1. Thứ Tư Lễ Tro: Người Công Giáo Nigeria được huy động mặc y đen để phản đối bất công bạo lực
Người Công Giáo Nigeria tham gia nghi thức xức tro Thứ Tư Lễ Tro với trang phục mầu đen để đồng lòng phản đối những bất công bạo lực!
Các Giám mục Công Giáo Nigeria yêu cầu tín hữu hãy mặc y phục đen, hoặc ít nhất là băng tay màu đen như một dấu hiệu đồng tâm nhất trí đoàn kết, chia sẻ với các nạn nhân của vụ bắt cóc và các tội ác bạo lực khác.
Trong tuyên cáo với ấn ký của Đức Tổng Giám Mục, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria mời gọi các tín hữu tham gia một Ngày cầu nguyện vào lễ Tro, bắt đầu mùa Chay thánh năm nay, để phản đối tình trạng bất an ở nước này.
Tuyên bố, được Đức Tổng Giám Mục Augustine Akubeze, chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Nigeria (CBCN), ký và được đọc trong tất cả các nhà thờ vào Thứ Tư Lễ Tro, mô tả cuộc tuần hành là một phần của trách nhiệm đạo đức của Giáo Hội.
Cuộc tuần hành được tổ chức vào Thứ Tư Lễ Tro, nhằm lên án và chống lại những vụ bắt cóc và hành quyết dã man các Kitô hữu do quân nổi dậy Boko Haram và các vụ tống tiền do nhóm này chủ mưu!
Tuyên bố này đã công khai lên án các kẻ gây ra những tội ác, những mối đe dọa thường xuyên trên cộng đồng mà chính phủ không mạnh tay bắt giữ và ngăn chặn các tội ác này!
Không có hòa bình nếu không có an ninh
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, tuyên cáo có đoạn viết: Không có hòa bình nếu không có an ninh! Chính phủ của Nigeria và các nhà hữu trách có trách nhiệm tiên quyết là bảo vệ dân chúng trước mọi tính toán phát triển và tăng trưởng của quốc gia.
Hội Đồng Giám Mục Nigeria (CBCN) cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ chính phủ Nigeria trong cuộc chiến nhằm khôi phục an ninh và ổn định cho quốc gia này.
Nigeria đã không ngừng giao chiến chống lại quân nổi dậy Boko Haram! Vào năm 2014, quân nổi dậy Boko Haram này đã bắt cóc các nữ học sinh của một trường trung học ở Chibok, miền bắc Nigeria. Trong thời gian gần đây, chúng bắt cóc và gây bạo lực cho nhiều cộng đồng địa phương không ủng hộ chúng!
2. Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: Mùa Chay - cuộc đối thoại thân tình với Chúa
Tòa thánh Vatican đã phát hành Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về Mùa Chay 2020, trong đó Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy hướng về mầu nhiệm Vượt qua như là trung tâm của tiến trình hoán cải.
Trong Thông điệp Mùa Chay 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra mầu nhiệm Vượt qua - mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu nạn, Cái chết và Phục sinh - làm nền tảng cho sự hoán cải. Thông điệp mang tiêu đề “Chúng ta cầu xin cho nhau nhờ danh Chúa Kitô để được hòa giải cùng Thiên Chúa”, trích từ Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Côrinhtô.
Lời mời gọi thân tình với Thiên Chúa
Đức Thánh Cha viết: Lời mời gọi hoán cải (Kerygma) là trọng điểm của thông điệp Tin Mừng, một tổng hợp mầu nhiệm của tình yêu 'chân thật, rất thật, cụ thể đến nỗi nó mời chúng ta tới một mối liên hệ cởi mở và đối thoại thân tình với Chúa Kitô (Christus vivit, 117).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngài muốn mời gọi mọi tín hữu trong Mùa Chay này, hãy hướng mắt nhìn lên Chúa bị đóng đinh, nhờ đó mà chúng ta được vực dậy hết lần này đến lần khác. Chúa Giêsu Phục sinh không phải là một sự kiện quá khứ; nhưng nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, nó luôn là một sự kiện sống động hiện tại, nhờ đức tin cho phép chúng ta nhìn nhận và đụng chạm tới một Chúa Kitô hiện thân chịu khổ nạn.
Tầm quan trọng của cầu nguyện
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện trong Mùa Chay, như một phương tiện để đáp lại tình yêu của Chúa, một tình yêu yêu thương chúng ta trước và mãi mãi! Chúng ta cũng được mời gọi để nghe và đáp lại Lời Chúa Giêsu, để trải nghiệm về lòng thương xót của Ngài, Ngài tự nguyện hiến thân vì chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa luôn lắng nghe và đối thoại trao ban ơn cứu rỗi của người cho tín hữu của Người, dù chúng ta đầy những khuyết điểm và lỗi phạm. Vì muốn cứu chuộc chúng ta mà Thiên Chúa Cha đã sai Con của Ngài đến gánh lấy tội lỗi của chúng ta, như Đức Benedict XVI, đã nói vì thương xót chúng ta tội lỗi mà ‘Thiên Chúa đã tự chống nghịch lại chính Ngài (Deus caritas est, 12).
Cam kết xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
Trước cuộc khổ nạn bi thương của Chúa Kitô bị đóng đinh giúp chúng ta nhận ra hình ảnh của Ngài nơi những người vô tội của các cuộc chiến, của các cuộc tấn công cướp sự sống của những thai nhi, đến những hất hủi người già neo đơn và nạn nhân của bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đức Thánh Cha nói: Điều này thúc đẩy mỗi người chúng ta phải cam kết tham gia vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Để tán dương và khích lệ những công cuộc từ thiện mà Đức Thánh Cha đã triệu tập một cuộc họp với các nhà kinh tế, doanh nhân và giới trẻ với mục đích phát triển và thành hình một mô hình cho một nền kinh tế công bằng và toàn diện hơn cho thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình bằng lời cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, ước mong trong suốt mùa Chay này, chúng ta sẽ mở rộng tâm hồn để nghe tiếng mời gọi của Thiên Chúa đến hòa giải với chính Ngài, giúp chúng ta nhìn về mầu nhiệm vượt qua, và mong được hoán cải cuộc sống kết hợp mật thiết cùng Chúa với một tâm hồn rộng mở và chân thành.
