CHÚA NHẬT V MC (B)
Giêrêmia 31: 31-34; T.vịnh 50; Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33

Ngôn sứ Giêrêmia nói Thiên Chúa sẽ lập một giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuda. Israel sẽ nên một, không còn bị chia rẽ và sẽ ở dưới quyền cai trị của Đức Chúa. Người dân được nhắc nhở về Đấng đang thực hiện lời hứa này với họ. Chính Đức Chúa, Đấng đã đưa họ ra khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Nhưng họ đã không giử lời giao ước, nhưng Đức Chúa vẫn không bỏ rơi họ, ngay cả khi chúng ta rời xa Đức Chúa và đường lối của Ngài.

Đó sẽ là một “giao ước mới” - không chỉ là tái lập lề luật cũ mà dân chúng đã không tuân giữ. Điều đáng chú ý là Đức Chúa đã hứa một giao ước mới này với một dân tộc tội lỗi. Ngôn sứ không nói là dân chúng đã ăn năn sám hối, hay đã hoán cải. Không phải do đức tin cứng cỏi không tuân theo lời giao ước của họ, nhưng bởi chính lòng yêu thương của Đức Chúa và sự độ lượng của Ngài. Đã được xác ghi trong giao ước mới với lời này: "Ta sẽ là Đức Chúa của ngươi và họ sẽ là dân của Ta". Đức Chúa tha thứ tội lỗi cho họ, và với lời giao ước mới này được khắc ghi trong lòng họ. Họ sẽ trở nên một dân tộc mới, đã được biến đổi.

Ngôn sứ Giêrêmia viết cho dân Do thái về thời bị nô lệ một lần nữa, và lần này họ bị lưu đày ở Babylon. Ngôn sứ coi việc lưu đày này như là một hình phạt do họ đã vi phạm lời giao ước mà Đức Chúa đã lập ra với họ trong chuyến Xuất Hành của họ. Tại sao lại phải viết một lề luật khác trên phiến đá, hay trên tấm da loài vật, làm cho vài người yếu đuối lại phá hủy lần nữa? Dân chúng cần nhiều hơn là lề luật, và được hướng dẫn sống liên hợp hoàn toàn với Đức Chúa và đường lối của Ngài. Bởi thế, Ngài trở lại ban cho họ một cơ hội khác. Nhưng, lần này Thiên Chúa sẽ viết lề luật trong lòng dân chúng.

Đó chính là điều mà Thiên Chúa đã làm trong Chúa Kitô, qua sự chết và sự sống lại của Ngài đã mang lại kết quả là tuôn đổ tràn đầy ơn huệ của Chúa Thánh Thần xuống trên những người có đức tin. Công việc đầu tiên của ngôn sứ là không loan báo tương lai, nhưng, nói lời của Thiên Chúa cho các dân tộc cùng thời của họ. Nhưng, hình như ngôn sứ Giêrêmia đang nói về một sự kiện trong tương lai mà Chúa Giêsu đã và đang tiếp tục thực hiện.

Lời đáp chung chúng ta đọc hôm nay trong thánh vịnh 51 với lời loan báo của ngôn sứ Giêrêmia thành lời kinh nguyện xin cho được một tấm lòng thay đổi mới. "Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một trái tim trong sạch". Phải chăng đó là điều chúng ta cầu nguyện cho lãnh thổ này, một “tấm lòng trong sạch" đổi mới, biết nhận lãnh và đáp ứng với lề luật của Thiên Chúa?

Một lời yêu cầu đơn giản của một số người Hy lạp đối với các môn đệ của Chúa Giêsu dường như tỏ ra không một đáp ứng nào gắn kết với Ngài. Họ yêu cầu được "nhìn thấy" Chúa Giêsu như là một cơ hội để Chúa Giêsu giảng cho họ về việc được "thấy" Ngài. Chúng ta không nói đến việc trông thấy bằng mắt, phải không? Theo phúc âm thánh Gioan từ "thấy" là nhìn với cặp mắt đức tin, nghĩa là hãy trở nên người có đức tin mới thấy Chúa Giêsu Kitô. Việc nhìn thấy này đòi hỏi điều gì? Ở đây thánh Gioan cho thấy điểm chính của lời dạy phúc âm: hạt lúa phải chết đi.

