Hôm 6 tháng 12, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã công bố một tài liệu dầy 30 trang nhan đề “Pastoral behaviour with regard to the practice of assisted suicide”, nghĩa là “Hành vi mục vụ liên quan đến thực hành trợ giúp tự tử”, trong đó các ngài khuyên các linh mục không nên hiện diện trong lúc bệnh nhân kết liễu cuộc đời như thế.
Trong hội nghị chuyên đề liên tôn về chăm sóc giảm đau và sức khỏe tâm thần được tổ chức tại Trung tâm Đại hội Augustinianum ở Rôma từ ngày 11 đến 12 tháng 12 vừa qua, Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi cho rằng nên “dẹp bỏ hết tất cả các quy tắc”, các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”. Ngài quả quyết rằng “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Trên tờ Catholic Herald, Chad Pecknold, giáo sư Thần Học Hệ Thống trường Đại Học Công Giáo Mỹ Châu tại Washington DC cho rằng có những sai lầm nghiêm trọng trong những lời này của Đức Cha Paglia.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn ý kiến của Giáo sư Chad Pecknold sang Việt Ngữ.
Archbishop Paglia’s grave error
Chad C Pecknold
Sai lầm nghiêm trọng của Đức Tổng Giám Mục Paglia
Đồng hành thực sự không phải là để thông đồng với tội lỗi, nhưng là để cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Đồng hành đã là một khẩu hiệu quen thuộc trong triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Accompaniment – đồng hành - là một từ thường có nghĩa là phần âm nhạc mang đến sự hỗ trợ hài hòa cho một giai điệu. Mặc dù đồng hành có thể đơn giản hoặc phức tạp, nhưng công việc chính của nó là hỗ trợ cho một chức năng trung tâm để nâng cao và hoàn thiện nó. Theo nghĩa này, đồng hành là một ẩn dụ tuyệt đẹp cho sự hiện diện mục vụ ở giữa cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể bị lạm dụng.
Thứ ba vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống đã được hỏi tại một hội nghị chuyên đề hai ngày về chăm sóc giảm đau rằng liệu một linh mục có thể hiện diện trong một vụ tự tử được bác sĩ hỗ trợ hay không. Đức Cha Paglia đã nhanh chóng trả lời rằng ngài sẽ sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và ngài sẽ nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai.”
Đức Tổng Giám Mục Paglia nhấn mạnh rằng sự hiện diện mục vụ này không bao hàm sự hỗ trợ cho thực hành này. Thay vì nghĩ về sự hiện diện mục vụ này như một mâu thuẫn, hay một thông điệp hỗn hợp, Đức Cha Paglia nói rằng, “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Câu hỏi về việc đồng hành như thế được đặt ra vì gần đây các giám mục Thụy Sĩ đã ban hành các chỉ thị nói hoàn toàn ngược lại với Đức Cha Paglia liên quan đến việc chăm sóc mục vụ trong các trường hợp trợ giúp tự tử. Các giám mục Thụy Sĩ tuyên bố rõ ràng rằng cho dù các linh mục chăm sóc mục vụ nên tích cực có mặt trong việc chăm sóc giảm đau, các ngài không nên có mặt trong một vụ tự tử được hỗ trợ vì điều này sẽ khiến người ta nghĩ rằng các ngài hỗ trợ ngầm cho một hành động thực sự là xấu xa.
Đức Cha Paglia đã bác bỏ lời khuyên trong các chỉ thị của các giám mục Thụy Sĩ “Hãy dẹp bỏ tất cả các quy tắc. Tôi tin rằng không ai đáng bị bỏ rơi.” Trong khi nói rằng chỉ có một xã hội tàn ác mới biện minh và hợp pháp hóa cái chết êm dịu, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống khăng khăng lặp đi lặp lại rằng “việc phản đối cái chết êm dịu không có nghĩa là chống lại việc đồng hành với những người tự tử.”
Tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đồng hành mục vụ cùng ai đó ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất của họ. Tuy nhiên, đồng hành phải giữ được ý nghĩa hài hòa của nó. Đồng hành phải tuân theo luận lý của lòng bác ái và sự thật - nếu không thì sẽ là thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng như Thánh Phaolô nói với các tín hữu Côrinhtô.
Đồng hành đích thực là sự hiện diện của đức ái chân thực. Nó không đứng yên trong khi ai đó tự giết chết chính người ấy trong cơn tuyệt vọng. Một linh mục có thể có mặt trong một vụ trợ giúp tự tử không? Không. Họ không thể nắm bàn tay họ không thể. Họ không được hợp tác một cách thể lý trong một hành động xấu xa nội tại - một linh mục không thể, không được đồng hành với bất cứ ai trong các hành vi tội lỗi nghiêm trọng.
Sự đồng hành của linh mục đúng cách phải hòa hợp với sự thật, chỉ khi đó, một linh mục mới có thể mang lại lòng bác ái thực sự cho một người đau khổ. Đây không phải là câu chuyện về ‘các quy tắc’ như Đức Tổng Giám Mục Paglia nghĩ. Đó là về sự phù hợp giữa lời nói và hành động. Một linh mục không thể đồng hành với bất cứ ai nếu những gì ngài làm trái ngược với những gì ngài nói, hoặc ngược lại. Không ai nghĩ rằng sự hiện diện của linh mục trong một vụ phá thai hoặc một đám cưới đồng giới là một “dấu chỉ phản đối” - chính vì mọi người coi sự hiện diện của linh mục vào những thời điểm đó là một chúc lành ngấm ngầm cho chính hành động đó. Điều tương tự cũng xảy ra đối với tự tử được bác sĩ hỗ trợ.
Cha Thomas Petri, O.P., Giáo sư Thần học luân lý tại Trung Tâm Nghiên Cứu của dòng Đa Minh tại Washington, D.C. đã đưa ra một câu trả lời tốt hơn nhiều cho câu hỏi liệu một linh mục có thể đồng hành cùng ai đó đã chọn tự hủy hoại như là hành động cuối cùng của họ.
“Tôi sẽ không nắm tay bạn hoặc đồng hành cùng bạn khi bạn treo cổ tự tử. Tôi sẽ không đứng trong khi bạn tự bắn mình. Ngược lại, tôi thề với Chúa toàn năng, tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để ngăn cản bạn tự tử ngay cả khi bạn làm như vậy là hợp pháp đi chăng nữa.”
Đó là sự đồng hành thực sự - hòa hợp với sự thật và tình yêu. Đó là một linh mục đại diện cho phẩm giá con người. Thay vì rụt rè từ chối một nền văn hóa của cái chết bằng cách nhẹ nhàng nắm tay nó, thì sự đồng hành thực sự đã rao giảng về Chúa Kitô bị đóng đinh.
Đức Tổng Giám Mục Paglia nói: “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai trong cuộc sống hiện tại này”. Đúng là như thế. Chúa Giêsu Kitô thực sự là Thiên Chúa ở cùng chúng ta! Chúa hóa thành nhục thể! Chúa hiện diện trong thời gian. Nhưng sự hiện diện của Chúa không phải là sự chấp nhận thương cảm đối với tội lỗi của chúng ta. Thiên Chúa không hóa thành nhục thể để nuông chiều chúng ta, mà là để chúng ta phải đối mặt với thực tại vĩnh cửu là điều duy nhất có thể chữa lành.