3. Hai tân Hiển thánh, 4 tân Chân phước và 4 Đấng đang kính
Thứ Sáu 21/2/20, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn các phép lạ của hai Chân phước để nâng các ngài lên bậc Hiển thánh, đó là Chân phước Devasahayam Pillai, người Ấn Độ sống vào thế kỷ thứ 18 và Chân phước Maria Francesca di Gesù, người Ý sống vào thế kỷ thứ 19. Đức Thánh Cha cũng châu phê hồ sơ của 8 tân Chân phước.
Thánh Devasahayam
Tân hiển thánh Lazarus, hay được gọi là Devasahayam, một người theo Ấn giáo (Hindu) sống ở thế kỷ 18, người gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo.
Tân hiển thánh sinh ngày 23 tháng 4 năm 1712 với tên Neelakanda Pillai, ở làng Nattalam, Devasahayam phục vụ cho quốc vương Travancore, phía nam Ấn Độ, bao trùm cả thành phố Kanyakumari ngày nay, ngay tại Cochin thuộc tiểu bang Kerala.
Khi lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy năm 1745, ngài nhận tên thánh là 'Lazarus' hoặc 'Devasahayam' theo ngôn ngữ địa phương, nghĩa là ‘Chúa nâng đỡ tôi. Tuy nhiên, sự trở về của Ngài không được suôn sẻ với những đầu mục của tôn giáo bản địa. Họ cáo buộc Ngài với nhiều sai trái như phản quốc, làm gián điệp để chống lại Ngài và tống khứ Ngài khỏi các chức vụ trong hoàng gia. Ngài bị cầm tù và được phúc tử đạo... Được làm con Chúa đúng 7 năm, nhưng từng bị bắt, cầm tù và cuối cùng bị bắn chết trong rừng Aralvaimozhy vào ngày 14 tháng 1 năm 1752.
Các trang web viết về cuộc sống và cuộc tử đạo của Ngài được đăng trên trang web của Giáo phận Kottar, thành phố Kanyakumari của tiểu bang Tamil Nadu. Ngài được chôn tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở Nagercoil, nơi mà nhiều tín hữu thường hành hương về cầu nguyện.
Devasahayam được tuyên phong Chân Phước ngày 2 tháng 12 năm 2012 tại Kottar, đúng vào dịp mừng 300 năm ngày sinh của Ngài.
Trong bài phát biểu nhân dịp phong Chân phước cho Ngài, trong buổi đọc kinh Truyền tin tại Quảng trường thánh Phêrô năm xưa, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gọi Devasahayam là một giáo dân trung thành. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng mời gọi các Kitô hữu hãy chia sẻ niềm vui với Giáo hội Ấn Độ và cầu xin Chân phước phù giúp các Kitô hữu của đất nước rộng lớn này luôn gìn giữ và phát huy đức tin.
Thánh nữ Maria Francesca di Gesù
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thừa nhận phép lạ của Chân phước Maria Francesca di Gesù (tên trên giấy khai sinh là Anna Maria Rubatto), để nâng Ngài lên bậc Hiển thánh. Nữ thánh được sinh ra tại Carmagnola (Ý) ngày 14 tháng 2 năm 1844 và qua đời tại Montevideo (Uruguay) vào ngày 6 tháng 8 năm 1904. Ngài thành lập cộng đoàn nữ tu Capuchin tại Loano
Lễ nghi phong thánh cho hai Tân hiển thánh sẽ được quyết định vào một ngày gần đây.
4. Các Tân Chân phước
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phê duyệt các phép lạ của các Chân phước mới:
Chân phước Carlo Acutis là một giáo dân sinh ngày 3 tháng 5 năm 1991, tại Luân Đôn (Anh Quốc) và qua đời ngày 12 tháng 10 năm 2006 tại Monza (Ý).
Ngài là một Giáo lý viên trẻ có lòng sùng kính đặc biệt Bí tích Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là một trang thanh niên sống rất bình thường chăm chỉ học hành và thích bóng đá cũng như giúp những người vô gia cư và yêu thích nấu ăn...
Ngài được biết đến qua việc tìm hiểu các phép lạ Thánh Thể trên khắp thế giới và ghi chép lại và đưa lên trang web mà Ngài tạo ra trong những tháng trước khi chết vì bệnh bạch cầu ở tuổi 15. Ngài sẽ được nâng lên hàng Chân phước.
Chân phước tử đạo Cha Grande và hai bạn đồng hành
Chân phước tử đạo Rutilio Grande García là một linh mục Dòng Tên, được tử đạo cùng 2 người bạn, bị giết vì lòng căm thù đức tin ở El Salvador vào ngày 12 tháng 3 năm 1977.
Bị giết trước khi cuộc nội chiến ở Salvador bùng nổ, Cha Grande là một người bạn thân tín của thánh Giám mục Oscar Romero, đã trở thành một làn sóng, một ngọn lửa tranh đấu cho quyền làm người khắp miền Châu Mỹ Latinh.
Ngài được biết đến qua những công việc bảo vệ người nghèo, là một linh mục lão thành Dòng Tên; Ngài đã bị nhóm Phiến quân cực tả bắn chết cùng với một thiếu niên khác đang hành trình trên một chiếc xe gần ngôi làng nơi ngài được sinh ra.
Nỗi kinh hoàng của vụ ám hại cha Grande đã thúc đẩy Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero ở San Salvador can đảm đứng lên bênh vực cho người cô thân cô thế nghèo khổ! Ba năm sau, chính Đức Tổng Giám Mục Romero cũng bị những phát đạn của những kẻ ám sát Ngài bắn gục trước những lời chỉ trích thẳng thắn quân đội và việc làm bất chính áp bức dân lành vô tội của chính quyền El Salvador.
