Giáo hội Lebanon cùng đứng lên với dân chúng đòi công bằng và minh bạch
Tình trạng bất ổn đã bộc phá các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Lebanon làm hàng chục người bị thương hoặc bị các lực lượng an ninh bắt giữ. Các cuộc biểu tình này đã bắt đầu từ 2 tháng trước, khi chính phủ biển thủ đem đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Giáo Hội Công Giáo Maronite ở nước này đã có lập trường mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải minh bạch hóa mọi chi thu kinh tế và chính trị cho dân chúng.
(Linda Bordoni Tin Vatican)
Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Lebanon là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros-Rai, kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng và sự thất bại của chính quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, phó giám đốc của ủy ban đối ngoại của Thượng phụ Antiochia, lưu ý rằng điểm son đáng chú ý là những người biểu tình rất đoàn kết không phân biệt tôn giáo và giáo phái.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah phát biểu: Tham nhũng đã hoành hành đất nước này trong một thời gian dài. Cùng với vấn nạn đó, thực tế chính phủ đã không hề lắng nghe dân chúng, chẳng nghe sự góp ý của các Thượng phụ hoặc những ai thiện tâm góp ý cho các nhà lãnh đạo chính trị về tình cảnh nhiễu nhương khốn khổ mà người dân đã trải qua trong một thời gian dài....
Ngài lưu ý rằng cảnh nghèo đói ở Lebanon đã ảnh hưởng và dấy lên một làn sóng tị nạn khổng lồ trong cả nước.
Hai triệu người tị nạn trong một đất nước mà dân số chỉ có bốn triệu người! Thật là một thảm khốc! Đức Tổng Giám Mục còn cho biết thêm tỷ lệ thất nghiệp trên 30% và dân chúng thì nghèo đói. Vì vậy, khi chính phủ đòi tăng thuế, thì dân chúng đòi hỏi chính phủ phải công bố mọi chi tiêu của chính phủ một cách minh bạch: từ đó đã bục phá một phong trào biểu tình khoảng 60 ngày trước đây.
Ngài cho hay những người biểu tình yêu cầu chính phủ hãy giải thể mặc cho chính phủ đã đệ đơn từ chức khoảng 45 ngày trước đây, nhưng không có chính phủ mới nào được thành lập và tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Sự tham gia của Giáo hội
Giáo hội đã tham gia ngay sau khi cuộc biểu tình nổi dậy, Đức cha Sayah cho hay Đức Thượng phụ kêu gọi tất cả các giáo phái Kitô giáo ở Lebanon không phân biệt Công Giáo, Chính thống hay Tin lành hãy xuống đường... Sau khi thông báo được ban hành, các Giáo hội đã ủng hộ, các vị lãnh đạo cùng xuống đường và kêu gọi một cuộc xuống đường bất bạo động.
Cuộc biểu tình đoàn kết nhân dân
Đức Tổng Giám Mục Sayah đồng ý rằng các cuộc biểu tình đã tụ họp đoàn kết mọi người lại với nhau là một yếu tố quan trọng: Lần đầu tiên trong một thời gian dài, một phong trào rộng rãi đã vượt qua giới hạn tôn giáo, liên kết các lực lượng chính trị lại với nhau, và tụ họp mọi người trên mọi nẻo đường đất nước đòi hỏi sự công bằng và sự minh bạch cho vận hành nền kinh tế của đất nước.
Họ đang yêu cầu chính phủ phải đảm bảo rằng họ không lạm dụng chức vụ chính trị của mình vào mục đích riêng tư!
Giáo hội đóng vai trò hòa giải
Đức cha Sayah cho rằng Giáo hội, và đặc biệt là Đức thương phụ của Giáo hội Maronite phải là điểm hội tụ các vị lãnh đạo cầm đầu các cuộc nổi dậy, cũng như liên kết các chính trị gia lại với nhau.
Ngài cho rằng những người biểu tình chưa sẵn sàng đối thoại với đại diện chính phủ, vì họ chỉ tin tưởng Giáo hội mà thôi.
Vì vậy, Đức cha cho hay các ngài đang liên kết với nhiều tổ chức trên nhiều bình diện chính trị - xã hội để tìm ra một sự hòa giải giữa các phe nhóm hầu có thể chấp nhận một giải pháp chung.
Chính phủ và các chuyên gia
Đức Tổng Giám Mục Sayah cho hay yêu cầu của nhiều người biểu tình là thành lập một chính phủ không theo truyền thống: đó là một đảng chính trị đưa ra một guồng máy chính phủ để cai trị đất nước! Nhưng Ngài cho hay cuộc nổi dậy đang yêu cầu thành hình một chính phủ trong đó phải có nhiều ‘chuyên gia’, nam nữ điều hành đất nước.
Ngài phát biểu: Những yêu sách này của những người biểu tình thật chí lý! Thật vậy, chúng ta không thể lật đổ những người cầm quyền sau đó lại yêu cầu họ thành lập lại một chính phủ, đất nước này cần quyết tâm xây dựng một nền kinh tế lành mạnh với các gương mặt mới.
Quan tâm đến người nghèo
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh trên thực tế Giáo hội đã dấn thân sâu xa vào các nỗ lực cứu trợ người nghèo: chúng tôi đang cố gắng thực hiện một nỗ lực đặc biệt cho toàn xã hội. Chúng tôi đã thành lập các ủy ban và các nhóm để đảm bảo rằng mọi người dân phải có đủ ăn, đủ mặc, tỉ lệ thất nghiệp phải sút giảm, các ngân hàng phải đặt ra phương cách hoàn trả lại tiền cho dân chúng.
Ngài nhắc lại rằng Đức thượng phụ rất chú tâm vào vấn đề này và cho hay tuần trước Ngài đã triệu tập một cuộc họp với 30 hoặc 40 tổ chức khác nhau đang nỗ lực làm công tác xã hội… Các giáo xứ là những cơ cấu căn bản được giao phó nhận lãnh trách nhiệm tiếp cận với những người nào đang có nhu cầu cấp thiết nhất... để được trợ giúp.
Tình trạng bất ổn đã bộc phá các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Lebanon làm hàng chục người bị thương hoặc bị các lực lượng an ninh bắt giữ. Các cuộc biểu tình này đã bắt đầu từ 2 tháng trước, khi chính phủ biển thủ đem đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Giáo Hội Công Giáo Maronite ở nước này đã có lập trường mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải minh bạch hóa mọi chi thu kinh tế và chính trị cho dân chúng.
(Linda Bordoni Tin Vatican)
Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Lebanon là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros-Rai, kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng và sự thất bại của chính quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, phó giám đốc của ủy ban đối ngoại của Thượng phụ Antiochia, lưu ý rằng điểm son đáng chú ý là những người biểu tình rất đoàn kết không phân biệt tôn giáo và giáo phái.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah phát biểu: Tham nhũng đã hoành hành đất nước này trong một thời gian dài. Cùng với vấn nạn đó, thực tế chính phủ đã không hề lắng nghe dân chúng, chẳng nghe sự góp ý của các Thượng phụ hoặc những ai thiện tâm góp ý cho các nhà lãnh đạo chính trị về tình cảnh nhiễu nhương khốn khổ mà người dân đã trải qua trong một thời gian dài....
Ngài lưu ý rằng cảnh nghèo đói ở Lebanon đã ảnh hưởng và dấy lên một làn sóng tị nạn khổng lồ trong cả nước.
Hai triệu người tị nạn trong một đất nước mà dân số chỉ có bốn triệu người! Thật là một thảm khốc! Đức Tổng Giám Mục còn cho biết thêm tỷ lệ thất nghiệp trên 30% và dân chúng thì nghèo đói. Vì vậy, khi chính phủ đòi tăng thuế, thì dân chúng đòi hỏi chính phủ phải công bố mọi chi tiêu của chính phủ một cách minh bạch: từ đó đã bục phá một phong trào biểu tình khoảng 60 ngày trước đây.
