1.4 Trách Nhiệm, Sợ Hãi, và Hy Vọng như Các Phương Thức của Thượng Hội Đồng
Khi nói đến các vấn đề liên quan tới việc chăm sóc mục vụ cho người ly dị và tái hôn, Đức Hồng Y Kasper nhấn mạnh việc “trong vấn đề này, hiện có nhiều kỳ vọng trong Giáo Hội”. Ngài nhìn nhận rằng “chắc chắn ta không thể thoả mãn mọi kỳ vọng này được”, nhưng ngài khuyên ta “nếu chỉ lặp lại các giải đáp mà giả thiết vốn luôn phải được nêu ra thì sẽ gây ra thất vọng đáng sợ” (73). Dĩ nhiên, ở đây ta phải đặt câu hỏi liệu đây có phải là một luận điểm thích đáng hay không. Điều rõ ràng là nếu ta cảm thấy có nghĩa vụ với sự thật, điều mà ta nên có, thì vấn đề người ta mong nghe thấy ở ta điều gì, ít nhất, cũng không nên ảnh hưởng tới ta. Đức Hồng Y viết tiếp bằng cách nhấn mạnh rằng “là các chứng nhân của lòng hy vọng, ta không nên để mình bị khoa giải thích sợ hãi hướng dẫn” (74). Ấy thế nhưng, ở điểm này, có lẽ ta nên thắc mắc liệu sợ hãi có luôn là một điều tiêu cực hay không. Xem ra có một số điều rất có lý để phải sợ. Bởi thế, Hans Jonas, trong tác phẩm có giá trị cao tựa là The Imperative of Responsibility, đã xây dựng phần lớn luận điểm của ông về trách nhiệm nhân bản thời kỹ thuật học trên chính “khoa giải thích sợ hãi” này (75), một thứ sợ hãi, đối với ông, không hề đồng nghĩa với nhút nhát hay sợ về (of) điều gì, mà là sợ vì (for) điều gì. Dĩ nhiên, ở đây ta đang nói về một bối cảnh khác với bối cảnh của Jonas. Ông bàn tới sự sợ hãi và trách nhiệm đối với trái đất và đối với nhân loại, đặt lên vai ta một trách nhiệm trước chúng ta và trước các thế hệ tương lai. Luận điểm hiện nay của ta liên quan tới trách nhiệm của các mục tử và các người dạy dỗ trong Giáo Hội đối với Tin Mừng và đối với các tín hữu đã được ủy thác cho các vị. Đây là một trách nhiệm đối với gia tài vốn không của riêng các vị, một trách nhiệm họ có trước chính Thiên Chúa. Bất cứ ai cảm thấy có trách nhiệm đối với một điều gì đó, cũng đều sợ hãi đối với điều họ chịu trách nhiệm. Như thế có thực sự là vô lý khi áp dụng khoa giải thích sợ hãi vào bối cảnh hiện nay của ta hay không? Quả có những lúc, ta nên để cho sự sợ hãi lành mạnh hướng dẫn ta: như sợ có khi ta xuống nước hay phản bội Tin Mừng; sợ không nói cho người ta biết sự thật của Tin Mừng hay gây mù mờ cho họ về nội dung của sự thật này; sợ rút bớt con số bí tích từ 7 xuống 6, nếu không bằng lời (“tín lý”) thì bằng việc làm (“thực hành mục vụ”).
Nhưng dĩ nhiên, ta đồng ý với Đức Hồng Y rằng “cần phải có một thứ can đảm và trên hết một thứ dạn dĩ (parrhesia) nào đó của Thánh Kinh” (76). Ấy thế nhưng, điều này có thực sự là thứ can đảm để khoan dung và cuối cùng tha thứ cho hoạt động tính dục ngoài hôn nhân không? Một lần nữa, đây là nội dung của điều được Đức Hồng Y Kasper đề xướng. Nếu quả tình ngài chủ trương một cách vững vàng, như ngài vốn làm, rằng cuộc hôn nhân bí tích đã hoàn hợp là cuộc hôn nhân bất khả tiêu, nhưng đồng thời lại đề nghị cho rước lễ những người ly dị và tái hôn không tuyên bố ý định nào nhằm tiết chế các liên hệ giới tính, thì bỏ qua tình trạng sống khách quan của họ như thế, nhất thiết ngài đã biện hộ để Giáo Hội hợp pháp hóa “việc thực hành tính dục con người bên ngoài hôn nhân” (77). Sự can đảm mà ta cần có thực sự là sự can đảm từ bỏ giáo huấn đã hai ngàn năm của Giáo Hội hay không, một giáo huấn dạy rằng việc làm tình chỉ dành cho một mình tình yêu vợ chồng mà thôi? Há đúng hơn nó không phải là sự can đảm đi ngược lại nền văn hóa phiếm dục hay sao? Há đúng hơn nó không phải là việc dạn dĩ loan báo tin mừng gia đình bất chấp mọi chống đối, một tin mừng chứa trong nó một trong các yếu tố chủ chốt là tính bất khả tiêu và tính nên một của hôn nhân như dấu chỉ hữu hiệu cho lòng tín trung giao ước của Thiên Chúa đó sao? Há nó không phải là niềm hy vọng rằng tính “mãi mãi” là điều thực sự có thể có, rằng Thiên Chúa ban cho ta sức mạnh và ơn thánh của Người để ta có thể đạt được điều ta luôn khát khao từ tận đáy lòng ta đó sao?
