Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. (Lc. 15: 14-20)
Luca vẽ chân dung người con thứ bỏ nhà đi bằng nhiều bóng màu kỳ diệu. Lúc ẩn, lúc hiện. Trong ánh nắng chiều tà có dáng bình minh. Trong niềm vui có ngại ngùng. Trong tiếng đàn ca của bữa tiệc có lo âu bấp bênh của người cha không biết người con cả có vào chung vui hay không. Lối về của người con thứ đem nỗi vui cho cha, nhưng Luca lại pha gam mầu nỗi vui bằng dang dở của người anh, bằng thái độ không tha thiết trên đường về của đứa con đi hoang. Luca dùng màu sắc hỗn độn, êm đềm chen lẫn đe dọa. Âm u mà không đến nỗi ê chề. Để tâm hồn mình vào dấu hỏi: Nếu người con tha thiết sám hối, rồi hồi tâm nhớ cha trở về, chứ không phải vì đói, thì câu chuyện có đẹp hơn không.
Luca cho nhân vật trở về bằng cái đói. Một động lực mà trong màu sắc đó không có gì cao sang. Một gam mầu khá ảm đạm.
Tại sao vậy?
Tại sao người con thứ không về bằng gam mầu rực rỡ như tiếng khóc thảm thiết sám hối của Phêrô?
Tại sao Luca không viết rằng người con cả ùa chạy vào nhà ôm em. Những cái kết có hậu như thế thì câu chuyện có đẹp hơn không?
LÁ THƯ KHÔNG GỞI
Anh thân mến, ngày anh về, Luca cho chúng tôi biết anh không nhìn thấy cha mình trước. Cha anh thấy anh trước. Luca dùng một mảnh màu xám đưa anh về. Đáng nhẽ Luca nên viết: Từ đàng xa anh đã trông thấy cha mình. Anh bước lẹ hơn, anh lao về phía trước để mong gặp lại cha. Viết như vậy thì bức tranh tuyệt vời. Nếu anh quỳ trước cha và khóc đời sám hối thì mầu sắc bức tranh còn huy hoàng hơn nữa. Tất cả các gam mầu ấy sẽ là rộn rã hân hoan. Mầu sắc sẽ là lòng sám hối như bình minh sáng lên mặt trời.
Câu chuyện Luca kể bước chân anh về không có rực rỡ hân hoan của màu phượng đỏ mến yêu. Anh đi về tần ngần, thiếu tha thiết. Anh không trông thấy cha mình. Anh không như một mẫu mực cho đời. Chẳng lẽ tôi bảo hãy như người con hoang đàng trở về, là đợi đến khi đói không ai cho ăn nữa thì mới về sao.
Hôm nay, trong tu đức, người ta khuyên rằng hãy yêu Chúa, sám hối ăn năn mà về. Nếu không ngại lời, người ta có thể nói thêm: Đừng như người con hoang đàng, đợi đến khi đồ ăn của heo cũng không có ăn mới quay đầu về.
Lời khuyên như thế, tôi thấy rất lý tưởng.
Lời khuyên thật đẹp, nhưng xét cho cùng, tôi thấy có vấn đề. Lời khuyên tu đức ấy, tôi thấy xa xôi làm sao. Xa xôi, bởi vì ngày nào tôi mới yêu Chúa tha thiết được mà hoán cải. Ngày nào tôi mới ăn năn trọn vẹn được, nói như văn chương là cho sáng lên bình minh. Tôi thấy lối anh về dễ hơn. Đơn giản là vì miếng ăn mà về. Về như thế thì dễ hơn. Theo lối về của anh, chắc nhiều người có thể làm được. Nó không là mẫu mực, là gương soi cho đời, nhưng nó là ấm cúng do tình của cha. Cha anh đã tìm gặp anh. Chúa tìm gặp tôi thì dễ hơn là tôi tìm gặp Chúa.
Cách anh về không đẹp lắm. Nhưng dẫu gì đi nữa, thì về vẫn còn hơn không. Vì nếu anh không về thì cha anh còn phải đợi chờ nhiều hơn.
Lạy Chúa,
Con không hoán cải mà về được như các thánh hiển tu. Con không anh hùng như các thánh tử đạo. Con nhiệt thành mà không đủ. Con uể oải. Giả sử người con hoang đàng sám hối, ăn năn mà về thì bao giờ con mới làm được như anh ta. Nhìn gương các thánh anh hùng, con thấy mình bao giờ mới về được như thế. Nhìn gương các thánh sống đời nhân đức, con thèm muốn, nhưng ngày nào con mới đi được một quãng trong đời.