Người Hy lạp và chúng ta sẽ được nhìn thấy Chúa Giêsu, chỉ sau khi ngài chết. Trong sứ vụ của mình, Chúa Giêsu thường ở với người Do thái, là dân của Ngài. Khi Ngài chết mọi người sẽ nhìn thấy Ngài. Nhưng, trước hết Ngài phải được "Giương lên cao" rồi người Do thái và dân ngoại sẽ không còn bị chia cắt nhau nữa theo luật của lời giao ước đầu tiên. Sau khi Chúa Giêsu chết, các môn đệ sẽ ra đi rao giảng Đức Kitô chịu chết trên cây thập giá cho hết mọi người. Đó là lúc hạt lúa đã chết, sẽ thêm nhiều hoa trái. Lời tiên tri của ngôn sứ Giêrêmia đã được ứng nghiệm trong Chúa Kitô. Qua cái chết của Ngài, một lề luật mới đã được viết vào lòng chúng ta - một lề luật mà bất cứ người nào có đức tin đều có thể đọc được, và với Thần khí Chúa Giêsu ban cho, sự thực hiện nên trọn.

Mùa Chay là thời gian để giúp chúng ta nhớ lại, không chỉ tội lỗi của chúng ta, mà còn cả những cách chúng ta đã vấp phạm trong tình yêu thương của Thiên Chúa và tha nhân. Hãy nhớ đến nhu cầu cần được tha thứ và chữa lành của chúng ta, có lời nào khuyến khích chúng ta hơn được câu cuối cùng trong lời ngôn sứ Giêrêmia mà Đức Chúa đã hứa: "Vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Vì Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng". Theo ngôn sứ Giêrêmia, những ai biết Đức Chúa, những ai có luật pháp của Đức Chúa ghi trong lòng họ, họ biết chắc một điều là: chúng ta đã được tha thứ, và Ngài không còn nhớ tội lỗi của chúng ta nữa. Hay nói một cách khác. "Đó là một ngày mới, và chúng ta đã có được một khởi đầu mới".

Trong bài giảng của Chúa Giêsu, chúng ta nghe tháy tiếng vọng từ các phúc âm khác, về việc vác thập giá mình theo Chúa Giêsu. “Hể ai phục vụ Thầy, sẽ phải theo Thầy, và Thầy ở đâu, thì tôi tớ Thầy cũng ở đó". Tôi tớ của Chúa Giêsu sẽ ở đâu và lúc nào? Cũng như vói Ngài chúng ta được mời gọi tử bỏ cuộc sống của chúng ta, thay vì níu kéo nó trong do dự và sợ hải. Điều này chắc chắn đúng cho các môn đệ sau khi Chúa Giêsu sống lại, trong khi biết bao nhiêu người đã hy sinh mạng sống của họ vì đức tin vào Chúa Giêsu. "Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình". Chúa Giêsu lại nói, nếu khi Ngài được "giương cao lên khỏi mặt đất, Ngài sẽ kéo mọi người lên với Ngài". Người Hy lạp đến gặp Chúa Giêsu là một dự đoán trước về khả năng tiếp cận toàn thể nhân loại nhờ cái chết trên thập giá của Chúa Giêsu đến mọi người như thế nào.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Chúng ta dùng từ tôn vinh một cách khác với ý trong phúc âm thánh Gioan. Khi ăn một bữa ăn thịnh soạn chúng ta nói là được "tôn vinh", hay mô tả một kỳ đi nghĩ tốt đẹp thì gọi là "tôn vinh". Nhưng trong phúc âm thánh Gioan "tôn vinh" của Con Người là nói đến sự chết, sự sống lại và việc Ngài trở về với Chúa Cha. Chúa Giêsu sẽ được "tôn vinh" và tất cả các dân tộc sẽ được hưởng lợi từ điều đó. Môn đệ Phillip và Anrê là người nói với Chúa Giêsu về các người Hy lạp muốn gặp Ngài. Đây là 2 môn đệ phục vụ truyền giáo nơi dân ngoại. Nói cách khác, khi Chúa Giêsu được tôn vinh, tất cả thế giới sẽ được “nhìn thấy" Ngài, như những gì các người Hy lạp yêu cầu. Có thể chúng ta còn xa rời Chúa Kitô trong thời gian dài, nhưng qua đức tin của mình, chúng ta "nhìn thấy" Ngài. Ngài hiện diện với chúng ta trong lúc này, cũng như Ngài hiện ra với các môn đệ, sau khi Ngài chết và sống lại.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

5th SUNDAY OF LENT (B)
Jeremiah 31: 31-34 Psalm 51 Hebrews 5: 7-9 John 12: 20-33

The prophet Jeremiah says God is going to make a new covenant with the house of Israel and the house of Judah. Israel will be one, no longer divided and will be under God’s rule. The people are reminded of the one who is making this promise to them. It is the God who led them out of Egyptian slavery. They broke the covenant; but God doesn’t give up on us, even when we walk away from God and God’s ways.

