57. LỜI KHÔNG ĂN Ý
Ngày xưa, có một phú ông sinh được ba cô con gái, con gái lớn và con gái thứ hai đều gả cho tú tài, còn con gái út thì gả cho người thường dân.
Một ngày nọ sinh nhật của phú ông, các chàng rể đều đến để chúc thọ, con rể lớn và con rể thứ hai nói năng lịch sự, duy chỉ có con rể út là ăn nói thô tục mà thôi, nên trong lòng phú ông không vui vẻ.
Ông thiết tiệc khoản đãi các chàng rể, nói với họ:
- “Trong bàn tiệc không được phép nói năng tầm bậy tầm bạ”.
Rượu uống qua tuần ba, phú ông cầm đũa gắp thức ăn cho con rể lớn, con rể lớn đứng dậy cung kính nói:
- “Người quân tử mưu cầu đạo chứ không mưu cầu thực” (1). Phú ông rất vui vẻ.
Lại mời con rể thứ hai uống rượu, con rể thứ hai đứng dậy cung kính nói:
- “Chỉ rượu là vô lượng, không được loạn” (2). phú ông nghe thì cũng rất vui vẻ.
Nhạc mẫu thấy chồng mình lạnh nhạt với con rể thứ ba, bèn nâng ly rượu lên mời con rể thứ ba uống, con rể thứ ba ngẫng đầu lên nói với nhạc mẫu:
- “Con với má có thể nói được là rượu lên đến đỉnh mới biết ngàn ly vẫn còn thiếu”.
Phú ông lớn tiếng chửi:
- “Mày là đồ súc sinh, đúng là thằng hung hăng, lại còn mạo nhận là lịch sự cái gì chứ?!”
Con rể thứ ba quăng ly rượu, bỗng đứng dậy nói:
- “Lời nói của con như của bố, chỉ là không ăn ý hơn một nửa mà thôi !”
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 57:
Không ai thích người ăn nói thô lỗ cộc cằn dù người đó là linh mục tài ba lỗi lạc, nhưng ai cũng thích người ăn nói lịch sự nhẹ nhàng dù người đó là người nhà quê chân lấm tay bùn; không ai thích người làm bộ làm điệu bên ngoài dù người đó là bậc vị vọng trong Giáo Hội hay ngoài xã hội, nhưng ai cũng thích người hiền từ thật thà dù họ là người không biết chữ i chữ tờ.v.v...
Lịch sự nho nhã không phải tự nhiên mà có nhưng cần phải tập luyện hằng ngày, cộc cằn thô lỗ thì không cần phải tập nhưng là phải sửa và điều chỉnh lại cho phù hợp với cuộc sống văn minh của mình.
Người Ki-tô hữu thì cần phải có lời nói từ tốn thật thà, không phải để người khác thích, nhưng là để giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho mọi người; người Ki-tô hữu cần phải có thái độ lịch sự với tất cả mọi người, không phải để kiếm phiếu bầu hay để được lời khen, nhưng là để cho mọi người biết đức ái của người Ki-tô hữu thì ở ngay trong thái độ lịch sự ấy.
Ai có tai thì nghe, bởi vì ở đời có nhiều người nói chữ rất hay, nhưng lại cố tình không hiểu ý nghĩa của chữ.
Đáng buồn thật !
(1) Chỉ nghĩ đến đạo nghĩa chứ không nghĩ đến việc ăn uống.
(2) Dù tửu lượng vô hạn, thì cũng không được tự tiện uống càn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày xưa, có một phú ông sinh được ba cô con gái, con gái lớn và con gái thứ hai đều gả cho tú tài, còn con gái út thì gả cho người thường dân.
Một ngày nọ sinh nhật của phú ông, các chàng rể đều đến để chúc thọ, con rể lớn và con rể thứ hai nói năng lịch sự, duy chỉ có con rể út là ăn nói thô tục mà thôi, nên trong lòng phú ông không vui vẻ.
Ông thiết tiệc khoản đãi các chàng rể, nói với họ:
- “Trong bàn tiệc không được phép nói năng tầm bậy tầm bạ”.
Rượu uống qua tuần ba, phú ông cầm đũa gắp thức ăn cho con rể lớn, con rể lớn đứng dậy cung kính nói:
- “Người quân tử mưu cầu đạo chứ không mưu cầu thực” (1). Phú ông rất vui vẻ.
Lại mời con rể thứ hai uống rượu, con rể thứ hai đứng dậy cung kính nói:
- “Chỉ rượu là vô lượng, không được loạn” (2). phú ông nghe thì cũng rất vui vẻ.
Nhạc mẫu thấy chồng mình lạnh nhạt với con rể thứ ba, bèn nâng ly rượu lên mời con rể thứ ba uống, con rể thứ ba ngẫng đầu lên nói với nhạc mẫu:
- “Con với má có thể nói được là rượu lên đến đỉnh mới biết ngàn ly vẫn còn thiếu”.
Phú ông lớn tiếng chửi:
- “Mày là đồ súc sinh, đúng là thằng hung hăng, lại còn mạo nhận là lịch sự cái gì chứ?!”
Con rể thứ ba quăng ly rượu, bỗng đứng dậy nói:
- “Lời nói của con như của bố, chỉ là không ăn ý hơn một nửa mà thôi !”
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 57:
Không ai thích người ăn nói thô lỗ cộc cằn dù người đó là linh mục tài ba lỗi lạc, nhưng ai cũng thích người ăn nói lịch sự nhẹ nhàng dù người đó là người nhà quê chân lấm tay bùn; không ai thích người làm bộ làm điệu bên ngoài dù người đó là bậc vị vọng trong Giáo Hội hay ngoài xã hội, nhưng ai cũng thích người hiền từ thật thà dù họ là người không biết chữ i chữ tờ.v.v...
Lịch sự nho nhã không phải tự nhiên mà có nhưng cần phải tập luyện hằng ngày, cộc cằn thô lỗ thì không cần phải tập nhưng là phải sửa và điều chỉnh lại cho phù hợp với cuộc sống văn minh của mình.
Người Ki-tô hữu thì cần phải có lời nói từ tốn thật thà, không phải để người khác thích, nhưng là để giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho mọi người; người Ki-tô hữu cần phải có thái độ lịch sự với tất cả mọi người, không phải để kiếm phiếu bầu hay để được lời khen, nhưng là để cho mọi người biết đức ái của người Ki-tô hữu thì ở ngay trong thái độ lịch sự ấy.
Ai có tai thì nghe, bởi vì ở đời có nhiều người nói chữ rất hay, nhưng lại cố tình không hiểu ý nghĩa của chữ.
Đáng buồn thật !
(1) Chỉ nghĩ đến đạo nghĩa chứ không nghĩ đến việc ăn uống.
(2) Dù tửu lượng vô hạn, thì cũng không được tự tiện uống càn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info