Lắm lúc con thấy hoang mang, lo âu và không biết mình đi về đâu. Có những chiều sâu nội tâm biết mình cần Chúa mà sao đi quá vất vả. Trong cái cùng quẫn của đời, vì đói ăn người con thứ mới về. Cách đó, mà người cha cũng đón chờ. Điều ấy cho con an ủi. Điều ấy nói với con rằng, Chúa cũng chờ con như vậy. Chúa bảo con cứ về với Chúa như thế đi. Chúa chờ con. Về với con người thì khó chứ về với Chúa rất dễ.
Luca để hình ảnh người con thứ về trong dang dở, như cái dang dở của con trong đời sống thiêng liêng. Người cha chờ anh ta để cái dang dở kia thành trọn vẹn. Chúa muốn nói với con như thế. Con thấy gần gũi hơn với bóng hình tu đức dựa vào lòng thương xót của Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót con.
Hỡi anh, tôi hiểu hơn rồi về lối viết của Luca. Lối về vì đói của anh không lý tưởng trong ánh mắt của những nhà đạo đức. Nhưng dưới con mắt các tội nhân, thì cách về của anh thật dễ. Nó thành đẹp và hy vọng cho một người tội lỗi yếu đuối. Luca để anh về trong dáng mầu xám thầm lặng. Cái về vì hồi tâm chỉ thấy mình đói mà nhà cha thì cơm dư, gạo thừa. Chợt nhìn thì thấy, động lực vì đói mà về chẳng đẹp tí nào. Nó như màu lá úa rất đỗi tầm thường. Nhưng nếu hỏi lòng, liệu mình có ăn năn sám hối mà về được không? Liệu mình có nhân đức đủ không mà trách rằng chỉ vì đói anh mới về. Lúc ấy, mới thấy thấm thía.
Nếu anh không về, cha buồn lắm. Bởi đó, trên dáng màu xám úa tầm thường ấy, trên lối về dang dở kia, Luca để cái thầm lặng nổi lên một màu tím thương của mùa Chay. Ôi! Da diết cõi lòng. Màu tím là mầu có vương vấn không vui. Có buồn đó, nhưng mà có thương.
Khi trở về, anh xin làm người tôi hầu.
Cha anh đâu có bao giờ tuyên bố anh không phải là con đâu. Anh mất địa vị làm con vì anh không muốn ở với cha. Anh muốn tuyên bố anh không phải là con. Anh ra đi.
Anh chỉ vì đói sắp chết mà về. Điều ấy có nghĩa là thà ăn đồ ăn của heo chứ không về. Thật ra, suy cho cùng, khi nào thà chết chứ không về thì đấy mới là hết lòng cậy trông. Anh vẫn về. Vì đói mà về, nhưng cũng vẫn là về. Trong anh ít nhiều vẫn có bóng hình cha. Anh tự đánh mất quyền làm con, nay anh không tự xin lại. Anh chỉ xin làm công, dựa vào ơn huệ của cha. Nếu không hy vọng cha cho mình làm công thì anh về làm chi. Luca lại để mảng màu xám kia nổi lên một con sâu đang chuyển mình thành cánh bướm. Màu xám tro kia sắp chuyển màu. Bởi vì, trên bước về không đẹp lắm kia cũng sẽ sắp có tiếng đàn ca. Anh về vì vẫn còn chút lòng cậy trông. Có thể gọi đấy là tâm tình hối hận không?
Lạy Chúa,
Hình ảnh người con thứ để cha mình ngã lên bóng tội bằng tình thương, để cha cho áo mới, để tay cha mang nhẫn, để chân anh ta giã từ gai góc là có màu sắc của sám hối rồi. Chẳng nhiều lắm, nhưng trái tim anh ta chưa thành lòng chai, dạ đá. Từ phút đó, người đọc thấy Luca để anh ta im lặng. Dưới cánh tay của cha, người con thứ bắt đầu im lặng. Chúa đã chẳng bảo con khi cầu nguyện đừng nhiều lời đó sao. Chúa biết con rồi. Chúa biết con cần đến Chúa. Xin Chúa biết khi con im lặng trước Chúa là lúc con ê chề trước cuộc đời rồi.
Biết mình không còn lối thoát mà phải về thì vẫn đáng thương hơn là đi tìm cái chết như Giuđa. Trong đời con, khi con xa Chúa, xin cho con ơn giờ sau hết là đừng mất lòng cậy trông. Làm sao mà con không hoang mang cho được, khi thấy đời mình như con dã tràng xe cát biển đông. Lắm lúc nhìn lại đời mình chẳng thấy có công chi. Tiêu hao nhiều trong cuộc sống, đi những chân trời dệt mộng. Tháng ngày rong chơi của người con thứ đem về mất mát quá nhiều. Đời con sẽ ra sao khi cuối chiều ngả bóng. Lúc bình minh giã từ gọi cuối đời đến, con trả lẽ sao về tháng ngày rong chơi trong đời.