Ở cuối cuốn sách nhỏ của ngài, Đức Hồng Y Kasper viết “nếu ta không muốn điều đó, thì ta không nên tổ chức một thượng hội đồng về chủ đề này làm chi, vì như thế tình huống sau này sẽ tồi tệ hơn trước kia” (78). Câu hỏi ở đây là Đức Hồng Y Kasper muốn nói gì với chữ “chủ đề này”. Ngữ cảnh cận kề cho thấy điều ngài muốn nói là việc cho phép rước lễ các tín hữu nào đã ly dị và tái hôn dân sự nhưng không muốn tuân giữ thực hành đã được hai văn kiện Familiaris consortio và Sacramentum caritatis đề xướng. Ngữ cảnh bao quát hơn dường như lại mâu thuẫn với lối giải thích này. Trong phần đầu trong bài trình bầy của ngài, Đức Hồng Y Kasper rất đúng khi nhấn mạnh rằng ta không nên thu gọn vấn đề người ly dị và tái hôn “vào vấn đề cho phép họ rước lễ” (79), và sau đó một chút, trong đoạn đã trích dẫn, ngài quả quyết một cách rõ ràng rằng “chúng ta không nên giới hạn cuộc thảo luận [về tin mừng gia đình, và do đó, về chủ đề của Thượng Hội Đồng] vào tình huống người ly dị và tái hôn mà thôi hay vào nhiều tình huống khó khăn về mục vụ khác chưa được nhắc đến trong ngữ cảnh này”. Đúng hơn, ta nên “bắt đầu một cách tích cực, bằng cách một lần nữa khám phá và công bố tin mừng gia đình trong vẻ đẹp toàn bộ của nó” (80). Ta không cần phải thêm hay bớt gì vào những lời vừa nói.
Ghi chú
(1) Gospel of Family, các tr. 33-34
(2) Mật Nghị Hội Bất Thường: Diễn Văn của Đức GH Phanxicô, 20 tháng Hai, 2014.
(3) Xem Gospel of Family, các tr. 2-3: “Tình thế hiện nay trong Giáo Hội không hẳn là duy nhất. Ngay Giáo Hội thời các thế kỷ đầu tiên cũng đã phải đương đầu với các quan niệm và mô thức hôn nhân và gia đình khác với điều Chúa Giêsu rao giảng, là điều khá mới, cả đối với người Do Thái lẫn người Hy Lạp và người Rôma”.
(4) Lucretius, On Nature of Things, Cuốn IV
(5) Wilhelm Reich, The Sexual Revolution, Therese Pol dịch sang tiếng Anh (New York: Farrar, Straus and Giroux, 1974). Ấn hành bằng tiếng Anh lần đầu năm 1945 bởi Orgone Institute Press ở New York. Ấn bản nguyên thủy bằng tiếng Đức xuất bản lần đầu dưới tên Sexualitat im Kulturkampf: Zur sozialistischen Umstrukturierung des Menschem (Kopenhagen: Sexpol-Verlag, 1936).
(6) Reich, The Sexual Revolution, tr.66
(7) Đã dẫn, 108
(8) Đã dẫn, xxiii
(9) Đã dẫn, xxvi
(10) Gospel of Family, tr.16
(11) Susanna Tamaro, Per Sempre (Milan:Giunti, 2011) tr.12
(12) William Shakespeare, Sonnet 116
(13) Diễn Văn của Đức GH Phanxicô với Các Cặp Đính Hôn Đang Chuẩn Bị Hôn Nhân, ngày 14 tháng Hai, 2014.
(14) Đã dẫn
(15) Đã dẫn
(16) Gospel of Family, tr. 50.
(17) Đã dẫn, tr.16
(18) Xem đã dẫn, tr. 43: “Không ai tra vấn tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân bí tích đã được ký kết và hoàn hợp” (ratum et consumatum).
(19) Carlo Caffarra, phỏng vấn, “Da Bologna con amore: fermatevi” (Từ Bologna với Lòng Yêu Thương: Hãy Ngừng Nó Lại) ngày 14 tháng Ba, 2014. Xem bản dịch tiếng Anh tại http://www.zenit.org/en/articles/cardinal-caffarra-expresses-serious-concerns-about-family-synod-debates#. Câu dịch ở đây căn cứ vào bản dịch của tạp chí Crisis Magazine tại http://www.crisismagazine.com/2014/a-rival-good-to-gods-cardinal-kaspers-divorce-proposal.
(20) Đã dẫn
(21) Đã dẫn
(22) Xem Deus Caritas Est 3-8
(23) Gospel of Family tr,9
(24) Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Dies Domini, 31 tháng Năm, 1998, số 16
(25) Francesco Botturi, La generazione del bene. Gratuità ed esperienza morale (Milano: Vita and Pensiero, 2009) (lời dịch của tác giả).
(26) Erich Fromm, The Essence of Love (New York: Harper and Row, 1956) tr.27.
(27) Xem Livo Melina, The Epiphany of Love: Toward a Thelogical Understanding of Human Action (Grand Rapids, Mich.: Erdmans, 2010) tr. 115: “Ơn thánh được hiểu như nguyên lý năng động bên trong, một ơn phúc hành động cách mới mẻ”.
(28) Xem Đức Phaolô VI, Thông Điệp Humanae vitae, ngày 25 tháng Bẩy, 1968, số 9 (từ đây viết tắt là HV).
(29) Xem Gospel of Family, các tr.28-33; Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris consortio, ngày 22 tháng Mười Một, 1981, số 84 (từ đây viết tắt là FC); và Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum caritatis, ngày 22 tháng Hai, 2007, số 29.
(30) Có một căng thẳng rõ rệt, nếu không muốn nói là hoàn toàn mâu thuẫn, giữa câu quả quyết của Đức Hồng Y Kasper rằng “Sẽ là một lầm lẫn khi tìm cách giải quyết vấn đề bằng việc nới rộng một cách rộng rãi diễn trình tuyên bố vô hiệu” (Gospel of Family, tr.29) và lời đề nghị của ngài nên tìm kiếm “các thủ tục có tính mục vụ và linh đạo nhiều hơn” trong ngữ cảnh này, có thể có việc các giám mục “trao phó trách vụ này cho một linh mục có kinh nghiệm về linh đạo và về mục vụ làm đại diện ân giải của giám mục” (đã dẫn, tr.28), một điều, trên thực tế, đồng nghĩa với điều Đức Hồng Y Kasper đã tuyên bố là cách giải quyết lầm lẫn, tức “nới rộng một cách rộng rãi diễn trình tuyên bố vô hiệu”. Chúng tôi sẽ thảo luận điểm này kỹ hơn ở một chương sau này.
