Đêm lửa, trải nghiệm huyền nhiệm
Bà Périer kết thúc tiểu sử của em trai mình ở đấy. T. S. Eliot trong phần dẫn nhập cho bản dịch Anh ngữ cuốn Pensées của nhà E.P. Dutton & Co., Inc. xuất bản năm 1958, nhấn mạnh biến cố diễn ra năm 1654, lúc Blaise Pascal trải qua một kinh nghiệm huyền nhiệm và được ông ghi lại trên giấy và khâu vào áo khoác. Người ta chỉ tìm thấy tờ giấy này sau khi ông qua đời với nội dung như sau:
“Năm ơn thánh 1654.
Thứ Hai, 23 tháng 11, lễ Thánh Clêmentê, Giáo Hoàng Tử Đạo, và các thánh khác trong Hạnh Tử Đạo,
Vọng lễ Thánh Chrysôgônô, Tử đạo và các thánh khác.
Từ khoảng 10 giờ 30 đêm tới 12 giờ 30 đêm.
Lửa
‘Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp’, chứ không phải của các triết gia và học giả.
Chắc chắn, chắc chắn, tận đáy lòng, hân hoan, bình an.
Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa của Thầy và Thiên Chúa của anh em
‘Thiên Chúa của mẹ cũng là Thiên Chúa của con’.
Thế giới bị lãng quên, và mọi sự trừ Thiên Chúa.
Chỉ có thể tìm thấy Người qua các cách được giảng dậy trong các sách Tin Mừng.
Sự vĩ đại của linh hồn con người.
‘Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha’.
Hân hoan, hân hoan, hân hoan, khóc vì hân hoan.
Tôi đã tự cắt đứt khỏi Người.
Chúng đã bỏ Ta là mạch nước trường sinh.
Lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?
Đừng để con bị cắt đứt khỏi Chúa bao giờ!
‘Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô’
Lạy Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Chúa Giêsu Kitô.
Tôi đã cắt đứt khỏi Người, tôi đã xa lánh Người, bác bỏ Người, đóng đinh Người.
Đừng để con bị cắt đứt khỏi Người!
Chỉ có thể giữ được Người theo những cách được giảng dạy trong Tin Mừng.
Từ bỏ dịu ngọt và hoàn toàn.
Hòan toàn tùng phục Chúa Giêsu Kitô và vị linh hướng của tôi.
Hân hoan mãi mãi đổi lấy một ngày cố gắng dưới đất.
Con sẽ không quên lời Chúa phán. Amen
Từ lúc ấy trở đi, ông liên hệ nhiều hơn với Tu viện Port-Royal, có thể gọi là trụ sở của Phong trào Jansenism, một thứ dị giáo theo quan điểm chính thống Công Giáo, và là nơi em gái ông vốn tu trì. Pascal đứng hẳn về phía chủ thuyết Jansenius để chống lại Dòng Tên, qua 18 Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh, một tác phẩm trình bầy một lối văn xuôi làm “nền cho văn phong cổ điển Pháp, và tính bút chiến không ai địch nổi kể cả Demosthenes, Cicero, hay Swift”.
Tuy nhiên, Eliot cho rằng sẽ không công bằng khi cho rằng các Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh công kích Dòng Tên. Chúng chỉ công kích khoa giải nghi học (casuistry) của Dòng Tên, đại biểu bởi Escobar và Molina, mà thôi, một khoa bị coi là nới lỏng các đòi hỏi nghiêm ngặt của Tòa Giải Tội.
Theo Eliot, không nên coi các bức thư này là khảo luận thần học, vì quả tình, Pascal không phải là một thần học gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với tư cách bút chiến, chúng là “công trình của một trong các đầu óc toán học tinh tế nhất mọi thời, và của một người thế tục nói với, không phải các nhà thần học, mà là thế giới nói chung, tất cả những người có học vấn cũng như rất nhiều người kém học vấn hơn trong hàng ngũ giáo dân Pháp; và với công chúng này, chúng tạo được một thành công đáng ngạc nhiên”.
Các Suy Tưởng
Còn về tác phẩm sau này có tên là Pensées (Các Suy Tưởng), Eliot cho rằng, Pascal khởi đầu vào năm 1660. Mục tiêu là bênh vực Kitô giáo, một thứ Hộ Giáo rõ ràng, trình bầy các lý do để thuyết phục trí hiểu.
Như đã nói, Pascal không phải là một thần học gia cũng không phải là một triết gia có hệ thống. Ông là một người có thiên tài mênh mông về khoa học, và cùng một lúc, là một tâm lý gia và luân lý gia tự nhiên. Là một nghệ sĩ văn chương tài ba, sách của ông cũng là cuốn tự truyện của ông về phương diện tâm linh viết bằng một văn phong hết sức có bản ngã. Trên hết, ông là người của các đam mê mạnh mẽ; và đam mê trí thức muốn biết sự thật của ông được tăng cường nhờ việc ông không hài lòng chút nào với cuộc sống con người nếu không tìm được một giải thích thiêng liêng cho nó.
Pensées chỉ là những ghi chép ban đầu cho một công trình chính ông không hoàn thành. Trong cuốn Port-Royal, Sainte-Beuve ví nó như “tòa tháp mà các viên đá đã được chồng lên nhau, nhưng chưa được kết với nhau bằng xi-măng, và cấu trúc chưa hoàn thành”.
Dù thế, nó vẫn “chiếm một vị trí độc đáo trong lịch sử văn chương Pháp và trong lịch sử suy tư tôn giáo”. Theo Eliot, phương pháp của Pascal là phương pháp của một tín hữu thông minh. Thực vậy, nhà tư tưởng Kitô giáo, tức người cố gắng, một cách hữu thức hay vô thức, giải thích cho mình trình tự dẫn đến cao điểm đức tin, chứ không phải là nhà hộ giáo công khai, luôn khởi diễn bằng việc bác bỏ và loại trừ. Ông thấy thế giới là thế này thế nọ, ông thấy nó không thể giải thích bằng bất cứ lý thuyết nào không có tính tôn giáo; trong số các tôn giáo, ông thấy Kitô giáo, và là Kitô giáo Công Giáo, giải thích được thế giới một cách thỏa đáng nhất, nhất là đối với thế giới luân lý; và do đó, vì các lý do mà Đức Hồng Y Newman gọi là “mạnh mẽ và đồng quy”, ông thấy ông nhất thiết phải cam kết với tín điều Nhập Thể. Đối với người không tin, phương pháp này không hay vì người không tin ít khi quan tâm đến việc giải thích thế giới cho chính họ, ít khi quan tâm đến khía cạnh bất trật tự của thế giới.