Hỡi anh thân mến. Từ đầu câu chuyện anh ra đi cho đến lúc về, theo Phúc Âm kể, anh có nhiều toan tính dự định. Anh suy nghĩ phải nói gì với cha, hành động ra sao, khi về gặp cha. Lúc chăn heo anh ngồi suy nghĩ phải nói thế này, phải nói thế kia. Anh sửa soạn câu văn rồi lên đường về.
Ai ngờ cha đã chuẩn bị nuôi bê lâu rồi cơ mà. Không cần nói, đừng toan tính, đừng nghĩ công mình làm, đừng nghĩ lời mình nói sinh ra ơn sủng. Không biết anh có nghĩ vậy không, nhưng sau khi cha cắt ngang lời anh đang nói, thì từ đó anh im lặng. Cái thinh lặng của anh, tôi cũng cần thinh lặng để suy nghĩ. Người bạn cùng thời, Giuđa cũng toan tính, một lần hụt hẫng trong đời, nhưng rồi cuối đời lại hụt hẫng nữa. Toan tính của anh khác Giuđa vì ít nhiều anh vẫn có lòng cậy trông. Lời Phúc Âm nói với tôi là cứ về với Chúa như cách anh bám víu vào cha anh. Trong một chút cậy trông, áng màu nhẹ thôi mà Luca đẩy tôi vào một thế giới bao la tình thương của Chúa. Cách anh về, cách anh bám víu không ngờ Luca khám phá dùm tôi bằng những nét vẽ quá linh thiêng. Màu của cánh bướm còn non ấy phải nhìn bằng con mắt tình thương từ thiên đàng cúi xuống mới thấy rực rỡ.
Lạy Chúa,
Con không nhiều lòng trông cậy như các thánh. Con dự định theo ý riêng con để rồi hụt hẫng. Khi không còn biết nương thân vào đâu con mới quay về, Chúa vẫn đón con. Chúa chờ khi con không còn nơi bám víu, mới buông tay ý định, thế mà Chúa không chối từ. Cái bám víu vào cha của người con tội lỗi kia là bóng hình cho con nương theo. Đấy vẫn là sám hối ăn năn phải không Chúa. Từ khi người cha cắt ngang lời không để người con nói tiếp, Luca không nhắc gì đến người con thứ nữa. Luca để anh ta im lặng. Sau cái ôm chặt trong vòng tay cha, Luca không hề nhắc đến anh ta nữa. Luca để bóng hình anh hoàn toàn chìm vào thinh không. Như một đạo diễn điều khiển các nhân vật, Luca để người con thứ im lặng, nghe một khúc quanh mới vang lên rộn rã:
“Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng” (Lc. 15: 22-24).
Lạy Chúa,
Người con thứ im lặng lắng nghe một trời mới, đất mới mở ra. Chớ gì ngày nào con cũng được nghe như thế.
Anh đi xa thật xa. Xa như một cánh chim lẻ bóng. Anh phiêu lưu đời anh vào một thế giới mù tăm khuất nẻo về. Anh đổi căn cước mình như người bỏ đức tin. Bên bày heo, anh như người đi tìm một thần linh khác. Anh bỏ Kinh Thánh của đức tin tổ phụ. Anh bỏ Luật như bao người hôm nay bỏ Luật. Họ chống đối Giáo Hội. Họ đi tìm một luật mới. Cựu Ước đã cho thấy không phải có mình anh đem đời mình vào thế giới dân ngoại ấy. Ngày xưa họ đã nhảy múa bên con bò vàng. Và gọi đấy là thần linh (Xh. 32). Trong xã hội hôm nay cũng thế, rất nhiều thứ thần. Trong phim ảnh, trong văn chương, trong âm nhạc, trong y khoa, trong chính trị, người ta phiêu lưu đời họ trong ngẫu tượng.
Khi về là anh thoát khỏi nô lệ.
Khi về là anh không còn van xin họ nữa.
Khi về là anh không còn mơ ước đồ ăn của heo.
Khi về là anh không hít thở không khí vùng đất tử thần.
Khi về là anh không còn nghe tiếng đồi hoang đe dọa.
Khi về là anh không còn nghe tiếng xỉ vả.
Khi về là anh bỏ lại quá khứ.
Khi về là anh xa nghĩa trang đang chờ.
Khi về là anh vào lại căn nhà xưa.
Chỉ một cái đói thôi mà cứu anh nhiều quá.
Luca phẩy một nét cọ thôi mà tung ra một bầu trời đầy pháo bông. Chỉ có cái đói đơn độc ở đây mà Luca gởi vào đó một cầu vồng muôn màu.
Nếu đói mà anh nhất định không về thì cầu vồng kia đâu rực rỡ được. Bởi đó, tôi cần nhìn hành động vì đói mà về của anh rất có ý nghĩa. Nó là sám hối trong âm thầm. Lối anh về, ít nhiều cũng có ưu tư dằn vặt, ít nhiều cũng có xót xa. Nó là ăn năn của một cầu vồng chưa rực rỡ. Nhưng là một cầu vồng sẽ lên.
