LỄ ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (08/12)
St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38
ĐỨc MARIA, MẪU GƯƠNG NHÂN ĐỨC SÁNG NGỜI
Với tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng Đức Maria đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Mẹ luôn sống trong tình trạng ân sủng và hoàn toàn thánh thiện, nhờ sự ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa và nhờ công trạng cứu độ mà Chúa Kitô mang lại.
Bốn năm sau khi Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên tín, chân lý này được Đức Maria xác nhận ở Lộ Đức khi Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadetta và mạc khải:
“Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”
Đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm nhắc nhở nhân loại ý thức rằng có một điều duy nhất hạ thấp phẩm giá con người, đó là tội lỗi. Đây là sứ điệp quan trọng luôn được nhắc đi nhắc lại. Thế gian hôm nay đang đánh mất ý thức về tội. Người ta đùa giỡn với tội lỗi như một điều gì đó vô hại trong thế giới. Con người hôm nay quảng cáo những sản phẩm và những cái nhìn một cách tội lỗi và tục tĩu để lôi cuốn khách hàng. Người ta nói về tội, cả những tội nặng nhất trong những hạn từ rất chủ quan: chỉ là lỗi nhỏ, chỉ là thiếu sót nhỏ v.v… Khái niệm “tội nguyên tổ” được dùng để truyền bá cho thế giới điều gì đó rất khác biệt với Kinh Thánh: nghĩa là một tội do tổ tông loài người đã phạm!
Ngày hôm nay, con người sợ đủ thứ nhưng không sợ tội: sợ ô nhiễm, sợ bệnh tật thể lý, sợ chiến tranh hạt nhân, sợ khủng bố; nhưng lại không sợ tội chống lại Thiên Chúa, Đấng hằng hữu, quyền năng, yêu thương.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng có sợ những kẻ giết chết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa” (Lc 12,4), nhưng hãy sợ Đấng có quyền ném chúng ta vào hỏa ngục khi chúng ta chết (x. Lc 12,5).
Những lối suy nghĩ này đã gây một sự ảnh hưởng khủng khiếp cả trên những người tín hữu muốn sống theo Tin Mừng. Nó làm cho lương tâm họ ngủ quên, một loại gây mê. Có một loại thuốc phiện làm méo mó sự hiểu biết của chúng ta về tội. Những người Kitô hữu không còn nhận thấy rõ những kẻ thù đích thực của mình nữa, từng người biết làm chủ mình biến thành kẻ nô lệ cho chính mình; bởi vì sự nô lệ của chúng ta đã được mạ vàng rồi bằng những sự giả tạo bên ngoài.
Nhiều người nói về tội nhưng lại có quan niệm hoàn toàn không phù hợp với tội. Tội không còn thuộc cá nhân nào nữa và chỉ được quy cho những tổ chức; người ta giảm thiểu khái niệm tội với vị trí của những kẻ thù chính trị và hệ tư tưởng. Nếu làm một cuộc điều tra con người nghĩ gì về tội, có lẽ sẽ có những kết quả kinh khủng.
Ngày hôm nay, thay vì lo giải phóng con người khỏi tội, lại cố gắng tập trung vào việc giải phóng những cảm giác về tội; thay vì chiến đấu chống lại tội lỗi, người ta chiến đấu chống lại ý tưởng về tội, và thay thế quan niệm đúng đắn về tội, người ta gán cho một khái niệm rất khác, đó là “những cảm giác tội lỗi.” Khi làm như thế, chúng ta từ chối vấn đề hơn là giải quyết vấn đề, chúng ta đưa và mang tội vào trong tiềm thức hơn là đẩy lùi nó.
Tương tự như khi tin rằng chúng ta có thể xóa bỏ cái chết bằng cách xóa bỏ tư tưởng về cái chết, hoặc lo chữa lành cơn sốt thay vì chữa lành chính căn bệnh, trong khi bị sốt chỉ là một hiện tượng liên quan đến cơn bệnh. Thánh Gioan nói rằng nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội, là chúng ta lừa dối mình và chúng ta biến Thiên Chúa thành kẻ lừa dối (x. 1 Ga 1,8-10). Quả thật, Thiên Chúa đã nói ngược lại, Người nói rằng chúng ta đã phạm tội.
Kinh Thánh quả quyết rằng Chúa Kitô “đã chết vì tội chúng ta” (x. 1 Cr 15,3). Nếu chúng ta tự xóa bỏ được tội lỗi và sự chết, thì ơn cứu chuộc của Đức Kitô sẽ trở nên vô ích, việc Người chịu đau khổ và đổ máu mình ra là vô nghĩa.
Theo cái nhìn đó, cũng thế, tín điều Đức Maria Vô Nhiễm cũng nói với chúng ta những điều rất tích cực: Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi và ở đâu tội lỗi tràn đầy, ở đó ân sủng còn chứa chan gấp bội (x. Rm 5,20).
Đức Maria là dấu chỉ và là sự bảo đảm cho điều đó. Toàn thể Giáo Hội được mời gọi trở thành “một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,27). Công Đồng Vaticanô II nói rằng:
“Qua Đức Trinh Nữ diễm phúc, đã đạt tới sự toàn thiện làm cho mình không còn vết nhơ hay nét nhăn, nhưng Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để lớn lên trong sự thánh thiện. Vì thế, họ ngước mắt nhìn lên Đức Maria là một mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn” (LG 65).