Sắc lệnh về sự tử đạo của cha Grande và hai người bạn đồng hành với Ngài không cần phép lạ để nâng các ngài lên bậc chân phước! Chỉ bước cuối cùng lên bậc Hiển thánh, thì cần phải có phép lạ. Ngày phong chân phước sẽ được công bố vào một ngày gần đây...
5. Thừa nhận các Đức tính anh hùng
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng châu phê các kiến nghị về đức tính anh hùng của bốn ứng viên sau:
- Tôi tớ của Chúa Emilio Venturini, một linh mục triều và sáng lập Hội dòng nữ Đức Mẹ Sầu Bi. Ngài sinh ra ở Chioggia (Ý) vào ngày 9 tháng 1 năm 1842 và qua đời tại đó vào ngày 1 tháng 12 năm 1905.
- Tôi tớ của Chúa Pirro Scavizzi, một linh mục triều, được sinh ra ở Gubbio (Ý) vào ngày 31 tháng 3 năm 1884, qua đời tại Rome vào ngày 9 tháng 9 năm 1964.
- Tôi tớ của Thần Emilio Recchia của Tu hội Năm Dấu Thánh Chúa, sinh ra ở Verona (Ý) vào ngày 19 tháng 2 năm 1888 và qua đời tại đó vào ngày 27 tháng 6 năm 1969.
- Tôi tớ Chúa Mario Hiriart Pulido, là một giáo dân, sinh ra tại Santiago de Chile (Chile) vào ngày 23 tháng 7 năm 1931, và qua đời tại Milwaukee (Hoa Kỳ) vào ngày 15 tháng 7 năm 1964.
Cả bốn vị được nhìn nhận là các Đấng Đáng kính của Thiên Chúa.
6. Công đồng Toàn thể Úc 2020
Đức Tổng Giám Mục Coleridge đến Rôma để hội ý về ấn tín giải tội, Công đồng Toàn thể và Đức Hồng Y Pell
Theo tin của tờ The Catholic Leader, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc đã tới và sẽ ở lại Rôma trong 2 tuần lễ để hội ý với Tòa Thánh về ba vấn đề quan trọng đó là công đồng toàn thể 2020, Đức Hồng Y George Pell và ấn tín tòa giải tội. Cụ thể, ngài sẽ hội ý với Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ Giáo Lỳ Đức Tin và Bộ Giám Mục.
Về vấn đề Đức Hồng Y George Pell thì ai cũng biết Tòa Án Tối Cao Úc đã định sẽ xử vụ kháng án của ngài vào ngày 11 và 12 tháng Ba này. Tùy ở phán quyết của Tòa này mà Tòa Thánh sẽ phải quyết định mở cuộc điều tra riêng.
Về Công đồng Toàn thể 2020, theo chương trình, sẽ có phiên đầu tiên họp tại Adelaide vào tháng 10 năm nay. Phiên thứ hai sẽ họp tại Sydney đầu năm sau. Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công đồng Toàn thể nhắc đến việc độc thân của các giáo sĩ, vai trò phụ nữ và việc bao gồm các người Công Giáo ly dị và tái hôn. Các đề tài này là các đề tài “được thảo luận mạnh mẽ” đại diện cho tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự.
Các ý kiến đệ nạp cũng kêu gọi cho có nhièu minh bạch và trách nhiệm giải trình hơn liên quan tới cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, và cũng có lời kêu gọi hàn gắn và vượt qua tai tiếng.
Chủ đề thứ ba được Đức Tổng Giám Mục Coleridge tham khảo ý kiến Tòa Thánh là vấn đề giáo luật liên quan tới ấn tín giải tội, một điều hiện bị luật lệ của tiểu bang Victoria công khai thách thức.
7. Tổng quan Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe
Cũng theo tờ The Catholic Leader, Phúc trình Sau cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công Đồng Toàn Thể Úc Châu nắm bắt tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự, cung cấp nhiều cái nhìn thông sáng được phân tích thành 17,457 đệ trình cá nhân và nhóm trình bầy trong một phúc trình dài 314 trang.
Theo vị Chủ tịch Công đồng, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của Perth, đây là thành quả của diễn trình lắng nghe đem lại “một kho tàng phi thường gồm nhiều ý niệm và đề nghị nói lên đáp ứng tận đáy lòng của nhiều người”.
“Thách thức lớn của chúng ta hiện nay là ‘nắm bắt’ tiếng nói của Chúa Thánh Thần bên trong nhiều giọng nói say sưa, đầy hy vọng nhưng đôi khi mâu thuẫn nhau của dân Chúa.”
Trong số rất nhiều những đệ trình, ta thấy có những đệ trình kêu gọi phải có cách cải thiện các bí tích để gia tăng việc tham dự Giáo Hội và “cho phép sự viên mãn của đời sống Kitô Giáo bừng nở” và giải quyết tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em.
Cơ cấu sinh hoạt của Giáo Hội cũng lôi cuốn nhiều chú ý đối với việc lãnh đạo và quản trị, nhu cầu cần lắng nghe nhiều hơn giữa giới lãnh đạo và giới giáo dân, và nhu cầu “hiện đại hóa các giáo huấn của Giáo Hội để đem chúng cùng đường với xã hội Úc trong thế kỷ 21”.
8. Brisbane dẫn đầu các đệ trình
Tổng giáo phận Brisbane có con số cao nhất về đệ trình cá nhân (1890) và khoảng 44 phần trăm các đệ trình cá nhân là từ những người trên 50 tuổi.
Nhiều người trả lời nói tới nhu cầu phải vươn tay ra nhiều hơn để truyền giảng Tin Mừng, nhất là nơi giới trẻ.
