Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Một linh mục có thể cử hành phụng vụ Triđentinô hoặc Thánh lễ Tridentinô bằng tiếng Anh không? - S. F., Cuncolim, Goa, Ấn Độ.


Đáp: Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là không. Hình thức ngoại thường của nghi lễ Latinh được cử hành bằng tiếng Latinh, mà nó gắn chặt với.

Tuy nhiên, có thể các bài đọc Kinh thánh về phụng vụ nói trên có thể được cử hành bằng tiếng địa phương.

Điều này là đặc biệt đúng với khả năng công bố các bài đọc trong Thánh lễ bằng tiếng địa phương. Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontificum cho phép điểu này:

"Điều 6. Trong các Thánh lễ với một cộng đoàn được cử hành theo Sàch Lễ của Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII, các bài đọc cũng có thể được công bố bằng tiếng địa phương, sử dụng các ấn bản được Tòa thánh phê chuẩn.”

Điều này đã được làm sáng tỏ bởi huấn thị Giáo Hội phổ quát ‘Universae Ecclesiae’, được ban hành bời Uỷ ban Giáo hoàng Ecclesia Dei, vốn nòi như sau:

“Số 26. Như được tiên liệu bởi điều 6 của Tông thư dưới dạng tự sắc Summorum Pontificum, các bài đọc của Thánh lễ trong Sách lễ năm 1962 có thể được công bố hoặc chỉ bằng tiếng Latinh, hoặc, hoặc bằng tiếng Latinh, tiếp theo bằng tiếng địa phương hoặc, trong các Thánh lễ ngày thường, chỉ bằng tiếng địa phương.

Tuy nhiên, có thể có một số nghi thức khác có thể được cử hành bằng tiếng địa phương. Bức thư ban hành Tự Sắc viết::

"Điều 9, §1 Linh mục chánh xứ, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, cũng có thể cho phép sử dụng nghi thức cũ hơn trong việc ban các bí tích Rửa tội, Hôn nhân, Sám hối và Xức dầu Bệnh nhân, nếu có lợi cho các linh hồn.”

Huấn thị Giáo Hội phổ quát (Universae Ecclesiae) nói rõ như sau:

“35. Việc sử dụng sách Nghi thức Phong chức (Pontificale Romanum), Sách Nghi thức Rôma (Rituale Romanum), cũng như sách Lễ nghi Giám Mục (Caeremoniale Episcoporum) có hiệu lực vào năm 1962, được cho phép, phù hợp với số 28 của Huấn thị này, và luôn tôn trọng sồ 31 của cùng một Huấn thị.

Số 28 của huấn thị Giáo Hội phổ quát “Universae Ecclesiae’ nói:

“Hơn nữa, do tính chất của luật đặc biệt, Tự sắc Summorum Pontificum bãi bỏ, trong lĩnh vực riêng của nó, các biện pháp luật lệ về các nghi thức thánh thiêng có từ năm 1962 và không phù hợp với các chữ đỏ của các sách phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962.”

Cuối cùng, số 31 đề cập đến trường hợp đặc biệt của các việc đi theo hình thức ngoại thường.

“Chỉ có các Tu hội đời sống thánh hiến và các Tu đoàn đời sống tông đồ, vốn tùy thuộc vào Ủy ban Tòa thánh Giáo Hội của Chú ‘Ecclesia Dei’, và các Tu đoàn mà trong đó vẫn duy trì việc sử dụng sách phụng vụ theo hình thức ngoại thường, mới có thể sử dụng sách Nghi thức phong chức Roma có hiệu lực vào năm 1962, để ban các chức nhỏ và chức lớn.”

Đối với câu hỏi về việc sử dụng tiếng địa phương, chúng tôi có thể nói rằng năm 1962 là năm giới hạn chót. Tôi cho rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào để sử dụng hình thức ngoại thường trong tiếng địa phương được thực hiện trước ngày đó vẫn có thể được sử dụng, trừ khi chúng bị giới hạn bởi các nhà lập pháp, để sử dụng trong các miền truyền giáo.

Cũng có thể là một số quốc gia đã được cấp quyền sử dụng một phần các văn bản địa phương, để cử hành một số bí tích, chẳng hạn như bí tích rửa tội và hôn phồi. Sự cho phép này cũng được cấp cho nhiều lựa chọn ban phép lành, khi các Giám mục đưa ra các phiên bản Nghi lễ Rôma năm 1952 của riêng họ, vồn là phiên bản mẫu cuối cùng trước khi có cải cách của Công đồng..

Thí dụ, Hoa Kỳ đã ban hành một Bộ sưu tập các nghi thức (Collectio Rituum) vào năm 1961, mà trong đó có một số văn bản tiếng địa phương. Có thể các văn bản tiếng Anh này có thể được sử dụng hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Một trường hợp khác là Anh quốc và xứ Wales. Một lần nữa, vào năm 1961, các Giám mục đã ban hành cuốn sách Excerpta e rituali Romano: pro dioecesibus Angliæ et Cambriæ ​​edita.