Lạy Chúa,
Chúa không muốn con đói. Cuộc đời làm con đói. Chúa không muốn con lang thang không nhà. Con tự ý muốn phiêu lưu. Nhưng ơn Chúa là làm sự dữ biến thành sự lành cho con. Bệnh tật, mất công ăn việc làm, người bạn đời lỗi thủy chung, bị kết án không ai bênh đỡ, tất cả những bóng đêm ấy Chúa có thể lấy cớ mà cứu con. Con hiểu hơn trong dụ ngôn này là hy vọng nằm trong lúc con thất vọng. Trong bất hạnh có mầm non của tái sinh. Chúa có thể lấy mọi nghịch cảnh đau đớn mà con không muốn ấy, làm đường dẫn ơn sủng cho con làm lại cuộc đời. Cái cầu vồng non mầu sám hối kia, Chúa lấy tình thương đổ vào, nó lên cao trên bầu trời cho con nhìn thấy màu hy vọng.
Hỡi người bạn thân mến,
Có một bí mật vẫn bao trùm câu chuyện. Khi về nhà, cha anh đã làm tiệc. Gặp lại bà con láng giềng. Gặp lại anh em bạn bè. Lúc ấy tâm trạng anh thế nào? Nhất là đối diện với người anh cả không mấy thiện cảm với anh?
-Một điều rõ là anh không thấy mặt người anh của mình trong nhà. Anh nghĩ gì khi người đầy tớ báo tin là có chuyện bất ngờ xảy ra, người anh cả đang tức tối nổi giận vì anh đã về?
-Tôi không biết người anh cả có vào hay không. Nhưng chuyện anh ta nổi giận khi nghe tin anh về, đó là điều tôi muốn hỏi. Anh phản ứng thế nào?
Cho dù người anh cả lúc đó vì nể sợ cha mà vào, thì sau đó, chắc chắn anh cũng biết sự thật về thái độ người anh của mình. Tôi có hai băn khoăn không rõ:
1. Anh đã phản ứng ra sao khi biết người anh cả nổi giận vì anh đã về?
2. Anh có bỏ nhà ra đi nữa không?
Ở trong nhà, đối diện người anh hàng ngày, anh có cảm thấy ấm cúng, hay là căng thẳng? Người anh kia có bình an không? Giả sử anh lại ra đi thì người anh kia có vui không? Bao nhiêu thắc mắc còn lại sau khi tôi đọc xong dụ ngôn.
Tôi biết một điều là hôm nay trong đời sống chúng tôi cũng thế thôi. Có những tâm hồn ra đi thì không biết đi đâu, mà trở về thì cũng không có lối. Người trở về mang mặc cảm, kẻ ở lại coi thường. Ban ngày không thấy đường. Ban đêm thả xuống những chán chường, rồi họ lại ra đi. Đó là chuyện vẫn xảy ra trong cộng đoàn, trong gia đình họ hàng, trong dòng tu, trong Giáo Hội.
Lạy Chúa,
Soi mình trong dụ ngôn, con thấy bóng hình cả hai người con ấy lúc ẩn, lúc hiện trong con. Giống cái bỏ nhà đi của đứa con thứ. Con không biết anh ta có đi nữa không, nhưng đã nhiều lần con về rồi lại ra đi. Con mặc cảm về sự yếu đuối của con. Con không mặc cảm vì Chúa mà vì những người biết con. Con không ngại vì Chúa mà vì những người trong Giáo Hội. Gặp những ngày chán như thế, có lần con đi, có lần con ở. Con thắc mắc không biết người con thứ kia trong dụ ngôn có đi nữa không.
Nhưng thôi, thắc mắc ấy chẳng cần thiết.
Câu hỏi ấy nên là của riêng con hỏi lòng mình.
Nhìn vào hành động của người con cả. Anh ta đương nhiên nói em mình phung phí với bọn điếm. Làm sao anh ta biết? Anh ta kết tội một cách quá dễ dàng. Đấy cũng là tội lụy của chúng con hôm nay. Chúng con cũng kết tội nhau một cách buông lơi không cần suy nghĩ.
Một điều rất rõ Luca cho con thấy, là người con cả xác quyết việc người cha mở tiệc là sai. Anh ta phản đối bữa tiệc. Anh ta bảo suy nghĩ của anh ta mới đúng. Anh ta không vào. Anh ta cần lời xin lỗi với cha, cả với người em.
Lạy Chúa,
Chuyện gì xảy ra khi người con thứ thấy thái độ của anh nó. Người con thứ ở nhà hay lại ra đi? Người anh sẽ đối xử với em thế nào? Bữa tiệc có tiếp tục vui không? Còn người cha thì sao?
Trong các thắc mắc, con không có câu trả lời. Nhưng có một câu trả lời con biết: Đó là nỗi lòng thương đau của người cha.
