Hoa Kỳ loan báo đã đạt thỏa thuận về tự do tín ngưỡng với Việt Nam
Trước khi Thủ tướng Phan Văn Khải từ Australia loan báo sẽ sang viếng Hoa Kỳ vào cuối tháng Sáu tới, đại sứ John Hanford đặc trách tự do tín ngưỡng quốc tế của bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Tư tổ chức họp báo cho biết đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo.
Đại sứ John Hanford trong cuộc họp báo hôm thứ Tư tại Washington cho biết Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa hiệp với Việt Nam về vấn đề tự do tín ngưỡng. Thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick sẽ thảo luận thêm với Hà Nội về việc này khi ông đến thăm Việt Nam trong ngày hôm nay, thứ Sáu mùng 6 tháng Năm.
Ông nói: Hôm nay chúng tôi xin loan báo là đã ký kết một thỏa hiệp với chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết một số quan tâm đặc biệt về quyền tự do tín ngưỡng. Việt Nam đã có tiến bộ về một vài việc, nhưng vẫn còn nhiều tồn đọng cần giải quyết dứt khoát. Những việc đó sẽ là đề tài mà thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick đưa ra thảo luận khi ông đến Hà Nội vào ngày thứ Sáu mùng 5 tháng Năm.
Đại sứ John Hanford cho biết đây là thành quả của sự cộng tác giữa chính quyền Bush với Quốc hội Hoa Kỳ trong khuôn khổ Sắc luật Tự do Tín ngưỡng Quốc tế. Nhờ những nỗ lực kiên trì kéo dài đã mấy năm qua của Washington, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho áp dụng một số biện pháp nhằm tăng cường quyền tự do tôn giáo trong nước họ.
Ông nói tiếp rằng Trong những tuần vừa qua, Việt Nam đã cấm việc cưỡng bức hay tổ chức buộc người dân phải chối bỏ niềm tin của họ. Việt Nam cũng trả tự do cho một số tù nhân lương tâm và khởi sự cho đăng ký và cho mở cửa lại những nhà thờ bị bắt đóng cửa khi trước.
Quan trọng nhất là việc Việt Nam khởi sự cải tổ hệ thống pháp luật, hứa hẹn tình trạng tự do tín ngưỡng sẽ được cải thiện trong một tương lai gần.
Trong phần họp báo, trả lời câu hỏi của một ký giả về tình trạng "quốc gia cần đặc biệt quan tâm" mà bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam cùng vài nước khác vào, đại sứ John Hanford cho biết: Việc ký kết thỏa hiệp không có nghĩa là Việt Nam sẽ đương nhiên được rút ra khỏi danh sách những nước cần đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên Hoa Kỳ sẽ nghiên cứu việc rút Việt Nam ra khỏi danh sách đó, tùy thuộc vào phía Việt Nam sẽ áp dụng những chủ trương mới ra sao, vốn là các điều mà phía Việt Nam từng cam kết khi ký thỏa hiệp với Hoa Kỳ.
Những điểm mà Hoa Kỳ sẽ tập trung sự chú ý để xem có tiến triển hay không là những quy định mới của chính phủ Việt Nam.
Ông Hanford nói đó là những quy định được ban hành khi ông có mặt tại Việt Nam hồi tháng Ba vừa qua, sẽ mở đường cho nhiều tiến triển, chẳng hạn như cho phép các giáo hội được đăng ký, có nghĩa là hợp thức hóa và không phải chịu những sức ép từ phía nhà cầm quyền mà họ từng trải qua. Đặc biệt là đối với những giáo hội ở Cao nguyên Trung phần sẽ có thể được mở cửa lại.
Đại sứ John Hanford kể lại với báo chí là khi ở Hà Nội, ông đã yêu cầu Thủ tướng Phan văn Khải công khai đưa việc cưỡng bức dân chúng chối bỏ niềm tin của họ là trái với chủ trương của Nhà nước. Lý do là Hà Nội vẫn cho đó là bất hợp pháp, nhưng các địa phương, nhất là ở Tây Nguyên, vẫn thường xuyên làm các điều này.
Về danh sách "những quốc gia cần đặc biệt quan tâm", đại sứ John Hanford cho biết bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi tình trạng tự do tín ngưỡng ở hai nước Ảrập Xê-út và Eritria.
