Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Giáo xứ chúng con có một phó tế hát bài “Mừng vui lên, Exsultet” mỗi năm trong 10 năm qua, và lần này muốn đưa ra một lựa chọn khác. Không ai trong số các phó tế còn lại có khả năng hát hay như vậy, và các linh mục cũng không được đào tạo hát khá để hoàn thành tốt bài hát này. Chúng con có một ca viên có khả năng hoàn hảo cho bài này, và con biết rằng một ca viên có thể hát phần công bố, mà không hát phần dành cho một giáo sĩ. Thưa cha, liệu có thể chấp nhận chia tách bài Công bố Tin mừng Phục sinh này làm hai phần, phần đầu do một ca viên hát, và phần sau do một trong các linh mục hiện diện hát được không? - G. K., Holmdel, New Jersey, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi đoán rằng bạn đọc này mong muốn thay đổi phó tế hát bài “Mừng vui lên, Exsultet” là do tình hình cần thiết chứ không do ước muốn sự mới lạ.
Việc hát bài này là một chức năng đúng của một phó tế, và nếu có mặt một phó tế, chữ đỏ nói nõ rằng ưu tiên là dành cho thầy hơn bất kỳ thừa tác viên nào khác. Một linh mục hoặc ca viên giáo dân chỉ nên được mời hát, nếu không có phó tế tại đó, hoặc thầy không có khả năng hát Công bố Tin Mừng Phục sinh.
Khi một ca viên giáo dân được mời hát, chữ đỏ chỉ nói là bỏ qua phần dành cho thừa tác viên có chức thánh. Xin mời đọc:
“Vì nhu cầu, Tin mừng Phục Sinh cũng có thể do ca xướng viên không phải phó tế công bố: nhưng ca xướng viên bỏ không đọc câu “bởi đó anh chị em thân mến”, cho đến hết lời kêu mời, và bỏ câu chào “Chúa ở cùng anh chị em”.
Toàn bộ đoạn văn được bỏ qua là:
“Hợp nhau đây, tôi xin anh chị em rất thân yêu, đang hân hoan tham dự nguồn sáng này, hết tâm kêu xin cùng Chúa uy linh, tha thiết khấn xin lòng Chúa nhân từ. Người đã thương ban, tôi dù không có công chi, cho tôi gia nhập hàng tư tế Người. Khấn xin Chúa đổ tràn ánh sáng người, để tôi hân hoan ca tụng nến sáng huy hoàng” (theo lời ca của linh mục nhạc sĩ Văn Chi).
Đoạn văn trên giới thiệu và giải thích lời chào phụng vụ “Chúa ở cùng anh chị em”, được dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh. Sẽ có ít ý nghĩa khi linh mục chỉ hát phần này mà không hát phần còn lại của bài Exsultet. Rốt cuộc, tại sao lại đề nghị giáo hữu cầu xin lòng thương xót Chúa để hát các ca tụng nến sáng huy hoàng, nếu ngài không làm như vậy?
Ngay cả khi phiên bản ngắn hơn của Exsultet được sử dụng, do đó bỏ qua đoạn văn trên, thì xem ra là phù hợp khi linh mục tránh tạo ra một sự can thiệp vào thời điểm này chỉ để hát “Chúa ở cùng anh chị em”.
Vì bài Exsultet là một bài thử thách khó về âm nhạc, và lại hát mà không có sự hỗ trợ của bất cứ nhạc cụ nào, một sự gián đoạn như vậy có thể khiến một ca viên không vững tâm dễ bị lạc giọng.
Do đó, một ca viên giáo dân giáo dân nên bỏ qua “Chúa ở cùng anh chị em”, nhưng sẽ hát “Hãy nâng tâm hồn lên”, với tín hữu đáp “Chúng con đang hướng về Chúa”, như với bài tiền tụng trong Thánh lễ, mặc dù có một chút thay đổi giai điệu Bình ca truyền thống.
