào Chúa Giêsu để biết sống yêu thương đúng cách thế phù hợp với từng đối tượng theo từng hoàn cảnh. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ bày tỏ tình yêu khi động viên khích lệ người yếu đuối, cùng khổ, khi nhân hậu tha thứ người có tội biết khiêm nhu mà cả khi Người nghiêm khắc vạch trần những sai lầm của nhiều vị lãnh đạo trong Do Thái giáo hay cả vua Hêrôđê thì cũng là yêu thương họ muốn làm ơn cho họ.
Hội Thánh Công Giáo đã cụ thể hóa đạo yêu thương trong kinh “Thương người có mười bốn mối: Thương xác bảy mối – Thương linh hồn bảy mối”. Yêu thương không chỉ là biết cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống… mà còn phải biết răn bảo kẻ có tội, mở dạy kẻ mê muội… Vấn đề là chúng ta phải biết áp dụng mối yêu thương nào cho đối tượng nào, hoàn cảnh nào cho phù hợp với cả tấm lòng son. Để thực hiện lý tưởng này chắc chắn cần phải có sự xác tín và cảm nghiệm sâu xa về tình Cha trên trời được thể hiện qua Đấng làm người là Giêsu Kitô, đồng thời không thể thiếu sự luyện tập sống yêu thương quảng đại cách tiệm tiến cụ thể từng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột