1. Khoa Học Gia Lãnh Giải Nobel 2008 cho rằng Cúm Tầu là nhân tạo!

Giáo sư Luc Montagnier là nhà virus học nổi tiếng hàng đầu thế giới, từng được trao giải Nobel Y khoa năm 2008. Ông cũng là Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp - và là nhà nghiên cứu của Viện Pasteur Pháp. Vào năm 1983, cùng với 2 nhà khoa học khác đã nghiên cứu và tìm ra virus HIV gây bệnh SIDA, và đã được trao giải Nobel Y khoa năm 2008 cho công trình này.

Trên tờ Connexion số ra ngày 23 tháng Tư, Giáo sư Luc Montagnier vừa công bố kết quả nghiên cứu của ông theo đó dịch cúm Tầu, được Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, gọi bằng một tên khác là COVID-19, chắc chắn là NHÂN TẠO, do con người chế tạo ra bằng các kỹ thuật chuyên môn trong phòng thí nghiệm.

Ông đã tìm ra một đoạn gen của HIV virus trong coronavirus. Gen HIV virus không thể xâm nhập vào coronavirus một cách tự nhiên, nhưng do chính con người cố tình và chủ ý tạo ra bằng các kỹ thuật biến đổi gen!

Ai lén lút nghiên cứu tạo ra loại virus có khả năng hủy diệt cả bao nhiêu mạng sống trên khắp toàn cầu như thế này thì phạm vào tội ác chống nhân loại, bất kể họ cố tình gieo rắc hay do sơ xuất mà gây thành đại dịch như hiện nay.

Trước đây người ta cũng nêu ra chuyện này nhưng không có cơ sở, chỉ là nghi vấn thôi nên không đáng tin cậy và không chính phủ nào thực sự có phản ứng.

Trong video này, Giáo sư Montagnier nói rằng ông là nhà khoa học và không đứng về phe nào hay có chủ ý nói ai là người đã tạo ra virus này với mục đích gì, mà chỉ xác quyết một sự thật đó là coronavirus là nhân tạo.

Theo Giáo sư Montagnier, trước ông, đã từng có một nhóm các nhà Khoa học Ấn độ đã nghiên cứu coronavirus và tiến rất gần đến cùng kết quả này, nhưng khi nhóm các nhà khoa học Ấn muốn công bố thì đã chịu sức ép bắt phải rút lại.

“Tuy nhiên tôi là nhà nghiên cứu tự do, tôi cũng từng được trao giải Nobel Y khoa nên tôi không dễ bị bắt nạt,” Giáo sư Mongtanier nói.

Ông nhận xét rằng “Sự lừa dối đi bằng thang máy còn sự thật thì đi bộ. Tuy cần thời gian nhưng cuối cùng thì sự thật sẽ luôn luôn đến đích”



Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người làm công việc mai táng trong thời đại dịch kinh hoàng này

Lúc 7 sáng thứ Bẩy 25 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ kính thánh Máccô Thánh Sử, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người làm việc trong dịch vụ mai táng, là những người tháp tùng các nạn nhân của coronavirus đến tận huyệt mộ của họ, và hết ngày này sang ngày khác phải chứng kiến những cảnh buồn thảm và những nỗi buồn.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho những người thực hiện các dịch vụ tang lễ. Những gì họ làm là rất đau đớn, rất buồn và họ cảm thấy nỗi đau của đại dịch này rất gần. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã bình luận về Tin Mừng hôm nay (Mc 16: 15-20), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện trước các môn đệ, kêu gọi các ngài đi khắp thế giới để loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

PHÚC ÂM: Mc 16: 15-20

“Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng”.

Bài kết thúc Phúc Âm theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh”.

Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa. Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh Máccô, một trong bốn Thánh Sử, rất thân với thánh tông đồ Phêrô. Phúc Âm theo thánh Máccô là Phúc Âm đầu tiên được viết. Thật đơn giản, một phong cách đơn sơ, rất gần gũi. Nếu anh chị em có một chút thời gian ngày hôm nay, hãy cầm Kinh Thánh trong tay và đọc hết cuốn Phúc Âm này. Không dài, nhưng thật vui khi đọc những dòng đơn sơ mà thánh Máccô dùng để kể lại cuộc đời của Chúa.