Đúng là có nhiều bài nhạc cho bài Exsultet, thậm chí một số bài có phần nhạc cụ đệm nữa. Tuy nhiên, trong khi chữ đỏ cho phép đàn phong cầm hỗ trợ tiếng hát, từ quan điểm phụng vụ, sự lựa chọn tốt nhất trong phần này của Vọng Phục Sinh vẫn là phó tế, linh mục hoặc ca viên hát mà không có đàn đệm. Theo cách này, đàn phong cầm được dành để hòa vào tiếng chuông rung khi hát “kinh Vinh Danh, Gloria”.
Đối với lịch sử của bài Exsultet, có bằng chứng rõ ràng rằng nghi thức long trọng này bắt đầu không muộn hơn hậu bán thế kỷ IV. Thí dụ, việc sử dụng hát một bài thánh ca ca tụng nến sáng huy hoàng và mầu nhiệm Phục sinh được đề cập như một tập tục đã được thiết lập trong một bức thư của Thánh Giêrônimô, được viết vào năm 384 cho Presidio, một phó tế ở Piacenza, Ý.
Các thánh Ambrôxiô và thánh Augustinô cũng được biết là đã sáng tác các bài công bố Phục sinh như vậy. Bản văn thi ca và trang trọng của bài Exsultet hiện nay được sử dụng từ thế kỷ V, nhưng chưa rõ tác giả là ai.
Sau khi tôi trả lời câu hỏi ngày 12-3 về truyền phép chén thánh không rượu, một linh mục tiểu bang Nam Carolina, Hoa Kỳ, đã hỏi: “Sau khi đọc bài của cha, con xin hỏi một câu. Bài nói rằng linh mục hay phó tế không nói gì với các linh mục đồng tế, chẳng hạn “Đây là Mình/ Máu Chúa Kitô”. Tuy nhiên, còn về các linh mục ngồi giữa cộng đoàn mà không mang áo lễ như các vị đồng tế thì sao? Con thích nói với họ như khi nói câu “Đây là Minh Chúa Kitô” với các người xếp hàng rước lễ”.
Đáp: Các quy dịnh liên quan đến các vị đồng tế không áp dụng cho các linh mục không đồng tế. Các linh mục này và thậm chí các Giám mục như thế luôn rước lễ như bất kỳ thành viên nào khác của tín hữu Chúa Kitô. Nếu họ tham dự trong phần dành riêng trên cung thánh, họ nên có một chỗ riêng và rước lễ dưới hai hình. Nếu họ ngồi ở các ghế bình thường, họ lên rước lễ như mọi tín hữu khác
Tôi nhớ đã quan sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong các năm cuối của triều đại Ngài, Ngài rước lễ từ tay các phó tế trong một Thánh lễ mà Ngài tham dự nhưng không đồng tế. Các phó tế đã trao Mình Thánh và Chén thánh cho Ngài, và nói: “Đây là Mình Chúa Kitô” và “Đây là Máu Chúa Kitô”.
Một bạn đọc thuộc tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, đã bình luận như sau về cách một linh mục trong giáo xứ của mình thực hiện việc truyền phép: “Khi ngài đọc lời truyền phép bánh, ngài đọc các lời “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra”, và linh mục bẻ bánh thật sự. Nhà thờ của chúng tôi thật yên lặng vào thời điểm đó, và có một tiếng bẻ bánh thật sự, vốn có thể nghe được”.
Đáp: Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi phải đối mặt với câu hỏi này. Ngày 26-10-2004, chúng tôi đã viết:
“Chủ đề này được đề cập ngắn gọn trong Huấn thị Redemptionis sacramentum, số 55:
“Sự lạm dụng sau đây phổ biến ở một vài nơi: trong lúc cử hành Thánh Lễ, linh mục bẻ bánh lúc truyền phép. Một sự lạm dụng như thế đi nghịch lại với truyền thống của Giáo Hội. Nó cần bị dứt khoát bác bỏ và được sửa chữa khẩn cấp” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
“Không gì rõ ràng hơn lời trên đây nữa.
