Theo dòng lũ đỏ.

Có một điều mà ai cũng biết là: một khi dòng nước đã chảy tràn qua bờ, làm vỡ đê, nước sẽ không tự ngừng lại để chờ người ta làm bờ đê khác. Trái lại, nó sẽ tiếp tục cuốn trôi đi những gì nằm trên dòng lũ.

Chuyện là thế, tuy nhiên, con người nhiều khi lại phạm một lỗi lầm lớn là không cùng nhau giữ cho đê khỏi vỡ. Hoặc gỉa, khi một mảng đê bị vỡ thì tất cả không cùng ra công ra sức. Trái lại, vẫn sống theo cảnh đèn nhà ai, nhà nấy rạng. Đến khi mở mắt ra, căn nhà của mình đã ngập nước đỏ rồi. Khi ấy, chạy đi đâu? Dầu có cả vợ chồng con cái thi nhau gào thét, khóc than, ai sẽ cứu đây? Đây là một câu hỏi không vui và câu trả lời trong hoàn cảnh này là một nỗi đau thấm thía. Bởi lẽ, ai gào thì cứ gào, kẻ vui chơi, cười đùa vẫn không thay đổi. Kết qủa, tất cả đều trắng mắt ra mà nhìn dòng nước đỏ nghiến nát đời dân tộc mình.

Đây là một câu chuyện buồn, thật buồn. Và còn buồn hơn thế nữa, nó là câu chuyện của người Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua! Tất cả chúng ta đều chìm trong một dòng chảy, nhưng người Việt lại mỗi người một phách, không biết nắm lấy tay nhau để cứu mình, cứu lấy gia đình và cứu lấy đất nước của mình. Cuối cùng, trơ ra trên cánh đồng trong cuộc bể dâu ấy là những thân cò mỏi cánh, rũ liệt và trên mảnh đất bùn lầy ấy là dăm ba cái cọc trơ thân, tróc vỏ. Bên cạnh đó là một vài con lang sói no cành bụng.

Hẳn nhiên đây là những hình ảnh không đem lại cho chúng ta niềm vui và không ai muốn nhìn thấy. Tiếc rằng, nó không phải là hình ảnh xuông, nhưng lại là cảnh sống của người Việt Nam hôm nay. Ơ đó, cái dòng nước đục đỏ hôi tanh kia vẫn cuồn cuộn trên đất nước này. Nó không chỉ phá nát căn nhà luân lý đạo đức của Việt Nam, nhưng còn là cuộc chia cắt đất đai của nhà Việt Nam ra từng mảnh để hiến dâng cho Tàu cộng phương bắc. Hỏi xem, rồi ra người dân Việt sẽ trôi dạt về đâu?

a. Tang thương, ly tán?

Ai cũng biết Việt Nam trải dài theo dòng sử hơn bốn ngàn năm, có lúc thịnh khi suy, nhưng xem ra chưa bao giờ gặp cảnh tang thương, ly tán và khốn cùng như thời Việt cộng. Bởi lẽ, từ xưa trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có ghi chép về chuyện nhà nước giết người, đoạt của cải của người dân. Nhưng thời Việt cộng xem ra đây là một sách lược trường kỳ và chính yếu của chúng.

Khởi đầu, ngay từ những năm đầu của thập niên 1930, khi người dân chưa hề biết Việt Minh là cái gì thì họ đã bị khốn đốn vì chúng. Thời đó, với danh nghĩa “ủng hộ việt minh” những vùng thôn quê bị tạm chiếm, không có được một ngày yên. Nay chúng kéo về tra khảo của. Mai chúng bắt, lôi đi vài ba người có tên tuổi, có danh phận trong làng. Sáng hôm sau, cả làng, cả tổng đều vỡ mật khi thấy xác người thân quen trong làng bị chúng giết, và treo đầu lên trên cái cọc cắm giữa đường. Hoặc gỉa, giữa sân đình, miếu, trước của chợ hay nơi có nhiều người qua lại, với nét chữ nguyệch ngoạc “mặt trận Việt Minh sử tử tên ác ôn”.

