CHÚA NHẬT XXVII TN (A)
Isaia 5: 1-7; Psalm 79; Philipphê 4: 6-9; Mátthêu 21: 33-43
Trong sách các bài đọc trong thánh lễ Chúa nhật của tôi, bản văn sách Isaia được in ra giống như một bài thơ, tương tự như bản chính. Diễn tả người bạn của Thiên Chúa dùng nhiều hình ảnh để nói với chúng ta. Lúc bắt đầu như một bản tình ca, sau trở thành lời than vản trong phần cuối.
Phần thứ nhất của bài đọc nói về một vườn nho được sửa soạn sẵn sàng. Rồi người bạn hỏi: "Vậy tôi còn phải làm gì?". Sau khi nghe về sự vun xới, sửa soạn cẩn thận cho vườn nho, chúng ta sẽ trả lời "không còn gì nữa sao". Chúng ta không thể quên lời nhập đề của bài thơ. Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu thương lo lắng cho con người, và Ngài làm điều đó rất tốt đẹp: “Nào hãy ra tay cuốc đất, nhặt đá”. Vậy chúng ta có để ý việc Thiên Chúa yêu thương lo lắng trong đời sống chúng ta hay không? Thiên Chúa không phải là một người đứng nhìn từ xa. Ngài chăm sóc và cho chúng ta mọi cơ hội để sinh hoa kết quả - cho từng người trong chúng ta và cho cả cộng đoàn tín hữu là giáo hội.
Thiên Chúa cư xử như một bậc cha mẹ, Sau những năm tháng tạo cho con cái một môi trường gia đình và nền giáo dục tốt đẹp, Khi biết được đứa con gặp khó khăn, hay phạm một tội hình sự. Rồi vị phụ huynh than thở: “Tôi đã làm gì để con tôi đến nỗi làm điều đó?”. Lời người kể chuyện trở lại trong lời cuối để biết rõ là không thể nào có một cách do dự để áp dụng câu chuyện này. "Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh chính là nhà Israel đó" Đức Chúa tìm cách xét xử, nhưng chỉ thấy toàn là đổ máu. Thiên Chúa mong họ sống công bằng, nhưng toàn là than oán, la lối. Sau các việc Thiên Chúa đã làm, Thiên Chúa chỉ muốn thấy sự sinh sống bình an giữa dân chúng với nhau, sự trao đổi với nhau một cách thành thật; người nghèo và yếu đuối được đối xử sứng đáng. Dó là những điều chính đáng giữa dân chúng "dưới Thiên Chúa". Và là của một đất nước được gọi là sống "dưới quyền Thiên Chúa".
Trong dụ ngôn của Isaia, vườn nho thật là một thất bại, chỉ sinh toàn nho dại. Vậy thì những nho dại đó bởi đâu mà ra, vì nho được chăm sóc cẩn thận với những "Cây nho được chọn lọc kỷ nhất". và được săn sóc với tình yêu thương? Người chủ vườn nho chắc là không quên vườn nho của mình, và hình như đó là việc của vườn nho. Đây là một dụ ngôn trong câu chuyện như thế. Ngay cả vườn nho có thể trở thành chống đối và khô cằn. Đó la lỗi của vườn nho theo như lời ngôn sứ nói với chúng ta.
Nếu bạn là một người Israel, khi nghe câu chuyện về vườn nho, bạn không thể không biết được rằng vườn nho đó chính là hình bóng tượng trưng cho nhà Israel. Dân chúng biết rằng Thiên Chúa đã tuyển chọn, trồng cấy, chăm sóc, và hứa sẽ chăm sóc họ. Vì họ biết dụ ngôn đang nói về họ, nên Isaia mời dân chúng "Hởi dân Giêrusalem và dân ở Giuda" hãy đáp lại lời Thiên Chúa than vãn rằng "Vậy còn điều gì nữa cần phải làm cho vườn nho của ta mà ta chưa làm?". Nho không sinh trái tốt không phải bởi do Thiên Chúa bỏ bê, thiếu chăm sóc vườn nho. Mọi dân tộc điều được kêu gọi xét xử, và sự xét xử sẽ được áp dụng cho họ.