(31) Đã dẫn, tr.30
(32) Xem đã dẫn, tr.27: “Há một khai triển xa hơn không thể khả hữu đó sao liên quan tới cả vấn đề của chúng ta nữa, một khai triển không hủy bỏ truyền thống trói buộc của đức tin, nhưng kế tục và thâm hậu hóa hơn nữa các truyền thống mới có đây?”
(33) Xem Đã dẫn, các tr. 27-28: “Tôi sin tự giới hạn vào hai tình huống, mà giải pháp đối với chúng đã được nhắc tới trong các văn kiện chính thức”.
(34) Xem FC số 84.
(35) Gospel of Family, tr.26. Ta có thể thấy đây không phải là chuyện viết lỡ tay do dự kiện Đức Hồng Y Kasper lặp lại cùng một ý tưởng này ở một nơi khác: “Nếu, nói thí dụ, một người đàn bà bị bỏ không hề do lỗi của nàng, và vì phúc lợi của các con, nàng cần một người chồng hay một người cha, và nàng cố gắng sống cuộc sống của một Kitô hữu trong cuộc hôn nhân và trong gia đình thứ hai kết ước theo dân luật, và nàng dưỡng dục các con thành các Kitô hữu và can dự vào giáo xứ của nàng một cách gương mẫu (rất thường xảy ra), thì việc này cũng thuộc tình thế khách quan” (tr.45).
(36) Thí dụ, xem N. Zoe Hilton, Grant T. Harris, và Marnie E. Rice, “The Step-Father Effect in Chikd Abuse: Comparing Discriminative Parental Solicitude and Antisociality”, Psychology of Violence, ấn bản trực tuyến, tháng Tư, 2014 http://dx.doi.org/10.1037/a0035189; Vivian A.Weekes-Shackelford and Todd K.Shackelford, “Methods of Filicide: Stepparents and Genetic Parents Kill Differently”, Violence and Victims 19 (2004) 75-81.
(37) Nghĩa là, sự cần thiết luân lý bao lâu vì điều có thể lý luận là vì lợi ích của con cái mà người phối ngẫu bị bỏ rơi cảm thấy có nghĩa vụ luân lý phải bảo đảm.
(38) Familiaris consortio (số 84) nói đến con cái 2 lần, ở những chỗ có thể cho là 2 tình huống khác nhau. Bối cảnh thứ nhất là thế này: khi nói tới những người ly dị và tái hôn “đã bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lý do để dưỡng dục con cái”, Đức Gioan Phaolô II dường như nói tới những đứa con do những người phối ngẫu kết hôn thành sự đẻ ra, rồi sau đó, một trong hai người bỏ rơi người phối ngẫu và những đứa con này. Như ta biết ngay sau một ít dòng sau đó, những đứa con này không phải là động lực có thể biện minh để người phối ngẫu bị bỏ rơi bước vào cuộc kết hợp thứ hai, bất kể động lực này có thể hiểu được về phương diện nhân bản ra sao và bất kể các mục tử được kêu gọi phải nghĩ tới các hoàn cảnh giảm khinh (dù không biện minh) như thế nào. Thứ hai, Familiaris consortio, trong cùng đoạn kể trên, nhắc tới tình huống trong đó, “vì các lý do nghiêm túc, tỷ dụ, như dưỡng dục con cái, mà người đàn ông và người đàn bà không thể thỏa mãn được nghĩa vụ phải ly thân”. Những đứa con này dường như là những đứa con do cuộc kết hợp thứ hai sinh ra; những đứa con này là động lực có thể biện minh để hai người kết hôn theo dân luật (cha và mẹ của cùng các đứa con) tiếp tục sống chung với nhau, dù không thân mật với nhau theo nghĩa tính dục. Trong khi, ở trường hợp sau, có sự bất khả luân lý để hai người phối ngẫu ly thân nhau, thì ở trường hợp đầu, không có sự bất khả luân lý nào để người phối ngẫu bị bỏ rơi tiếp tục ở trong trạng thái hiện thời. Đức Hồng Y Kasper gần như cho ta cảm tưởng ngài muốn trộn lẫn cả hai trường hợp lại với nhau.
(39) Chỉ sau khi bị các ký giả minh nhiên chất vấn về vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Commonweal, cuối cùng Đức Hồng Y Kasper mới đề cập đến vấn đề, công khai bác bỏ nó như là bất khả thi, do đó, đã để lộ một quan điểm khá bi quan vè người tín hữu bình thường: “sống với nhau như anh trai em gái ư? Dĩ nhiên, tôi có lòng rất kính trọng những ai đang sống như vậy. Nhưng đó là nghĩa cử anh hùng, và chủ nghĩa anh hùng không dành cho một Kitô hữu trung bình” (Matthew Boudway and Grant Gallico, “Merciful God, Merciful Church: An Interview with Cardinal Walter Kasper” 7 tháng Năm, 2014, http://www.commonwealmagazine.org/kasper-interview-pope-francis-vatican).
(40) Xem Gospel of Family, tr.4, nơi ngài minh nhiên nhắc tới việc Thánh Tôma Aquinô bàn về Luật Mới của Tin Mừng trong Summa Theologica, I-II, q.106 (từ đây viết tắt là St).
(41) Gospel of Family, các tr. 33-34
(42) Dĩ nhiên, các ý niệm này rất thân thiết đối với Đức Karol Wojtyla, được phát biểu đặc biệt trong cuốn Love and Responsibility của ngài (New York: Farrar, Strauss and Giroux, 1981); trong bài bênh vực Humanae vitae rất sâu sắc và súc tích của ngài tựa là “La visione antropolica della Humanae vitae”, Lateranum 44 (1978), 125-145; và, dĩ nhiên, khi đã là giáo hoàng, trong các bài Giáo Lý Thứ Tư về tình yêu nhân bản, được xuất bản dưới tựa đề Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body (Boston: Pauline Books and Media, 2006).
(43) xem HV 9.
(44) Hv 11
(45) Xem khảo luận xuất sắc về chủ đề này của Martin Rhonheimer trong “Sexuality and Responsibility: Contraception as an Ethical Problem”, Ethics of Procreation and the Defense of Human Life: Contarception, Artificial Fertilization, and Abortion (Washington, D.C.: Catholic University of America Press, 2010) các tr.33-132.