Được kể là “quan yếu” ước muốn đáng kể được thấy Giáo Hội khiêm nhường hơn dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em và cần phải làm nhiều hơn nữa để hàn gắn và phục hồi những người bị ảnh hưởng, bao gồm việc ăn năn thống hối đối với việc giáo sĩ lạm dụng tình dục và quan tâm hơn với các nạn nhân và người sống sót.
Phúc trình viết “các tham dự viên có nhiều đề nghị để Giáo Hội công khai tổ chức các hành vi tạ lỗi đối với các nạn nhân và người sống sót nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
“Điều này bao gồm ‘ngày toàn quốc hòa giải’ đối với các nạn nhân và ‘lời xin lỗi công khai toàn quốc trên báo chí’ khắp Nước Úc”
Cũng có các đề nghị nói rằng Giáo Hội nên tổ chức các buổi phụng vụ công khai cho các nạn nhân song song với các hành vi tạ lỗi qua các Thánh Lễ và Buổi Cầu Nguyện của các tín hữu.
Các tham dự viên kêu gọi phải có sự minh bạch và trách nhiệm giải trình nhiều hơn của Giáo Hội liên quan đến cuộc khủng hoảng. Nhưng một số tham dự viên cũng lên tiếng muốn việc báo cáo khủng hoảng phải cân bằng hơn.
Cũng có những lời kêu gọi phải hàn gắn và vượt qua tai tiếng. Nhiều người lo âu trước việc “dán nhãn hiệu ấu dâm lên toàn thể Giáo Hội Công Giáo”. Sau cùng, nhiều tham dự viên tin rằng điều quan trọng là phải hỗ trợ và chăm sóc các linh mục lạm dụng bị kết án. Việc này bao gồm việc lưu ý đến bối cảnh của từng vụ và bảo đảm việc mỗi vị linh mục bị kết án duy trì được dây nối kết với Thiên Chúa.
9. Nhiều tiếng nói của một Giáo hội đồng nghị
Nhân quyền cũng có trong số đệ trình của những người tham gia, kể cả việc hỗ trợ người tị nạn và người tầm trú, người vô gia cư và người bị đói ăn.
Nhiều người tham gia cảm thấy Giáo hội cần phải cổ vũ các cộng đồng ở Úc và ở nước ngoài sống trong hòa bình và hòa hợp.
Đối với một số người tham gia, cách quan yếu để cải thiện các thành quả công bằng xã hội là giảm biên tế giữa người giàu và người nghèo, và cách để đạt được điều này là qua một cộng đồng Giáo hội trở nên quảng đại hơn nhằm giúp tạo ra một xã hội Úc hòa nhập và công bằng nhiều hơn.
Theo phúc trình, “một số người tham gia cũng thúc giục mọi chi thể của cộng đồng Giáo hội chăm sóc nhiều hơn đối với môi trường”.
Phúc trình cho biết “Có một niềm tin cho rằng Giáo hội cần chứng tỏ việc lãnh đạo trong cộng đồng về biến đổi khí hậu”.
“Ngoài ra, mọi người Công Giáo nên ủng hộ suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng chăm sóc môi trường là điều nền tảng đối với Tin Mừng, đặt trách nhiệm thay đổi khí hậu lên mọi thành viên của giáo xứ”.
10. Thành phần nhân khẩu học
Trong số những người viết đệ trình, khoảng 72 phần trăm cá nhân tham gia là Công Giáo, với 3 phần trăm tự nhận là các Kitô hữu khác. Trong số những người Công Giáo, 76 phần trăm những người tham gia cho biết họ thường xuyên tham dự Thánh lễ và các hoạt động khác của Giáo Hội.
Mười ba phần trăm cho biết đôi khi họ dự Thánh lễ và các hoạt động của nhà thờ, trong khi 12 phần trăm còn lại cho thấy ít tham gia hơn hoặc không cung cấp câu trả lời.
Công đồng toàn thể năm 2020 đang được tổ chức theo ba giai đoạn - chuẩn bị, cử hành và thực thi.
Ở giai đoạn Lắng nghe và Đối Thoại như một phần của việc chuẩn bị cho công đồng toàn thể, những người có liên hệ với Giáo Hội Công Giáo được mời suy nghĩ về câu hỏi: Bạn nghĩ Thiên Chúa đang yêu cầu điều gì nơi chúng ta ở Úc vào thời điểm này?”
Sau khi kết thúc việc đệ trình vào tháng 3, các câu trả lời đã được phân tích bởi Trung tâm Nghiên cứu Mục vụ Toàn Quốc.
Giám đốc của trung tâm này, Trudy Dantis, đã mô tả công đồng toàn thể như “một trong những dự án nghiên cứu có tham vọng nhất mà Giáo hội từng đảm nhiệm”.
Tiến sĩ Dantis cho rằng “để các giám mục mời dân Chúa tại Úc trả lời một câu hỏi rộng như vậy là một động thái can đảm và việc đáp ứng quả là áp đảo”.
“Chúng tôi vốn không dự đoán con số các giọng nói mà chúng tôi sẽ nghe được, nhưng chúng tôi có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu và phân tích cao cấp để hiểu các sợi chỉ xuyên suốt và các chủ đề được mọi người nói tới.
“Phúc trình này trung thành với những câu chuyện được kể, những câu hỏi được hỏi và những ý kiến được chia sẻ”.
Phối trí viên của công đồng toàn thể là Lana Turvey-Collins cho biết giai đoạn chuẩn bị thứ hai – tức giai đoạn Lắng nghe và Biện phân - sẽ bắt đầu ngay trong tháng này.
Thời gian biện phân này sẽ diễn ra trong vài tháng, và sẽ lên khuôn cho chương trình nghị sự của công đồng.
Đức Tổng Giám Mục Costelloe cho biết, công đồng toàn thể là một thao tác mở lòng ra với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với chủ đề của công đồng trích từ Sách Khải Huyền: “Hãy lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói”.
Việc cử hành công đồng toàn thể sẽ được tổ chức trong hai phiên họp vào tháng 10 năm 2020 tại Adelaide và vào tháng 5 năm 2021 tại Sydney.