Flannery O’Connor đã từng quan sát thấy rằng trong một thời đại thiếu vắng đức tin, “sự dịu dàng”, bị đoạn tuyệt khỏi con người của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là nguồn gốc của mọi sự dịu dàng. Cô viết rằng “khi sự dịu dàng được tách ra khỏi nguồn gốc của sự dịu dàng, kết quả hợp lý của nó là khủng bố. Nó kết thúc trong các trại lao động cưỡng bức và trong những làn khói của những phòng hơi ngạt”. Quan điểm của cô không phải là sự dịu dàng dẫn đến những phòng hơi ngạt. Quan điểm của O’Connoror giống như quan điểm của cha Petri. Sự đồng hành đích thực sự duy nhất, sự dịu dàng chân thực duy nhất, đi cùng với việc không hợp tác trong tội lỗi của chúng ta, nhưng là để cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Source:Catholic HeraldArchbishop Paglia’s grave error
Trong hội nghị chuyên đề liên tôn về chăm sóc giảm đau và sức khỏe tâm thần được tổ chức tại Trung tâm Đại hội Augustinianum ở Rôma từ ngày 11 đến 12 tháng 12 vừa qua, Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi cho rằng nên “dẹp bỏ hết tất cả các quy tắc”, các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”. Ngài quả quyết rằng “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Trên tờ Catholic Herald, Chad Pecknold, giáo sư Thần Học Hệ Thống trường Đại Học Công Giáo Mỹ Châu tại Washington DC cho rằng có những sai lầm nghiêm trọng trong những lời này của Đức Cha Paglia.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn ý kiến của Giáo sư Chad Pecknold sang Việt Ngữ.
Archbishop Paglia’s grave error
Chad C Pecknold
Sai lầm nghiêm trọng của Đức Tổng Giám Mục Paglia
Đồng hành thực sự không phải là để thông đồng với tội lỗi, nhưng là để cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Đồng hành đã là một khẩu hiệu quen thuộc trong triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Accompaniment – đồng hành - là một từ thường có nghĩa là phần âm nhạc mang đến sự hỗ trợ hài hòa cho một giai điệu. Mặc dù đồng hành có thể đơn giản hoặc phức tạp, nhưng công việc chính của nó là hỗ trợ cho một chức năng trung tâm để nâng cao và hoàn thiện nó. Theo nghĩa này, đồng hành là một ẩn dụ tuyệt đẹp cho sự hiện diện mục vụ ở giữa cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể bị lạm dụng.
Thứ ba vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống đã được hỏi tại một hội nghị chuyên đề hai ngày về chăm sóc giảm đau rằng liệu một linh mục có thể hiện diện trong một vụ tự tử được bác sĩ hỗ trợ hay không. Đức Cha Paglia đã nhanh chóng trả lời rằng ngài sẽ sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và ngài sẽ nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai.”
Đức Tổng Giám Mục Paglia nhấn mạnh rằng sự hiện diện mục vụ này không bao hàm sự hỗ trợ cho thực hành này. Thay vì nghĩ về sự hiện diện mục vụ này như một mâu thuẫn, hay một thông điệp hỗn hợp, Đức Cha Paglia nói rằng, “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Câu hỏi về việc đồng hành như thế được đặt ra vì gần đây các giám mục Thụy Sĩ đã ban hành các chỉ thị nói hoàn toàn ngược lại với Đức Cha Paglia liên quan đến việc chăm sóc mục vụ trong các trường hợp trợ giúp tự tử. Các giám mục Thụy Sĩ tuyên bố rõ ràng rằng cho dù các linh mục chăm sóc mục vụ nên tích cực có mặt trong việc chăm sóc giảm đau, các ngài không nên có mặt trong một vụ tự tử được hỗ trợ vì điều này sẽ khiến người ta nghĩ rằng các ngài hỗ trợ ngầm cho một hành động thực sự là xấu xa.
Đức Cha Paglia đã bác bỏ lời khuyên trong các chỉ thị của các giám mục Thụy Sĩ “Hãy dẹp bỏ tất cả các quy tắc. Tôi tin rằng không ai đáng bị bỏ rơi.” Trong khi nói rằng chỉ có một xã hội tàn ác mới biện minh và hợp pháp hóa cái chết êm dịu, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống khăng khăng lặp đi lặp lại rằng “việc phản đối cái chết êm dịu không có nghĩa là chống lại việc đồng hành với những người tự tử.”
Tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đồng hành mục vụ cùng ai đó ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất của họ. Tuy nhiên, đồng hành phải giữ được ý nghĩa hài hòa của nó. Đồng hành phải tuân theo luận lý của lòng bác ái và sự thật - nếu không thì sẽ là thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng như Thánh Phaolô nói với các tín hữu Côrinhtô.
