37. MAO THỊ PHÊ BÌNH THƠ
Tiêu Sơn Mao Đại Khả không thích thơ của Tô Đông Pha.
Uông Lý đề xuất thơ của Tô Đông Pha làm ví dụ:
- “Ngoại trúc đào hoa hai ba nhánh, Xuân giang thủy noãn áp tiên tri.”
Du Thuyết nói:
- “Thơ như thế lẽ nào câu cú không kỳ diệu sao?”
Mao Đại Khả vẻ giận dữ bất bình nói:
- “Mùa xuân nước ấm, ngỗng cũng có thể cảm nhận được, sao Tô Đông Pha lại nói chỉ có vịt mà thôi?”
Mọi người nghe được đều ôm bụng mà cười.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 37:
Con người ta ai cũng thích phê bình người khác, nhưng rất ít người thích được người khác phê bình và góp ý cho mình...
Ai cũng muốn được người khác khen ngợi mình, nhưng mình thì chỉ muốn chê bai người khác.
Ai cũng muốn người khác làm nổi bật mình lên giữa đám đông, nhưng mình thì lại muốn dìm người khác giữa cộng đoàn.
Ai cũng thích tự cho mình là giỏi giang, nhưng lại không chấp nhận cái hay cái tốt của anh em chị em...
Vịt (鴨) hay ngỗng (鵝) đều biết là nước mùa xuân ấm áp, nhưng chữ “vịt” thì hợp với câu thơ hơn vì nó suôn vần, cho nên chỉ vì không thích tác giả mà làm cho lớn chuyện, đó cũng là cái thói xấu của con người.
Đức Chúa Giê-su luôn trách cứ những người biệt phái và các vị kinh sư vì họ chỉ giữ luật bên ngoài, trên môi miệng, nhưng Ngài vẫn nói với dân chúng rằng, hãy nghe những lời các vị kinh sư dạy, nhưng đừng bắt chước những việc họ làm, đó là sự công bằng mà Đức Chúa Giê-su đã xử sự với những người thích đặt gánh nặng trên vai người khác...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tiêu Sơn Mao Đại Khả không thích thơ của Tô Đông Pha.
Uông Lý đề xuất thơ của Tô Đông Pha làm ví dụ:
- “Ngoại trúc đào hoa hai ba nhánh, Xuân giang thủy noãn áp tiên tri.”
Du Thuyết nói:
- “Thơ như thế lẽ nào câu cú không kỳ diệu sao?”
Mao Đại Khả vẻ giận dữ bất bình nói:
- “Mùa xuân nước ấm, ngỗng cũng có thể cảm nhận được, sao Tô Đông Pha lại nói chỉ có vịt mà thôi?”
Mọi người nghe được đều ôm bụng mà cười.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 37:
Con người ta ai cũng thích phê bình người khác, nhưng rất ít người thích được người khác phê bình và góp ý cho mình...
Ai cũng muốn được người khác khen ngợi mình, nhưng mình thì chỉ muốn chê bai người khác.
Ai cũng muốn người khác làm nổi bật mình lên giữa đám đông, nhưng mình thì lại muốn dìm người khác giữa cộng đoàn.
Ai cũng thích tự cho mình là giỏi giang, nhưng lại không chấp nhận cái hay cái tốt của anh em chị em...
Vịt (鴨) hay ngỗng (鵝) đều biết là nước mùa xuân ấm áp, nhưng chữ “vịt” thì hợp với câu thơ hơn vì nó suôn vần, cho nên chỉ vì không thích tác giả mà làm cho lớn chuyện, đó cũng là cái thói xấu của con người.
Đức Chúa Giê-su luôn trách cứ những người biệt phái và các vị kinh sư vì họ chỉ giữ luật bên ngoài, trên môi miệng, nhưng Ngài vẫn nói với dân chúng rằng, hãy nghe những lời các vị kinh sư dạy, nhưng đừng bắt chước những việc họ làm, đó là sự công bằng mà Đức Chúa Giê-su đã xử sự với những người thích đặt gánh nặng trên vai người khác...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info