Trong sách Isaia, sự công chính hàm nghĩa giữ cho các mối liên hệ công bằng và bình đẳng trong cộng đoàn đã có căn bản từ sự công chính của Thiên Chúa. Sự công chính này được thể hiện qua sự trao đổi trung thật với nhau. Sự trao đổi đó sẽ thất bại khi có một đương chứng có sức mạnh quyền lực hơn bên yếu thế. Nếu chúng ta sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa, thì mối liên hệ đó sẽ tạo cho chúng ta sự trung thành trong việc thực hiện lời Chúa mong muốn nơi chúng ta về việc thể hiện sự công chính trong cộng đoàn. Ngôn sứ gợi ý; sự thất bại của điều công chính sẽ đưa đến thất bại cho dân của Thiên Chúa.
Bài thơ tình được kết thúc bằng một bản cáo trạng mạnh mẽ cho các thính giả ghi nhận để áp dụng cho họ. Bản cáo trạng không dừng lại ở việc công bố hình phạt nhưng còn có lời khuyên mang ngụ ý rằng vẫn còn thời gian để thay đổi cách sống đúng theo đường lối của Thiên Chúa. Như thường lệ bạn thường nghe lời yêu thương của Thiên Chúa về việc Ngài đã cứu dân ra khỏi nơi lưu đày, nhắc mọi người nhớ điều gì sẽ xãy đến cho họ nếu họ là dân thật sự của Thiên Chúa. Họ phải là một dân tộc sống công chính, không như dân của các vị thần khác. Người nghèo sống giữa họ phải được chăm sóc và công lý luôn tồn tại nơi họ. Một dấu chỉ chắc chắn rằng đây là dân chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Ngài là đấng luôn thấu hiểu và đỡ nâng cho người nghèo, trẻ mồ côi và góa phụ.
Chúng ta có Isaia mới thời nay, những lời tiên tri đầy quyền năng để hướng dẫn chúng ta theo đường lối của Thiên Chúa. Hãy chú ý, thí dụ như bao nhiêu lần Đức Thánh Cha và các Giám Mục đã lên tiếng chống lại tính bạo lực trên thế giới. Việc buôn bán vũ khí, trận chiến chống sự khó nghèo, bảo vệ môi trường v.v... Thí dụ như trong lúc này, khi chúng ta gần đến ngày bầu cử, hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra tuyên bố nhắc lại nghị trình của phiên họp năm 1998 như sau:
"Là công dân của một đất nước có nền dân chủ hàng đầu thế giới về việc bình đẳng của dân chúng, người Công Giáo ở Hoa Kỳ có trách nhiệm đặc biệt là phải bảo vệ sự sống và phẩm giá của con người, và phải nhiệt thành giúp đở người nghèo khó và dễ bị tổn thương. Chúng ta được mời gọi để đón chào những người xa lạ, chống lại sự phân biệt đối xử, theo đuổi việc kiến tạo hòa bình và tôn trọng tính công ích trong mọi sự. Xã hội tính trong Công Giáo kêu gọi chúng ta hãy thực hành những đức tính của một công dân trong xã hội nhờ đó; chúng ta có được những nguyên lý để cộng tác với đới sống xã hội. Chúng ta không thể làm ngơ hay bỏ qua những ràng buộc về nghĩa vụ của quyền công dân. Sự lựa chọn chính trị của chúng ta không thể chỉ diển tả những quyền lợi riêng của chúng ta, hay của đảng phái, hay về những ý thức hệ; nhưng phải được định dạng bởi các yếu tố đức tin của chúng ta và của việc chúng ta dấn thân tìm kiếm công bằng cho những người yêu đuối".