Xin cho con ơn biết mình. Vì lối suy nghĩ của người con cả kia, cũng có thể là lối suy nghĩ của con trong đời sống. Dễ phán xét nhau rất vội vàng. Những quyết định đối xử thế nào của người con thứ trong hoàn cảnh này cũng là của chúng con hôm nay.
Và, Chúa cũng như người cha trong câu chuyện, vẫn luôn mang thập giá vì chúng con.
Nguyễn Tầm Thường
Luca cho nhân vật trở về bằng cái đói. Một động lực mà trong màu sắc đó không có gì cao sang. Một gam mầu khá ảm đạm.
Tại sao vậy?
Tại sao người con thứ không về bằng gam mầu rực rỡ như tiếng khóc thảm thiết sám hối của Phêrô?
Tại sao Luca không viết rằng người con cả ùa chạy vào nhà ôm em. Những cái kết có hậu như thế thì câu chuyện có đẹp hơn không?
LÁ THƯ KHÔNG GỞI
Anh thân mến, ngày anh về, Luca cho chúng tôi biết anh không nhìn thấy cha mình trước. Cha anh thấy anh trước. Luca dùng một mảnh màu xám đưa anh về. Đáng nhẽ Luca nên viết: Từ đàng xa anh đã trông thấy cha mình. Anh bước lẹ hơn, anh lao về phía trước để mong gặp lại cha. Viết như vậy thì bức tranh tuyệt vời. Nếu anh quỳ trước cha và khóc đời sám hối thì mầu sắc bức tranh còn huy hoàng hơn nữa. Tất cả các gam mầu ấy sẽ là rộn rã hân hoan. Mầu sắc sẽ là lòng sám hối như bình minh sáng lên mặt trời.
Câu chuyện Luca kể bước chân anh về không có rực rỡ hân hoan của màu phượng đỏ mến yêu. Anh đi về tần ngần, thiếu tha thiết. Anh không trông thấy cha mình. Anh không như một mẫu mực cho đời. Chẳng lẽ tôi bảo hãy như người con hoang đàng trở về, là đợi đến khi đói không ai cho ăn nữa thì mới về sao.
Hôm nay, trong tu đức, người ta khuyên rằng hãy yêu Chúa, sám hối ăn năn mà về. Nếu không ngại lời, người ta có thể nói thêm: Đừng như người con hoang đàng, đợi đến khi đồ ăn của heo cũng không có ăn mới quay đầu về.
Lời khuyên như thế, tôi thấy rất lý tưởng.
Lời khuyên thật đẹp, nhưng xét cho cùng, tôi thấy có vấn đề. Lời khuyên tu đức ấy, tôi thấy xa xôi làm sao. Xa xôi, bởi vì ngày nào tôi mới yêu Chúa tha thiết được mà hoán cải. Ngày nào tôi mới ăn năn trọn vẹn được, nói như văn chương là cho sáng lên bình minh. Tôi thấy lối anh về dễ hơn. Đơn giản là vì miếng ăn mà về. Về như thế thì dễ hơn. Theo lối về của anh, chắc nhiều người có thể làm được. Nó không là mẫu mực, là gương soi cho đời, nhưng nó là ấm cúng do tình của cha. Cha anh đã tìm gặp anh. Chúa tìm gặp tôi thì dễ hơn là tôi tìm gặp Chúa.
Cách anh về không đẹp lắm. Nhưng dẫu gì đi nữa, thì về vẫn còn hơn không. Vì nếu anh không về thì cha anh còn phải đợi chờ nhiều hơn.
Lạy Chúa,
Con không hoán cải mà về được như các thánh hiển tu. Con không anh hùng như các thánh tử đạo. Con nhiệt thành mà không đủ. Con uể oải. Giả sử người con hoang đàng sám hối, ăn năn mà về thì bao giờ con mới làm được như anh ta. Nhìn gương các thánh anh hùng, con thấy mình bao giờ mới về được như thế. Nhìn gương các thánh sống đời nhân đức, con thèm muốn, nhưng ngày nào con mới đi được một quãng trong đời.
Lắm lúc con thấy hoang mang, lo âu và không biết mình đi về đâu. Có những chiều sâu nội tâm biết mình cần Chúa mà sao đi quá vất vả. Trong cái cùng quẫn của đời, vì đói ăn người con thứ mới về. Cách đó, mà người cha cũng đón chờ. Điều ấy cho con an ủi. Điều ấy nói với con rằng, Chúa cũng chờ con như vậy. Chúa bảo con cứ về với Chúa như thế đi. Chúa chờ con. Về với con người thì khó chứ về với Chúa rất dễ.
Luca để hình ảnh người con thứ về trong dang dở, như cái dang dở của con trong đời sống thiêng liêng. Người cha chờ anh ta để cái dang dở kia thành trọn vẹn. Chúa muốn nói với con như thế. Con thấy gần gũi hơn với bóng hình tu đức dựa vào lòng thương xót của Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót con.