Người Công Giáo Nigeria tham gia nghi thức xức tro Thứ Tư Lễ Tro với trang phục mầu đen để đồng lòng phản đối những bất công bạo lực!
Các Giám mục Công Giáo Nigeria yêu cầu tín hữu hãy mặc y phục đen, hoặc ít nhất là băng tay màu đen như một dấu hiệu đồng tâm nhất trí đoàn kết, chia sẻ với các nạn nhân của vụ bắt cóc và các tội ác bạo lực khác.
Trong tuyên cáo với ấn ký của Đức Tổng Giám Mục, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria mời gọi các tín hữu tham gia một Ngày cầu nguyện vào lễ Tro, bắt đầu mùa Chay thánh năm nay, để phản đối tình trạng bất an ở nước này.
Tuyên bố, được Đức Tổng Giám Mục Augustine Akubeze, chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Nigeria (CBCN), ký và được đọc trong tất cả các nhà thờ vào Thứ Tư Lễ Tro, mô tả cuộc tuần hành là một phần của trách nhiệm đạo đức của Giáo Hội.
Cuộc tuần hành được tổ chức vào Thứ Tư Lễ Tro, nhằm lên án và chống lại những vụ bắt cóc và hành quyết dã man các Kitô hữu do quân nổi dậy Boko Haram và các vụ tống tiền do nhóm này chủ mưu!
Tuyên bố này đã công khai lên án các kẻ gây ra những tội ác, những mối đe dọa thường xuyên trên cộng đồng mà chính phủ không mạnh tay bắt giữ và ngăn chặn các tội ác này!
Không có hòa bình nếu không có an ninh
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, tuyên cáo có đoạn viết: Không có hòa bình nếu không có an ninh! Chính phủ của Nigeria và các nhà hữu trách có trách nhiệm tiên quyết là bảo vệ dân chúng trước mọi tính toán phát triển và tăng trưởng của quốc gia.
Hội Đồng Giám Mục Nigeria (CBCN) cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ chính phủ Nigeria trong cuộc chiến nhằm khôi phục an ninh và ổn định cho quốc gia này.
Nigeria đã không ngừng giao chiến chống lại quân nổi dậy Boko Haram! Vào năm 2014, quân nổi dậy Boko Haram này đã bắt cóc các nữ học sinh của một trường trung học ở Chibok, miền bắc Nigeria. Trong thời gian gần đây, chúng bắt cóc và gây bạo lực cho nhiều cộng đồng địa phương không ủng hộ chúng!
2. Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: Mùa Chay - cuộc đối thoại thân tình với Chúa
Tòa thánh Vatican đã phát hành Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về Mùa Chay 2020, trong đó Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy hướng về mầu nhiệm Vượt qua như là trung tâm của tiến trình hoán cải.
Trong Thông điệp Mùa Chay 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra mầu nhiệm Vượt qua - mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu nạn, Cái chết và Phục sinh - làm nền tảng cho sự hoán cải. Thông điệp mang tiêu đề “Chúng ta cầu xin cho nhau nhờ danh Chúa Kitô để được hòa giải cùng Thiên Chúa”, trích từ Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Côrinhtô.
Lời mời gọi thân tình với Thiên Chúa
Đức Thánh Cha viết: Lời mời gọi hoán cải (Kerygma) là trọng điểm của thông điệp Tin Mừng, một tổng hợp mầu nhiệm của tình yêu 'chân thật, rất thật, cụ thể đến nỗi nó mời chúng ta tới một mối liên hệ cởi mở và đối thoại thân tình với Chúa Kitô (Christus vivit, 117).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngài muốn mời gọi mọi tín hữu trong Mùa Chay này, hãy hướng mắt nhìn lên Chúa bị đóng đinh, nhờ đó mà chúng ta được vực dậy hết lần này đến lần khác. Chúa Giêsu Phục sinh không phải là một sự kiện quá khứ; nhưng nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, nó luôn là một sự kiện sống động hiện tại, nhờ đức tin cho phép chúng ta nhìn nhận và đụng chạm tới một Chúa Kitô hiện thân chịu khổ nạn.
Tầm quan trọng của cầu nguyện
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện trong Mùa Chay, như một phương tiện để đáp lại tình yêu của Chúa, một tình yêu yêu thương chúng ta trước và mãi mãi! Chúng ta cũng được mời gọi để nghe và đáp lại Lời Chúa Giêsu, để trải nghiệm về lòng thương xót của Ngài, Ngài tự nguyện hiến thân vì chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa luôn lắng nghe và đối thoại trao ban ơn cứu rỗi của người cho tín hữu của Người, dù chúng ta đầy những khuyết điểm và lỗi phạm. Vì muốn cứu chuộc chúng ta mà Thiên Chúa Cha đã sai Con của Ngài đến gánh lấy tội lỗi của chúng ta, như Đức Benedict XVI, đã nói vì thương xót chúng ta tội lỗi mà ‘Thiên Chúa đã tự chống nghịch lại chính Ngài (Deus caritas est, 12).
Cam kết xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
Trước cuộc khổ nạn bi thương của Chúa Kitô bị đóng đinh giúp chúng ta nhận ra hình ảnh của Ngài nơi những người vô tội của các cuộc chiến, của các cuộc tấn công cướp sự sống của những thai nhi, đến những hất hủi người già neo đơn và nạn nhân của bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đức Thánh Cha nói: Điều này thúc đẩy mỗi người chúng ta phải cam kết tham gia vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Để tán dương và khích lệ những công cuộc từ thiện mà Đức Thánh Cha đã triệu tập một cuộc họp với các nhà kinh tế, doanh nhân và giới trẻ với mục đích phát triển và thành hình một mô hình cho một nền kinh tế công bằng và toàn diện hơn cho thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình bằng lời cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, ước mong trong suốt mùa Chay này, chúng ta sẽ mở rộng tâm hồn để nghe tiếng mời gọi của Thiên Chúa đến hòa giải với chính Ngài, giúp chúng ta nhìn về mầu nhiệm vượt qua, và mong được hoán cải cuộc sống kết hợp mật thiết cùng Chúa với một tâm hồn rộng mở và chân thành.