Phải nói rằng Pascal là một người thế gian sống giữa những nhà khổ hạnh, và là một nhà khổ hạnh sống giữa những người thế gian: ông vừa có nhận thức về tính thế gian lẫn cái đam mê đối với lối sống khổ hạnh; nơi ông, hai thế giới này hoà lẫn thành một toàn bộ có tính cá thể. Phần lớn con người có đầu óc lười lĩnh, không biết tò mò, chạy theo những chuyện phù vân và lãnh đạm trong cảm xúc, và do đó, thiếu khả năng đối với cả hoài nghi lẫn đức tin; và khi một người bình thường tự cho mình là kẻ hoài nghi hay không tin tưởng, thì thường đó chỉ là một bộ tịch giả tạo, che dấu xu hướng không muốn suy nghĩ bất cứ điều gì cho tới kết luận.
Trái với giải thích của một số người cho rằng việc ông phân tích một cách sáng suốt các điểm yếu của con người chứng tỏ trước đây ông vốn là một người không tin, thực ra, việc phân tích này rất khách quan vì các điểm yếu ấy chính là những thời khắc có tính yếu tính trong tiến bộ của một linh hồn trí thức, giống như đêm đen vốn là giai đoạn chủ yếu trong hành trình của nhà huyền nhiệm Kitô giáo, một bản dạo đầu đưa tới niềm vui đức tin.
Eliot cho rằng ảnh hưởng của phái Jansenism thấy rõ ở phần đầu cuốn Pensées của Pascal qua việc ông nhấn mạnh tới tình trạng sa đoạ và vô vọng của con người trong việc phân tích tuyệt diệu các động lực và lo lắng của họ.
Eliot cũng nhận định rằng “mặc dù ông đem vào công trình này cùng những khí lực như khi nói đến khoa học, nhưng ông không tự trình bầy mình như một nhà khoa học. Dường như ông không muốn nói với độc giả: tôi là một trong những nhà khoa học sáng chói nhất thời đại; tôi hiểu nhiều vấn đề luôn mầu nhiệm đối với các bạn, và qua khoa học, tôi đã đến với đức tin; do đó, các bạn, những người chưa được dẫn đạo vào khoa học nên có đức tin nếu tôi đã có. Ông hoàn toàn ý thức được sự khác nhau của vấn đề chủ đề; và sự phân biệt nổi tiếng của ông giữa tinh thần hình học (esprit de géometrie) và tinh thần tinh tế (esprit de finesse) là điều ta cần xem xét. Chính sự kết hợp của nhà khoa học, chính nhân quân tử (honnête homme), và bản chất tôn giáo với một khao khát Thiên Chúa cháy bỏng đã làm Pascal thành độc đáo”.
Đối với Eliot, “ai đọc cuốn sách này sẽ ngay lập tức nhận ra tính mảnh vụn của nó; nhưng chỉ với một nghiên cứu nào đó, họ sẽ tri nhận điều này: tính mảnh vụn chỉ ở trong cách diễn tả hơn là ở trong tư tưởng. ‘Các tư tưởng’ không thể tách biệt khỏi nhau và được trích dẫn như những tư tưởng tự chúng đã hoàn hảo. Câu ‘trái tim có những lý lẽ mà lý trí không hề biết’ được trích dẫn không biết bao nhiêu lần và thường bị trích dẫn không đúng mục tiêu! Vì đây không hề là một tuyên dương ‘trái tim’ hơn ‘đầu óc’, một suy tôn điều vô lý (unreason). Theo từ vựng của Pascal, trái tim thực sự hữu lý nếu nó là trái tim thực sự. Với ông, trong các vấn đề thần học, trọn nhân cách đều can dự vào.
“Chúng ta không thể hiểu rõ bất cứ thành phần nào, dù chúng mảnh vụn bao nhiêu, nếu không hiểu cái toàn bộ. Thí dụ, chủ yếu là việc ông phân tích ba trật tự: trật tự tự nhiên, trât tự tâm trí, và trật tự đức ái. Ba trật tự này có tính bất liên tục (discontinuous); trật tự cao hơn không hàm chứa trong trật tự thấp hơn như trong lý thuyết biến hóa. Trong sự phân biệt này, ông cung ứng nhiều điều để thế giới hiện đại suy tư”.
Trong bản dịch Pensées của Ông do Nhà Penguin Books xuất bản năm 1966, Tiến sĩ A.J. Krailsheimer cho rằng 300 năm sau khi qua đời, Pascal được tưởng niệm không hẳn vì thiên tài khoa học, một phần có lẽ vì các nhà khoa học hiện nay bận nghĩ đến tương lai nhiều hơn. Ông được tưởng niệm nhiều hơn như một tác giả được nhiều người sùng mộ, được “xếp vào hàng những người có sách luôn bán chạy hơn hết của thế giới”.
Về cuốn Pensées, tiến sĩ Krailsheimer cho hay: khi thấy cháu gái được chữa lành cách lạ lùng vào ngày 25 tháng 3 năm 1655, trong khi vẫn tiếp tục viết các Thư Gửi Người ở Tỉnh (đến lá thứ 11, ông nói chuyện trực tiếp với các cha Dòng Tên), Pascal bắt đầu thu thập tài liệu về phép lạ nhằm để viết cuốn Bênh Vực Kitô Giáo của ông, cuốn sau này mang tên Pensées. Đến năm 1658, công trình này tiến xa đủ để ông diễn thuyết tại Port-Royal, trình bầy phương pháp và các luận điểm chính của ông.
Điều được tiến sĩ Krailsheimer nhấn mạnh là chính những mảnh vụn, những tờ giấy rời được Pascal dùng ghi lại các tư tưởng chợt lóe lên trong bộ óc thiên tài của ông. Hình chụp những mảnh rời này đã được trưng bầy nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày ông qua đời tại Paris. Tiến sĩ cho rằng đây là “tài liệu thật cảm động cho thấy sự vội vã hối hả Pascal dùng để ghi các tư tưởng xuống trước khi chúng vuột mất, những sửa chữa và bôi bỏ, việc sắp xếp ở nhiều mảnh dưới hình thức thi ca chứ không phải tản văn, và cùng khắp là cái năng động tính và cái dòng chẩy mạnh mẽ các chữ viết tay của một thiên tài”.
Pascal viết trên những khổ giấy lớn, ghi xuống bất cứ tư tưởng mới nào thuộc bất cứ chủ đề nào xuất hiện trong đầu, chỉ phân biệt bằng một hàng kẻ. Khoảng trước năm 1659, ông bắt đầu sắp xếp có hệ thống các tư tưởng dành cho cuốn Hộ Giáo: ông cắt các tờ giấy theo các tư tưởng thành tố làm nên cuốn sách, sắp xếp chúng thành 28 tựa đề và cột chúng lại với nhau. Nhưng sau đó, vì bệnh hoạn, ông phải ngưng công việc này. Nên, chỉ có các mảnh 1 đến 382 là được ông sắp xếp. Các mảnh 383-829 không được ông sắp xếp, các mảnh 830-912 phần lớn về các phép lạ, tuy cũng bao gồm nhiều chủ đề khác. Các mảnh 913-969 là các ghi chép có tính bản thân hay bản thảo cho các Thư Gửi Người Ở Tỉnh.