(46) Xem Caffarra, “Da Bologna con amore” (Từ Bologna với Lòng Yêu Thương)
(47) Mary Eberstadt, How the West Rellay Lost God: A New Theory of Secularization, (West Conshohocken, Pa,:Templeton Press, 203) tr. 140.
(48) Đã dẫn tr. 153.
(49) Xem đã dẫn tr. 153: “Tóm lại, các giáo hội làm nhiều nhất để thả lỏng luật luân lý Kitô giáo cổ truyền cũng chính là các giáo hội kết cục sẽ chịu thiệt hại hơn hết vì cố gắng này, cả về phương diện dân số học, tài chánh, luân lý và nhiều phương diện khác nữa. Một số hiện đang trên bờ diệt vong thực sự”.
(50) “Diễn Văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Các Tham Dự Viên của Đại Hội Toàn Thể Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình”, thứ Sáu, 25 tháng Mười, 2013.
(51) Xem Eberstadt, How the West Really Lost God, tr. 22: “Gia đình và đức tin là đường xoắn ốc kép vô hình của xã hội, hai vòng xoắn ốc mà khi được nối với nhau có thể tái sinh một cách hữu hiệu, nhưng sức mạnh và đà đẩy (momentum) của chúng tùy thuộc lẫn nhau”. Cũng xem đã dẫn, tr.98: “Điều ít nhất cũng hợp lý, đúng ra, căn cứ vào chứng cớ ở đàng trước, phải nói là hợp lý hơn, khi giả thiết điều ngược lại: rằng một điều gì đó liên quan tới việc có những gia đình rộng lớn hơn hay mạnh mẽ hơn hay gắn bó với nhau hơn khiến người ta có tôn giáo hơn, ít nhất cũng vào một lúc nào đó”.
(52) Đã dẫn, tr. 156
(53) Đã dẫn, tr. 159.
(54) Thánh Augustinô, On the Trinity 8.8. trích trong “Diễn Văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trước Các Tham Dự Viên của Đại Hội Toàn Thể Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình”, ngày 1 tháng Mười Hai, 2011.
(55) Đức Bênêđíctô XVI, “Diễn Văn trước Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình”
(56) FC 49
(57) “Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục và Lễ Tuyên Phong Thánh Gioan đệ Avila và Thánh Hildegard đệ Bingen là ‘Các Tiến Sĩ của Giáo Hội’: Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI”, ngày 7 tháng Mười, 2012.
(58) Thí dụ, xem “France and Germany Rebuke Pope over Condom and Aids in Africa Comments” Telegraph, ngày 18 tháng Ba, 2009, http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/europe/vaticancityandholysee/5013378/France-and-Germany-rebuke-Pope-over-condom-and-Aids-in-Africa-comments. html
(59) Xem “France:Demonstrators Take to Streets to Call for Anti-Equal Marriage Protestor’s Releae”, Ngày 25 tháng Sáu, 2013, http:/vaticaninsider.lastampa.it/en/world-news/detail/articolo/francia-france-francia-25958/.
(60) “Inaugural Address by President Barack Obama” (United States Capitol, ngày 21 tháng Giêng, 2013), http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2013/ó/21/inaugural-address-president-barack-obama.
(61) Jutta Burggraf, “Genere (“gender”) trong Pontificio Consiglio per la Famiglia, ed. Lexicon:Termini ambigui e discussi su famiglia, vita e questioni ethiche (Bologna: Edizioni Dehoniane, 2003) tr. 428; lời dịch của tác giả.
(62) Simone de Beauvoir, The Second Sex, do H.M. Parshley dịch (London: Vint age Books, 1997) tr. 295
(63) Tony Anatrella, La teoria del “gender” e l’origine dell’omosessualità: Unasfida culturale (Milano:San Paolo, 2102) tr. 35; lời dịch của tác giả.
(64) Camille Paglia, “Put the Sex Back in Sex Ed”, Time, ngày 13 tháng Ba, 2014, http://time.com/23054/camille-paglia-put-the-sex-back-in-sex-ed/.
(65) Gospel of the Family, tr.33.
(66) Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris) được Văn Phòng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục công bố để chuẩn bị cho Phiên Bất Thường Toàn Thể Lần Thứ Ba đã chứng minh cho niềm ưu tư này: “Các câu trả lời cho thấy tại Âu Châu và Mỹ Châu, con số những người ly thân, ly dị hay ly dị và tái hôn rất cao; con số này thấp hơn tại Phi Châu và Á Châu” (số 86), http://vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20140626_instrumentum-laboris-familia_en.html.
(67) “Address of his Holiness Benedict XVI to the Participants in the Ecclesial Diocesan Convention of Rome” ngày 6 tháng Sáu, 2005, tr.5.
(68) Xem Luce Irigaray, An Ethics of Sexual Difference, do Carolyn Burke và Gillian C. Gill dịch (London: Athlone Press, 1993): “Dị biệt giới tính là một trong các vấn đề triết học lớn, nếu không muốn nói là duy nhất, thời ta. Theo Heidegger, mỗi thời đều có một vấn đề để suy nghĩ thấu đáo, và chỉ một mà thôi. Dị biệt giới tính có lẽ là vấn đề trong thời đại ta mà nếu nghĩ cho thấu đáo, chính là “sự cứu rỗi” của ta” (tr.5).
(69) Gospel of the Family, tr.44
(70) EG 36
(71) FC 84
(72) DCE 11
(73) Gospel of the Family, tr.47
(74) Đã dẫn
(75) Hans Jonas, The Imperative of Responsibility: in Search of an Ethics for the Technological Age (Chicago: University of Chicago Press, 1984) các tr. 26-27.
(76) Gospel of the Family, tr.47
(77) Xem Caffarra, “Da Bologna con amore” [Từ Bologna với Lòng Yêu Thương].