3. Hai tân Hiển thánh, 4 tân Chân phước và 4 Đấng đang kính
Thứ Sáu 21/2/20, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn các phép lạ của hai Chân phước để nâng các ngài lên bậc Hiển thánh, đó là Chân phước Devasahayam Pillai, người Ấn Độ sống vào thế kỷ thứ 18 và Chân phước Maria Francesca di Gesù, người Ý sống vào thế kỷ thứ 19. Đức Thánh Cha cũng châu phê hồ sơ của 8 tân Chân phước.
Thánh Devasahayam
Tân hiển thánh Lazarus, hay được gọi là Devasahayam, một người theo Ấn giáo (Hindu) sống ở thế kỷ 18, người gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo.
Tân hiển thánh sinh ngày 23 tháng 4 năm 1712 với tên Neelakanda Pillai, ở làng Nattalam, Devasahayam phục vụ cho quốc vương Travancore, phía nam Ấn Độ, bao trùm cả thành phố Kanyakumari ngày nay, ngay tại Cochin thuộc tiểu bang Kerala.
Khi lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy năm 1745, ngài nhận tên thánh là 'Lazarus' hoặc 'Devasahayam' theo ngôn ngữ địa phương, nghĩa là ‘Chúa nâng đỡ tôi. Tuy nhiên, sự trở về của Ngài không được suôn sẻ với những đầu mục của tôn giáo bản địa. Họ cáo buộc Ngài với nhiều sai trái như phản quốc, làm gián điệp để chống lại Ngài và tống khứ Ngài khỏi các chức vụ trong hoàng gia. Ngài bị cầm tù và được phúc tử đạo... Được làm con Chúa đúng 7 năm, nhưng từng bị bắt, cầm tù và cuối cùng bị bắn chết trong rừng Aralvaimozhy vào ngày 14 tháng 1 năm 1752.
Các trang web viết về cuộc sống và cuộc tử đạo của Ngài được đăng trên trang web của Giáo phận Kottar, thành phố Kanyakumari của tiểu bang Tamil Nadu. Ngài được chôn tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở Nagercoil, nơi mà nhiều tín hữu thường hành hương về cầu nguyện.
Devasahayam được tuyên phong Chân Phước ngày 2 tháng 12 năm 2012 tại Kottar, đúng vào dịp mừng 300 năm ngày sinh của Ngài.
Trong bài phát biểu nhân dịp phong Chân phước cho Ngài, trong buổi đọc kinh Truyền tin tại Quảng trường thánh Phêrô năm xưa, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gọi Devasahayam là một giáo dân trung thành. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng mời gọi các Kitô hữu hãy chia sẻ niềm vui với Giáo hội Ấn Độ và cầu xin Chân phước phù giúp các Kitô hữu của đất nước rộng lớn này luôn gìn giữ và phát huy đức tin.
Thánh nữ Maria Francesca di Gesù
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thừa nhận phép lạ của Chân phước Maria Francesca di Gesù (tên trên giấy khai sinh là Anna Maria Rubatto), để nâng Ngài lên bậc Hiển thánh. Nữ thánh được sinh ra tại Carmagnola (Ý) ngày 14 tháng 2 năm 1844 và qua đời tại Montevideo (Uruguay) vào ngày 6 tháng 8 năm 1904. Ngài thành lập cộng đoàn nữ tu Capuchin tại Loano
Lễ nghi phong thánh cho hai Tân hiển thánh sẽ được quyết định vào một ngày gần đây.
4. Các Tân Chân phước
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phê duyệt các phép lạ của các Chân phước mới:
Chân phước Carlo Acutis là một giáo dân sinh ngày 3 tháng 5 năm 1991, tại Luân Đôn (Anh Quốc) và qua đời ngày 12 tháng 10 năm 2006 tại Monza (Ý).
Ngài là một Giáo lý viên trẻ có lòng sùng kính đặc biệt Bí tích Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là một trang thanh niên sống rất bình thường chăm chỉ học hành và thích bóng đá cũng như giúp những người vô gia cư và yêu thích nấu ăn...
Ngài được biết đến qua việc tìm hiểu các phép lạ Thánh Thể trên khắp thế giới và ghi chép lại và đưa lên trang web mà Ngài tạo ra trong những tháng trước khi chết vì bệnh bạch cầu ở tuổi 15. Ngài sẽ được nâng lên hàng Chân phước.
Chân phước tử đạo Cha Grande và hai bạn đồng hành
Chân phước tử đạo Rutilio Grande García là một linh mục Dòng Tên, được tử đạo cùng 2 người bạn, bị giết vì lòng căm thù đức tin ở El Salvador vào ngày 12 tháng 3 năm 1977.
Bị giết trước khi cuộc nội chiến ở Salvador bùng nổ, Cha Grande là một người bạn thân tín của thánh Giám mục Oscar Romero, đã trở thành một làn sóng, một ngọn lửa tranh đấu cho quyền làm người khắp miền Châu Mỹ Latinh.
Ngài được biết đến qua những công việc bảo vệ người nghèo, là một linh mục lão thành Dòng Tên; Ngài đã bị nhóm Phiến quân cực tả bắn chết cùng với một thiếu niên khác đang hành trình trên một chiếc xe gần ngôi làng nơi ngài được sinh ra.
Nỗi kinh hoàng của vụ ám hại cha Grande đã thúc đẩy Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero ở San Salvador can đảm đứng lên bênh vực cho người cô thân cô thế nghèo khổ! Ba năm sau, chính Đức Tổng Giám Mục Romero cũng bị những phát đạn của những kẻ ám sát Ngài bắn gục trước những lời chỉ trích thẳng thắn quân đội và việc làm bất chính áp bức dân lành vô tội của chính quyền El Salvador.