Chúng ta là thành phần của giáo hội, tự tuyên xưng chúng ta là "dân của Thiên Chúa", là "vườn nho của Chúa các đạo binh". Dụ ngôn của Isaia đáng lý nói lên và thách thức chúng ta. Chúng ta dựa vào đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng gieo hạt giống sự sống cho chúng ta, nuôi dưởng chúng ta qua Kinh Thánh và các Bí Tích, và cho chúng ta việc làm là trở nên nhân chứng và ngôn sứ khi chúng ta đang là bậc cha mẹ và giáo viên. Thiên Chúa cũng đã ban sự sống trong chúng ta mỗi khi chúng ta bị căng thảng và bị thử thách. Thiên Chúa cho chúng ta đời sống mớii khi chúng ta sai lạc, và Ngài khiến chúng ta được phát triễn trong những lúc chúng ta không ngờ được. Vì thế điều đầu tiên chúng ta làm trong bí tích Thánh Thể này, là ghi nhớ và hết lòng cảm tạ tất cả những gì Thiên Chúa đã làm nơi mổi người trong chúng ta nơi toàn thể cộng đoàn.
Nhưng, chúng ta cũng phải đặt câu hỏi của ngôn sứ Isaia nơi chúng ta nửa. Sau tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, Ngài đã được hoa trái gì khi đến mùa gặt? "Thiên Chúa sẽ xét xử, nhưng chỉ thấy toàn là đổ máu. Ngài tìm công bằng, nhưng chỉ nghe toàn lời than oán”. Chúng ta là "dân của Thiên Chúa", chúng ta là "vườn nho của Thiên Chúa" Còn các người nghèo, họ có được chúng ta quan tâm hay không? Trong cộng đoàn chúng ta có người nào bị phân biệt đối xử: về tuổi tác, về khuyết tật, người đồng tính nam/nữ, giới nữ, người không hợp pháp v.v... hay không? Các giáo dân có tham dự vào những quyết đinh của giáo xứ hay không? Có công khai về tài chính không? Những người làm việc nhà, có được cảm thấy mình là thành phần của cộng đoàn hay không? Chúng ta có cho người đói ăn uống, người trần truồng quần áo, và thăm viềng người trong lao tù hay không?
Bàn tiệc ở trước mặt chúng ta là cho tất cả mọi người, người giàu cũng như người nghèo, người quyền thế cũng như người yếu đuối để cùng ăn một thức ăn. Sức sống của Chúa Giêsu được ban cho chúng ta hôm nay để chúng ta nên một cộng đoàn, hãy bỏ cách đánh giá thông thường sang một bên. Chúng ta phải chắc chắn đã thực hành được trong đời sống chúng ta những gì chúng ta phải làm trong bí tích Thánh Thể. Nếu không có sự phân biệt nào ở đây trong cộng đoàn phụng vụ, thỉ cũng sẽ không có sự phân biệt nào ở bên ngoài.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
27th SUNDAY (A)
Isaiah 5: 1-7; Psalm 80; Philippians 4: 6-9; Matthew 21: 33-43
In my Lectionary, which provides the Sunday readings, the Isaiah text is printed to look like the poem it was in the original: in rich imagery, a friend of God is speaking on God's behalf to us. But what starts as a love song turns discordant at the end.
The first part of the reading shows a careful preparation for a vineyard. Then the vintner asks, "What more could I do?" Having heard the preparation of the vineyard, we would answer, "Nothing more!" We cannot ignore the message initial message of the poem. God has shown tender love for the people and has prepared them well: "spades, plants, clears." Do we notice God’s loving care in our lives? God is not aloof, but is nurturing and giving us every opportunity for fruitfulness – for us individuals, but also to the believing community, the church.
God sounds like a parent who, after spending years giving an offspring the best family environment and education possible, learns that the child has gotten in trouble, or committed a crime. "What more could I have done to prevent this?", the parent laments. The narrator’s voice returns at the end of the passage to make sure there are no doubts about the application of this story. "The vineyard of the Lord of hosts is the house of Israel... God looked for judgment, but see, bloodshed! For justice, but hark, the outcry!" After all God has done, God expects just living: that people live in right relationship to one another, their exchange be marked by honesty, the poor and weak treated properly. Such should be the characteristics of a people "under God." And of a nation that claims to be "under God."