(78) Gospel of the Family, tr. 47
(79) Đã dẫn, tr.25
(80) Đã dẫn, tr. 33
Kỳ tới: Chương II: Sự Thật của Hôn Nhân Bí Tích: Nơi Lòng Thương Xót và Lòng Trung Thành Gặp Nhau
Khi nói đến các vấn đề liên quan tới việc chăm sóc mục vụ cho người ly dị và tái hôn, Đức Hồng Y Kasper nhấn mạnh việc “trong vấn đề này, hiện có nhiều kỳ vọng trong Giáo Hội”. Ngài nhìn nhận rằng “chắc chắn ta không thể thoả mãn mọi kỳ vọng này được”, nhưng ngài khuyên ta “nếu chỉ lặp lại các giải đáp mà giả thiết vốn luôn phải được nêu ra thì sẽ gây ra thất vọng đáng sợ” (73). Dĩ nhiên, ở đây ta phải đặt câu hỏi liệu đây có phải là một luận điểm thích đáng hay không. Điều rõ ràng là nếu ta cảm thấy có nghĩa vụ với sự thật, điều mà ta nên có, thì vấn đề người ta mong nghe thấy ở ta điều gì, ít nhất, cũng không nên ảnh hưởng tới ta. Đức Hồng Y viết tiếp bằng cách nhấn mạnh rằng “là các chứng nhân của lòng hy vọng, ta không nên để mình bị khoa giải thích sợ hãi hướng dẫn” (74). Ấy thế nhưng, ở điểm này, có lẽ ta nên thắc mắc liệu sợ hãi có luôn là một điều tiêu cực hay không. Xem ra có một số điều rất có lý để phải sợ. Bởi thế, Hans Jonas, trong tác phẩm có giá trị cao tựa là The Imperative of Responsibility, đã xây dựng phần lớn luận điểm của ông về trách nhiệm nhân bản thời kỹ thuật học trên chính “khoa giải thích sợ hãi” này (75), một thứ sợ hãi, đối với ông, không hề đồng nghĩa với nhút nhát hay sợ về (of) điều gì, mà là sợ vì (for) điều gì. Dĩ nhiên, ở đây ta đang nói về một bối cảnh khác với bối cảnh của Jonas. Ông bàn tới sự sợ hãi và trách nhiệm đối với trái đất và đối với nhân loại, đặt lên vai ta một trách nhiệm trước chúng ta và trước các thế hệ tương lai. Luận điểm hiện nay của ta liên quan tới trách nhiệm của các mục tử và các người dạy dỗ trong Giáo Hội đối với Tin Mừng và đối với các tín hữu đã được ủy thác cho các vị. Đây là một trách nhiệm đối với gia tài vốn không của riêng các vị, một trách nhiệm họ có trước chính Thiên Chúa. Bất cứ ai cảm thấy có trách nhiệm đối với một điều gì đó, cũng đều sợ hãi đối với điều họ chịu trách nhiệm. Như thế có thực sự là vô lý khi áp dụng khoa giải thích sợ hãi vào bối cảnh hiện nay của ta hay không? Quả có những lúc, ta nên để cho sự sợ hãi lành mạnh hướng dẫn ta: như sợ có khi ta xuống nước hay phản bội Tin Mừng; sợ không nói cho người ta biết sự thật của Tin Mừng hay gây mù mờ cho họ về nội dung của sự thật này; sợ rút bớt con số bí tích từ 7 xuống 6, nếu không bằng lời (“tín lý”) thì bằng việc làm (“thực hành mục vụ”).
Nhưng dĩ nhiên, ta đồng ý với Đức Hồng Y rằng “cần phải có một thứ can đảm và trên hết một thứ dạn dĩ (parrhesia) nào đó của Thánh Kinh” (76). Ấy thế nhưng, điều này có thực sự là thứ can đảm để khoan dung và cuối cùng tha thứ cho hoạt động tính dục ngoài hôn nhân không? Một lần nữa, đây là nội dung của điều được Đức Hồng Y Kasper đề xướng. Nếu quả tình ngài chủ trương một cách vững vàng, như ngài vốn làm, rằng cuộc hôn nhân bí tích đã hoàn hợp là cuộc hôn nhân bất khả tiêu, nhưng đồng thời lại đề nghị cho rước lễ những người ly dị và tái hôn không tuyên bố ý định nào nhằm tiết chế các liên hệ giới tính, thì bỏ qua tình trạng sống khách quan của họ như thế, nhất thiết ngài đã biện hộ để Giáo Hội hợp pháp hóa “việc thực hành tính dục con người bên ngoài hôn nhân” (77). Sự can đảm mà ta cần có thực sự là sự can đảm từ bỏ giáo huấn đã hai ngàn năm của Giáo Hội hay không, một giáo huấn dạy rằng việc làm tình chỉ dành cho một mình tình yêu vợ chồng mà thôi? Há đúng hơn nó không phải là sự can đảm đi ngược lại nền văn hóa phiếm dục hay sao? Há đúng hơn nó không phải là việc dạn dĩ loan báo tin mừng gia đình bất chấp mọi chống đối, một tin mừng chứa trong nó một trong các yếu tố chủ chốt là tính bất khả tiêu và tính nên một của hôn nhân như dấu chỉ hữu hiệu cho lòng tín trung giao ước của Thiên Chúa đó sao? Há nó không phải là niềm hy vọng rằng tính “mãi mãi” là điều thực sự có thể có, rằng Thiên Chúa ban cho ta sức mạnh và ơn thánh của Người để ta có thể đạt được điều ta luôn khát khao từ tận đáy lòng ta đó sao?