Tiến sĩ Karen Attar của Đại học London (https://talkinghumanities.blogs.sas.ac.uk/2020/06/18/pascals-jottings-in-defence-of-christianity-turns-350), cho biết thêm: Khi cộng đoàn Port-Royal hiệu đính để xuất bản cuốn Pensées lần đầu tiên năm 1670, họ đã bỏ đi nhiều mảnh và sắp xếp các mảnh còn lại một cách gắn bó để phù hợp với ý muốn của họ là cổ vũ chính nghĩa Jansenist, chứ không theo cách phân chia của chính Pascal như ta biết hiện nay. Cuối thế kỷ 17, cháu trai của Pascal là Louis Périer đã dán các mảnh nguyên thủy vào một cuốn album. Tuy nhiên, thứ tự của Périer cũng có vấn đề ở chỗ ông đã tự ý cắt các mảnh giấy riêng biệt thành nhiều mảnh để dán vào chỗ trống trong cuốn album...
Bản tại School of Advanced Study của Đại Học London được Tiến Sĩ Attar giới thiệu là bản xuất bản năm 1844 của Prosper Fauguère (1810-87), xuất phát từ một phúc trình của triết gia Victor Cousin năm 1842 có nhắc đến công trình của Périer và yêu cầu một ấn bản dựa theo bản vừa nói. Do đó, ấn bản của Faugère “lần đầu tiên phù hợp với các bản chép tay nguyên thủy và phần lớn chưa được công bố”. Tuy nhiên, công trình của Faugère sau đó đã bị thay thế bởi công trình của Léon Brunschwicg Zacharie Tourneur (1904 rồi 1938-1942) và Louis Lafuma (1951-1964).
Theo Tiến sĩ Krailsheimer, hiện có đến nửa tá cách sắp xếp khác nhau. Cách sắp xếp trong bản dịch của ông gồm 4 phần: Phần đầu gồm 27 tiểu đề do chính Pascal sắp xếp và đặt tên, phần 2 gồm các mảnh chưa được Pascal sắp xếp, phần 3 gồm các mảnh nói về phép lạ và phần 4 gồm các mảnh không có trong bản chép tay nguyên thủy, trong đó có mảnh nói tới đêm “Lửa”.
Hậu quả là khi tham chiếu số mảnh, người đọc nên lưu ý số mảnh đó là của ấn bản nào.
Tiến sĩ Krailsheimer cho rằng “mục đích của Pensées có tính tích cực và phổ quát hơn các Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh: đem con người tới Thiên Chúa qua Chúa Kitô, trong Giáo Hội Công Giáo. Pensées không phải là một khảo luận của phe Jansenist, nhưng, như người ta vốn nghĩ, nó cho thấy các dấu ấn chịu ảnh hưởng rõ ràng của Thánh Augustinô...” nhất là sự tương phản rõ nét giữa con người trong trạng thái sa ngã và trong trạng thái ơn thánh. Đặc điểm của học thuyết Augustinô, theo tiến sĩ Krailsheimer, là bản tính con người, vì sự sa ngã, sa đọa đến nỗi chỉ có sự can thiệp trực tiếp của ơn thánh Thiên Chúa, qua trung gian ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, mới giúp con người làm được điều tốt và được cứu rỗi.
Phái Jansenist có thể còn đi xa hơn bằng cách tin vào thuyết định mệnh: chỉ được cứu rỗi những ai được Thiên Chúa chọn lựa và số này không nhiều. Nhưng mặc dù thực hành nhiều nhiệm nhặt như của phái này, Pascal không hẳn là thành viên của nhóm, ít nhất về mặt tư tưởng.
Hai cực trong luận điểm của Pascal cho thấy điều ấy: “sự khốn khổ của con người không có Thiên Chúa / Hạnh phúc của con người có Thiên Chúa. Nói cách khác, Bản nhiên sa đoạ, được chứng minh bởi chính bản nhiên / Có Đấng Cứu Chuộc, được chứng minh bởi Kinh Thánh (mảnh 6 trong bản dịch của tiến sĩ Krailsheimer). Ở đây, ta thấy việc nhấn mạnh của học thuyết Augustinô về sự sa đọa của bản nhiên đi liền với phương thuốc đầy hứa hẹn.
Trái với Eliot, tiến sĩ Krailsheimer cho rằng qua Pensées, Pascal muốn bộc lộ sự thật về chính mình. Ông nói với một người rành rõi với lối sống xã hội, thành thạo với thế giới thượng lưu, với các trò giải trí quen thuộc như săn bắn, đánh bài, khiêu vũ, và quần vợt, hiểu biết các khám phá mới của khoa học đương thời...
Tuy nhiên, giống như Eliot, tiến sĩ Krailsheimer cũng cho rằng “toàn bộ ý niệm bênh vực Kitô giáo dựa cả vào sự tương phản đã nhắc trên đây giữa trạng thái bản nhiên và trạng thái ơn thánh lẫn ý niệm của Pascal về 3 trật tự”.
Ý niệm trên khởi thủy bắt nguồn từ toán học, và Pascal sử dụng nó vào nhiều bối cảnh khác trước khi áp dụng vào tôn giáo. Các đường thẳng, các hình vuông và các khối (hay x, x², x³) không thể cộng vào với nhau được vì thuộc ba bậc khác nhau thế nào, thì trong lãnh vực nhận thức của con người cũng vậy những gì thuộc thân xác (các giác quan), thuộc trí khôn (lý trí) và thuộc trái tim cũng thuộc ba trật tự khác nhau mà ta cần phân biệt để tránh lầm lẫn. Trong viễn ảnh của Pascal, trái tim là máng chuyển thích đáng của nhận thức trực giác, để nắm được các nguyên lý đầu tiên vốn có tính tiền thuần lý (pre-rational) và chấp nhận các mệnh đề siêu thuần lý (supra-rational) cũng như các biểu thức xúc cảm và thẩm mỹ. Mảnh cần để hiểu ý niệm này là mảnh 110 trong bản dịch Krailsheimer.
Trong phạm vi tôn giáo, trái tim là nơi ở và nơi nhận đức ái và chỉ trong nối kết này, ta mới có thể coi nó như một cơ năng thượng đẳng. Vì trong mọi vụ việc tự nhiên, mỗi trật tự này đều có vai trò để đóng mà trật tự kia không thể áp dụng được.
