56. CON CHÁU CỦA NGẢI TỬ
Ngải tử có đứa cháu nội mười tuổi tính khí rất xấu, ông ta thường đánh nó nhưng nó vẫn không thay đổi tính nết.
Bởi vì nó là con một, ba nó sợ đánh nó chết nên thường khóc xin Ngải tử tha thứ cho nó, Ngải tử giận dữ đánh thằng cháu càng tợn hơn.
Một sáng sớm nọ tuyết rơi nhiều, thằng cháu lại lấy tuyết vo tùng cục mà đùa giỡn trên tuyết, Ngải tử bèn lấy áo quần của nó và bắt nó quỳ trên đất tuyết lạnh đến run lẩy bẩy, con trai của ông cũng cởi áo quỳ một bên.
Ngải tử kinh ngạc hỏi:
- “Con mày có lỗi thì nó chịu phạt, tại sao mày lại chịu khổ như thế hử?”
Con trai khóc nói:
- “Trời lạnh cóng ba phạt con của con, con cũng phạt lại con của ba phải lạnh cóng như thế !”
Ngải tử cười lớn, miễn cho đứa cháu hình phạt.
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 57:
Đời cha, đời con và đời cháu là sự liên hệ máu mủ thân thiết gần gũi nhất trong gia tộc, cho nên sự vinh nhục đều có liên hệ với nhau, như khi có tội với triều đình thì bị tru di tam tộc, hoặc khi được thăng quan tiến chức thì một người làm quan cả họ được nhờ, hoặc là đời cha ăn mặn thì đời con khát nước.v.v...chính là để nói lên sự gắn bó mật thiết với nhau trong gia tộc.
Có những cha mẹ dạy con nhưng ông bà lại bênh vực chúng nó, đó là ông bà bắc cầu để cháu vượt ra khỏi kỷ cương gia đình trở thành mối an nguy cho xã hội sau này; có những ông bà sửa phạt cháu nhưng cha mẹ lại công khai bênh vực chúng nó, thế là cha mẹ đã gieo mầm ích kỷ nổi loạn trong lòng con cái của mình. Gia đình là nền tảng giáo dục nhân bản của con cái, nó cũng là nơi mà Thiên Chúa chúc phúc nhiều nhất cho cha mẹ và con cái qua các bí tích, để gia đình trở nên cái nôi hạnh phúc và yêu thương, không những cho con cái mà thôi, nhưng còn là cho xã hội và cho mọi người.
Giáo dục trẻ em không là độc quyền của ai, nhưng là bổn phận trực tiếp nhất, cấp thiết nhất và trách nhiệm nhất là của cha mẹ, do đó mà cha mẹ phải biết cám ơn những người đã gián tiếp dạy dỗ con mình, đó là các đoàn thể trong giáo xứ, các thầy cô ở nhà trường, đó là các đoàn thể trong Giáo Hội và ngoài xã hội.v.v...
Không một cha mẹ nào mà không biết dạy dỗ con cái, nhưng chỉ có những cha mẹ chỉ biết nuông chiều con mới không biết dạy con cái nên người mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngải tử có đứa cháu nội mười tuổi tính khí rất xấu, ông ta thường đánh nó nhưng nó vẫn không thay đổi tính nết.
Bởi vì nó là con một, ba nó sợ đánh nó chết nên thường khóc xin Ngải tử tha thứ cho nó, Ngải tử giận dữ đánh thằng cháu càng tợn hơn.
Một sáng sớm nọ tuyết rơi nhiều, thằng cháu lại lấy tuyết vo tùng cục mà đùa giỡn trên tuyết, Ngải tử bèn lấy áo quần của nó và bắt nó quỳ trên đất tuyết lạnh đến run lẩy bẩy, con trai của ông cũng cởi áo quỳ một bên.
Ngải tử kinh ngạc hỏi:
- “Con mày có lỗi thì nó chịu phạt, tại sao mày lại chịu khổ như thế hử?”
Con trai khóc nói:
- “Trời lạnh cóng ba phạt con của con, con cũng phạt lại con của ba phải lạnh cóng như thế !”
Ngải tử cười lớn, miễn cho đứa cháu hình phạt.
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 57:
Đời cha, đời con và đời cháu là sự liên hệ máu mủ thân thiết gần gũi nhất trong gia tộc, cho nên sự vinh nhục đều có liên hệ với nhau, như khi có tội với triều đình thì bị tru di tam tộc, hoặc khi được thăng quan tiến chức thì một người làm quan cả họ được nhờ, hoặc là đời cha ăn mặn thì đời con khát nước.v.v...chính là để nói lên sự gắn bó mật thiết với nhau trong gia tộc.
Có những cha mẹ dạy con nhưng ông bà lại bênh vực chúng nó, đó là ông bà bắc cầu để cháu vượt ra khỏi kỷ cương gia đình trở thành mối an nguy cho xã hội sau này; có những ông bà sửa phạt cháu nhưng cha mẹ lại công khai bênh vực chúng nó, thế là cha mẹ đã gieo mầm ích kỷ nổi loạn trong lòng con cái của mình. Gia đình là nền tảng giáo dục nhân bản của con cái, nó cũng là nơi mà Thiên Chúa chúc phúc nhiều nhất cho cha mẹ và con cái qua các bí tích, để gia đình trở nên cái nôi hạnh phúc và yêu thương, không những cho con cái mà thôi, nhưng còn là cho xã hội và cho mọi người.
Giáo dục trẻ em không là độc quyền của ai, nhưng là bổn phận trực tiếp nhất, cấp thiết nhất và trách nhiệm nhất là của cha mẹ, do đó mà cha mẹ phải biết cám ơn những người đã gián tiếp dạy dỗ con mình, đó là các đoàn thể trong giáo xứ, các thầy cô ở nhà trường, đó là các đoàn thể trong Giáo Hội và ngoài xã hội.v.v...
Không một cha mẹ nào mà không biết dạy dỗ con cái, nhưng chỉ có những cha mẹ chỉ biết nuông chiều con mới không biết dạy con cái nên người mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info