Thiên Chúa đặt con người làm chủ
Ga 20, 19-31
Hôm nay mùng 01 tháng 5, ngày Quốc Tế Lao Động, ngày lễ thánh Giuse lao động là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của lao động theo quan điểm kitô giáo.
Thiên Chúa đặt con người làm chủ
Sau khi đã tạo dựng vạn vật muôn loài, Thiên Chúa phán : « Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất » (St 1, 26). Thế là « Thiên Chúa lấy bù đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống . Thiên Chúa lập một vường tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên » (St 2, 7-8). Việc con người được dựng nên từ bùn đất cho thấy tính chất yếu hèn, mỏng dòn của thân phận. Nhưng Thiên Chúa lại tạo nên con người và ban cho con người hình ảnh của Người, cho con người được chia sẻ sự sống của Người, phú ban cho con người sự sống siêu nhiên và nhiều đặc ân như trí khôn minh mẫn, ý chí hướng thiện, không phải đau khổ và không phải chết và nhất là đặt con người làm chủ công trình Chúa sáng tạo, làm chủ chính mình trong ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho.
Con người phạm tội
Hình ảnh địa đàng, nơi con người là chủ, sống, cày cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,4-15), cho thấy con người nguyên thủy sống trong mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, hài hòa với chính mình, với nhau và với cả vạn vật chung quanh. Trong tình trạng hạnh phúc và công chính nguyên thủy đó, con người làm chủ chính mình, không phải đau khổ và chết chóc, lao động không là gánh nặng nhưng là sự cộng tác của con người với Thiên Chúa, nhằm kiện toàn chính bản thân và cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, hạnh phúc ấy đã bị mất đi khi con người sa ngã. Adam và Eva đã đánh mất quyền làm chủ khi phạm tội, lao động đã trở nên cực nhọc vất vả lao công.
Trở nên thân nô lệ
Đỉnh cao của giáo huấn Thánh Kinh về lao động là truyền phải nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, để con người không trở thành nô lệ cho lao động. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người càng khai thác triệt để lao động. Một ngày người ta cố làm việc nhiều ca, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm luôn Chúa Nhật và ngày lễ. Người ta thấy vui khi được tăng ca để kiếm thêm tiền. Và nại vào công việc, họ không có thì giờ để quan tâm, thăm viếng nhau, không có thì giờ cho việc cầu nguyện hay kinh,lễ. Phải chăng trong trường hợp này, con người đã “nô lệ tự nguyện” cho lao động và biến lao động thành “ngẫu tượng”?
Thiên Chúa không muốn con người sống kiếp nô lệ. Nên khi tạo dựng, Thiên Chúa đặt vào mọi sự vào tay con người, cùng với lời chúc phúc: hãy làm chủ mọi loài (St 1, 28).
Ngày nay người chỉ huy không phải là con người mà lại là tiền bạc. Đồng tiền ra lệnh. Nhưng Thiên Chúa Cha chúng ta đã không giao nhiệm vụ « chăm sóc trái đất » cho đồng tiền mà là cho chúng ta: cho người nam cũng như người nữ. Đây là trách nhiệm của chúng ta. Thế mà người ta lại hy sinh cho các thần tượng của lợi nhuận và tiêu thụ.
Khiến tiền bạc lên ngôi ông chủ, con người làm việc hết lòng hết sức để mong chiếm hữu được thật nhiều tiền của vật chất. Danh vọng lên ngôi ông chủ, sai khiến con người tìm đủ mọi cách để đánh bóng mình trước mắt mọi người. Tình dục và những khoái lạc xác thịt cũng có lúc lên ngôi, chúng trói buộc con người trong cái vòng vây xiết chặt. Ông chủ của ta còn có thể xuất hiện dưới nhiều dáng dấp khác nhau: một chiếc điện thoại cao cấp, một chiếc xe hợp thời, một ngôi nhà tiện nghi… Giữa cuộc sống hiện đại, những ông chủ ấy đi vào cuộc đời ta, chiếm hữu tâm trí ta, thu hút toàn bộ năng lực của ta, dần dần biến thành mục đích sống duy nhất của đời ta. Ngạn ngữ có câu : tiền bạc là một đầy tớ tốt, nhưng là một ông chủ hà khắc.. Cái nguy hiểm không hẳn nằm ở tiền bạc, nhưng nằm con tim mỏng manh mà tham lam của con người. Một khi tiền bạc và những của cải vật chất lên ngôi, rất dễ làm con người hoán đổi vị trí và tôn tiền bạc lên làm ông chủ của mình. Hãy nhớ rằng, ngay từ thủa ban đầu của tạo dựng : « Thiên Chúa đã đặt con người làm chủ »
Con Thiên Chúa làm người
Để phục hồi phẩm giá ấy, Đức Giêsu đã sinh ra trong một gia đình lao động, Người đã từng lao động ở xưởng mộc Nagiaret với bàn tay của mình: người ta gọi Đức Giêsu là bác phó mộc và là nông dân. Người đã nâng lao động chân tay lên khỏi tình trạng thấp hèn. Chắc chắn Người đã trồng những cây ôlui, cây nho, đã chăn chiên. Người biết giá trị của lao động để kiếm cơm ăn áo mặc. Biết đồng tiền là cần thiết và dĩ nhiên bàn tay Người đã tiếp nhận những đồng tiền người ta trả về những đồ vật Người làm.