Từ đấy, cuộc sống của người dân nơi vùng thôn quê đã thực sự bị đẫy vào hoang mang, hoảng sợ. Ngày sợ quan về tuần tra. Đêm mất ngủ, mất mạng vì cái mã tấu của Hồ chí Minh. Sự việc này đả đẩy người dân quê vào một trong hai bước đường bó buộc phải làm:

- Một là bỏ lại nhà cửa, tài sản, làng mạc và lặng lẽ đưa gia đình ra đi, đến nơi khác yên bình trong cuộc sống mới có tình người. Cuộc di cư vĩ đại của người dân miền bắc vào nam năm 1954 và sau cuộc bỏ nước ra đi sau 1975 phải được kể vào diện này.

- Hai là vì hoàn cảnh không thể rời bỏ làng quê thì đành cúi đầu vâng phục theo lệnh của cái mã tấu trong tay Việt cộng. Tự gom góp tài sản, tự bắt gà vịt và tích cóp gạo thóc dâng cho chúng để sống qua ngày.

Kịp đến những năm 1953-56, việc cướp của giết người của Hồ chí Minh thêm nở rộ. Hơn thế, nó trở thành một chính sách lớn của nhà nước Việt cộng. Từ đây không một làng, xã, huyện, phủ hay thành thị nào trên đất bắc mà không bị Hồ chí Minh chỉ tên, đấu tố. Kết qủa, chỉ trong vòng gần 4 năm (1953-56), hơn 172000 ngàn người chủ nhà Việt Nam đã bị Hồ chí Minh sát hại và tịch thu toàn bộ tài sản của gia đình họ. Tính theo tỷ lệ dân số lúc bấy giờ thì theo báo cáo chính thức của chúng: “các vùng đều đạt chỉ tiêu từ 5 đến 7% dân số” bị giết chết và bị tịch thu tài sản. Tuy nhiên, có nhiều vùng còn vượt xa chỉ tiêu này.

Bạn hỏi Hồ chí Minh là ai mà độc ác, tàn bạo như thế ư? Cho đến nay, ngoại trừ tập đoàn Việt cộng cho Y là người Việt, là lãnh đạo và còn nâng Y lên hàng cha gìa của chúng. Trong khi đó, sách vở của người Việt lại có cái nhìn khác về hắn. Trước hết, bản thân Y có thể không phải là người Việt Nam. Lý do, lý lịch của Hồ có nhiều điểm dối trá, đã thế, có những điểm không thể chứng minh. Ngay trong cách ăn mặc của Y đã là một khác biệt. Cả đời Y chỉ khoác trên người những bộ quần áo đại cán của CS Trung cộng. Y không hề biết đến Y phục Việt Nam. Đây là một điểm hoàn toàn khác biệt với cung cách của Nguyễn tất Thành, một người chỉ thích ăn mặc theo âu tây.

Dĩ nhiên, đây chỉ là một khác biệt bề ngoài, không đáng quan tâm. Nhưng trong lịch sử hơn 4000 của Việt Nam, hầu như không có ghi lại một trang, một hình ảnh nào vô đạo, ác độc, dã nhân như Hồ chí Minh. Nói thế, không có nghĩa là vua quan của Việt Nam từ xưa chưa từng giết người, hại dân. Trái lại, có nhiều. Nhiều vua quan vì quyền lợi cá nhân, phe đảng, họ cũng từng giết người đối kháng, hoặc gỉa, giết cả người theo đạo Giatô mặc dù họ chẳng phạm vào một loại tội đại ác nào. Tuy thế, không có một vua quan nào dựa vào thế lực của Tàu phương bắc để giết người và cướp đoạt tài sản của người dân như Hồ chí Minh.

