Dụ ngôn kể chuyện vị vua nhân từ, đầy bác ái, yêu thương với dân ngài để nói lên Vua nước trời tỏ lòng xót thương với nhân loại. Chuyện kể người đầy tớ mắc nợ vua món nợ khổng lồ, đến kì hạn, anh ta không thể trả được. Anh xin vua ban cho anh thời gian để anh trả nợ vua. Biết rõ dù có cho anh thêm bao nhiêu thời gian đi nữa, anh cũng không thể trả nổi chỉ một phần tiền lời hàng năm, nói chi đến trả vào vốn. Biết rõ nỗi khổ tâm của anh và gia đình, vị vua nhân từ tha cho anh món nợ ngập đầu kia. Anh hân hoan ra về vì mối lo ngày đêm đã tan biến. Trên đường về anh gặp một người nợ anh một món bạc nhỏ hơn, anh đòi người đó trả. Người đó cũng xin khất để sau này sẽ trả. Anh không bằng lòng và bắt người đó vào tù cho đến khi trả xong nợ. Có người biết chuyện tâu vua. Vua cho đòi người đầy tớ vào trách, phạt: 'Tên đầy tớ độc ác kia, ta dã tha hết số nợ ấy cho người, vì ngươi đã van xin ta, đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? Mt 18,33. Trong cơn thịnh nộ, vua trao cho lí hình hành hạ, cho đến khi anh trả hết nợ.

Đức Kitô, Vua Nước Trời, là vị vua đầy lòng xót thương, bởi lối sống của Ngài là xót thương. Ngài là hình ảnh sống động của lòng Thương xót Chúa. Đức Kitô dậy các môn đệ, không cần phải đếm bao nhiêu lần trong ngày mình tỏ lòng xót thương tới người khác. Đức Kitô nói với Phêrô, tha thứ cho anh em có lỗi với mình không đặt căn bản trên số lần, mà bất cứ khi nào người đó đến nhận điều sai, xin lỗi, xin tha, thì anh có bổn phận phải tha cho họ. Tha thứ trở thành một nghĩa vụ, một bổn phận cần phải thực hiện trong cuộc sống. Lòng Chúa xót thương không giới hạn, không bến bờ, không bao giờ cạn. Chúng ta không làm gì đáng hưởng lòng Chúa xót thương, nhưng Ngài ban cho, chúng ta chỉ biết đón nhận. Hãy đón nhận với lòng biết ơn.

Phêrô đưa ra một giới hạn cho việc tha thứ. Ông cho rằng tha bảy lần là rộng lượng lắm rồi. Đức Kitô nói với ông, không phải chỉ tha bảy lần mà tha bảy mươi bảy lần bảy Mt 18,22. Bạn thử đem bảy nhân bảy, rồi lấy kết quả đó nhân bảy. Cứ tiếp tục lấy kết quà lần nhân trước nhân bảy. Tất cả làm như thế bảy mươi bảy lần. Con số cuối thật khổng lồ. Lớn đến độ mọi người trên toàn thế giới thực hành tha thứ hết cả một thế hệ nhân loại may ra mới đạt được kết quả của bài toán nhân đó. Không cần phải ghi nhớ bao nhiêu lần tha thứ, bởi tha thứ không có giới hạn, nên không cần làm việc vô ích đó. Vị vua gọi người đầy tớ lại quở trách, phạt ông, vì ông không tha thứ cho người vay nợ ông. Tha thứ luôn là hành động có đi, có lại. Có nhận; có cho. Nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa, Kitô hữu cũng học từ Thiên Chúa tha cho anh em có lỗi với mình. Tha thứ không phải là một chọn lựa thích thì tha, không thích thì phạt. Tha thứ là một hành động gắn liền với cuộc sống, mỗi lần người làm lỗi xin tha là mỗi lần ta có trách nhiệm tha cho họ. Tha thứ trở thành trách nhiệm, điều ràng buộc cần thực hiện nơi các Kitô hữu. Tha thứ là qua tặng Thiên Chúa ban cho nhân loại. Mỗi lần tha cho anh em nhắc nhở đến lòng Chúa xót thương, Ngài tha tội ta đã phạm. Để tha tội cho nhân loại, Đức Kitô gánh tội gian trần. Để ban cho ta sự sống, Đức Kitô hiến thân trên thập tự. Để ban cho ta sự sống trường sinh, Đức Kitô sống lại từ chõi chết. Khi chúng ta không tha thứ cho anh em, chúng ta không nhận ra người anh em đó cũng là con cái Chúa, là thành phần trong đại gia đình Chúa. Chúa tha cho ta mỗi khi ta phạm tội và thống hối, vì thế ta cũng cần tha thứ cho anh em mỗi khi họ làm ta phiền lòng. Sống như thế chính là sống theo tinh thần của Đức Kitô. Chúng ta không hiểu ơn tha thứ, nhưng cảm nghiệm được thành quả tốt lành của việc thứ tha. Sự sợ hãi của hình phạt biến mất khi tai nghe lỗi đã được tha. Chúng ta biết tình Chúa cao hơn tội ta phạm, ơn tha thứ Ngài ban có sức mạnh tẩy sạch tội đời. Ơn tha thứ có sức mạnh cảm hoá con tim đau khổ, chữa lành cuộc sống nát tan do xa đọa xã hỗi gây nên. Chữa lành những tâm hồn bệnh hoạn, nối kết lại những đoạn tình đứt quãng. Hãy chung lời tạ ơn cho lòng Chúa xót thương, và học từ Ngài thực hiện cuộc sống tha thứ cho nhau.