Giêsu đã mặc cho lao động một ý nghĩa cứu độ. 30 năm lao động, Người chẳng những đã thánh hoá công việc, nhưng còn biến nó thành một phương tiện cứu độ khi liên kết nó với tất cả công trình cứu độ của Người. Nếu Đấng Sáng Tạo đã không chê bai lao động, Đức Giêsu cũng không bao giờ loại trừ lao động ra khỏi cuộc sống, hay hờn giỗi việc làm, thì không có người nào trên thế giới lại phải lấy đó làm cực nhọc, xấu hổ.
Câu Thiên Chúa phán với Ađam: “Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có ăn” (St 3, 19) cho rằng lao động đã bị ảnh hưởng sâu xa bởi tội. Đối tượng Thiên Chúa chúc dữ không phải là lao động. Quyền bính vẫn còn tồn tại, nhưng mặt đất, vì bị chúc dữ, đã trở nên đối kháng chống lại con người sau khi phạm tội.
Như thế, lao động là một phần trong tình trạng nguyên thủy của con người và đã có trước khi con người phạm tội. Nên lao động không phải là hình phạt hay một lời chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc khi con người (Adam và Eva) phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hòa thuận với Thiên Chúa.
Phải khẳng định với nhau rằng : Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại sự phú túc, là công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói, góp phần phát triển cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Chính Chúa Giêsu và Thánh Gia là những mẫu gương lao động không biết mệt mỏi trong công cuộc cứu độ nhân loại. Tất cả những thành tựu mà nhân loại đạt được trên thế giới ngày hôm nay chính là thành quả của lao động.
Mừng lễ Thánh Giuse Thợ hôm nay, xin Ngài cầu thay nguyện giúp để mọi người biết ý thức về sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban la làm chủ, để chúng mến yêu lao động, cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Chúng ta không làm việc một mình, nhưng có Chúa cùng hoạt động. Lao động là cần thiết, nhưng chính Thiên Chúa mới là nguồn gốc của sự sống và là mục tiêu cuối cùng của con người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Ga 20, 19-31
Hôm nay mùng 01 tháng 5, ngày Quốc Tế Lao Động, ngày lễ thánh Giuse lao động là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của lao động theo quan điểm kitô giáo.
Thiên Chúa đặt con người làm chủ
Sau khi đã tạo dựng vạn vật muôn loài, Thiên Chúa phán : « Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất » (St 1, 26). Thế là « Thiên Chúa lấy bù đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống . Thiên Chúa lập một vường tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên » (St 2, 7-8). Việc con người được dựng nên từ bùn đất cho thấy tính chất yếu hèn, mỏng dòn của thân phận. Nhưng Thiên Chúa lại tạo nên con người và ban cho con người hình ảnh của Người, cho con người được chia sẻ sự sống của Người, phú ban cho con người sự sống siêu nhiên và nhiều đặc ân như trí khôn minh mẫn, ý chí hướng thiện, không phải đau khổ và không phải chết và nhất là đặt con người làm chủ công trình Chúa sáng tạo, làm chủ chính mình trong ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho.
Con người phạm tội
Hình ảnh địa đàng, nơi con người là chủ, sống, cày cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,4-15), cho thấy con người nguyên thủy sống trong mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, hài hòa với chính mình, với nhau và với cả vạn vật chung quanh. Trong tình trạng hạnh phúc và công chính nguyên thủy đó, con người làm chủ chính mình, không phải đau khổ và chết chóc, lao động không là gánh nặng nhưng là sự cộng tác của con người với Thiên Chúa, nhằm kiện toàn chính bản thân và cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, hạnh phúc ấy đã bị mất đi khi con người sa ngã. Adam và Eva đã đánh mất quyền làm chủ khi phạm tội, lao động đã trở nên cực nhọc vất vả lao công.
Trở nên thân nô lệ
Đỉnh cao của giáo huấn Thánh Kinh về lao động là truyền phải nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, để con người không trở thành nô lệ cho lao động. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người càng khai thác triệt để lao động. Một ngày người ta cố làm việc nhiều ca, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm luôn Chúa Nhật và ngày lễ. Người ta thấy vui khi được tăng ca để kiếm thêm tiền. Và nại vào công việc, họ không có thì giờ để quan tâm, thăm viếng nhau, không có thì giờ cho việc cầu nguyện hay kinh,lễ. Phải chăng trong trường hợp này, con người đã “nô lệ tự nguyện” cho lao động và biến lao động thành “ngẫu tượng”?