Ở cuối cuốn sách nhỏ của ngài, Đức Hồng Y Kasper viết “nếu ta không muốn điều đó, thì ta không nên tổ chức một thượng hội đồng về chủ đề này làm chi, vì như thế tình huống sau này sẽ tồi tệ hơn trước kia” (78). Câu hỏi ở đây là Đức Hồng Y Kasper muốn nói gì với chữ “chủ đề này”. Ngữ cảnh cận kề cho thấy điều ngài muốn nói là việc cho phép rước lễ các tín hữu nào đã ly dị và tái hôn dân sự nhưng không muốn tuân giữ thực hành đã được hai văn kiện Familiaris consortio và Sacramentum caritatis đề xướng. Ngữ cảnh bao quát hơn dường như lại mâu thuẫn với lối giải thích này. Trong phần đầu trong bài trình bầy của ngài, Đức Hồng Y Kasper rất đúng khi nhấn mạnh rằng ta không nên thu gọn vấn đề người ly dị và tái hôn “vào vấn đề cho phép họ rước lễ” (79), và sau đó một chút, trong đoạn đã trích dẫn, ngài quả quyết một cách rõ ràng rằng “chúng ta không nên giới hạn cuộc thảo luận [về tin mừng gia đình, và do đó, về chủ đề của Thượng Hội Đồng] vào tình huống người ly dị và tái hôn mà thôi hay vào nhiều tình huống khó khăn về mục vụ khác chưa được nhắc đến trong ngữ cảnh này”. Đúng hơn, ta nên “bắt đầu một cách tích cực, bằng cách một lần nữa khám phá và công bố tin mừng gia đình trong vẻ đẹp toàn bộ của nó” (80). Ta không cần phải thêm hay bớt gì vào những lời vừa nói.
Ghi chú
(1) Gospel of Family, các tr. 33-34
(2) Mật Nghị Hội Bất Thường: Diễn Văn của Đức GH Phanxicô, 20 tháng Hai, 2014.
(3) Xem Gospel of Family, các tr. 2-3: “Tình thế hiện nay trong Giáo Hội không hẳn là duy nhất. Ngay Giáo Hội thời các thế kỷ đầu tiên cũng đã phải đương đầu với các quan niệm và mô thức hôn nhân và gia đình khác với điều Chúa Giêsu rao giảng, là điều khá mới, cả đối với người Do Thái lẫn người Hy Lạp và người Rôma”.
(4) Lucretius, On Nature of Things, Cuốn IV
(5) Wilhelm Reich, The Sexual Revolution, Therese Pol dịch sang tiếng Anh (New York: Farrar, Straus and Giroux, 1974). Ấn hành bằng tiếng Anh lần đầu năm 1945 bởi Orgone Institute Press ở New York. Ấn bản nguyên thủy bằng tiếng Đức xuất bản lần đầu dưới tên Sexualitat im Kulturkampf: Zur sozialistischen Umstrukturierung des Menschem (Kopenhagen: Sexpol-Verlag, 1936).
(6) Reich, The Sexual Revolution, tr.66
(7) Đã dẫn, 108
(8) Đã dẫn, xxiii
(9) Đã dẫn, xxvi
(10) Gospel of Family, tr.16
(11) Susanna Tamaro, Per Sempre (Milan:Giunti, 2011) tr.12
(12) William Shakespeare, Sonnet 116
(13) Diễn Văn của Đức GH Phanxicô với Các Cặp Đính Hôn Đang Chuẩn Bị Hôn Nhân, ngày 14 tháng Hai, 2014.
(14) Đã dẫn
(15) Đã dẫn
(16) Gospel of Family, tr. 50.
(17) Đã dẫn, tr.16
(18) Xem đã dẫn, tr. 43: “Không ai tra vấn tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân bí tích đã được ký kết và hoàn hợp” (ratum et consumatum).
(19) Carlo Caffarra, phỏng vấn, “Da Bologna con amore: fermatevi” (Từ Bologna với Lòng Yêu Thương: Hãy Ngừng Nó Lại) ngày 14 tháng Ba, 2014. Xem bản dịch tiếng Anh tại http://www.zenit.org/en/articles/cardinal-caffarra-expresses-serious-concerns-about-family-synod-debates#. Câu dịch ở đây căn cứ vào bản dịch của tạp chí Crisis Magazine tại http://www.crisismagazine.com/2014/a-rival-good-to-gods-cardinal-kaspers-divorce-proposal.
(20) Đã dẫn
(21) Đã dẫn
(22) Xem Deus Caritas Est 3-8
(23) Gospel of Family tr,9
(24) Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Dies Domini, 31 tháng Năm, 1998, số 16
(25) Francesco Botturi, La generazione del bene. Gratuità ed esperienza morale (Milano: Vita and Pensiero, 2009) (lời dịch của tác giả).
(26) Erich Fromm, The Essence of Love (New York: Harper and Row, 1956) tr.27.
(27) Xem Livo Melina, The Epiphany of Love: Toward a Thelogical Understanding of Human Action (Grand Rapids, Mich.: Erdmans, 2010) tr. 115: “Ơn thánh được hiểu như nguyên lý năng động bên trong, một ơn phúc hành động cách mới mẻ”.
(28) Xem Đức Phaolô VI, Thông Điệp Humanae vitae, ngày 25 tháng Bẩy, 1968, số 9 (từ đây viết tắt là HV).
(29) Xem Gospel of Family, các tr.28-33; Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris consortio, ngày 22 tháng Mười Một, 1981, số 84 (từ đây viết tắt là FC); và Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum caritatis, ngày 22 tháng Hai, 2007, số 29.
(30) Có một căng thẳng rõ rệt, nếu không muốn nói là hoàn toàn mâu thuẫn, giữa câu quả quyết của Đức Hồng Y Kasper rằng “Sẽ là một lầm lẫn khi tìm cách giải quyết vấn đề bằng việc nới rộng một cách rộng rãi diễn trình tuyên bố vô hiệu” (Gospel of Family, tr.29) và lời đề nghị của ngài nên tìm kiếm “các thủ tục có tính mục vụ và linh đạo nhiều hơn” trong ngữ cảnh này, có thể có việc các giám mục “trao phó trách vụ này cho một linh mục có kinh nghiệm về linh đạo và về mục vụ làm đại diện ân giải của giám mục” (đã dẫn, tr.28), một điều, trên thực tế, đồng nghĩa với điều Đức Hồng Y Kasper đã tuyên bố là cách giải quyết lầm lẫn, tức “nới rộng một cách rộng rãi diễn trình tuyên bố vô hiệu”. Chúng tôi sẽ thảo luận điểm này kỹ hơn ở một chương sau này.