Hỡi anh, tôi hiểu hơn rồi về lối viết của Luca. Lối về vì đói của anh không lý tưởng trong ánh mắt của những nhà đạo đức. Nhưng dưới con mắt các tội nhân, thì cách về của anh thật dễ. Nó thành đẹp và hy vọng cho một người tội lỗi yếu đuối. Luca để anh về trong dáng mầu xám thầm lặng. Cái về vì hồi tâm chỉ thấy mình đói mà nhà cha thì cơm dư, gạo thừa. Chợt nhìn thì thấy, động lực vì đói mà về chẳng đẹp tí nào. Nó như màu lá úa rất đỗi tầm thường. Nhưng nếu hỏi lòng, liệu mình có ăn năn sám hối mà về được không? Liệu mình có nhân đức đủ không mà trách rằng chỉ vì đói anh mới về. Lúc ấy, mới thấy thấm thía.
Nếu anh không về, cha buồn lắm. Bởi đó, trên dáng màu xám úa tầm thường ấy, trên lối về dang dở kia, Luca để cái thầm lặng nổi lên một màu tím thương của mùa Chay. Ôi! Da diết cõi lòng. Màu tím là mầu có vương vấn không vui. Có buồn đó, nhưng mà có thương.
Khi trở về, anh xin làm người tôi hầu.
Cha anh đâu có bao giờ tuyên bố anh không phải là con đâu. Anh mất địa vị làm con vì anh không muốn ở với cha. Anh muốn tuyên bố anh không phải là con. Anh ra đi.
Anh chỉ vì đói sắp chết mà về. Điều ấy có nghĩa là thà ăn đồ ăn của heo chứ không về. Thật ra, suy cho cùng, khi nào thà chết chứ không về thì đấy mới là hết lòng cậy trông. Anh vẫn về. Vì đói mà về, nhưng cũng vẫn là về. Trong anh ít nhiều vẫn có bóng hình cha. Anh tự đánh mất quyền làm con, nay anh không tự xin lại. Anh chỉ xin làm công, dựa vào ơn huệ của cha. Nếu không hy vọng cha cho mình làm công thì anh về làm chi. Luca lại để mảng màu xám kia nổi lên một con sâu đang chuyển mình thành cánh bướm. Màu xám tro kia sắp chuyển màu. Bởi vì, trên bước về không đẹp lắm kia cũng sẽ sắp có tiếng đàn ca. Anh về vì vẫn còn chút lòng cậy trông. Có thể gọi đấy là tâm tình hối hận không?
Lạy Chúa,
Hình ảnh người con thứ để cha mình ngã lên bóng tội bằng tình thương, để cha cho áo mới, để tay cha mang nhẫn, để chân anh ta giã từ gai góc là có màu sắc của sám hối rồi. Chẳng nhiều lắm, nhưng trái tim anh ta chưa thành lòng chai, dạ đá. Từ phút đó, người đọc thấy Luca để anh ta im lặng. Dưới cánh tay của cha, người con thứ bắt đầu im lặng. Chúa đã chẳng bảo con khi cầu nguyện đừng nhiều lời đó sao. Chúa biết con rồi. Chúa biết con cần đến Chúa. Xin Chúa biết khi con im lặng trước Chúa là lúc con ê chề trước cuộc đời rồi.
Biết mình không còn lối thoát mà phải về thì vẫn đáng thương hơn là đi tìm cái chết như Giuđa. Trong đời con, khi con xa Chúa, xin cho con ơn giờ sau hết là đừng mất lòng cậy trông. Làm sao mà con không hoang mang cho được, khi thấy đời mình như con dã tràng xe cát biển đông. Lắm lúc nhìn lại đời mình chẳng thấy có công chi. Tiêu hao nhiều trong cuộc sống, đi những chân trời dệt mộng. Tháng ngày rong chơi của người con thứ đem về mất mát quá nhiều. Đời con sẽ ra sao khi cuối chiều ngả bóng. Lúc bình minh giã từ gọi cuối đời đến, con trả lẽ sao về tháng ngày rong chơi trong đời.
Hỡi anh thân mến. Từ đầu câu chuyện anh ra đi cho đến lúc về, theo Phúc Âm kể, anh có nhiều toan tính dự định. Anh suy nghĩ phải nói gì với cha, hành động ra sao, khi về gặp cha. Lúc chăn heo anh ngồi suy nghĩ phải nói thế này, phải nói thế kia. Anh sửa soạn câu văn rồi lên đường về.