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm nguyên tội, xin cầu bầu cho chúng con. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38
ĐỨc MARIA, MẪU GƯƠNG NHÂN ĐỨC SÁNG NGỜI
Với tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng Đức Maria đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Mẹ luôn sống trong tình trạng ân sủng và hoàn toàn thánh thiện, nhờ sự ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa và nhờ công trạng cứu độ mà Chúa Kitô mang lại.
Bốn năm sau khi Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên tín, chân lý này được Đức Maria xác nhận ở Lộ Đức khi Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadetta và mạc khải:
“Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”
Đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm nhắc nhở nhân loại ý thức rằng có một điều duy nhất hạ thấp phẩm giá con người, đó là tội lỗi. Đây là sứ điệp quan trọng luôn được nhắc đi nhắc lại. Thế gian hôm nay đang đánh mất ý thức về tội. Người ta đùa giỡn với tội lỗi như một điều gì đó vô hại trong thế giới. Con người hôm nay quảng cáo những sản phẩm và những cái nhìn một cách tội lỗi và tục tĩu để lôi cuốn khách hàng. Người ta nói về tội, cả những tội nặng nhất trong những hạn từ rất chủ quan: chỉ là lỗi nhỏ, chỉ là thiếu sót nhỏ v.v… Khái niệm “tội nguyên tổ” được dùng để truyền bá cho thế giới điều gì đó rất khác biệt với Kinh Thánh: nghĩa là một tội do tổ tông loài người đã phạm!
Ngày hôm nay, con người sợ đủ thứ nhưng không sợ tội: sợ ô nhiễm, sợ bệnh tật thể lý, sợ chiến tranh hạt nhân, sợ khủng bố; nhưng lại không sợ tội chống lại Thiên Chúa, Đấng hằng hữu, quyền năng, yêu thương.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng có sợ những kẻ giết chết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa” (Lc 12,4), nhưng hãy sợ Đấng có quyền ném chúng ta vào hỏa ngục khi chúng ta chết (x. Lc 12,5).
Những lối suy nghĩ này đã gây một sự ảnh hưởng khủng khiếp cả trên những người tín hữu muốn sống theo Tin Mừng. Nó làm cho lương tâm họ ngủ quên, một loại gây mê. Có một loại thuốc phiện làm méo mó sự hiểu biết của chúng ta về tội. Những người Kitô hữu không còn nhận thấy rõ những kẻ thù đích thực của mình nữa, từng người biết làm chủ mình biến thành kẻ nô lệ cho chính mình; bởi vì sự nô lệ của chúng ta đã được mạ vàng rồi bằng những sự giả tạo bên ngoài.
Nhiều người nói về tội nhưng lại có quan niệm hoàn toàn không phù hợp với tội. Tội không còn thuộc cá nhân nào nữa và chỉ được quy cho những tổ chức; người ta giảm thiểu khái niệm tội với vị trí của những kẻ thù chính trị và hệ tư tưởng. Nếu làm một cuộc điều tra con người nghĩ gì về tội, có lẽ sẽ có những kết quả kinh khủng.
Ngày hôm nay, thay vì lo giải phóng con người khỏi tội, lại cố gắng tập trung vào việc giải phóng những cảm giác về tội; thay vì chiến đấu chống lại tội lỗi, người ta chiến đấu chống lại ý tưởng về tội, và thay thế quan niệm đúng đắn về tội, người ta gán cho một khái niệm rất khác, đó là “những cảm giác tội lỗi.” Khi làm như thế, chúng ta từ chối vấn đề hơn là giải quyết vấn đề, chúng ta đưa và mang tội vào trong tiềm thức hơn là đẩy lùi nó.
Tương tự như khi tin rằng chúng ta có thể xóa bỏ cái chết bằng cách xóa bỏ tư tưởng về cái chết, hoặc lo chữa lành cơn sốt thay vì chữa lành chính căn bệnh, trong khi bị sốt chỉ là một hiện tượng liên quan đến cơn bệnh. Thánh Gioan nói rằng nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội, là chúng ta lừa dối mình và chúng ta biến Thiên Chúa thành kẻ lừa dối (x. 1 Ga 1,8-10). Quả thật, Thiên Chúa đã nói ngược lại, Người nói rằng chúng ta đã phạm tội.
Kinh Thánh quả quyết rằng Chúa Kitô “đã chết vì tội chúng ta” (x. 1 Cr 15,3). Nếu chúng ta tự xóa bỏ được tội lỗi và sự chết, thì ơn cứu chuộc của Đức Kitô sẽ trở nên vô ích, việc Người chịu đau khổ và đổ máu mình ra là vô nghĩa.
Theo cái nhìn đó, cũng thế, tín điều Đức Maria Vô Nhiễm cũng nói với chúng ta những điều rất tích cực: Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi và ở đâu tội lỗi tràn đầy, ở đó ân sủng còn chứa chan gấp bội (x. Rm 5,20).
Đức Maria là dấu chỉ và là sự bảo đảm cho điều đó. Toàn thể Giáo Hội được mời gọi trở thành “một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,27). Công Đồng Vaticanô II nói rằng:
“Qua Đức Trinh Nữ diễm phúc, đã đạt tới sự toàn thiện làm cho mình không còn vết nhơ hay nét nhăn, nhưng Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để lớn lên trong sự thánh thiện. Vì thế, họ ngước mắt nhìn lên Đức Maria là một mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn” (LG 65).
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm nguyên tội, xin cầu bầu cho chúng con. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/