“Sự lạm dụng này dường như xuất phát từ một cách giải thích theo nghĩa đen và có phần kịch tính của các lời truyền phép “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra…”
“Đây có thể là một triệu chứng liên quan đến xã hội truyền hình của chúng ta, nơi mà hình ảnh trực quan chiếm ưu thế hơn ý nghĩa sâu sắc của nó. Và vì vậy, một số linh mục, thường có đức tin tốt, đã bị dẫn dắt chọn một phương thức kịch tính hơn hoặc thậm chí kịch nghệ hơn, trong khi cử hành Thánh lễ.
“Vì vậy, một số người tự xem mình gần như thể hiện vai trò của Chúa Kitô bằng cách bắt chước lời nói và cử chỉ của Ngài.
“Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là biểu hiện của sự thiếu đào tạo, và sự hiểu biết thiếu sót về vai trò mục vụ của linh mục, như là hành động “nhân danh Chúa Kitô, in persona Christi”, và nội dung thần học của các lời truyền phép như là mô thức của bí tích.
“Lẽ tất nhiên, nếu người ta đồng ý hoàn toàn với quan điểm này, thì việc rước lễ phải được thực hiện một cách hợp lý ngay sau khi đọc các lời “và trao cho các môn đệ”…
“Theo như tôi biết, việc này chưa bao giờ được thử cả”.
Mặc dù sự thực hành này không đặt tính hợp lệ của Thánh lễ vào chỗ nguy hiểm, nhưng nó đã chính thức bị Giáo hội cấm. Tôi đề nghị bạn đọc trên hãy nói ra điều này với vị linh mục ấy, và nếu ngài không sửa đổi lối thực hành, bạn hãy thông báo với Giám mục sở tại. (Zenit.org 26-3-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/alternate-cantors-during-the-exsultet/
Hỏi: Giáo xứ chúng con có một phó tế hát bài “Mừng vui lên, Exsultet” mỗi năm trong 10 năm qua, và lần này muốn đưa ra một lựa chọn khác. Không ai trong số các phó tế còn lại có khả năng hát hay như vậy, và các linh mục cũng không được đào tạo hát khá để hoàn thành tốt bài hát này. Chúng con có một ca viên có khả năng hoàn hảo cho bài này, và con biết rằng một ca viên có thể hát phần công bố, mà không hát phần dành cho một giáo sĩ. Thưa cha, liệu có thể chấp nhận chia tách bài Công bố Tin mừng Phục sinh này làm hai phần, phần đầu do một ca viên hát, và phần sau do một trong các linh mục hiện diện hát được không? - G. K., Holmdel, New Jersey, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi đoán rằng bạn đọc này mong muốn thay đổi phó tế hát bài “Mừng vui lên, Exsultet” là do tình hình cần thiết chứ không do ước muốn sự mới lạ.
Việc hát bài này là một chức năng đúng của một phó tế, và nếu có mặt một phó tế, chữ đỏ nói nõ rằng ưu tiên là dành cho thầy hơn bất kỳ thừa tác viên nào khác. Một linh mục hoặc ca viên giáo dân chỉ nên được mời hát, nếu không có phó tế tại đó, hoặc thầy không có khả năng hát Công bố Tin Mừng Phục sinh.
Khi một ca viên giáo dân được mời hát, chữ đỏ chỉ nói là bỏ qua phần dành cho thừa tác viên có chức thánh. Xin mời đọc:
“Vì nhu cầu, Tin mừng Phục Sinh cũng có thể do ca xướng viên không phải phó tế công bố: nhưng ca xướng viên bỏ không đọc câu “bởi đó anh chị em thân mến”, cho đến hết lời kêu mời, và bỏ câu chào “Chúa ở cùng anh chị em”.
