Có được nhận nuôi các phôi người không?
Cuộc phỏng vấn Cha Thomas Williams, Nhà thần học luân lý
Rôma, 3 tháng 6, 2005 (Zenit.org).- Việc dự trữ các phôi người đông lạnh ngày càng phát triển đã làm nảy sinh những cuộc tranh luận, ngay cả trong hàng ngũ các nhà thần học luân lý Công giáo, về việc nên làm gì với và cho các phôi người đó.
Để có một cái nhìn khái quát về vấn đề này, Zenit đã phỏng vấn Cha Thomas Williams, nhà thần học luân lý, khoa trưởng khoa thần học thuộc Đại học Giáo hoàng Regina Apostolorum (Nữ vương các Tông đồ).
Hỏi: Tại sao người ta tranh luận quá nhiều về vấn đề nhận nuôi phôi người?
Cha Williams: Chúng ta bắt đầu nói về một sự việc “trái tự nhiên”, một sự việc mà lẽ ra không bao giờ nên có. Việc sản xuất và bảo quản đông lạnh các phôi người con người – đã lên tới 400.000 – là một thác loạn về luân lý, và những người nhậy cảm về luân lý lấy làm kinh tởm việc thác loạn này.
Nhiều người, trong đó có cả các nhà luân lý, đã gặp khó khăn là không tách biệt sự việc sai lầm này với việc chúng ta có thể làm gì về mặt luân lý để giúp đỡ những con người đã hiện hữu đó, tuy chúng còn ở giai đoạn phôi thai.
Hỏi: Việc nhận nuôi phôi người ít nhất lại không ngầm bao hàm rằng mình chấp nhận tiến trình sản xuất các phôi người đó sao?
Cha Williams: Không hề. Cũng như khi một cặp vợ chồng nhận nuôi một em bé là kết quả của việc hãm hiếp, vậy cặp vợ chồng đó có đồng tình với chuyện hãm hiếp kia không? Dĩ nhiên là không. Đứa trẻ là kết quả của hành vi hãm hiếp đồi bại, nó chẳng có lỗi gì, nó vẫn đáng được nâng niu và chăm sóc.
Có một nguyên tắc căn bản của đạo đức học Kitô giáo, và cũng là của một thể chế dân chủ, đó là tất cả mọi con người đều có một phẩm giá ngang nhau và xứng đáng được cư xử với tư cách là những con người. Vấn nạn chúng ta cần đưa ra không phải là những con người đó đã hiện hữu bằng cách nào, nhưng đúng hơn, vấn nạn phải là chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ chúng.
Với khả năng y học hiện tại, điều duy nhất có thể được thực hiện để cứu lấy mạng sống của những con người đó, là chúng được nuôi dưỡng trong tử cung một phụ nữ. Đa số các phụ nữ không được kêu gọi để đảm nhận sự hy sinh này, nhưng những ai cảm thấy mình được kêu gọi, không nên thối chí với công việc đó.
Hỏi: Nhưng cha phải chấp nhận rằng việc nhận nuôi phôi người có thể sẽ khuyến khích sự sản xuất và bảo tồn nhiều phôi người hơn nữa theo cách đó.
Cha Williams: Sự phân tích khía cạnh đạo đức của việc nhận nuôi phôi người không thể chủ yếu dựa trên những hậu quả mà chúng ta thấy trước. Chúng ta phải tự hỏi đâu là “chuyện đúng” phải làm cho những con người bé bỏng này.
Đôi khi việc làm “chuyện đúng” có kèm theo những hậu quả không dễ chịu, hoặc những kết quả phức tạp. Nhưng nếu việc đối xử của chúng ta với những con người này (các phôi người) lại bị quy định bởi những hậu quả nó có thể gây ra cho những người khác (các nhà sản xuất) thì việc quy định đó sẽ giảm thiểu những con người này thành một phương tiện, và nền luân lý của chúng ta sẽ biến thành một tính toán vụ lợi.
Lại nữa, để trả lời cho câu hỏi của ông về các hậu quả của việc nhận nuôi phôi người, tôi không cho rằng nó sẽ nhất thiết khuyến khích việc thụ tinh trong ống nghiệm và việc bảo tồn đông lạnh các phôi người.