(31) Đã dẫn, tr.30
(32) Xem đã dẫn, tr.27: “Há một khai triển xa hơn không thể khả hữu đó sao liên quan tới cả vấn đề của chúng ta nữa, một khai triển không hủy bỏ truyền thống trói buộc của đức tin, nhưng kế tục và thâm hậu hóa hơn nữa các truyền thống mới có đây?”
(33) Xem Đã dẫn, các tr. 27-28: “Tôi sin tự giới hạn vào hai tình huống, mà giải pháp đối với chúng đã được nhắc tới trong các văn kiện chính thức”.
(34) Xem FC số 84.
(35) Gospel of Family, tr.26. Ta có thể thấy đây không phải là chuyện viết lỡ tay do dự kiện Đức Hồng Y Kasper lặp lại cùng một ý tưởng này ở một nơi khác: “Nếu, nói thí dụ, một người đàn bà bị bỏ không hề do lỗi của nàng, và vì phúc lợi của các con, nàng cần một người chồng hay một người cha, và nàng cố gắng sống cuộc sống của một Kitô hữu trong cuộc hôn nhân và trong gia đình thứ hai kết ước theo dân luật, và nàng dưỡng dục các con thành các Kitô hữu và can dự vào giáo xứ của nàng một cách gương mẫu (rất thường xảy ra), thì việc này cũng thuộc tình thế khách quan” (tr.45).
(36) Thí dụ, xem N. Zoe Hilton, Grant T. Harris, và Marnie E. Rice, “The Step-Father Effect in Chikd Abuse: Comparing Discriminative Parental Solicitude and Antisociality”, Psychology of Violence, ấn bản trực tuyến, tháng Tư, 2014 http://dx.doi.org/10.1037/a0035189; Vivian A.Weekes-Shackelford and Todd K.Shackelford, “Methods of Filicide: Stepparents and Genetic Parents Kill Differently”, Violence and Victims 19 (2004) 75-81.
(37) Nghĩa là, sự cần thiết luân lý bao lâu vì điều có thể lý luận là vì lợi ích của con cái mà người phối ngẫu bị bỏ rơi cảm thấy có nghĩa vụ luân lý phải bảo đảm.
(38) Familiaris consortio (số 84) nói đến con cái 2 lần, ở những chỗ có thể cho là 2 tình huống khác nhau. Bối cảnh thứ nhất là thế này: khi nói tới những người ly dị và tái hôn “đã bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lý do để dưỡng dục con cái”, Đức Gioan Phaolô II dường như nói tới những đứa con do những người phối ngẫu kết hôn thành sự đẻ ra, rồi sau đó, một trong hai người bỏ rơi người phối ngẫu và những đứa con này. Như ta biết ngay sau một ít dòng sau đó, những đứa con này không phải là động lực có thể biện minh để người phối ngẫu bị bỏ rơi bước vào cuộc kết hợp thứ hai, bất kể động lực này có thể hiểu được về phương diện nhân bản ra sao và bất kể các mục tử được kêu gọi phải nghĩ tới các hoàn cảnh giảm khinh (dù không biện minh) như thế nào. Thứ hai, Familiaris consortio, trong cùng đoạn kể trên, nhắc tới tình huống trong đó, “vì các lý do nghiêm túc, tỷ dụ, như dưỡng dục con cái, mà người đàn ông và người đàn bà không thể thỏa mãn được nghĩa vụ phải ly thân”. Những đứa con này dường như là những đứa con do cuộc kết hợp thứ hai sinh ra; những đứa con này là động lực có thể biện minh để hai người kết hôn theo dân luật (cha và mẹ của cùng các đứa con) tiếp tục sống chung với nhau, dù không thân mật với nhau theo nghĩa tính dục. Trong khi, ở trường hợp sau, có sự bất khả luân lý để hai người phối ngẫu ly thân nhau, thì ở trường hợp đầu, không có sự bất khả luân lý nào để người phối ngẫu bị bỏ rơi tiếp tục ở trong trạng thái hiện thời. Đức Hồng Y Kasper gần như cho ta cảm tưởng ngài muốn trộn lẫn cả hai trường hợp lại với nhau.
(39) Chỉ sau khi bị các ký giả minh nhiên chất vấn về vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Commonweal, cuối cùng Đức Hồng Y Kasper mới đề cập đến vấn đề, công khai bác bỏ nó như là bất khả thi, do đó, đã để lộ một quan điểm khá bi quan vè người tín hữu bình thường: “sống với nhau như anh trai em gái ư? Dĩ nhiên, tôi có lòng rất kính trọng những ai đang sống như vậy. Nhưng đó là nghĩa cử anh hùng, và chủ nghĩa anh hùng không dành cho một Kitô hữu trung bình” (Matthew Boudway and Grant Gallico, “Merciful God, Merciful Church: An Interview with Cardinal Walter Kasper” 7 tháng Năm, 2014, http://www.commonwealmagazine.org/kasper-interview-pope-francis-vatican).
(40) Xem Gospel of Family, tr.4, nơi ngài minh nhiên nhắc tới việc Thánh Tôma Aquinô bàn về Luật Mới của Tin Mừng trong Summa Theologica, I-II, q.106 (từ đây viết tắt là St).
(41) Gospel of Family, các tr. 33-34
(42) Dĩ nhiên, các ý niệm này rất thân thiết đối với Đức Karol Wojtyla, được phát biểu đặc biệt trong cuốn Love and Responsibility của ngài (New York: Farrar, Strauss and Giroux, 1981); trong bài bênh vực Humanae vitae rất sâu sắc và súc tích của ngài tựa là “La visione antropolica della Humanae vitae”, Lateranum 44 (1978), 125-145; và, dĩ nhiên, khi đã là giáo hoàng, trong các bài Giáo Lý Thứ Tư về tình yêu nhân bản, được xuất bản dưới tựa đề Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body (Boston: Pauline Books and Media, 2006).
(43) xem HV 9.
(44) Hv 11
(45) Xem khảo luận xuất sắc về chủ đề này của Martin Rhonheimer trong “Sexuality and Responsibility: Contraception as an Ethical Problem”, Ethics of Procreation and the Defense of Human Life: Contarception, Artificial Fertilization, and Abortion (Washington, D.C.: Catholic University of America Press, 2010) các tr.33-132.