Toàn bộ đoạn văn được bỏ qua là:
“Hợp nhau đây, tôi xin anh chị em rất thân yêu, đang hân hoan tham dự nguồn sáng này, hết tâm kêu xin cùng Chúa uy linh, tha thiết khấn xin lòng Chúa nhân từ. Người đã thương ban, tôi dù không có công chi, cho tôi gia nhập hàng tư tế Người. Khấn xin Chúa đổ tràn ánh sáng người, để tôi hân hoan ca tụng nến sáng huy hoàng” (theo lời ca của linh mục nhạc sĩ Văn Chi).
Đoạn văn trên giới thiệu và giải thích lời chào phụng vụ “Chúa ở cùng anh chị em”, được dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh. Sẽ có ít ý nghĩa khi linh mục chỉ hát phần này mà không hát phần còn lại của bài Exsultet. Rốt cuộc, tại sao lại đề nghị giáo hữu cầu xin lòng thương xót Chúa để hát các ca tụng nến sáng huy hoàng, nếu ngài không làm như vậy?
Ngay cả khi phiên bản ngắn hơn của Exsultet được sử dụng, do đó bỏ qua đoạn văn trên, thì xem ra là phù hợp khi linh mục tránh tạo ra một sự can thiệp vào thời điểm này chỉ để hát “Chúa ở cùng anh chị em”.
Vì bài Exsultet là một bài thử thách khó về âm nhạc, và lại hát mà không có sự hỗ trợ của bất cứ nhạc cụ nào, một sự gián đoạn như vậy có thể khiến một ca viên không vững tâm dễ bị lạc giọng.
Do đó, một ca viên giáo dân giáo dân nên bỏ qua “Chúa ở cùng anh chị em”, nhưng sẽ hát “Hãy nâng tâm hồn lên”, với tín hữu đáp “Chúng con đang hướng về Chúa”, như với bài tiền tụng trong Thánh lễ, mặc dù có một chút thay đổi giai điệu Bình ca truyền thống.
Đúng là có nhiều bài nhạc cho bài Exsultet, thậm chí một số bài có phần nhạc cụ đệm nữa. Tuy nhiên, trong khi chữ đỏ cho phép đàn phong cầm hỗ trợ tiếng hát, từ quan điểm phụng vụ, sự lựa chọn tốt nhất trong phần này của Vọng Phục Sinh vẫn là phó tế, linh mục hoặc ca viên hát mà không có đàn đệm. Theo cách này, đàn phong cầm được dành để hòa vào tiếng chuông rung khi hát “kinh Vinh Danh, Gloria”.
Đối với lịch sử của bài Exsultet, có bằng chứng rõ ràng rằng nghi thức long trọng này bắt đầu không muộn hơn hậu bán thế kỷ IV. Thí dụ, việc sử dụng hát một bài thánh ca ca tụng nến sáng huy hoàng và mầu nhiệm Phục sinh được đề cập như một tập tục đã được thiết lập trong một bức thư của Thánh Giêrônimô, được viết vào năm 384 cho Presidio, một phó tế ở Piacenza, Ý.
Các thánh Ambrôxiô và thánh Augustinô cũng được biết là đã sáng tác các bài công bố Phục sinh như vậy. Bản văn thi ca và trang trọng của bài Exsultet hiện nay được sử dụng từ thế kỷ V, nhưng chưa rõ tác giả là ai.
Sau khi tôi trả lời câu hỏi ngày 12-3 về truyền phép chén thánh không rượu, một linh mục tiểu bang Nam Carolina, Hoa Kỳ, đã hỏi: “Sau khi đọc bài của cha, con xin hỏi một câu. Bài nói rằng linh mục hay phó tế không nói gì với các linh mục đồng tế, chẳng hạn “Đây là Mình/ Máu Chúa Kitô”. Tuy nhiên, còn về các linh mục ngồi giữa cộng đoàn mà không mang áo lễ như các vị đồng tế thì sao? Con thích nói với họ như khi nói câu “Đây là Minh Chúa Kitô” với các người xếp hàng rước lễ”.