Cổ võ việc nhận nuôi phôi người là làm nổi bật thực tại này, là mỗi một hữu thể nhân linh, cho dầu là nhỏ bé cách mấy, cũng xứng đáng được cộng đồng chăm sóc. Khi ý thức của xã hội về thực tại này lớn mạnh lên, tôi có thể thấy trước là người ta sẽ giảm bớt việc sản xuất các phôi người.
Thực ra, nói đến những hậu quả tiêu cực hoặc lên án việc nhân nuôi phôi người có nghĩa là gởi đi một sứ điệp rất mâu thuẫn liên quan đến sự thánh thiện của sự sống con người. Một đàng, chúng ta không chấp nhận việc phá thai, vì đó là giết chết những con người vô tội; đàng khác, (nếu lên án việc nhận nuôi phôi người) chúng ta lại từ chối giúp đỡ những con người, tuy còn trong giai đoạn phôi thai, nhưng đã thực sự hiện hữu. Đơn giản là chúng ta không thể một trật theo cả hai đường lối đó.
Hỏi: Một số nhà luân lý đã đề nghị rằng chúng ta có thể không chấp nhận việc nhận nuôi phôi người vì nó có thể là một “điều trị rất đặc biệt” (aggressive medical treatment) mà chúng ta không bắt buộc phải theo đuổi.
Cha Williams: Đây là một áp dụng sai các từ ngữ. Chúng ta cần nhớ rằng “aggressive medical treatment” là nói về việc trị liệu vô ích đối với các bệnh nhân sắp chết, chứ không phải nói về việc chăm sóc thông thường đối với những con người khoẻ mạnh.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thông điệp Tin Mừng Sự Sống số 65, qui định rằng có thể bỏ việc điều trị thuốc men khi “cái chết rõ ràng đã gần kề và không thể tránh khỏi” và khi việc điều trị đó vừa “không tương xứng với chút kết quả chờ mong nào” vừa chất “một gánh nặng quá lớn cho bệnh nhân và gia đình họ.”
Những điều đó không phải là trường hợp các phôi người đông lạnh.
Hỏi: Đâu là sự khác biệt giữa “nhận nuôi phôi người” (embryo adoption) và “cứu vớt phôi người” (embryo rescue)?
Cha Williams: “Embryo rescue” là cứu lấy sự sống của một phôi người bằng cách nuôi dưỡng nó ít nhất cho đến khi nó có thể phát triển và sống được ngoài tử cung. Còn “Embryo adoption” cũng theo cùng một tiến trình nhưng thêm vào đó là ý hướng chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ, nhận đứa trẻ đó làm con nuôi của mình.
Hiển nhiên là “embryo adoption” bởi một cặp vợ chồng là điều đáng quý hơn, nhưng nhìn từ viễn tượng luân lý, việc “embryo rescue” đơn thuần cũng không thể bị loại trừ, kể cả bởi những phụ nữ độc thân.
Hỏi: Việc nhận nuôi phôi người lại không làm tổn thương tính toàn vẹn của khế ước hôn nhân sao?
Cha Williams: Chuyện này không khác gì việc nhận nuôi những đứa trẻ đã chào đời. Hiển nhiên là việc nhận nuôi phôi ngườiphải được cả đôi vợ chồng đồng ý, chứ không phải là quyết định của một người; quyết định nhận con nuôi nào cũng phải do cả đôi vợ chồng. Và việc nhận một em bé xa lạ làm thành viên gia đình mình là một hành vi của bác ái Kitô giáo, chứ không phải việc làm tổn thương khế ước hôn nhân.
Hỏi: Nhưng chẳng phải Thánh bộ Giáo lý Đức tin đã quy định một cách đặc biệt như thế này sao: đó là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ trở thành người cha người mẹ chỉ qua việc kết hợp với nhau mà thôi?
Cha Williams: Quả đúng như vậy. Trong huấn thị Donum Vitae (Hồng ân Sự Sống) name 1987, Thánh bộ dạy: “Sự trung tín của đôi vợ chồng đối với tính duy nhất của giao ước hôn nhân bao gồm sự kính trọng nơi nhau quyền được trở thành cha hoặc mẹ chỉ qua việc kết hợp với nhau.”
Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng trong giáo huấn đó, việc “trở thành cha mẹ” có nghĩa là hành vi sinh hạ một hữu thể nhân linh mới, chứ không phải là việc nhận nuôi một đứa trẻ đã hiện hữu rồi. Khi đôi vợ chồng nhận một đứa con nuôi, thì họ trở thành cha mẹ của đứa trẻ, nhưng đây không phải là điều Thánh bộ muốn nói tới.