Trước hết, ngoài việc đưa ra khảu lệnh “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, Hồ chí Minh còn trổi vượt hơn tất cả mọi kẻ độc ác khác qua bài viết hướng dẫn cho cuộc đấu tố với tựa đề “ địa chủ ác ghê”. Ở đó, Y đã khởi công, kể tội bằng cách vu khống, gía họa cho một người đàn bà là Nguyễn thị Năm với những dòng chữ mà khi đọc qua, ai cũng phải rùng mình và kinh tởm vì cái man rợ của nó. Tuy nhiên, Hồ rất hãnh diện vì bản văn, nên ngay khi viết song Y đã trao tay cho hầu cận đem ra pháp trường đọc, kể tội, lên án bà thay cho lời luận tội của án quan. Phần cá nhân Hồ chí Minh và viên phụ tá là Đặng xuân Khu thì “kẻ bịt râu người đeo kính râm đến dự một buổi”. (Trần Đĩnh, Đèn Cù).

Thú thật, khi đọc đến đoạn viết này, tôi thấy rợn cả người. Từ đó, tôi có thêm lý do để cho rằng, dẫu Y là ai đi chăng nữa, chỉ cần một bài viết này và cung cách lén lút đi theo giám định cuộc đấu tố bà Nguyễn thị Năm thì đủ biết Y là kẻ tồi bại, bất lương, đáng khinh bỉ như thế nào. Bởi lẽ, nó không chỉ là một hành động vô đạo, nhưng còn là sự bất gíao tự tâm nữa. Tuy thế, tập đoàn cộng sản lại hãnh diện, học tập theo gương của Y. Từ đó nhà Việt Nam phải nhận tai họa cũng không có gì lạ.

Nhắc về chuyện này, tôi đã viết nhiều lần, nhưng sẽ còn tiếp tục viết nữa. Bởi lẽ, không cần biêt Y là ai. Nhưng một khi đã xác định được Y là kẻ đã đẩy Việt Nam vào con đường vô đạo bằng cách cổ võ, hoặc gỉa, cưỡng bức xã hội thực hiện chủ trương con cái đấu tố cha mẹ, vợ chồng, anh em họ hàng thân tộc đấu tố nhau để triệt hạ, xóa bỏ nhân bản, luân lý của Việt Nam thì tôi phải viết. Lý do đơn giản là, bất cứ kẻ nào phá hoại nền luân lý, đạo đức của gia đình và xã hội Việt Nam thì đều phải bị lên án. Hơn thế, phải để cho người ngoài cuộc thấy rằng chúng ta, người Việt Nam có một cội nguồn thủy chung với Nhân Lễ Nghĩa, Trí, Tín… Chúng ta không có cùng chung nguồn gốc bất lương, bất giáo như CS.

Có thể, bạn không đồng thuận về điều tôi vừa viết. Hơn thế, còn phản kháng vì cho rằng nhờ Y mà Việt Nam mới đuổi Pháp, đuổi Mỹ ra khỏi nơi đây, nên Y có toàn quyền thực thi sách lược của CS trên đất nước này?

Nếu nghĩ như thế thì bạn là kẻ ấu trĩ lắm, bởi chính vua Bảo Đại đã công bố Việt Nam hòan toàn độc Lập vào ngày 11/3/1945. Sử Việt còn đây, vua Bảo Đại ký đạo dụ: Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập, “Tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”. Cùng với đạo Dụ này là sự ra đời của chính phủ Trần trọng Kim với những con số của lịch sử ghi rõ nét đây:

1. Ngày 9-3-1945, Nhật chấm dứt 80 năm đô hộ của giặc Pháp trên toàn cõi Ðông Dương.

2. Ngày 25-8-1945 Nhật cáo chung quyền lực tại đây. Nhưng ngay khi việc nước chưa yên, Việt Minh đã nhảy vào cướp chính quyền nhân việc quân dân Hà Nội xuống đường tuần hành ủng hộ chính phủ Trần trọng Kim vào ngày 17-8-1945.