Điển hình là việc Descartes cho rằng có thể dùng lý trí thuần túy để chứng minh trong thiên nhiên không hề có khoảng chân không, do đó, đã ủng hộ các tin tưởng của phái Aristốt và Kinh viện nói chung, những người chuyên dựa niềm tin của họ vào thế giá các vĩ nhân và truyền thống cả hàng thế kỷ hơn là vào lý trí. Đối với Pascal, một hiện tượng vật lý phải được khảo sát bằng phương tiện vật lý, nghĩa là chứng cớ của giác quan, bằng cách đọc những gì dụng cụ ghi được. Một khi các sự kiện đã được thiết lập, lúc ấy, lẽ tất nhiên lý trí phải phân tích và lên qui luật, cũng như lý trí phải đưa ra các giả thuyết để các giác quan thử nghiệm. Cả trong hai trường hợp, trái tim không đóng được vai trò nào có tính quyết định. Còn trong các vấn đề siêu nhiên, các giác quan hoàn toàn bất lực và quả là ảo tưởng sỗ sàng khi con người gán những lời sau cùng cho lý trí.
Ông vốn cho rằng từ cái đống lý lẽ thuần lý, người ta không thể rút ra dù chỉ là một tia đức ái. Hình ảnh chiếc giếng có thể soi sáng phần nào: chỉ bao giờ chiếc khoan khoan đủ sâu thì cái vỏ lý trí và thói quen mới mỏng đủ để triều ơn thánh Thiên Chúa vọt lên. Pascal không phải là nhà giả kim (alchemist) có thể hoán chuyển các yếu tố, mà chỉ là người tìm vàng, phá mìn các chướng ngại vĩ đại để lộ ra kho báu.
Pascal tin rằng chỉ có lý trí mới thuyết phục được lý trí thấy mình bất cập. Ông loại bỏ có hệ thống những chống đỡ con người thường dùng để hỗ trợ các ảo tưởng của họ. Các giá trị trân qúy được ông trình bầy như chỉ là những nhượng bộ tưởng tượng, võ đoán cho thuận tiện hay thiên kiến của một thời. Các liên hệ và định chế nhân bản đều bất nhất, các bản năng được coi là tự nhiên có thể bị thay đổi hoàn toàn, và thói quen đóng một vai trò thống trị trong đời ta đến nỗi có thể được coi là bản nhiên thứ hai (mảnh 126). Chính lý trí cũng chỉ có thể hành động từ các tư liệu thô do bản năng hay các giác quan cung cấp, không hề có bảo đảm. Mọi sự đều bất nhất, tương đối, không chắc chắn.
Xác định thân phận con người như “bất nhất, buồn nản, lo âu” (Mảnh 24), Pascal dành trọn tiết nói về Giải Khuây (Diversion) để chứng minh con người cố gắng ra sao trong việc kiểm soát sự buồn nản, lo âu của mình. Bao lâu con người không phải suy nghĩ, họ có thể tiếp tục sống, bị đánh thuốc mê bởi sinh hoạt, vốn tự nó vô nghĩa, nhưng căng thẳng đủ để tiêu hao năng lực của họ. Các triết gia, đi tìm sự thiện tối cao, cũng chả thành công gì hơn những người tầm thường vốn chỉ mưu cầu hạnh phúc. Từ đó, Pascal lý luận rằng, dù thực sự bất hạnh như thế, con người sẽ không hối hả đi tìm một thứ hạnh phúc khó thấy nếu từ một chỗ nào đó trong chính họ, vốn không có một tia sáng hạnh phước đã có nào: nơi một hữu thể bất toàn người ta chỉ có thể tìm thấy sự bất toàn, và nếu con người không tìm mục đích của họ ở ngoài chính họ, vấn đề của họ không bao giờ được giải quyết.
Thành thử điều đơn giản là con người phải lắng nghe Thiên Chúa. Dù khó tin đối với một tạo vật mất tinh thần và bé bỏng đến thế, Thiên Chúa vẫn không những có thể mà còn sẵn sàng kết hợp với họ.
Tiến sĩ Krailsheimer cho rằng những điểm trên khá có tính xúc cảm nhưng sức mạnh tấn công chính phát sinh từ lý trí, bị Pascal phơi bày các yếu điểm một cách không thương tiếc. Chính trong giai đoạn này, ông mời người đọc ít nhất lên đường đi tìm chân lý, dù rất có thể không tìm ra, vì việc này hữu lý hơn là ở lỳ trong cảnh dửng dưng.
Hơn nữa, chỉ trong Chúa Kitô cái nghịch lý khốn khổ và cao cả mới được giải quyết. “Biết Thiên Chúa mà không có Chúa Kitô không những không thể mà còn vô ích nữa” (mảnh 191). Do đó, chủ nghĩa duy thần tự nhiên (deism), tức tôn giáo của các triết gia, đối với Pascal, gần xa rời Kitô giáo như chính chủ nghĩa vô thần (mảnh 449). Chính tư tưởng và một mình tư tưởng tạo nên sự vĩ đại của con người, và do đó, quyền lợi và bổn phận của lý trí là khảo sát các sự kiện thuộc thân phận con người. Sự nghịch lý và tính nhị nguyên trong bản chất ta là bí ẩn mà tôn giáo đích thực có thể và phải giải đáp. Tín lý Sa Ngã, không thể tách biệt với các tín lý Nhập Thể và Cứu Chuộc, đối với Pascal, là giải đáp duy nhất khả hữu. Không có Sa Ngã, con người vẫn có thể hạnh phúc, không có Cứu Chuộc, con người chỉ có thể mãi khốn khổ, còn trong Nhập Thể, Thiên Chúa tự mạc khải Người ra trong hình thức duy nhất có thể hiểu được đối với một tạo vật có hiểu biết hữu hạn, cân bằng một cách mong manh giữa vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng lớn lao. Nhờ tham dự vào nhân tính, Chúa Kitô thánh hóa một trạng thái không hẳn của thú vật mà cũng không hẳn của thiên thần, mà là của cả hai. Con người sẽ không bao giờ nên giống thần minh, như lời hứa của con rắn; Thiên Chúa đã trở thành người phàm và hạnh phúc là bước theo Chúa Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm.
Phần sau của Pensées liên quan đến việc bênh vực tín lý thần học về cuộc Sa Ngã và Cứu Chuộc bằng các chứng cớ khác nhau của Kinh Thánh và nhiều nguồn khác. Như phần lớn các người thời ông, Pascal tiếp nhận theo nghĩa đen các trình thuật Môsê về lịch sử con người và theo ông, cuộc Sa Ngã là một biến cố lịch sử, được chứng thực bởi những người viết trong một chuỗi tiếp xúc không gián đoạn với nguyên tổ của nhân loại. Ông hết sức có ấn tượng trước sự sống còn hết sức bền bỉ của dân tộc Do Thái, coi nó như dấu chỉ rõ ràng ơn quan phòng của Thiên Chúa, chứ không thể giải thích cách nào khác hơn thế được. Ơn quan phòng này được ông giải thích như sau: dân tộc được mạc khải và ủy thác niềm hy vọng thiên sai vừa bác bỏ Đấng Thiên Sai khi Người đến vừa được bảo tồn để chứng thực cho một truyền thống hết sức chủ yếu đối với Kitô giáo.