Hỏi: Giáo Hội dạy gì về việc nhận nuôi phôi người?
Cha Williams: Cho tới lúc này, chưa có một giáo huấn rõ ràng về vấn đề này, và đó là lý do tại sao có nhiều tranh luận, kể cả giữa các nhà thần học luân lý.
Hỏi: Cha có hy vọng sẽ có một giáo huấn rõ ràng về vấn đề này trong một tương lai gần không?
Cha Williams: Tôi không thể nói trước, nhưng nhiều người đang trông đợi việc Toà Thánh soi sáng vấn đề, cho nên có thể sẽ có một quy định của quyền giáo huấn trong một tương lai không quá xa. Nhưng có khi những vấn đề này đòi phải có thời gian.
Chẳng hạn, trong việc lắp ghép các bộ phận, sau khi y học đã có thể thực hiện tiến trình đó, và trong thực tế các người Công Giáo đã làm việc đó, thì hàng mười năm sau, Giáo Hội mới chính thức chấp nhận.
Hỏi: Nếu cuối cùng Giáo Hội quyết định rằng nhận nuôi phôi người là không phù hợp với luân lý, thì sao?
Cha Williams: Một trong những niềm vui lớn của việc làm người Công giáo và làm thần học gia là có được quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng, quyền này đưa ra sự hướng dẫn chắc chắn, đặc biệt trong những vấn đề nan giải mà trí tuệ của những người thành tâm không đồng ý. Đó là trường hợp, chẳng hạn, bức thông điệp mang tính ngôn sứ năm 1968 “Humanae Vitae,” với giáo huấn về việc thụ thai.
Đã có nhiều sự bất đồng ý kiến giữa các nhà luân lý lúc đó, và quyền giáo huấn, được trợ giúp bởi Chúa Thánh Thần, đã giữ vững đường ngay. Nếu Toà Thánh dạy rằng việc nhận nuôi phôi ngườilà không thể chấp nhận được về mặt luân lý, tôi sẽ đón nhận quyết định này và cố gắng tìm hiểu lý lẽ của quyết định ấy để uốn nắn lương tâm tôi cho tốt hơn và giải thích điều đó cho những người khác.(tgmmt.org)
Cuộc phỏng vấn Cha Thomas Williams, Nhà thần học luân lý
Rôma, 3 tháng 6, 2005 (Zenit.org).- Việc dự trữ các phôi người đông lạnh ngày càng phát triển đã làm nảy sinh những cuộc tranh luận, ngay cả trong hàng ngũ các nhà thần học luân lý Công giáo, về việc nên làm gì với và cho các phôi người đó.
Để có một cái nhìn khái quát về vấn đề này, Zenit đã phỏng vấn Cha Thomas Williams, nhà thần học luân lý, khoa trưởng khoa thần học thuộc Đại học Giáo hoàng Regina Apostolorum (Nữ vương các Tông đồ).
Hỏi: Tại sao người ta tranh luận quá nhiều về vấn đề nhận nuôi phôi người?
Cha Williams: Chúng ta bắt đầu nói về một sự việc “trái tự nhiên”, một sự việc mà lẽ ra không bao giờ nên có. Việc sản xuất và bảo quản đông lạnh các phôi người con người – đã lên tới 400.000 – là một thác loạn về luân lý, và những người nhậy cảm về luân lý lấy làm kinh tởm việc thác loạn này.
Nhiều người, trong đó có cả các nhà luân lý, đã gặp khó khăn là không tách biệt sự việc sai lầm này với việc chúng ta có thể làm gì về mặt luân lý để giúp đỡ những con người đã hiện hữu đó, tuy chúng còn ở giai đoạn phôi thai.
Hỏi: Việc nhận nuôi phôi người ít nhất lại không ngầm bao hàm rằng mình chấp nhận tiến trình sản xuất các phôi người đó sao?
Cha Williams: Không hề. Cũng như khi một cặp vợ chồng nhận nuôi một em bé là kết quả của việc hãm hiếp, vậy cặp vợ chồng đó có đồng tình với chuyện hãm hiếp kia không? Dĩ nhiên là không. Đứa trẻ là kết quả của hành vi hãm hiếp đồi bại, nó chẳng có lỗi gì, nó vẫn đáng được nâng niu và chăm sóc.