Sắc lệnh về sự tử đạo của cha Grande và hai người bạn đồng hành với Ngài không cần phép lạ để nâng các ngài lên bậc chân phước! Chỉ bước cuối cùng lên bậc Hiển thánh, thì cần phải có phép lạ. Ngày phong chân phước sẽ được công bố vào một ngày gần đây...
5. Thừa nhận các Đức tính anh hùng
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng châu phê các kiến nghị về đức tính anh hùng của bốn ứng viên sau:
- Tôi tớ của Chúa Emilio Venturini, một linh mục triều và sáng lập Hội dòng nữ Đức Mẹ Sầu Bi. Ngài sinh ra ở Chioggia (Ý) vào ngày 9 tháng 1 năm 1842 và qua đời tại đó vào ngày 1 tháng 12 năm 1905.
- Tôi tớ của Chúa Pirro Scavizzi, một linh mục triều, được sinh ra ở Gubbio (Ý) vào ngày 31 tháng 3 năm 1884, qua đời tại Rome vào ngày 9 tháng 9 năm 1964.
- Tôi tớ của Thần Emilio Recchia của Tu hội Năm Dấu Thánh Chúa, sinh ra ở Verona (Ý) vào ngày 19 tháng 2 năm 1888 và qua đời tại đó vào ngày 27 tháng 6 năm 1969.
- Tôi tớ Chúa Mario Hiriart Pulido, là một giáo dân, sinh ra tại Santiago de Chile (Chile) vào ngày 23 tháng 7 năm 1931, và qua đời tại Milwaukee (Hoa Kỳ) vào ngày 15 tháng 7 năm 1964.
Cả bốn vị được nhìn nhận là các Đấng Đáng kính của Thiên Chúa.
6. Công đồng Toàn thể Úc 2020
Đức Tổng Giám Mục Coleridge đến Rôma để hội ý về ấn tín giải tội, Công đồng Toàn thể và Đức Hồng Y Pell
Theo tin của tờ The Catholic Leader, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc đã tới và sẽ ở lại Rôma trong 2 tuần lễ để hội ý với Tòa Thánh về ba vấn đề quan trọng đó là công đồng toàn thể 2020, Đức Hồng Y George Pell và ấn tín tòa giải tội. Cụ thể, ngài sẽ hội ý với Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ Giáo Lỳ Đức Tin và Bộ Giám Mục.
Về vấn đề Đức Hồng Y George Pell thì ai cũng biết Tòa Án Tối Cao Úc đã định sẽ xử vụ kháng án của ngài vào ngày 11 và 12 tháng Ba này. Tùy ở phán quyết của Tòa này mà Tòa Thánh sẽ phải quyết định mở cuộc điều tra riêng.
Về Công đồng Toàn thể 2020, theo chương trình, sẽ có phiên đầu tiên họp tại Adelaide vào tháng 10 năm nay. Phiên thứ hai sẽ họp tại Sydney đầu năm sau. Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công đồng Toàn thể nhắc đến việc độc thân của các giáo sĩ, vai trò phụ nữ và việc bao gồm các người Công Giáo ly dị và tái hôn. Các đề tài này là các đề tài “được thảo luận mạnh mẽ” đại diện cho tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự.
Các ý kiến đệ nạp cũng kêu gọi cho có nhièu minh bạch và trách nhiệm giải trình hơn liên quan tới cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, và cũng có lời kêu gọi hàn gắn và vượt qua tai tiếng.
Chủ đề thứ ba được Đức Tổng Giám Mục Coleridge tham khảo ý kiến Tòa Thánh là vấn đề giáo luật liên quan tới ấn tín giải tội, một điều hiện bị luật lệ của tiểu bang Victoria công khai thách thức.
7. Tổng quan Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe
Cũng theo tờ The Catholic Leader, Phúc trình Sau cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công Đồng Toàn Thể Úc Châu nắm bắt tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự, cung cấp nhiều cái nhìn thông sáng được phân tích thành 17,457 đệ trình cá nhân và nhóm trình bầy trong một phúc trình dài 314 trang.
Theo vị Chủ tịch Công đồng, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của Perth, đây là thành quả của diễn trình lắng nghe đem lại “một kho tàng phi thường gồm nhiều ý niệm và đề nghị nói lên đáp ứng tận đáy lòng của nhiều người”.
“Thách thức lớn của chúng ta hiện nay là ‘nắm bắt’ tiếng nói của Chúa Thánh Thần bên trong nhiều giọng nói say sưa, đầy hy vọng nhưng đôi khi mâu thuẫn nhau của dân Chúa.”
Trong số rất nhiều những đệ trình, ta thấy có những đệ trình kêu gọi phải có cách cải thiện các bí tích để gia tăng việc tham dự Giáo Hội và “cho phép sự viên mãn của đời sống Kitô Giáo bừng nở” và giải quyết tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em.
Cơ cấu sinh hoạt của Giáo Hội cũng lôi cuốn nhiều chú ý đối với việc lãnh đạo và quản trị, nhu cầu cần lắng nghe nhiều hơn giữa giới lãnh đạo và giới giáo dân, và nhu cầu “hiện đại hóa các giáo huấn của Giáo Hội để đem chúng cùng đường với xã hội Úc trong thế kỷ 21”.
8. Brisbane dẫn đầu các đệ trình
Tổng giáo phận Brisbane có con số cao nhất về đệ trình cá nhân (1890) và khoảng 44 phần trăm các đệ trình cá nhân là từ những người trên 50 tuổi.
Nhiều người trả lời nói tới nhu cầu phải vươn tay ra nhiều hơn để truyền giảng Tin Mừng, nhất là nơi giới trẻ.
Được kể là “quan yếu” ước muốn đáng kể được thấy Giáo Hội khiêm nhường hơn dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em và cần phải làm nhiều hơn nữa để hàn gắn và phục hồi những người bị ảnh hưởng, bao gồm việc ăn năn thống hối đối với việc giáo sĩ lạm dụng tình dục và quan tâm hơn với các nạn nhân và người sống sót.