Kỳ tới: Phương pháp Hộ giáo của Pascal
Bà Périer kết thúc tiểu sử của em trai mình ở đấy. T. S. Eliot trong phần dẫn nhập cho bản dịch Anh ngữ cuốn Pensées của nhà E.P. Dutton & Co., Inc. xuất bản năm 1958, nhấn mạnh biến cố diễn ra năm 1654, lúc Blaise Pascal trải qua một kinh nghiệm huyền nhiệm và được ông ghi lại trên giấy và khâu vào áo khoác. Người ta chỉ tìm thấy tờ giấy này sau khi ông qua đời với nội dung như sau:
“Năm ơn thánh 1654.
Thứ Hai, 23 tháng 11, lễ Thánh Clêmentê, Giáo Hoàng Tử Đạo, và các thánh khác trong Hạnh Tử Đạo,
Vọng lễ Thánh Chrysôgônô, Tử đạo và các thánh khác.
Từ khoảng 10 giờ 30 đêm tới 12 giờ 30 đêm.
Lửa
‘Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp’, chứ không phải của các triết gia và học giả.
Chắc chắn, chắc chắn, tận đáy lòng, hân hoan, bình an.
Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa của Thầy và Thiên Chúa của anh em
‘Thiên Chúa của mẹ cũng là Thiên Chúa của con’.
Thế giới bị lãng quên, và mọi sự trừ Thiên Chúa.
Chỉ có thể tìm thấy Người qua các cách được giảng dậy trong các sách Tin Mừng.
Sự vĩ đại của linh hồn con người.
‘Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha’.
Hân hoan, hân hoan, hân hoan, khóc vì hân hoan.
Tôi đã tự cắt đứt khỏi Người.
Chúng đã bỏ Ta là mạch nước trường sinh.
Lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?
Đừng để con bị cắt đứt khỏi Chúa bao giờ!
‘Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô’
Lạy Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Chúa Giêsu Kitô.
Tôi đã cắt đứt khỏi Người, tôi đã xa lánh Người, bác bỏ Người, đóng đinh Người.
Đừng để con bị cắt đứt khỏi Người!
Chỉ có thể giữ được Người theo những cách được giảng dạy trong Tin Mừng.
Từ bỏ dịu ngọt và hoàn toàn.
Hòan toàn tùng phục Chúa Giêsu Kitô và vị linh hướng của tôi.
Hân hoan mãi mãi đổi lấy một ngày cố gắng dưới đất.
Con sẽ không quên lời Chúa phán. Amen
Từ lúc ấy trở đi, ông liên hệ nhiều hơn với Tu viện Port-Royal, có thể gọi là trụ sở của Phong trào Jansenism, một thứ dị giáo theo quan điểm chính thống Công Giáo, và là nơi em gái ông vốn tu trì. Pascal đứng hẳn về phía chủ thuyết Jansenius để chống lại Dòng Tên, qua 18 Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh, một tác phẩm trình bầy một lối văn xuôi làm “nền cho văn phong cổ điển Pháp, và tính bút chiến không ai địch nổi kể cả Demosthenes, Cicero, hay Swift”.
Tuy nhiên, Eliot cho rằng sẽ không công bằng khi cho rằng các Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh công kích Dòng Tên. Chúng chỉ công kích khoa giải nghi học (casuistry) của Dòng Tên, đại biểu bởi Escobar và Molina, mà thôi, một khoa bị coi là nới lỏng các đòi hỏi nghiêm ngặt của Tòa Giải Tội.
Theo Eliot, không nên coi các bức thư này là khảo luận thần học, vì quả tình, Pascal không phải là một thần học gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với tư cách bút chiến, chúng là “công trình của một trong các đầu óc toán học tinh tế nhất mọi thời, và của một người thế tục nói với, không phải các nhà thần học, mà là thế giới nói chung, tất cả những người có học vấn cũng như rất nhiều người kém học vấn hơn trong hàng ngũ giáo dân Pháp; và với công chúng này, chúng tạo được một thành công đáng ngạc nhiên”.
Các Suy Tưởng
Còn về tác phẩm sau này có tên là Pensées (Các Suy Tưởng), Eliot cho rằng, Pascal khởi đầu vào năm 1660. Mục tiêu là bênh vực Kitô giáo, một thứ Hộ Giáo rõ ràng, trình bầy các lý do để thuyết phục trí hiểu.
Như đã nói, Pascal không phải là một thần học gia cũng không phải là một triết gia có hệ thống. Ông là một người có thiên tài mênh mông về khoa học, và cùng một lúc, là một tâm lý gia và luân lý gia tự nhiên. Là một nghệ sĩ văn chương tài ba, sách của ông cũng là cuốn tự truyện của ông về phương diện tâm linh viết bằng một văn phong hết sức có bản ngã. Trên hết, ông là người của các đam mê mạnh mẽ; và đam mê trí thức muốn biết sự thật của ông được tăng cường nhờ việc ông không hài lòng chút nào với cuộc sống con người nếu không tìm được một giải thích thiêng liêng cho nó.
Pensées chỉ là những ghi chép ban đầu cho một công trình chính ông không hoàn thành. Trong cuốn Port-Royal, Sainte-Beuve ví nó như “tòa tháp mà các viên đá đã được chồng lên nhau, nhưng chưa được kết với nhau bằng xi-măng, và cấu trúc chưa hoàn thành”.
Dù thế, nó vẫn “chiếm một vị trí độc đáo trong lịch sử văn chương Pháp và trong lịch sử suy tư tôn giáo”. Theo Eliot, phương pháp của Pascal là phương pháp của một tín hữu thông minh. Thực vậy, nhà tư tưởng Kitô giáo, tức người cố gắng, một cách hữu thức hay vô thức, giải thích cho mình trình tự dẫn đến cao điểm đức tin, chứ không phải là nhà hộ giáo công khai, luôn khởi diễn bằng việc bác bỏ và loại trừ. Ông thấy thế giới là thế này thế nọ, ông thấy nó không thể giải thích bằng bất cứ lý thuyết nào không có tính tôn giáo; trong số các tôn giáo, ông thấy Kitô giáo, và là Kitô giáo Công Giáo, giải thích được thế giới một cách thỏa đáng nhất, nhất là đối với thế giới luân lý; và do đó, vì các lý do mà Đức Hồng Y Newman gọi là “mạnh mẽ và đồng quy”, ông thấy ông nhất thiết phải cam kết với tín điều Nhập Thể. Đối với người không tin, phương pháp này không hay vì người không tin ít khi quan tâm đến việc giải thích thế giới cho chính họ, ít khi quan tâm đến khía cạnh bất trật tự của thế giới.