Đáp: Các quy dịnh liên quan đến các vị đồng tế không áp dụng cho các linh mục không đồng tế. Các linh mục này và thậm chí các Giám mục như thế luôn rước lễ như bất kỳ thành viên nào khác của tín hữu Chúa Kitô. Nếu họ tham dự trong phần dành riêng trên cung thánh, họ nên có một chỗ riêng và rước lễ dưới hai hình. Nếu họ ngồi ở các ghế bình thường, họ lên rước lễ như mọi tín hữu khác
Tôi nhớ đã quan sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong các năm cuối của triều đại Ngài, Ngài rước lễ từ tay các phó tế trong một Thánh lễ mà Ngài tham dự nhưng không đồng tế. Các phó tế đã trao Mình Thánh và Chén thánh cho Ngài, và nói: “Đây là Mình Chúa Kitô” và “Đây là Máu Chúa Kitô”.
Một bạn đọc thuộc tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, đã bình luận như sau về cách một linh mục trong giáo xứ của mình thực hiện việc truyền phép: “Khi ngài đọc lời truyền phép bánh, ngài đọc các lời “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra”, và linh mục bẻ bánh thật sự. Nhà thờ của chúng tôi thật yên lặng vào thời điểm đó, và có một tiếng bẻ bánh thật sự, vốn có thể nghe được”.
Đáp: Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi phải đối mặt với câu hỏi này. Ngày 26-10-2004, chúng tôi đã viết:
“Chủ đề này được đề cập ngắn gọn trong Huấn thị Redemptionis sacramentum, số 55:
“Sự lạm dụng sau đây phổ biến ở một vài nơi: trong lúc cử hành Thánh Lễ, linh mục bẻ bánh lúc truyền phép. Một sự lạm dụng như thế đi nghịch lại với truyền thống của Giáo Hội. Nó cần bị dứt khoát bác bỏ và được sửa chữa khẩn cấp” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
“Không gì rõ ràng hơn lời trên đây nữa.
“Sự lạm dụng này dường như xuất phát từ một cách giải thích theo nghĩa đen và có phần kịch tính của các lời truyền phép “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra…”
“Đây có thể là một triệu chứng liên quan đến xã hội truyền hình của chúng ta, nơi mà hình ảnh trực quan chiếm ưu thế hơn ý nghĩa sâu sắc của nó. Và vì vậy, một số linh mục, thường có đức tin tốt, đã bị dẫn dắt chọn một phương thức kịch tính hơn hoặc thậm chí kịch nghệ hơn, trong khi cử hành Thánh lễ.
“Vì vậy, một số người tự xem mình gần như thể hiện vai trò của Chúa Kitô bằng cách bắt chước lời nói và cử chỉ của Ngài.
“Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là biểu hiện của sự thiếu đào tạo, và sự hiểu biết thiếu sót về vai trò mục vụ của linh mục, như là hành động “nhân danh Chúa Kitô, in persona Christi”, và nội dung thần học của các lời truyền phép như là mô thức của bí tích.
“Lẽ tất nhiên, nếu người ta đồng ý hoàn toàn với quan điểm này, thì việc rước lễ phải được thực hiện một cách hợp lý ngay sau khi đọc các lời “và trao cho các môn đệ”…
“Theo như tôi biết, việc này chưa bao giờ được thử cả”.
Mặc dù sự thực hành này không đặt tính hợp lệ của Thánh lễ vào chỗ nguy hiểm, nhưng nó đã chính thức bị Giáo hội cấm. Tôi đề nghị bạn đọc trên hãy nói ra điều này với vị linh mục ấy, và nếu ngài không sửa đổi lối thực hành, bạn hãy thông báo với Giám mục sở tại. (Zenit.org 26-3-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/alternate-cantors-during-the-exsultet/