Sử và thực tế là thế, tuy nhiên, lúc gần đây cơ quan truyền thông VC và nhiều “láo thành cách mạng” của chúng lại nêu ý kiến là không nên dùng cụm từ "cướp chính quyền" nữa. Báo tuổi trẻ online 08/10/2005 TTCN cho rằng: “Từ trước đến nay trên sách báo cũng như một số kênh thông tin đại chúng khi nói về cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 giành chính quyền về tay nhân dân, chúng ta thường dùng cụm từ: “tham gia cướp chính quyền”. Cụm từ “cướp chính quyền” này theo tôi không ổn. Bởi lẽ, Hằng ngày ta thường nghe nói tới từ “cướp” như “kẻ cướp”, “quân ăn cướp”, “bọn cướp nước”... Với cụm từ có dùng từ “cướp” bao hàm cử chỉ, hành động phi nghĩa, vô nhân đạo. Động từ “cướp” chỉ hành động xấu xa. Theo đó tại sao sách sử của ta mãi dùng cụm từ “ tham gia cướp chính quyền”.? Phải chăng CS đã biêt sấu hổ vì chữ cướp?

Hỏi vậy thôi, thực tế ai cũng biết, gắn liền với việc cướp chính quyền ở miền bắc là vụ đấu tố được cài cắm với cái tên như mơ là “ cải cách ruộng đất”. Ở đó, nông dân miền bắc có ruộng đất thì bị vu khống là cường hào rồi bị bày trò đấu tố để VC giết họ một cách man rợ. Người thì bị chôn sống, kẻ bị treo lên xà nhà, bị đánh để tra khảo của. Kẽ bị chúng giam nơi hầm phân cho tới chết... Rồi nhờ sự tàn bạo này mà toàn bộ ruộng đất của họ và của người dân miền miền bắc bị Hồ chí Minh cướp đoạt. Hỏi xem cái giải phóng ấy có là văn minh chưa nhỉ?

Có lẽ là chưa đủ văn minh nên gần đây họ đã biến thể từ “cải cách ruộng đất” sang một cụm từ mới là “cưỡng chế, quy hoạch”. Chữ thì hơi khác xưa, cơ bản vẫn chỉ là cướp, cướp gọn nhẹ hoặc là cướp có tổ chức, võ trang. Ngày nay, từ vùng nông thôn nghèo khó đến thành thị, mỗi khi nghe vang lên từ “cưỡng chế” và nhìn đoàn lục lâm VC là người dân rùng mình. Tiếp theo là tiếng la hét, nguyền rủa, thậm chí chủi bới đoàn “cưỡng chế, quy hoạch” đến thấu trời xanh. Mặc, cái mặt bọn cướp cứ trơ ra như mặt Hồ chí Minh khi tố giác bà Nguyễn thị Năm xưa.

b. Cơ hàn, nghèo đói.

Ai cũng biết, sau những năm 1954, khi dân đã bước vào đoạn đường cùng của nghèo đói. Ngửa lên, chỉ một mặt trời máu, cúi xuống là những dấu lệ rơi. Cộng sản hiểu rằng, cuộc nổi loạn có thể bùng phát bất cứ lúc nào trên đất bắc. Nhưng thay vì tháo bỏ xiếng xích cho người dân, hoặc xin lỗi dân, cộng sản lại đẩy người dân đất bắc vào cuộc chiến tranh tương tàn với miền nam. Kết qủa, có đến trên 3 triệu người dân mất mạng trong cuộc chiến phi lý này. Gọi là phi nghĩa lý là bởi vì sau hơn 20 năm nội chiến, người Việt Nam càng lúc càng cùng khổ trong cảnh mất đất, mất nhà, mất cả Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc. Trong khi đó, ngày nay, không một tên cán bộ viên chức nào của cộng sản thờ Tầu mà không giàu có gấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, hàng vạn lần nếu đem xo sánh với những người giầu có đã bị chúng đấu tố, chém đầu năm xưa!

Để chứng minh cho những điều tôi vừa viết, bạn hãy nhìn thử xem: Căn nhà to lớn nhất làng và ruộng đồng thẳng cánh cò bay ở thôn quê ta hôm nay là của ai đó? Rồi căn nhà kín cổng, cao tường giữa phố xá kia là của ai? Những dãy dinh thự mà người dân khi đi qua chẳng dám đứng lại nhìn một lần kia là của ai? Của dân đen hay của cán bộ đỏ?