Ai ngờ cha đã chuẩn bị nuôi bê lâu rồi cơ mà. Không cần nói, đừng toan tính, đừng nghĩ công mình làm, đừng nghĩ lời mình nói sinh ra ơn sủng. Không biết anh có nghĩ vậy không, nhưng sau khi cha cắt ngang lời anh đang nói, thì từ đó anh im lặng. Cái thinh lặng của anh, tôi cũng cần thinh lặng để suy nghĩ. Người bạn cùng thời, Giuđa cũng toan tính, một lần hụt hẫng trong đời, nhưng rồi cuối đời lại hụt hẫng nữa. Toan tính của anh khác Giuđa vì ít nhiều anh vẫn có lòng cậy trông. Lời Phúc Âm nói với tôi là cứ về với Chúa như cách anh bám víu vào cha anh. Trong một chút cậy trông, áng màu nhẹ thôi mà Luca đẩy tôi vào một thế giới bao la tình thương của Chúa. Cách anh về, cách anh bám víu không ngờ Luca khám phá dùm tôi bằng những nét vẽ quá linh thiêng. Màu của cánh bướm còn non ấy phải nhìn bằng con mắt tình thương từ thiên đàng cúi xuống mới thấy rực rỡ.
Lạy Chúa,
Con không nhiều lòng trông cậy như các thánh. Con dự định theo ý riêng con để rồi hụt hẫng. Khi không còn biết nương thân vào đâu con mới quay về, Chúa vẫn đón con. Chúa chờ khi con không còn nơi bám víu, mới buông tay ý định, thế mà Chúa không chối từ. Cái bám víu vào cha của người con tội lỗi kia là bóng hình cho con nương theo. Đấy vẫn là sám hối ăn năn phải không Chúa. Từ khi người cha cắt ngang lời không để người con nói tiếp, Luca không nhắc gì đến người con thứ nữa. Luca để anh ta im lặng. Sau cái ôm chặt trong vòng tay cha, Luca không hề nhắc đến anh ta nữa. Luca để bóng hình anh hoàn toàn chìm vào thinh không. Như một đạo diễn điều khiển các nhân vật, Luca để người con thứ im lặng, nghe một khúc quanh mới vang lên rộn rã:
“Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng” (Lc. 15: 22-24).
Lạy Chúa,
Người con thứ im lặng lắng nghe một trời mới, đất mới mở ra. Chớ gì ngày nào con cũng được nghe như thế.
Anh đi xa thật xa. Xa như một cánh chim lẻ bóng. Anh phiêu lưu đời anh vào một thế giới mù tăm khuất nẻo về. Anh đổi căn cước mình như người bỏ đức tin. Bên bày heo, anh như người đi tìm một thần linh khác. Anh bỏ Kinh Thánh của đức tin tổ phụ. Anh bỏ Luật như bao người hôm nay bỏ Luật. Họ chống đối Giáo Hội. Họ đi tìm một luật mới. Cựu Ước đã cho thấy không phải có mình anh đem đời mình vào thế giới dân ngoại ấy. Ngày xưa họ đã nhảy múa bên con bò vàng. Và gọi đấy là thần linh (Xh. 32). Trong xã hội hôm nay cũng thế, rất nhiều thứ thần. Trong phim ảnh, trong văn chương, trong âm nhạc, trong y khoa, trong chính trị, người ta phiêu lưu đời họ trong ngẫu tượng.
Khi về là anh thoát khỏi nô lệ.
Khi về là anh không còn van xin họ nữa.
Khi về là anh không còn mơ ước đồ ăn của heo.
Khi về là anh không hít thở không khí vùng đất tử thần.
Khi về là anh không còn nghe tiếng đồi hoang đe dọa.
Khi về là anh không còn nghe tiếng xỉ vả.
Khi về là anh bỏ lại quá khứ.
Khi về là anh xa nghĩa trang đang chờ.
Khi về là anh vào lại căn nhà xưa.
Chỉ một cái đói thôi mà cứu anh nhiều quá.
Luca phẩy một nét cọ thôi mà tung ra một bầu trời đầy pháo bông. Chỉ có cái đói đơn độc ở đây mà Luca gởi vào đó một cầu vồng muôn màu.
Nếu đói mà anh nhất định không về thì cầu vồng kia đâu rực rỡ được. Bởi đó, tôi cần nhìn hành động vì đói mà về của anh rất có ý nghĩa. Nó là sám hối trong âm thầm. Lối anh về, ít nhiều cũng có ưu tư dằn vặt, ít nhiều cũng có xót xa. Nó là ăn năn của một cầu vồng chưa rực rỡ. Nhưng là một cầu vồng sẽ lên.