Đồng hành đích thực là sự hiện diện của đức ái chân thực. Nó không đứng yên trong khi ai đó tự giết chết chính người ấy trong cơn tuyệt vọng. Một linh mục có thể có mặt trong một vụ trợ giúp tự tử không? Không. Họ không thể nắm bàn tay họ không thể. Họ không được hợp tác một cách thể lý trong một hành động xấu xa nội tại - một linh mục không thể, không được đồng hành với bất cứ ai trong các hành vi tội lỗi nghiêm trọng.
Sự đồng hành của linh mục đúng cách phải hòa hợp với sự thật, chỉ khi đó, một linh mục mới có thể mang lại lòng bác ái thực sự cho một người đau khổ. Đây không phải là câu chuyện về ‘các quy tắc’ như Đức Tổng Giám Mục Paglia nghĩ. Đó là về sự phù hợp giữa lời nói và hành động. Một linh mục không thể đồng hành với bất cứ ai nếu những gì ngài làm trái ngược với những gì ngài nói, hoặc ngược lại. Không ai nghĩ rằng sự hiện diện của linh mục trong một vụ phá thai hoặc một đám cưới đồng giới là một “dấu chỉ phản đối” - chính vì mọi người coi sự hiện diện của linh mục vào những thời điểm đó là một chúc lành ngấm ngầm cho chính hành động đó. Điều tương tự cũng xảy ra đối với tự tử được bác sĩ hỗ trợ.
Cha Thomas Petri, O.P., Giáo sư Thần học luân lý tại Trung Tâm Nghiên Cứu của dòng Đa Minh tại Washington, D.C. đã đưa ra một câu trả lời tốt hơn nhiều cho câu hỏi liệu một linh mục có thể đồng hành cùng ai đó đã chọn tự hủy hoại như là hành động cuối cùng của họ.
“Tôi sẽ không nắm tay bạn hoặc đồng hành cùng bạn khi bạn treo cổ tự tử. Tôi sẽ không đứng trong khi bạn tự bắn mình. Ngược lại, tôi thề với Chúa toàn năng, tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để ngăn cản bạn tự tử ngay cả khi bạn làm như vậy là hợp pháp đi chăng nữa.”
Đó là sự đồng hành thực sự - hòa hợp với sự thật và tình yêu. Đó là một linh mục đại diện cho phẩm giá con người. Thay vì rụt rè từ chối một nền văn hóa của cái chết bằng cách nhẹ nhàng nắm tay nó, thì sự đồng hành thực sự đã rao giảng về Chúa Kitô bị đóng đinh.
Đức Tổng Giám Mục Paglia nói: “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai trong cuộc sống hiện tại này”. Đúng là như thế. Chúa Giêsu Kitô thực sự là Thiên Chúa ở cùng chúng ta! Chúa hóa thành nhục thể! Chúa hiện diện trong thời gian. Nhưng sự hiện diện của Chúa không phải là sự chấp nhận thương cảm đối với tội lỗi của chúng ta. Thiên Chúa không hóa thành nhục thể để nuông chiều chúng ta, mà là để chúng ta phải đối mặt với thực tại vĩnh cửu là điều duy nhất có thể chữa lành.
Flannery O’Connor đã từng quan sát thấy rằng trong một thời đại thiếu vắng đức tin, “sự dịu dàng”, bị đoạn tuyệt khỏi con người của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là nguồn gốc của mọi sự dịu dàng. Cô viết rằng “khi sự dịu dàng được tách ra khỏi nguồn gốc của sự dịu dàng, kết quả hợp lý của nó là khủng bố. Nó kết thúc trong các trại lao động cưỡng bức và trong những làn khói của những phòng hơi ngạt”. Quan điểm của cô không phải là sự dịu dàng dẫn đến những phòng hơi ngạt. Quan điểm của O’Connoror giống như quan điểm của cha Petri. Sự đồng hành đích thực sự duy nhất, sự dịu dàng chân thực duy nhất, đi cùng với việc không hợp tác trong tội lỗi của chúng ta, nhưng là để cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Source:Catholic Herald