It will be a “new covenant” – not just a recital of the old laws which people did not observe. What is remarkable is that God is promising this new covenant with a sinful people. The prophet does not say that people were repentant, or had reformed. Is not because of their sterling faith that God is offering them a new covenant; but solely because of God’s mercy and generosity. This new covenant is implied in the covenantal formula, “I will be there God and they shall be my people.” God forgives their sins and with this covenant on their hearts, they will become a new, transformed people.

Jeremiah wrote to the Jews enslaved once again, this time in Babylon. The prophet sees the exile as a punishment for their breaking the covenant God made with them during the Exodus. Why write another law on tablets of stone, or on parchment, only to have weak humans break it again? People need more than laws and guidelines to live in full harmony with God and God’s ways. So, God returns to give them another chance. But this time God will write the law on the hearts of the people.

That is exactly what God has done in Jesus Christ whose death and resurrection resulted in the overflowing gift of the Holy Spirit into the hearts of believers. The primary work of the prophets was not to predict the future, but to speak God’s word to their generation. But Jeremiah does seem to be speaking of a future event that Jesus has and continues to fulfill.

Our response today from Psalm 51 turns Jeremiah’s prophecy into a prayer for a transformed and renewed heart: “A clean heart create for me, O God.” Isn’t that what we are praying for this Land, a renewed, “clean heart,” receptive and responsive to the law of the Lord?

A simple request made by some Greeks to Jesus’ disciples seems to evoke a disconnected response from him. Their asking to “see” Jesus is the opportunity for Jesus to give a discourse on “seeing” him. We are not talking about a physical seeing, are we? To “see” in John’s Gospel is to see with the eyes of faith, that is, to become believers in Jesus Christ. What does this seeing entail? Here John presents a core gospel teaching: the grain of wheat must die.

The Greeks and we will see Jesus, only after his death. In his ministry Jesus was mostly with the Jews, his own people. When he dies, all people will come to see. But first, he must be “lifted up,” then Jews and Gentiles will not be separated from one another by the law of the first covenant. After Jesus’ death the disciples will go forth to proclaim the crucified Christ to all people. That’s when the grain of wheat that has died, will bear much fruit. Jeremiah’s prophecy has been fulfilled in Christ. Through his death a new law has been written on our hearts – a law which any believer can read and. with the Spirit Jesus gives, fulfill.

Lent is the time for us to call to mind, not only our sins, but the ways we have slipped in our love of God and neighbor. Mindful of our need for forgiveness and healing, are there any more encouraging words to hear than the closing verse from Jeremiah in which God promises, “‘All from the least to the greatest shall know me,’ says the Lord, ‘for I will forgive their evil doing and remember their sin no more.”’ According to Jeremiah those who know God, who have God’s law within them, written on their hearts, know one thing for sure about our God: we are forgiven and God remembers our sin no more. Or to put it in another way, “It is a new day and we have been given a new beginning.”

Within Jesus’ discourse we hear an echo from the other Gospels, about taking up his cross to follow him. “Whoever serves me must follow me and where I am, there also will my servant be.” Where then will Jesus’ servants be? Like him we are called to let go of our life, rather than grasping it in fear and hesitancy. This was certainly true of the disciples after his resurrection when many gave up their lives for their faith in him, “Unless a grain of wheat falls to the ground and dies it remains just a grain of wheat.” Jesus also says, that when he is “… lifted up from the earth I will draw everyone to myself.” The Greeks coming to see Jesus are a foretaste of the universal outreach the crucified Jesus will have.

Jesus tells his disciples, “The hour has come for the Son of Man to be glorified.” We use the word “glory” in very different ways than what it means John’s Gospel. We eat a delicious meal and say it was “glorious.” Or, describe our vacation as “glorious.” But in John the glorification of the Son of Man refers to his death, resurrection and his return to his Father. Jesus will be glorified and all nations will benefit from it. Philip and Andrew are the ones who tell Jesus of the Greeks wanting to see him. These are the very two disciples who were associated with the mission to the Gentiles. In other words, when Jesus is glorified the whole world will come to “see” him, just as the Greeks requested. We may be a long time separated from Christ, but through our faith we “see” him. He is as present to us at this time, as he was to his disciples after his death and resurrection.