Phải nói rằng Pascal là một người thế gian sống giữa những nhà khổ hạnh, và là một nhà khổ hạnh sống giữa những người thế gian: ông vừa có nhận thức về tính thế gian lẫn cái đam mê đối với lối sống khổ hạnh; nơi ông, hai thế giới này hoà lẫn thành một toàn bộ có tính cá thể. Phần lớn con người có đầu óc lười lĩnh, không biết tò mò, chạy theo những chuyện phù vân và lãnh đạm trong cảm xúc, và do đó, thiếu khả năng đối với cả hoài nghi lẫn đức tin; và khi một người bình thường tự cho mình là kẻ hoài nghi hay không tin tưởng, thì thường đó chỉ là một bộ tịch giả tạo, che dấu xu hướng không muốn suy nghĩ bất cứ điều gì cho tới kết luận.
Trái với giải thích của một số người cho rằng việc ông phân tích một cách sáng suốt các điểm yếu của con người chứng tỏ trước đây ông vốn là một người không tin, thực ra, việc phân tích này rất khách quan vì các điểm yếu ấy chính là những thời khắc có tính yếu tính trong tiến bộ của một linh hồn trí thức, giống như đêm đen vốn là giai đoạn chủ yếu trong hành trình của nhà huyền nhiệm Kitô giáo, một bản dạo đầu đưa tới niềm vui đức tin.
Eliot cho rằng ảnh hưởng của phái Jansenism thấy rõ ở phần đầu cuốn Pensées của Pascal qua việc ông nhấn mạnh tới tình trạng sa đoạ và vô vọng của con người trong việc phân tích tuyệt diệu các động lực và lo lắng của họ.
Eliot cũng nhận định rằng “mặc dù ông đem vào công trình này cùng những khí lực như khi nói đến khoa học, nhưng ông không tự trình bầy mình như một nhà khoa học. Dường như ông không muốn nói với độc giả: tôi là một trong những nhà khoa học sáng chói nhất thời đại; tôi hiểu nhiều vấn đề luôn mầu nhiệm đối với các bạn, và qua khoa học, tôi đã đến với đức tin; do đó, các bạn, những người chưa được dẫn đạo vào khoa học nên có đức tin nếu tôi đã có. Ông hoàn toàn ý thức được sự khác nhau của vấn đề chủ đề; và sự phân biệt nổi tiếng của ông giữa tinh thần hình học (esprit de géometrie) và tinh thần tinh tế (esprit de finesse) là điều ta cần xem xét. Chính sự kết hợp của nhà khoa học, chính nhân quân tử (honnête homme), và bản chất tôn giáo với một khao khát Thiên Chúa cháy bỏng đã làm Pascal thành độc đáo”.
Đối với Eliot, “ai đọc cuốn sách này sẽ ngay lập tức nhận ra tính mảnh vụn của nó; nhưng chỉ với một nghiên cứu nào đó, họ sẽ tri nhận điều này: tính mảnh vụn chỉ ở trong cách diễn tả hơn là ở trong tư tưởng. ‘Các tư tưởng’ không thể tách biệt khỏi nhau và được trích dẫn như những tư tưởng tự chúng đã hoàn hảo. Câu ‘trái tim có những lý lẽ mà lý trí không hề biết’ được trích dẫn không biết bao nhiêu lần và thường bị trích dẫn không đúng mục tiêu! Vì đây không hề là một tuyên dương ‘trái tim’ hơn ‘đầu óc’, một suy tôn điều vô lý (unreason). Theo từ vựng của Pascal, trái tim thực sự hữu lý nếu nó là trái tim thực sự. Với ông, trong các vấn đề thần học, trọn nhân cách đều can dự vào.
“Chúng ta không thể hiểu rõ bất cứ thành phần nào, dù chúng mảnh vụn bao nhiêu, nếu không hiểu cái toàn bộ. Thí dụ, chủ yếu là việc ông phân tích ba trật tự: trật tự tự nhiên, trât tự tâm trí, và trật tự đức ái. Ba trật tự này có tính bất liên tục (discontinuous); trật tự cao hơn không hàm chứa trong trật tự thấp hơn như trong lý thuyết biến hóa. Trong sự phân biệt này, ông cung ứng nhiều điều để thế giới hiện đại suy tư”.
Trong bản dịch Pensées của Ông do Nhà Penguin Books xuất bản năm 1966, Tiến sĩ A.J. Krailsheimer cho rằng 300 năm sau khi qua đời, Pascal được tưởng niệm không hẳn vì thiên tài khoa học, một phần có lẽ vì các nhà khoa học hiện nay bận nghĩ đến tương lai nhiều hơn. Ông được tưởng niệm nhiều hơn như một tác giả được nhiều người sùng mộ, được “xếp vào hàng những người có sách luôn bán chạy hơn hết của thế giới”.
Về cuốn Pensées, tiến sĩ Krailsheimer cho hay: khi thấy cháu gái được chữa lành cách lạ lùng vào ngày 25 tháng 3 năm 1655, trong khi vẫn tiếp tục viết các Thư Gửi Người ở Tỉnh (đến lá thứ 11, ông nói chuyện trực tiếp với các cha Dòng Tên), Pascal bắt đầu thu thập tài liệu về phép lạ nhằm để viết cuốn Bênh Vực Kitô Giáo của ông, cuốn sau này mang tên Pensées. Đến năm 1658, công trình này tiến xa đủ để ông diễn thuyết tại Port-Royal, trình bầy phương pháp và các luận điểm chính của ông.
Điều được tiến sĩ Krailsheimer nhấn mạnh là chính những mảnh vụn, những tờ giấy rời được Pascal dùng ghi lại các tư tưởng chợt lóe lên trong bộ óc thiên tài của ông. Hình chụp những mảnh rời này đã được trưng bầy nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày ông qua đời tại Paris. Tiến sĩ cho rằng đây là “tài liệu thật cảm động cho thấy sự vội vã hối hả Pascal dùng để ghi các tư tưởng xuống trước khi chúng vuột mất, những sửa chữa và bôi bỏ, việc sắp xếp ở nhiều mảnh dưới hình thức thi ca chứ không phải tản văn, và cùng khắp là cái năng động tính và cái dòng chẩy mạnh mẽ các chữ viết tay của một thiên tài”.
Pascal viết trên những khổ giấy lớn, ghi xuống bất cứ tư tưởng mới nào thuộc bất cứ chủ đề nào xuất hiện trong đầu, chỉ phân biệt bằng một hàng kẻ. Khoảng trước năm 1659, ông bắt đầu sắp xếp có hệ thống các tư tưởng dành cho cuốn Hộ Giáo: ông cắt các tờ giấy theo các tư tưởng thành tố làm nên cuốn sách, sắp xếp chúng thành 28 tựa đề và cột chúng lại với nhau. Nhưng sau đó, vì bệnh hoạn, ông phải ngưng công việc này. Nên, chỉ có các mảnh 1 đến 382 là được ông sắp xếp. Các mảnh 383-829 không được ông sắp xếp, các mảnh 830-912 phần lớn về các phép lạ, tuy cũng bao gồm nhiều chủ đề khác. Các mảnh 913-969 là các ghi chép có tính bản thân hay bản thảo cho các Thư Gửi Người Ở Tỉnh.