Phúc trình viết “các tham dự viên có nhiều đề nghị để Giáo Hội công khai tổ chức các hành vi tạ lỗi đối với các nạn nhân và người sống sót nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
“Điều này bao gồm ‘ngày toàn quốc hòa giải’ đối với các nạn nhân và ‘lời xin lỗi công khai toàn quốc trên báo chí’ khắp Nước Úc”
Cũng có các đề nghị nói rằng Giáo Hội nên tổ chức các buổi phụng vụ công khai cho các nạn nhân song song với các hành vi tạ lỗi qua các Thánh Lễ và Buổi Cầu Nguyện của các tín hữu.
Các tham dự viên kêu gọi phải có sự minh bạch và trách nhiệm giải trình nhiều hơn của Giáo Hội liên quan đến cuộc khủng hoảng. Nhưng một số tham dự viên cũng lên tiếng muốn việc báo cáo khủng hoảng phải cân bằng hơn.
Cũng có những lời kêu gọi phải hàn gắn và vượt qua tai tiếng. Nhiều người lo âu trước việc “dán nhãn hiệu ấu dâm lên toàn thể Giáo Hội Công Giáo”. Sau cùng, nhiều tham dự viên tin rằng điều quan trọng là phải hỗ trợ và chăm sóc các linh mục lạm dụng bị kết án. Việc này bao gồm việc lưu ý đến bối cảnh của từng vụ và bảo đảm việc mỗi vị linh mục bị kết án duy trì được dây nối kết với Thiên Chúa.
9. Nhiều tiếng nói của một Giáo hội đồng nghị
Nhân quyền cũng có trong số đệ trình của những người tham gia, kể cả việc hỗ trợ người tị nạn và người tầm trú, người vô gia cư và người bị đói ăn.
Nhiều người tham gia cảm thấy Giáo hội cần phải cổ vũ các cộng đồng ở Úc và ở nước ngoài sống trong hòa bình và hòa hợp.
Đối với một số người tham gia, cách quan yếu để cải thiện các thành quả công bằng xã hội là giảm biên tế giữa người giàu và người nghèo, và cách để đạt được điều này là qua một cộng đồng Giáo hội trở nên quảng đại hơn nhằm giúp tạo ra một xã hội Úc hòa nhập và công bằng nhiều hơn.
Theo phúc trình, “một số người tham gia cũng thúc giục mọi chi thể của cộng đồng Giáo hội chăm sóc nhiều hơn đối với môi trường”.
Phúc trình cho biết “Có một niềm tin cho rằng Giáo hội cần chứng tỏ việc lãnh đạo trong cộng đồng về biến đổi khí hậu”.
“Ngoài ra, mọi người Công Giáo nên ủng hộ suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng chăm sóc môi trường là điều nền tảng đối với Tin Mừng, đặt trách nhiệm thay đổi khí hậu lên mọi thành viên của giáo xứ”.
10. Thành phần nhân khẩu học
Trong số những người viết đệ trình, khoảng 72 phần trăm cá nhân tham gia là Công Giáo, với 3 phần trăm tự nhận là các Kitô hữu khác. Trong số những người Công Giáo, 76 phần trăm những người tham gia cho biết họ thường xuyên tham dự Thánh lễ và các hoạt động khác của Giáo Hội.
Mười ba phần trăm cho biết đôi khi họ dự Thánh lễ và các hoạt động của nhà thờ, trong khi 12 phần trăm còn lại cho thấy ít tham gia hơn hoặc không cung cấp câu trả lời.
Công đồng toàn thể năm 2020 đang được tổ chức theo ba giai đoạn - chuẩn bị, cử hành và thực thi.
Ở giai đoạn Lắng nghe và Đối Thoại như một phần của việc chuẩn bị cho công đồng toàn thể, những người có liên hệ với Giáo Hội Công Giáo được mời suy nghĩ về câu hỏi: Bạn nghĩ Thiên Chúa đang yêu cầu điều gì nơi chúng ta ở Úc vào thời điểm này?”
Sau khi kết thúc việc đệ trình vào tháng 3, các câu trả lời đã được phân tích bởi Trung tâm Nghiên cứu Mục vụ Toàn Quốc.
Giám đốc của trung tâm này, Trudy Dantis, đã mô tả công đồng toàn thể như “một trong những dự án nghiên cứu có tham vọng nhất mà Giáo hội từng đảm nhiệm”.
Tiến sĩ Dantis cho rằng “để các giám mục mời dân Chúa tại Úc trả lời một câu hỏi rộng như vậy là một động thái can đảm và việc đáp ứng quả là áp đảo”.
“Chúng tôi vốn không dự đoán con số các giọng nói mà chúng tôi sẽ nghe được, nhưng chúng tôi có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu và phân tích cao cấp để hiểu các sợi chỉ xuyên suốt và các chủ đề được mọi người nói tới.
“Phúc trình này trung thành với những câu chuyện được kể, những câu hỏi được hỏi và những ý kiến được chia sẻ”.
Phối trí viên của công đồng toàn thể là Lana Turvey-Collins cho biết giai đoạn chuẩn bị thứ hai – tức giai đoạn Lắng nghe và Biện phân - sẽ bắt đầu ngay trong tháng này.
Thời gian biện phân này sẽ diễn ra trong vài tháng, và sẽ lên khuôn cho chương trình nghị sự của công đồng.
Đức Tổng Giám Mục Costelloe cho biết, công đồng toàn thể là một thao tác mở lòng ra với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với chủ đề của công đồng trích từ Sách Khải Huyền: “Hãy lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói”.
Việc cử hành công đồng toàn thể sẽ được tổ chức trong hai phiên họp vào tháng 10 năm 2020 tại Adelaide và vào tháng 5 năm 2021 tại Sydney.