Và trong bài Tin Mừng hôm này - kết thúc Phúc Âm theo thánh Máccô, những gì chúng ta đã đọc hôm nay là sự gửi gấm của Chúa. Chúa mạc khải mình là Đấng Cứu Thế, là Con Một của Chúa Cha. Điều này được mạc khải cho nhà Israel và cho chư dân, cách riêng và chi tiết hơn cho các tông đồ, cho các môn đệ của Người. Rồi sau đó là sự ra đi của Chúa: “Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa”. Nhưng trước khi lên trời, Người hiện ra với Nhóm Mười Một, và nói với họ: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật”. Đó là bản chất truyền giáo của đức tin. Đức tin mà không có bản chất truyền giáo thì không phải là đức tin. Đức tin không chỉ dành cho tôi như thuyết Ngộ đạo chủ xướng. Trước hết và trên hết, đức tin được sinh ra từ những chứng tá trong cuộc sống. Những người có đức tin phải ra khỏi chính mình và thể hiện đức tin “một cách xã hội”. Đức tin phải được truyền đi, phải được loan báo, đặc biệt là qua các chứng tá: Hãy đi, và cho mọi người thấy anh chị em sống như thế nào.

Có một linh mục Âu châu, nói về một thành phố Âu châu: “Có quá nhiều sự bất tín, rất nhiều người theo thuyết bất khả tri ở các thành phố của chúng tôi, bởi vì các Kitô hữu không có đức tin. Nếu họ thực sự có đức tin, họ chắc chắn sẽ trao đức tin ấy cho mọi người.” Bởi vì niềm tin bị mất gốc: “Vâng, tôi là người theo Kitô Giáo, tôi là người Công Giáo, nhưng...”. Như thể đó là một thái độ xã hội. Trong chứng minh thư, bạn được gọi như thế này, thế kia và “Tôi là Kitô hữu”. Đó là một dữ liệu của tờ căn cước. Đó không phải là niềm tin. Đó là một chuyện thuộc về văn hóa. Đức tin nhất thiết phải đưa anh chị em ra ngoài, đức tin phải dẫn anh chị em đến việc trao ban, bởi vì đức tin phải được loan truyền. Đức tin không thể lặng lẽ. “Ah, tôi hiểu rồi, ý cha là tất cả chúng ta phải là những nhà truyền giáo và phải đi đến những đất nước xa xôi chứ gì?”. Không, đây chỉ là một phần của bản chất truyền giáo. Điều này có nghĩa là nếu anh chị em thực sự có đức tin, anh chị em nhất thiết phải vươn ra khỏi chính mình, anh chị em phải thoát ra khỏi chính mình, và thể hiện đức tin một cách xã hội. Đức tin phải dành cho tất cả mọi người: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật”. Và điều này không có nghĩa là chiêu dụ tín đồ, như thể mời gọi người ta vào một đội bóng hoặc một tổ chức bác ái. Không, đức tin không phải là chiêu dụ. Đức tin là thể hiện mặc khải, để Chúa Thánh Thần có thể tác động nơi mọi người với các chứng tá như một chứng nhân phục vụ. Phục vụ là một cách sống: nếu tôi nói rằng tôi là Kitô hữu và tôi sống như một người ngoại đạo, thì không đi đến đâu! Điều này không thuyết phục được ai. Nếu tôi nói rằng tôi là một Kitô hữu và sống như một Kitô hữu, điều này sẽ thu hút. Đó là chứng tá.

Một lần, ở Ba Lan, một sinh viên đại học hỏi tôi: “Nhưng ở trường đại học con có nhiều bạn là người vô thần. Con phải nói gì với họ để thuyết phục họ?” – “Đừng nói gì, con thân yêu ạ, đừng nói gì! Nói là điều cuối cùng con cần phải làm. Hãy bắt đầu sống và khi họ nhìn thấy chứng tá của con, họ sẽ hỏi con: ‘Nhưng tại sao bạn lại sống được như thế này?’ Đó là lúc để nói. Loan truyền đức tin không phải là thuyết phục nhưng là trao ra một kho báu. Đức tin phải đi kèm với sự khiêm nhường, như Bài Đọc Một trích từ Thư thứ nhất của Phêrô nói hôm nay, tất cả anh em hãy mặc lấy đức khiêm nhường để đối xử với nhau (1 Pt 5: 5-14). Thiên Chúa chống lại sự kiêu hãnh, nhưng ban ân sủng cho những người khiêm nhường. Đã bao nhiêu lần trong Giáo hội, trong lịch sử, các phong trào, các nhóm những người nam nữ được hình thành để thuyết phục đức tin, cải đạo... Họ là những người đi chiêu dụ không phải là những người loan báo Tin Mừng.

Để kết luận Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Người đời rao truyền các trong ý thức hệ thì phải cần đến những “bậc thầy”, khi chúng ta loan truyền đức tin thì ai cũng làm được vì luôn có Chúa ở cùng chúng ta. Chúa giúp chúng ta sống một đức tin với sự cởi mở, với những cánh cửa trong suốt mang lại ơn cứu rỗi cho tha nhân.