Tiến sĩ Karen Attar của Đại học London (https://talkinghumanities.blogs.sas.ac.uk/2020/06/18/pascals-jottings-in-defence-of-christianity-turns-350), cho biết thêm: Khi cộng đoàn Port-Royal hiệu đính để xuất bản cuốn Pensées lần đầu tiên năm 1670, họ đã bỏ đi nhiều mảnh và sắp xếp các mảnh còn lại một cách gắn bó để phù hợp với ý muốn của họ là cổ vũ chính nghĩa Jansenist, chứ không theo cách phân chia của chính Pascal như ta biết hiện nay. Cuối thế kỷ 17, cháu trai của Pascal là Louis Périer đã dán các mảnh nguyên thủy vào một cuốn album. Tuy nhiên, thứ tự của Périer cũng có vấn đề ở chỗ ông đã tự ý cắt các mảnh giấy riêng biệt thành nhiều mảnh để dán vào chỗ trống trong cuốn album...
Bản tại School of Advanced Study của Đại Học London được Tiến Sĩ Attar giới thiệu là bản xuất bản năm 1844 của Prosper Fauguère (1810-87), xuất phát từ một phúc trình của triết gia Victor Cousin năm 1842 có nhắc đến công trình của Périer và yêu cầu một ấn bản dựa theo bản vừa nói. Do đó, ấn bản của Faugère “lần đầu tiên phù hợp với các bản chép tay nguyên thủy và phần lớn chưa được công bố”. Tuy nhiên, công trình của Faugère sau đó đã bị thay thế bởi công trình của Léon Brunschwicg Zacharie Tourneur (1904 rồi 1938-1942) và Louis Lafuma (1951-1964).
Theo Tiến sĩ Krailsheimer, hiện có đến nửa tá cách sắp xếp khác nhau. Cách sắp xếp trong bản dịch của ông gồm 4 phần: Phần đầu gồm 27 tiểu đề do chính Pascal sắp xếp và đặt tên, phần 2 gồm các mảnh chưa được Pascal sắp xếp, phần 3 gồm các mảnh nói về phép lạ và phần 4 gồm các mảnh không có trong bản chép tay nguyên thủy, trong đó có mảnh nói tới đêm “Lửa”.
Hậu quả là khi tham chiếu số mảnh, người đọc nên lưu ý số mảnh đó là của ấn bản nào.
Tiến sĩ Krailsheimer cho rằng “mục đích của Pensées có tính tích cực và phổ quát hơn các Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh: đem con người tới Thiên Chúa qua Chúa Kitô, trong Giáo Hội Công Giáo. Pensées không phải là một khảo luận của phe Jansenist, nhưng, như người ta vốn nghĩ, nó cho thấy các dấu ấn chịu ảnh hưởng rõ ràng của Thánh Augustinô...” nhất là sự tương phản rõ nét giữa con người trong trạng thái sa ngã và trong trạng thái ơn thánh. Đặc điểm của học thuyết Augustinô, theo tiến sĩ Krailsheimer, là bản tính con người, vì sự sa ngã, sa đọa đến nỗi chỉ có sự can thiệp trực tiếp của ơn thánh Thiên Chúa, qua trung gian ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, mới giúp con người làm được điều tốt và được cứu rỗi.
Phái Jansenist có thể còn đi xa hơn bằng cách tin vào thuyết định mệnh: chỉ được cứu rỗi những ai được Thiên Chúa chọn lựa và số này không nhiều. Nhưng mặc dù thực hành nhiều nhiệm nhặt như của phái này, Pascal không hẳn là thành viên của nhóm, ít nhất về mặt tư tưởng.
Hai cực trong luận điểm của Pascal cho thấy điều ấy: “sự khốn khổ của con người không có Thiên Chúa / Hạnh phúc của con người có Thiên Chúa. Nói cách khác, Bản nhiên sa đoạ, được chứng minh bởi chính bản nhiên / Có Đấng Cứu Chuộc, được chứng minh bởi Kinh Thánh (mảnh 6 trong bản dịch của tiến sĩ Krailsheimer). Ở đây, ta thấy việc nhấn mạnh của học thuyết Augustinô về sự sa đọa của bản nhiên đi liền với phương thuốc đầy hứa hẹn.
Trái với Eliot, tiến sĩ Krailsheimer cho rằng qua Pensées, Pascal muốn bộc lộ sự thật về chính mình. Ông nói với một người rành rõi với lối sống xã hội, thành thạo với thế giới thượng lưu, với các trò giải trí quen thuộc như săn bắn, đánh bài, khiêu vũ, và quần vợt, hiểu biết các khám phá mới của khoa học đương thời...
Tuy nhiên, giống như Eliot, tiến sĩ Krailsheimer cũng cho rằng “toàn bộ ý niệm bênh vực Kitô giáo dựa cả vào sự tương phản đã nhắc trên đây giữa trạng thái bản nhiên và trạng thái ơn thánh lẫn ý niệm của Pascal về 3 trật tự”.
Ý niệm trên khởi thủy bắt nguồn từ toán học, và Pascal sử dụng nó vào nhiều bối cảnh khác trước khi áp dụng vào tôn giáo. Các đường thẳng, các hình vuông và các khối (hay x, x², x³) không thể cộng vào với nhau được vì thuộc ba bậc khác nhau thế nào, thì trong lãnh vực nhận thức của con người cũng vậy những gì thuộc thân xác (các giác quan), thuộc trí khôn (lý trí) và thuộc trái tim cũng thuộc ba trật tự khác nhau mà ta cần phân biệt để tránh lầm lẫn. Trong viễn ảnh của Pascal, trái tim là máng chuyển thích đáng của nhận thức trực giác, để nắm được các nguyên lý đầu tiên vốn có tính tiền thuần lý (pre-rational) và chấp nhận các mệnh đề siêu thuần lý (supra-rational) cũng như các biểu thức xúc cảm và thẩm mỹ. Mảnh cần để hiểu ý niệm này là mảnh 110 trong bản dịch Krailsheimer.
Trong phạm vi tôn giáo, trái tim là nơi ở và nơi nhận đức ái và chỉ trong nối kết này, ta mới có thể coi nó như một cơ năng thượng đẳng. Vì trong mọi vụ việc tự nhiên, mỗi trật tự này đều có vai trò để đóng mà trật tự kia không thể áp dụng được.