Lạy Chúa,
Chúa không muốn con đói. Cuộc đời làm con đói. Chúa không muốn con lang thang không nhà. Con tự ý muốn phiêu lưu. Nhưng ơn Chúa là làm sự dữ biến thành sự lành cho con. Bệnh tật, mất công ăn việc làm, người bạn đời lỗi thủy chung, bị kết án không ai bênh đỡ, tất cả những bóng đêm ấy Chúa có thể lấy cớ mà cứu con. Con hiểu hơn trong dụ ngôn này là hy vọng nằm trong lúc con thất vọng. Trong bất hạnh có mầm non của tái sinh. Chúa có thể lấy mọi nghịch cảnh đau đớn mà con không muốn ấy, làm đường dẫn ơn sủng cho con làm lại cuộc đời. Cái cầu vồng non mầu sám hối kia, Chúa lấy tình thương đổ vào, nó lên cao trên bầu trời cho con nhìn thấy màu hy vọng.
Hỡi người bạn thân mến,
Có một bí mật vẫn bao trùm câu chuyện. Khi về nhà, cha anh đã làm tiệc. Gặp lại bà con láng giềng. Gặp lại anh em bạn bè. Lúc ấy tâm trạng anh thế nào? Nhất là đối diện với người anh cả không mấy thiện cảm với anh?
-Một điều rõ là anh không thấy mặt người anh của mình trong nhà. Anh nghĩ gì khi người đầy tớ báo tin là có chuyện bất ngờ xảy ra, người anh cả đang tức tối nổi giận vì anh đã về?
-Tôi không biết người anh cả có vào hay không. Nhưng chuyện anh ta nổi giận khi nghe tin anh về, đó là điều tôi muốn hỏi. Anh phản ứng thế nào?
Cho dù người anh cả lúc đó vì nể sợ cha mà vào, thì sau đó, chắc chắn anh cũng biết sự thật về thái độ người anh của mình. Tôi có hai băn khoăn không rõ:
1. Anh đã phản ứng ra sao khi biết người anh cả nổi giận vì anh đã về?
2. Anh có bỏ nhà ra đi nữa không?
Ở trong nhà, đối diện người anh hàng ngày, anh có cảm thấy ấm cúng, hay là căng thẳng? Người anh kia có bình an không? Giả sử anh lại ra đi thì người anh kia có vui không? Bao nhiêu thắc mắc còn lại sau khi tôi đọc xong dụ ngôn.
Tôi biết một điều là hôm nay trong đời sống chúng tôi cũng thế thôi. Có những tâm hồn ra đi thì không biết đi đâu, mà trở về thì cũng không có lối. Người trở về mang mặc cảm, kẻ ở lại coi thường. Ban ngày không thấy đường. Ban đêm thả xuống những chán chường, rồi họ lại ra đi. Đó là chuyện vẫn xảy ra trong cộng đoàn, trong gia đình họ hàng, trong dòng tu, trong Giáo Hội.
Lạy Chúa,
Soi mình trong dụ ngôn, con thấy bóng hình cả hai người con ấy lúc ẩn, lúc hiện trong con. Giống cái bỏ nhà đi của đứa con thứ. Con không biết anh ta có đi nữa không, nhưng đã nhiều lần con về rồi lại ra đi. Con mặc cảm về sự yếu đuối của con. Con không mặc cảm vì Chúa mà vì những người biết con. Con không ngại vì Chúa mà vì những người trong Giáo Hội. Gặp những ngày chán như thế, có lần con đi, có lần con ở. Con thắc mắc không biết người con thứ kia trong dụ ngôn có đi nữa không.
Nhưng thôi, thắc mắc ấy chẳng cần thiết.
Câu hỏi ấy nên là của riêng con hỏi lòng mình.
Nhìn vào hành động của người con cả. Anh ta đương nhiên nói em mình phung phí với bọn điếm. Làm sao anh ta biết? Anh ta kết tội một cách quá dễ dàng. Đấy cũng là tội lụy của chúng con hôm nay. Chúng con cũng kết tội nhau một cách buông lơi không cần suy nghĩ.
Một điều rất rõ Luca cho con thấy, là người con cả xác quyết việc người cha mở tiệc là sai. Anh ta phản đối bữa tiệc. Anh ta bảo suy nghĩ của anh ta mới đúng. Anh ta không vào. Anh ta cần lời xin lỗi với cha, cả với người em.
Lạy Chúa,
Chuyện gì xảy ra khi người con thứ thấy thái độ của anh nó. Người con thứ ở nhà hay lại ra đi? Người anh sẽ đối xử với em thế nào? Bữa tiệc có tiếp tục vui không? Còn người cha thì sao?
Trong các thắc mắc, con không có câu trả lời. Nhưng có một câu trả lời con biết: Đó là nỗi lòng thương đau của người cha.
Xin cho con ơn biết mình. Vì lối suy nghĩ của người con cả kia, cũng có thể là lối suy nghĩ của con trong đời sống. Dễ phán xét nhau rất vội vàng. Những quyết định đối xử thế nào của người con thứ trong hoàn cảnh này cũng là của chúng con hôm nay.
Và, Chúa cũng như người cha trong câu chuyện, vẫn luôn mang thập giá vì chúng con.
Nguyễn Tầm Thường