In Isaiah’s parable, the vineyard itself is a disappointment – it "yielded wild grapes." Now where did these come from since it was planted with "the choicest vines" and lovingly tended? The owner certainly didn’t ignore this vineyard. It seems to be the vineyard’s doing. This is a parable and in such stories, even a vineyard can be cantankerous and rebellious. It’s the vineyard’s fault, the prophet tells us.
If you were an Israelite, you could not hear a story about a vineyard without knowing that the vineyard was an often-used metaphor for the house of Israel. The people knew that God had chosen, planted, tended and promised to watch over them. Since they would know the parable applied to them, Isaiah invites "the inhabitants of Jerusalem and people of Judah" to respond to God’s questioning lament, "What more was there to do for my vineyard that I had not done?" Failure to yield good fruits was not due to God’s holding back or stinting on the vineyard. The people are invited to pass judgement and the judgement applies to them.
In Isaiah, justice means fair and equitable relationships in a community that has, as its base, the justice of God. This justice is expressed through honest dealings with one another; it fails when a more powerful class of people takes advantage of the weaker. If we are in good relationship with God, then from that relationship will come fidelity in doing the works God expects of us: works of justice in the community. The prophet suggests that failure of justice/righteousness will lead to disaster for God's people.
The love poem ends with a powerful indictment its audience must apply to itself. It stops short of actually pronouncing the judgment, implying there still is time to change and conform to God's ways. As always, you can hear the God of love, who raised up a people out of slavery, reminding the people what is expected of them if they are truly to be God's people. They must be a just people, unlike the people of other gods. In their midst the poor are to be cared for and justice is to prevail--- a sure sign that this nation has a different kind of God who sees to the needs of the poor, the orphaned and the widowed.
We have our modern Isaiahs, powerful prophetic voices to lead us in God's ways. Notice, for example, how frequently our Pope and bishops have spoken out against violence in the world, the arms trade, on behalf of the poor, for the care of creation, etc. For example, as we draw closer to the national elections here is a statement made by the American Catholic bishops at their national meeting in 1998:
"As citizens in the world’s leading democracy, Catholics in the United States have special responsibilities to protect human life and dignity and to stand with those who are poor and vulnerable. We are called to welcome the stranger, to combat discrimination, to pursue peace and to promote the common good. Catholic social teaching calls us to practice civic virtues and offers us principles to shape participation in public life. We cannot be indifferent to or cynical about the obligations of citizenship. Our political choices should not reflect simply our own interests, partisan preferences or ideological agendas, but should be shaped by the principles of our faith and our commitment to justice, especially to the weak an vulnerable."
We church members call ourselves, "God’s people," the "vineyard of the Lord of hosts." The Isaian parable should certainly speak and challenge us. We trace our faith life to its origins in God, who planted the seed of the Christ-life in us; nourished it by the scriptures and sacraments; and gave us prophetic witnesses, parents and teachers. God has also protected that life within us when it was stressed and tested; renewed it when we wandered and caused it to grow at the most unexpected times. So, the first thing we do at this Eucharist is remember with gratitude all God has done for us as individuals and as a community.
But we have to ask the Isaian question too. After all God has done for us, what fruits will God find at vintage time? "God looked for judgment, but see bloodshed! For justice, but hark the outcry." We "people of God," we "the vineyard of the Lord" – do our poor receive preferential option; is there discrimination in our assemblies against the aged, disabled, gays, women, the undocumented, etc? Are our laity involved in decision making? Is there open disclosure of financial matters? Are the home-bound made to feel part of our community? Do we feed the hungry, clothe the naked, visit the imprisoned?
The table set before us is a meal for all, for the rich, the poor, the powerful and the weak to eat the same food. The life of Jesus is given to us today to form us into a community that puts the usual ways of judging aside. We have to be sure to practice in our lives what we do at this Eucharist. If there are no distinctions here in our worshiping community, then there are no distinctions outside.