Ngài cho hay những người biểu tình yêu cầu chính phủ hãy giải thể mặc cho chính phủ đã đệ đơn từ chức khoảng 45 ngày trước đây, nhưng không có chính phủ mới nào được thành lập và tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Sự tham gia của Giáo hội
Giáo hội đã tham gia ngay sau khi cuộc biểu tình nổi dậy, Đức cha Sayah cho hay Đức Thượng phụ kêu gọi tất cả các giáo phái Kitô giáo ở Lebanon không phân biệt Công Giáo, Chính thống hay Tin lành hãy xuống đường... Sau khi thông báo được ban hành, các Giáo hội đã ủng hộ, các vị lãnh đạo cùng xuống đường và kêu gọi một cuộc xuống đường bất bạo động.
Cuộc biểu tình đoàn kết nhân dân
Đức Tổng Giám Mục Sayah đồng ý rằng các cuộc biểu tình đã tụ họp đoàn kết mọi người lại với nhau là một yếu tố quan trọng: Lần đầu tiên trong một thời gian dài, một phong trào rộng rãi đã vượt qua giới hạn tôn giáo, liên kết các lực lượng chính trị lại với nhau, và tụ họp mọi người trên mọi nẻo đường đất nước đòi hỏi sự công bằng và sự minh bạch cho vận hành nền kinh tế của đất nước.
Họ đang yêu cầu chính phủ phải đảm bảo rằng họ không lạm dụng chức vụ chính trị của mình vào mục đích riêng tư!
Giáo hội đóng vai trò hòa giải
Đức cha Sayah cho rằng Giáo hội, và đặc biệt là Đức thương phụ của Giáo hội Maronite phải là điểm hội tụ các vị lãnh đạo cầm đầu các cuộc nổi dậy, cũng như liên kết các chính trị gia lại với nhau.
Ngài cho rằng những người biểu tình chưa sẵn sàng đối thoại với đại diện chính phủ, vì họ chỉ tin tưởng Giáo hội mà thôi.
Vì vậy, Đức cha cho hay các ngài đang liên kết với nhiều tổ chức trên nhiều bình diện chính trị - xã hội để tìm ra một sự hòa giải giữa các phe nhóm hầu có thể chấp nhận một giải pháp chung.
Chính phủ và các chuyên gia
Đức Tổng Giám Mục Sayah cho hay yêu cầu của nhiều người biểu tình là thành lập một chính phủ không theo truyền thống: đó là một đảng chính trị đưa ra một guồng máy chính phủ để cai trị đất nước! Nhưng Ngài cho hay cuộc nổi dậy đang yêu cầu thành hình một chính phủ trong đó phải có nhiều ‘chuyên gia’, nam nữ điều hành đất nước.
Ngài phát biểu: Những yêu sách này của những người biểu tình thật chí lý! Thật vậy, chúng ta không thể lật đổ những người cầm quyền sau đó lại yêu cầu họ thành lập lại một chính phủ, đất nước này cần quyết tâm xây dựng một nền kinh tế lành mạnh với các gương mặt mới.
Quan tâm đến người nghèo
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh trên thực tế Giáo hội đã dấn thân sâu xa vào các nỗ lực cứu trợ người nghèo: chúng tôi đang cố gắng thực hiện một nỗ lực đặc biệt cho toàn xã hội. Chúng tôi đã thành lập các ủy ban và các nhóm để đảm bảo rằng mọi người dân phải có đủ ăn, đủ mặc, tỉ lệ thất nghiệp phải sút giảm, các ngân hàng phải đặt ra phương cách hoàn trả lại tiền cho dân chúng.
Ngài nhắc lại rằng Đức thượng phụ rất chú tâm vào vấn đề này và cho hay tuần trước Ngài đã triệu tập một cuộc họp với 30 hoặc 40 tổ chức khác nhau đang nỗ lực làm công tác xã hội… Các giáo xứ là những cơ cấu căn bản được giao phó nhận lãnh trách nhiệm tiếp cận với những người nào đang có nhu cầu cấp thiết nhất... để được trợ giúp.