Rồi bạn hãy hỏi xem, có còn ngôn từ nào đểu cáng, bất lương hơn cái bản văn chúng gọi là hiến pháp trong đó có câu “đất đai thuộc về sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý” không? Và hãy hỏi xem, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn… cho đến rừng đầu nguồn, Bauxite Tây Nguyên, đến Formosa… rồi Hải Đảo, Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc… ra sao? Có nằm trong mục “đất đai thuộc sở hữu tòan dân và do nhà nước… Trung cộng quản lý chăng? Xa hơn, hãy nhìn xem, trên quê hương ấy có còn một nơi nào thiếu bóng dáng bước chân Trung cộng nghênh ngang không?! Hãy nhìn đi để chúng ta có câu trả lời.

3. Tương lai về đâu?!

Người dân đã cùng khổ như thế, tập đoàn Hồ phỉ vẫn chưa vừa bụng. Mới hôm nào đây, chúng vung mã tấu lên ở phố Nhà Chung Hà Nội để đánh cướp Tòa khâm Sứ, rồi tiến chiếm Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu, Văn Giảng, Tiên Lãng... nay lại đến Lộc Hưng, Thủ Thiêm! Mai sẽ là đâu? Liệu có thể là ông Tạ, Gò Vấp, Tân sơn Nhì….? Hoặc gỉa, bất cứ một nơi nào đó mà chúng tìm được lợi nhuận thì đều có thể bị giải tỏa với đủ những lý do như lập vùng an toàn, phi trường, bến cảng… khi đó, thẩy đều có chung một số phận như Lộc Hưng, Tiên Lãng! Bởi lẽ, “đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý”. Nó hoàn toàn đúng quy trình như trong hiến pháp của chúng đã quy định.

Hỏi xem, người dân còn gì để bám? Chúng ta đã bị chúng xô đẩy vào bước đường cùng chưa? Nhớ lại, vào thời Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô đình Diệm đã công bố những biện pháp để bảo vệ người dân của mình như sau:

1. Công bố hàng loạt ngành nghề kinh doanh chỉ dành cho người Việt Nam; người nước ngoài không được hành nghề.

2. Ngày 22-10-1956, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN “Thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”.

Theo Sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Từ đây, tên gọi “Chợ Lớn” không còn được dùng chính thức trong các văn kiện hành chính nữa. Có chăng chỉ được dùng trong câu chuyện của người dân để chỉ một khu trong quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 8 10 của đô thành Sài Gòn mà thôi. Phần dân quê thì có ruộng để cày bừa sinh sống.

Như thế, chính ông là người đã biến những ngôn từ thành chương trình cứu quốc và kiến quốc. Trong khi đó, Việt cộng dưới lớp áo của Hồ chí Minh thì ngay từ năm 1958 đã trao tay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Tàu cộng bằng một lý lẽ của phường đá cá: "Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi. (Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập). Với lời công bố này, Việt Nam sẽ đi về đâu? Hỏi xem Y là ai đây? Nguyễn tất Thành hay Hồ tập Chương?

Để kết, tôi tin rằng những bài học từ TKS, Thái Hà rồi Tam Tòa , Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Mỹ Yên, Văn Giảng, Tiên Lãng và nay là Thủ Thiêm, Lộc Hưng… không là vô ích. Trái lại, đó là những bài học bằng máu và nước mắt của ngưòi Việt Nam học đươc dưới ách cộng sản. Tuy thế, máu và nước mắt ấy chì là những đau thương, nhưng không là những hận thù. Trái lại, sẽ là một sức sống mãnh liệt đầy bao dung, nhân ái, có khả năng giúp dân tộc ta trưởng thành và vững mạnh trong việc quyết xây dựng lại đất nước và con người trong yêu thương, tự chủ, không cộng sản.

Bảo Giang

5-4-2019