Điển hình là việc Descartes cho rằng có thể dùng lý trí thuần túy để chứng minh trong thiên nhiên không hề có khoảng chân không, do đó, đã ủng hộ các tin tưởng của phái Aristốt và Kinh viện nói chung, những người chuyên dựa niềm tin của họ vào thế giá các vĩ nhân và truyền thống cả hàng thế kỷ hơn là vào lý trí. Đối với Pascal, một hiện tượng vật lý phải được khảo sát bằng phương tiện vật lý, nghĩa là chứng cớ của giác quan, bằng cách đọc những gì dụng cụ ghi được. Một khi các sự kiện đã được thiết lập, lúc ấy, lẽ tất nhiên lý trí phải phân tích và lên qui luật, cũng như lý trí phải đưa ra các giả thuyết để các giác quan thử nghiệm. Cả trong hai trường hợp, trái tim không đóng được vai trò nào có tính quyết định. Còn trong các vấn đề siêu nhiên, các giác quan hoàn toàn bất lực và quả là ảo tưởng sỗ sàng khi con người gán những lời sau cùng cho lý trí.
Ông vốn cho rằng từ cái đống lý lẽ thuần lý, người ta không thể rút ra dù chỉ là một tia đức ái. Hình ảnh chiếc giếng có thể soi sáng phần nào: chỉ bao giờ chiếc khoan khoan đủ sâu thì cái vỏ lý trí và thói quen mới mỏng đủ để triều ơn thánh Thiên Chúa vọt lên. Pascal không phải là nhà giả kim (alchemist) có thể hoán chuyển các yếu tố, mà chỉ là người tìm vàng, phá mìn các chướng ngại vĩ đại để lộ ra kho báu.
Pascal tin rằng chỉ có lý trí mới thuyết phục được lý trí thấy mình bất cập. Ông loại bỏ có hệ thống những chống đỡ con người thường dùng để hỗ trợ các ảo tưởng của họ. Các giá trị trân qúy được ông trình bầy như chỉ là những nhượng bộ tưởng tượng, võ đoán cho thuận tiện hay thiên kiến của một thời. Các liên hệ và định chế nhân bản đều bất nhất, các bản năng được coi là tự nhiên có thể bị thay đổi hoàn toàn, và thói quen đóng một vai trò thống trị trong đời ta đến nỗi có thể được coi là bản nhiên thứ hai (mảnh 126). Chính lý trí cũng chỉ có thể hành động từ các tư liệu thô do bản năng hay các giác quan cung cấp, không hề có bảo đảm. Mọi sự đều bất nhất, tương đối, không chắc chắn.
Xác định thân phận con người như “bất nhất, buồn nản, lo âu” (Mảnh 24), Pascal dành trọn tiết nói về Giải Khuây (Diversion) để chứng minh con người cố gắng ra sao trong việc kiểm soát sự buồn nản, lo âu của mình. Bao lâu con người không phải suy nghĩ, họ có thể tiếp tục sống, bị đánh thuốc mê bởi sinh hoạt, vốn tự nó vô nghĩa, nhưng căng thẳng đủ để tiêu hao năng lực của họ. Các triết gia, đi tìm sự thiện tối cao, cũng chả thành công gì hơn những người tầm thường vốn chỉ mưu cầu hạnh phúc. Từ đó, Pascal lý luận rằng, dù thực sự bất hạnh như thế, con người sẽ không hối hả đi tìm một thứ hạnh phúc khó thấy nếu từ một chỗ nào đó trong chính họ, vốn không có một tia sáng hạnh phước đã có nào: nơi một hữu thể bất toàn người ta chỉ có thể tìm thấy sự bất toàn, và nếu con người không tìm mục đích của họ ở ngoài chính họ, vấn đề của họ không bao giờ được giải quyết.
Thành thử điều đơn giản là con người phải lắng nghe Thiên Chúa. Dù khó tin đối với một tạo vật mất tinh thần và bé bỏng đến thế, Thiên Chúa vẫn không những có thể mà còn sẵn sàng kết hợp với họ.
Tiến sĩ Krailsheimer cho rằng những điểm trên khá có tính xúc cảm nhưng sức mạnh tấn công chính phát sinh từ lý trí, bị Pascal phơi bày các yếu điểm một cách không thương tiếc. Chính trong giai đoạn này, ông mời người đọc ít nhất lên đường đi tìm chân lý, dù rất có thể không tìm ra, vì việc này hữu lý hơn là ở lỳ trong cảnh dửng dưng.
Hơn nữa, chỉ trong Chúa Kitô cái nghịch lý khốn khổ và cao cả mới được giải quyết. “Biết Thiên Chúa mà không có Chúa Kitô không những không thể mà còn vô ích nữa” (mảnh 191). Do đó, chủ nghĩa duy thần tự nhiên (deism), tức tôn giáo của các triết gia, đối với Pascal, gần xa rời Kitô giáo như chính chủ nghĩa vô thần (mảnh 449). Chính tư tưởng và một mình tư tưởng tạo nên sự vĩ đại của con người, và do đó, quyền lợi và bổn phận của lý trí là khảo sát các sự kiện thuộc thân phận con người. Sự nghịch lý và tính nhị nguyên trong bản chất ta là bí ẩn mà tôn giáo đích thực có thể và phải giải đáp. Tín lý Sa Ngã, không thể tách biệt với các tín lý Nhập Thể và Cứu Chuộc, đối với Pascal, là giải đáp duy nhất khả hữu. Không có Sa Ngã, con người vẫn có thể hạnh phúc, không có Cứu Chuộc, con người chỉ có thể mãi khốn khổ, còn trong Nhập Thể, Thiên Chúa tự mạc khải Người ra trong hình thức duy nhất có thể hiểu được đối với một tạo vật có hiểu biết hữu hạn, cân bằng một cách mong manh giữa vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng lớn lao. Nhờ tham dự vào nhân tính, Chúa Kitô thánh hóa một trạng thái không hẳn của thú vật mà cũng không hẳn của thiên thần, mà là của cả hai. Con người sẽ không bao giờ nên giống thần minh, như lời hứa của con rắn; Thiên Chúa đã trở thành người phàm và hạnh phúc là bước theo Chúa Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm.
Phần sau của Pensées liên quan đến việc bênh vực tín lý thần học về cuộc Sa Ngã và Cứu Chuộc bằng các chứng cớ khác nhau của Kinh Thánh và nhiều nguồn khác. Như phần lớn các người thời ông, Pascal tiếp nhận theo nghĩa đen các trình thuật Môsê về lịch sử con người và theo ông, cuộc Sa Ngã là một biến cố lịch sử, được chứng thực bởi những người viết trong một chuỗi tiếp xúc không gián đoạn với nguyên tổ của nhân loại. Ông hết sức có ấn tượng trước sự sống còn hết sức bền bỉ của dân tộc Do Thái, coi nó như dấu chỉ rõ ràng ơn quan phòng của Thiên Chúa, chứ không thể giải thích cách nào khác hơn thế được. Ơn quan phòng này được ông giải thích như sau: dân tộc được mạc khải và ủy thác niềm hy vọng thiên sai vừa bác bỏ Đấng Thiên Sai khi Người đến vừa được bảo tồn để chứng thực cho một truyền thống hết sức chủ yếu đối với Kitô giáo.
Kỳ tới: Phương pháp Hộ giáo của Pascal