Có một nguyên tắc căn bản của đạo đức học Kitô giáo, và cũng là của một thể chế dân chủ, đó là tất cả mọi con người đều có một phẩm giá ngang nhau và xứng đáng được cư xử với tư cách là những con người. Vấn nạn chúng ta cần đưa ra không phải là những con người đó đã hiện hữu bằng cách nào, nhưng đúng hơn, vấn nạn phải là chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ chúng.
Với khả năng y học hiện tại, điều duy nhất có thể được thực hiện để cứu lấy mạng sống của những con người đó, là chúng được nuôi dưỡng trong tử cung một phụ nữ. Đa số các phụ nữ không được kêu gọi để đảm nhận sự hy sinh này, nhưng những ai cảm thấy mình được kêu gọi, không nên thối chí với công việc đó.
Hỏi: Nhưng cha phải chấp nhận rằng việc nhận nuôi phôi người có thể sẽ khuyến khích sự sản xuất và bảo tồn nhiều phôi người hơn nữa theo cách đó.
Cha Williams: Sự phân tích khía cạnh đạo đức của việc nhận nuôi phôi người không thể chủ yếu dựa trên những hậu quả mà chúng ta thấy trước. Chúng ta phải tự hỏi đâu là “chuyện đúng” phải làm cho những con người bé bỏng này.
Đôi khi việc làm “chuyện đúng” có kèm theo những hậu quả không dễ chịu, hoặc những kết quả phức tạp. Nhưng nếu việc đối xử của chúng ta với những con người này (các phôi người) lại bị quy định bởi những hậu quả nó có thể gây ra cho những người khác (các nhà sản xuất) thì việc quy định đó sẽ giảm thiểu những con người này thành một phương tiện, và nền luân lý của chúng ta sẽ biến thành một tính toán vụ lợi.
Lại nữa, để trả lời cho câu hỏi của ông về các hậu quả của việc nhận nuôi phôi người, tôi không cho rằng nó sẽ nhất thiết khuyến khích việc thụ tinh trong ống nghiệm và việc bảo tồn đông lạnh các phôi người.
Cổ võ việc nhận nuôi phôi người là làm nổi bật thực tại này, là mỗi một hữu thể nhân linh, cho dầu là nhỏ bé cách mấy, cũng xứng đáng được cộng đồng chăm sóc. Khi ý thức của xã hội về thực tại này lớn mạnh lên, tôi có thể thấy trước là người ta sẽ giảm bớt việc sản xuất các phôi người.
Thực ra, nói đến những hậu quả tiêu cực hoặc lên án việc nhân nuôi phôi người có nghĩa là gởi đi một sứ điệp rất mâu thuẫn liên quan đến sự thánh thiện của sự sống con người. Một đàng, chúng ta không chấp nhận việc phá thai, vì đó là giết chết những con người vô tội; đàng khác, (nếu lên án việc nhận nuôi phôi người) chúng ta lại từ chối giúp đỡ những con người, tuy còn trong giai đoạn phôi thai, nhưng đã thực sự hiện hữu. Đơn giản là chúng ta không thể một trật theo cả hai đường lối đó.
Hỏi: Một số nhà luân lý đã đề nghị rằng chúng ta có thể không chấp nhận việc nhận nuôi phôi người vì nó có thể là một “điều trị rất đặc biệt” (aggressive medical treatment) mà chúng ta không bắt buộc phải theo đuổi.
Cha Williams: Đây là một áp dụng sai các từ ngữ. Chúng ta cần nhớ rằng “aggressive medical treatment” là nói về việc trị liệu vô ích đối với các bệnh nhân sắp chết, chứ không phải nói về việc chăm sóc thông thường đối với những con người khoẻ mạnh.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thông điệp Tin Mừng Sự Sống số 65, qui định rằng có thể bỏ việc điều trị thuốc men khi “cái chết rõ ràng đã gần kề và không thể tránh khỏi” và khi việc điều trị đó vừa “không tương xứng với chút kết quả chờ mong nào” vừa chất “một gánh nặng quá lớn cho bệnh nhân và gia đình họ.”
Những điều đó không phải là trường hợp các phôi người đông lạnh.
Hỏi: Đâu là sự khác biệt giữa “nhận nuôi phôi người” (embryo adoption) và “cứu vớt phôi người” (embryo rescue)?