Cuốn sách này chứa các nghi thức khác nhau thường được cử hành trong một giáo xứ. Đó là một phần tiếng Anh, một phần tiếng Latinh. Các giám mục Vương quốc Anh đã xin phép có một phần của một số nghi thức bằng tiếng Anh, nhưng Tòa Thánh quy định một số phần của mỗi nghi thức vẫn phải bằng tiếng Latinh.

Quy tắc tương tự sẽ áp dụng cho các văn bản tiếng Anh được chấp thuận sử dụng ở các quốc gia khác trước năm 1962 cũng như cho các ngôn ngữ khác.

Có một số tranh cãi liên quan đến việc sử dụng bản dịch tiếng Latinh-Anh năm 1964 của sách Rituale Romanum do Cha Philip Weller biên tập. Mặc dù cuốn sách này rất gần với Rituale Romanum bằng tiếng Latinh năm 1952, nhưng nó cho phép sử dụng rộng rãi hơn cho tiếng địa phương so với được phép trước năm 1962. Trong một số trường hợp, như trong nghi thức hôn phối và rửa tội người lớn, sách giới thiệu các yếu tố lấy cảm hứng từ Công đồng chung Vatican. Như cha Weller nói trong phần giới thiệu:

“Phiên bản hoàn chỉnh của Nghi lễ Latinh này phù hợp với ấn bản ‘Editio typica’ mới nhất, ghi ngày 25-1-1952. Tuy nhiên, kể từ đó, một số bổ sung quan trọng đã được thực hiện và sự duyệt lại có hiệu lực bởi Thánh bộ Nghi lễ; chúng đã được in trong ‘Acta Apostolicae Sedis’, cũng như trong ‘Ephemerides Liturgicae.’ Tất cả những thay đổi này đã được tính đến trong phiên bản hiện tại.

“Hơn nữa, ngay lập tức trước khi in ấn, chúng tôi đã có thể kết hợp những thay đổi được giới thiệu bởi Huấn thị của uỷ ban Phụng vụ, ngày 26-9-1964, được công bố vào ngày 16-10-1964, do đó công việc được hoàn toàn cập nhật.

Vì thế, rõ ràng đó không phải là cuốn sách năm 1952 mặc dù nó được sử dụng rộng rãi. Vì số 28 của huấn thị Universae Ecclesiae bãi bỏ các luật sau này vốn là mâu thuẫn với các luật có hiệu lực trước năm 1962, nên có vẻ như cuốn sách Cha Weller chỉ có thể được sử dụng trong các phần, vốn tương ứng với sự cho phép năm 1961 về sử dụng tiếng địa phương.

Như tôi đã viết trong một bài ngày 2-11-2010, tôi nghĩ rằng các phép lành khẩn cầu có trong phiên bản của Cha Weller, vẫn có thể được sử dụng một cách hợp pháp trong các phép lành, mặc dù không hoàn toàn liên quan đến hình thức ngoại thường. Điều này sẽ không áp dụng cho hầu hết các phép lành cấu thành:

“Một phép lành cấu thành là biến người hoặc vật được chúc phúc, thành một cách như là tách ra khỏi thế gian. Trong thực tế, tất cả các phèp lành này là dành cho thừa tác viên có chức thánh, và đôi khi là độc quyền dành riêng cho Giám mục (chúc phong cho một viện phụ) hoặc linh mục (làm phép chén thánh). Việc làm phép các vật đạo đức, như tràng hạt, huy chương và thánh giá nhỏ có thể được thực hiện bởi linh mục hoặc phó tế.

“Việc làm phép khẩn cầu là cầu khẩn Thiên Chúa về người hay đối tượng được ban phước nhưng không thay đổi bản chất của họ cũng như không dành cho họ một chức năng thiêng liêng. Đây là phần lớn các phước lành.

“Ngay cả khi không có sự cho phép chung đối với việc sử dụng bản dịch 1964, thì sự việc rằng Sách các Phép hiện tại cung cấp một mức độ linh hoạt rộng rãi cho người chủ lễ, sẽ cho phép sử dụng một số lời cầu nguyện từ sách nghi lễ cũ, đặc biệt là đối với các phép lành khẩn cầu và phép lành cầu thành đơn giản. Điều này sẽ không thể xảy ra đối với các phép lành cấu thành quan trọng, như các phép lành dành cho Giám mục, hoặc việc làm phép các đổ vật cho phụng vụ hoặc tôn kính công cộng.

Chúng ta phải nhớ rằng đối với nhiều linh mục và tín hữu, đây là cuốn sách được sử dụng cho đến khi xuất bản phiên bản tiếng Anh của Sách các Phép mới vào năm 1989. Do đó, nó dành cho tất cả các mục đích thực tiễn của bản văn tiền Công đồng..

Nó cũng rất hữu ích như một phiên bản nghiên cứu, vốn là ý định ban đầu của nó, và là một công cụ mục vụ hữu ích, để giải thích các nghi thức Latinh cho tín hữu. (Zenit.org 5-5-2020)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/english-and-the-tridentine-mass/