Thiên Chúa không muốn con người sống kiếp nô lệ. Nên khi tạo dựng, Thiên Chúa đặt vào mọi sự vào tay con người, cùng với lời chúc phúc: hãy làm chủ mọi loài (St 1, 28).
Ngày nay người chỉ huy không phải là con người mà lại là tiền bạc. Đồng tiền ra lệnh. Nhưng Thiên Chúa Cha chúng ta đã không giao nhiệm vụ « chăm sóc trái đất » cho đồng tiền mà là cho chúng ta: cho người nam cũng như người nữ. Đây là trách nhiệm của chúng ta. Thế mà người ta lại hy sinh cho các thần tượng của lợi nhuận và tiêu thụ.
Khiến tiền bạc lên ngôi ông chủ, con người làm việc hết lòng hết sức để mong chiếm hữu được thật nhiều tiền của vật chất. Danh vọng lên ngôi ông chủ, sai khiến con người tìm đủ mọi cách để đánh bóng mình trước mắt mọi người. Tình dục và những khoái lạc xác thịt cũng có lúc lên ngôi, chúng trói buộc con người trong cái vòng vây xiết chặt. Ông chủ của ta còn có thể xuất hiện dưới nhiều dáng dấp khác nhau: một chiếc điện thoại cao cấp, một chiếc xe hợp thời, một ngôi nhà tiện nghi… Giữa cuộc sống hiện đại, những ông chủ ấy đi vào cuộc đời ta, chiếm hữu tâm trí ta, thu hút toàn bộ năng lực của ta, dần dần biến thành mục đích sống duy nhất của đời ta. Ngạn ngữ có câu : tiền bạc là một đầy tớ tốt, nhưng là một ông chủ hà khắc.. Cái nguy hiểm không hẳn nằm ở tiền bạc, nhưng nằm con tim mỏng manh mà tham lam của con người. Một khi tiền bạc và những của cải vật chất lên ngôi, rất dễ làm con người hoán đổi vị trí và tôn tiền bạc lên làm ông chủ của mình. Hãy nhớ rằng, ngay từ thủa ban đầu của tạo dựng : « Thiên Chúa đã đặt con người làm chủ »
Con Thiên Chúa làm người
Để phục hồi phẩm giá ấy, Đức Giêsu đã sinh ra trong một gia đình lao động, Người đã từng lao động ở xưởng mộc Nagiaret với bàn tay của mình: người ta gọi Đức Giêsu là bác phó mộc và là nông dân. Người đã nâng lao động chân tay lên khỏi tình trạng thấp hèn. Chắc chắn Người đã trồng những cây ôlui, cây nho, đã chăn chiên. Người biết giá trị của lao động để kiếm cơm ăn áo mặc. Biết đồng tiền là cần thiết và dĩ nhiên bàn tay Người đã tiếp nhận những đồng tiền người ta trả về những đồ vật Người làm.
Giêsu đã mặc cho lao động một ý nghĩa cứu độ. 30 năm lao động, Người chẳng những đã thánh hoá công việc, nhưng còn biến nó thành một phương tiện cứu độ khi liên kết nó với tất cả công trình cứu độ của Người. Nếu Đấng Sáng Tạo đã không chê bai lao động, Đức Giêsu cũng không bao giờ loại trừ lao động ra khỏi cuộc sống, hay hờn giỗi việc làm, thì không có người nào trên thế giới lại phải lấy đó làm cực nhọc, xấu hổ.
Câu Thiên Chúa phán với Ađam: “Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có ăn” (St 3, 19) cho rằng lao động đã bị ảnh hưởng sâu xa bởi tội. Đối tượng Thiên Chúa chúc dữ không phải là lao động. Quyền bính vẫn còn tồn tại, nhưng mặt đất, vì bị chúc dữ, đã trở nên đối kháng chống lại con người sau khi phạm tội.
Như thế, lao động là một phần trong tình trạng nguyên thủy của con người và đã có trước khi con người phạm tội. Nên lao động không phải là hình phạt hay một lời chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc khi con người (Adam và Eva) phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hòa thuận với Thiên Chúa.
Phải khẳng định với nhau rằng : Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại sự phú túc, là công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói, góp phần phát triển cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Chính Chúa Giêsu và Thánh Gia là những mẫu gương lao động không biết mệt mỏi trong công cuộc cứu độ nhân loại. Tất cả những thành tựu mà nhân loại đạt được trên thế giới ngày hôm nay chính là thành quả của lao động.
Mừng lễ Thánh Giuse Thợ hôm nay, xin Ngài cầu thay nguyện giúp để mọi người biết ý thức về sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban la làm chủ, để chúng mến yêu lao động, cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Chúng ta không làm việc một mình, nhưng có Chúa cùng hoạt động. Lao động là cần thiết, nhưng chính Thiên Chúa mới là nguồn gốc của sự sống và là mục tiêu cuối cùng của con người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