Cha Williams: “Embryo rescue” là cứu lấy sự sống của một phôi người bằng cách nuôi dưỡng nó ít nhất cho đến khi nó có thể phát triển và sống được ngoài tử cung. Còn “Embryo adoption” cũng theo cùng một tiến trình nhưng thêm vào đó là ý hướng chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ, nhận đứa trẻ đó làm con nuôi của mình.
Hiển nhiên là “embryo adoption” bởi một cặp vợ chồng là điều đáng quý hơn, nhưng nhìn từ viễn tượng luân lý, việc “embryo rescue” đơn thuần cũng không thể bị loại trừ, kể cả bởi những phụ nữ độc thân.
Hỏi: Việc nhận nuôi phôi người lại không làm tổn thương tính toàn vẹn của khế ước hôn nhân sao?
Cha Williams: Chuyện này không khác gì việc nhận nuôi những đứa trẻ đã chào đời. Hiển nhiên là việc nhận nuôi phôi ngườiphải được cả đôi vợ chồng đồng ý, chứ không phải là quyết định của một người; quyết định nhận con nuôi nào cũng phải do cả đôi vợ chồng. Và việc nhận một em bé xa lạ làm thành viên gia đình mình là một hành vi của bác ái Kitô giáo, chứ không phải việc làm tổn thương khế ước hôn nhân.
Hỏi: Nhưng chẳng phải Thánh bộ Giáo lý Đức tin đã quy định một cách đặc biệt như thế này sao: đó là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ trở thành người cha người mẹ chỉ qua việc kết hợp với nhau mà thôi?
Cha Williams: Quả đúng như vậy. Trong huấn thị Donum Vitae (Hồng ân Sự Sống) name 1987, Thánh bộ dạy: “Sự trung tín của đôi vợ chồng đối với tính duy nhất của giao ước hôn nhân bao gồm sự kính trọng nơi nhau quyền được trở thành cha hoặc mẹ chỉ qua việc kết hợp với nhau.”
Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng trong giáo huấn đó, việc “trở thành cha mẹ” có nghĩa là hành vi sinh hạ một hữu thể nhân linh mới, chứ không phải là việc nhận nuôi một đứa trẻ đã hiện hữu rồi. Khi đôi vợ chồng nhận một đứa con nuôi, thì họ trở thành cha mẹ của đứa trẻ, nhưng đây không phải là điều Thánh bộ muốn nói tới.
Hỏi: Giáo Hội dạy gì về việc nhận nuôi phôi người?
Cha Williams: Cho tới lúc này, chưa có một giáo huấn rõ ràng về vấn đề này, và đó là lý do tại sao có nhiều tranh luận, kể cả giữa các nhà thần học luân lý.
Hỏi: Cha có hy vọng sẽ có một giáo huấn rõ ràng về vấn đề này trong một tương lai gần không?
Cha Williams: Tôi không thể nói trước, nhưng nhiều người đang trông đợi việc Toà Thánh soi sáng vấn đề, cho nên có thể sẽ có một quy định của quyền giáo huấn trong một tương lai không quá xa. Nhưng có khi những vấn đề này đòi phải có thời gian.
Chẳng hạn, trong việc lắp ghép các bộ phận, sau khi y học đã có thể thực hiện tiến trình đó, và trong thực tế các người Công Giáo đã làm việc đó, thì hàng mười năm sau, Giáo Hội mới chính thức chấp nhận.
Hỏi: Nếu cuối cùng Giáo Hội quyết định rằng nhận nuôi phôi người là không phù hợp với luân lý, thì sao?
Cha Williams: Một trong những niềm vui lớn của việc làm người Công giáo và làm thần học gia là có được quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng, quyền này đưa ra sự hướng dẫn chắc chắn, đặc biệt trong những vấn đề nan giải mà trí tuệ của những người thành tâm không đồng ý. Đó là trường hợp, chẳng hạn, bức thông điệp mang tính ngôn sứ năm 1968 “Humanae Vitae,” với giáo huấn về việc thụ thai.
Đã có nhiều sự bất đồng ý kiến giữa các nhà luân lý lúc đó, và quyền giáo huấn, được trợ giúp bởi Chúa Thánh Thần, đã giữ vững đường ngay. Nếu Toà Thánh dạy rằng việc nhận nuôi phôi ngườilà không thể chấp nhận được về mặt luân lý, tôi sẽ đón nhận quyết định này và cố gắng tìm hiểu lý lẽ của quyết định ấy để uốn nắn lương tâm tôi cho tốt hơn và giải thích điều đó cho những người khác.(tgmmt.org)