TiengChuong.org

King of Mercy

This parable uses the image of an earthly king, who cancelled the huge debt owed by his servant, to talk about the unlimited generosity of the heavenly king. The debt was much larger than the king's servant could ever repay, not even the interest only, to say nothing about the capital loan. When the deadline came, the servant begged the king to give him more time. Knowing that he could never pay it, the king showed pity on him by cancelling the whole sum. This act of mercy was beyond the servant's expectation. On the way home, he happened to meet one of his fellows, who had borrowed from him a much smaller sum, and was unable to repay the debt on his deadline. The fellow begged to have more time. Instead of showing mercy, the servant put him in jail, till he paid the last penny. The king heard of the story. He got angry and said to his servant, 'I cancelled all that debt of yours when you appealed to me. Were you not bound, then, to have pity on your fellow servant just as I had pity on you?'. v.33. The king then reversed his previous decision and put him in jail.

Our Lord, Jesus Christ, the heavenly king, is King of Mercy, because His way is mercy. He is the image of God's mercy. Jesus taught His apostles, that there was no need to count the number of times mercy was shown. Jesus told Peter, forgiveness wasn't based on the number of times of forgiving, but it was to happen each time the offender repented, and asked for forgiveness. Each time she/he comes to say 'I am sorry', then forgiveness is to be granted. Jesus told His apostles, that His mercy had no end. It would never stop; there was no limit. Peter thought that forgiving seven times was generous. Jesus told him, not seven, He said, but multiplication of seventy times seven was needed. The result of this multiplication would take the entire human race to practice forgiveness the full. We don't need to keep track of forgiveness. The king reversed his pardon by putting his servant in jail, because the servant had received the king's pity, but showed no pity on his fellow man. God's mercy works in a reciprocal way. We receive, and in turn, must give. Personal practicing of forgiveness is not an option; it must be a way of life. God's way of life is mercy, and we, His disciples, must do the same. Our way of life must be the way of mercy, showing mercy to a person every time s/he comes and asks for pardon. Forgiveness is God's free gift. It is a reflection of God’s love active in our lives. To cancel our debt, our sins, Jesus took it on himself. To give us life, Jesus died for us. When we are unable to forgive, it means, we fail to see others as members of God's family. We fail to see, that person as our brother or sister in Christ. We receive God's forgiveness daily; we need to forgive others always, because it shows that we are God's children. We must practice forgiveness as freely as we have been forgiven. We don't deserve God's forgiveness. We don't understand God's forgiveness, but we experience that God's love is more powerful than our sin. We also experience, that God's mercy has the power to heal the broken hearted, to make whole a shattered life, and to restore a broken relationship. We thank God for the gift of mercy and show our appreciation of this grace by 'passing it on'.