(46) Xem Caffarra, “Da Bologna con amore” (Từ Bologna với Lòng Yêu Thương)
(47) Mary Eberstadt, How the West Rellay Lost God: A New Theory of Secularization, (West Conshohocken, Pa,:Templeton Press, 203) tr. 140.
(48) Đã dẫn tr. 153.
(49) Xem đã dẫn tr. 153: “Tóm lại, các giáo hội làm nhiều nhất để thả lỏng luật luân lý Kitô giáo cổ truyền cũng chính là các giáo hội kết cục sẽ chịu thiệt hại hơn hết vì cố gắng này, cả về phương diện dân số học, tài chánh, luân lý và nhiều phương diện khác nữa. Một số hiện đang trên bờ diệt vong thực sự”.
(50) “Diễn Văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Các Tham Dự Viên của Đại Hội Toàn Thể Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình”, thứ Sáu, 25 tháng Mười, 2013.
(51) Xem Eberstadt, How the West Really Lost God, tr. 22: “Gia đình và đức tin là đường xoắn ốc kép vô hình của xã hội, hai vòng xoắn ốc mà khi được nối với nhau có thể tái sinh một cách hữu hiệu, nhưng sức mạnh và đà đẩy (momentum) của chúng tùy thuộc lẫn nhau”. Cũng xem đã dẫn, tr.98: “Điều ít nhất cũng hợp lý, đúng ra, căn cứ vào chứng cớ ở đàng trước, phải nói là hợp lý hơn, khi giả thiết điều ngược lại: rằng một điều gì đó liên quan tới việc có những gia đình rộng lớn hơn hay mạnh mẽ hơn hay gắn bó với nhau hơn khiến người ta có tôn giáo hơn, ít nhất cũng vào một lúc nào đó”.
(52) Đã dẫn, tr. 156
(53) Đã dẫn, tr. 159.
(54) Thánh Augustinô, On the Trinity 8.8. trích trong “Diễn Văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trước Các Tham Dự Viên của Đại Hội Toàn Thể Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình”, ngày 1 tháng Mười Hai, 2011.
(55) Đức Bênêđíctô XVI, “Diễn Văn trước Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình”
(56) FC 49
(57) “Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục và Lễ Tuyên Phong Thánh Gioan đệ Avila và Thánh Hildegard đệ Bingen là ‘Các Tiến Sĩ của Giáo Hội’: Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI”, ngày 7 tháng Mười, 2012.
(58) Thí dụ, xem “France and Germany Rebuke Pope over Condom and Aids in Africa Comments” Telegraph, ngày 18 tháng Ba, 2009, http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/europe/vaticancityandholysee/5013378/France-and-Germany-rebuke-Pope-over-condom-and-Aids-in-Africa-comments. html
(59) Xem “France:Demonstrators Take to Streets to Call for Anti-Equal Marriage Protestor’s Releae”, Ngày 25 tháng Sáu, 2013, http:/vaticaninsider.lastampa.it/en/world-news/detail/articolo/francia-france-francia-25958/.
(60) “Inaugural Address by President Barack Obama” (United States Capitol, ngày 21 tháng Giêng, 2013), http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2013/ó/21/inaugural-address-president-barack-obama.
(61) Jutta Burggraf, “Genere (“gender”) trong Pontificio Consiglio per la Famiglia, ed. Lexicon:Termini ambigui e discussi su famiglia, vita e questioni ethiche (Bologna: Edizioni Dehoniane, 2003) tr. 428; lời dịch của tác giả.
(62) Simone de Beauvoir, The Second Sex, do H.M. Parshley dịch (London: Vint age Books, 1997) tr. 295
(63) Tony Anatrella, La teoria del “gender” e l’origine dell’omosessualità: Unasfida culturale (Milano:San Paolo, 2102) tr. 35; lời dịch của tác giả.
(64) Camille Paglia, “Put the Sex Back in Sex Ed”, Time, ngày 13 tháng Ba, 2014, http://time.com/23054/camille-paglia-put-the-sex-back-in-sex-ed/.
(65) Gospel of the Family, tr.33.
(66) Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris) được Văn Phòng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục công bố để chuẩn bị cho Phiên Bất Thường Toàn Thể Lần Thứ Ba đã chứng minh cho niềm ưu tư này: “Các câu trả lời cho thấy tại Âu Châu và Mỹ Châu, con số những người ly thân, ly dị hay ly dị và tái hôn rất cao; con số này thấp hơn tại Phi Châu và Á Châu” (số 86), http://vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20140626_instrumentum-laboris-familia_en.html.
(67) “Address of his Holiness Benedict XVI to the Participants in the Ecclesial Diocesan Convention of Rome” ngày 6 tháng Sáu, 2005, tr.5.
(68) Xem Luce Irigaray, An Ethics of Sexual Difference, do Carolyn Burke và Gillian C. Gill dịch (London: Athlone Press, 1993): “Dị biệt giới tính là một trong các vấn đề triết học lớn, nếu không muốn nói là duy nhất, thời ta. Theo Heidegger, mỗi thời đều có một vấn đề để suy nghĩ thấu đáo, và chỉ một mà thôi. Dị biệt giới tính có lẽ là vấn đề trong thời đại ta mà nếu nghĩ cho thấu đáo, chính là “sự cứu rỗi” của ta” (tr.5).
(69) Gospel of the Family, tr.44
(70) EG 36
(71) FC 84
(72) DCE 11
(73) Gospel of the Family, tr.47
(74) Đã dẫn
(75) Hans Jonas, The Imperative of Responsibility: in Search of an Ethics for the Technological Age (Chicago: University of Chicago Press, 1984) các tr. 26-27.
(76) Gospel of the Family, tr.47
(77) Xem Caffarra, “Da Bologna con amore” [Từ Bologna với Lòng Yêu Thương].
(78) Gospel of the Family, tr. 47
(79) Đã dẫn, tr.25
(80) Đã dẫn, tr. 33
Kỳ tới: Chương II: Sự Thật của Hôn Nhân Bí Tích: Nơi Lòng Thương Xót và Lòng Trung Thành Gặp Nhau