Trước khi Thủ tướng Phan Văn Khải từ Australia loan báo sẽ sang viếng Hoa Kỳ vào cuối tháng Sáu tới, đại sứ John Hanford đặc trách tự do tín ngưỡng quốc tế của bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Tư tổ chức họp báo cho biết đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo.
Đại sứ John Hanford trong cuộc họp báo hôm thứ Tư tại Washington cho biết Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa hiệp với Việt Nam về vấn đề tự do tín ngưỡng. Thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick sẽ thảo luận thêm với Hà Nội về việc này khi ông đến thăm Việt Nam trong ngày hôm nay, thứ Sáu mùng 6 tháng Năm.
Ông nói: Hôm nay chúng tôi xin loan báo là đã ký kết một thỏa hiệp với chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết một số quan tâm đặc biệt về quyền tự do tín ngưỡng. Việt Nam đã có tiến bộ về một vài việc, nhưng vẫn còn nhiều tồn đọng cần giải quyết dứt khoát. Những việc đó sẽ là đề tài mà thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick đưa ra thảo luận khi ông đến Hà Nội vào ngày thứ Sáu mùng 5 tháng Năm.
Đại sứ John Hanford cho biết đây là thành quả của sự cộng tác giữa chính quyền Bush với Quốc hội Hoa Kỳ trong khuôn khổ Sắc luật Tự do Tín ngưỡng Quốc tế. Nhờ những nỗ lực kiên trì kéo dài đã mấy năm qua của Washington, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho áp dụng một số biện pháp nhằm tăng cường quyền tự do tôn giáo trong nước họ.
Ông nói tiếp rằng Trong những tuần vừa qua, Việt Nam đã cấm việc cưỡng bức hay tổ chức buộc người dân phải chối bỏ niềm tin của họ. Việt Nam cũng trả tự do cho một số tù nhân lương tâm và khởi sự cho đăng ký và cho mở cửa lại những nhà thờ bị bắt đóng cửa khi trước.
Quan trọng nhất là việc Việt Nam khởi sự cải tổ hệ thống pháp luật, hứa hẹn tình trạng tự do tín ngưỡng sẽ được cải thiện trong một tương lai gần.
Trong phần họp báo, trả lời câu hỏi của một ký giả về tình trạng "quốc gia cần đặc biệt quan tâm" mà bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam cùng vài nước khác vào, đại sứ John Hanford cho biết: Việc ký kết thỏa hiệp không có nghĩa là Việt Nam sẽ đương nhiên được rút ra khỏi danh sách những nước cần đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên Hoa Kỳ sẽ nghiên cứu việc rút Việt Nam ra khỏi danh sách đó, tùy thuộc vào phía Việt Nam sẽ áp dụng những chủ trương mới ra sao, vốn là các điều mà phía Việt Nam từng cam kết khi ký thỏa hiệp với Hoa Kỳ.
Những điểm mà Hoa Kỳ sẽ tập trung sự chú ý để xem có tiến triển hay không là những quy định mới của chính phủ Việt Nam.
Ông Hanford nói đó là những quy định được ban hành khi ông có mặt tại Việt Nam hồi tháng Ba vừa qua, sẽ mở đường cho nhiều tiến triển, chẳng hạn như cho phép các giáo hội được đăng ký, có nghĩa là hợp thức hóa và không phải chịu những sức ép từ phía nhà cầm quyền mà họ từng trải qua. Đặc biệt là đối với những giáo hội ở Cao nguyên Trung phần sẽ có thể được mở cửa lại.
Đại sứ John Hanford kể lại với báo chí là khi ở Hà Nội, ông đã yêu cầu Thủ tướng Phan văn Khải công khai đưa việc cưỡng bức dân chúng chối bỏ niềm tin của họ là trái với chủ trương của Nhà nước. Lý do là Hà Nội vẫn cho đó là bất hợp pháp, nhưng các địa phương, nhất là ở Tây Nguyên, vẫn thường xuyên làm các điều này.
Về danh sách "những quốc gia cần đặc biệt quan tâm", đại sứ John Hanford cho biết bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi tình trạng tự do tín ngưỡng ở hai nước Ảrập Xê-út và Eritria.