Trước khi bắt đầu cuộc đời rao giảng công khai, Gioan đã sống rất lâu trong hoang địa. Thời gian lâu đến độ ông trưởng thành trong hoang địa cả về thế lí lẫn tâm linh. Suốt thời gian trong hoang địa Gioan đã nhìn sâu vào nội tâm, vào tâm linh, học hỏi trở nên một tâm linh trưởng thành.

Bài đọc nhắc đến một số tên tuổi thời đó. Mục đích chính không phải xác định thời gian, mà muốn nói đến hệ thống thuế má nặng nhọc, cách cai trị, đối xử bất công của quân bảo hộ Roma. Bài đọc cũng nhắc đến không phải một mà có tới hai Thầy Cả Thượng Phẩm để nói lên tình trạng mất tự do tôn giáo nơi thuộc địa. Nhà vua và quan toàn quyền chi phối việc bổ nhiệm Thầy Cả Thượng Phẩm. Họ cũng xen vào việc điều hành Đền Thờ. Đền Thờ bị lạm dụng đến độ Đức Kitô phàn nàn họ biến Đền Thờ thành chợ đời. Chính Thầy Cả Caiaphas chủ động trong việc đóng đanh Đức Jêsu.

'Lời Chúa' không đến với vua chúa, quan quyền. 'Lời chúa' cũng không đến với lãnh đạo Đền Thờ. Những người này không nhận được 'Lời Chúa' mặc dù họ có trách nhiệm trong việc rao giảng 'Lời Chúa'. Chúa mặc khải sự khôn ngoan của Ngài một cách không ai có thể ngờ đến,

'Lời Chúa phán cùng Gioan, sống trong hoang địa, con ông Zechariah'

Thiên Chúa gởi Gioan đến một mình. Gioan sống trong hoang địa, một người vô danh, không thanh thế, đến rao giảng. Cùng một lúc mong thay đổi: a/ hệ thống tổ chức chánh quyền do quân Roma thiết lập, b/ thể chế lãnh đạo Đền Thờ. Gioan kêu gọi đám đông nhìn vào nội tâm mình, nhìn vào tâm hồn mình, để loại bỏ những gì làm cho con tim ra chai đá. Thay đổi trở về đường ngay, nẻo chính, đường lối Chúa. Từ bỏ lối sống dân ngoại thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, thay vào đó là đường công chính, thống hối, ăn năn.

'Thành công hay đổ vỡ' là điều các nhà lãnh đạo đương thời thách thức sứ mạng của Gioan. Họ đã sai lầm khi định lượng Gioan theo phong cách một người sao đánh đổ nổi ngàn người.

Thứ nhất, Gioan sống sót nơi hoang địa. Kinh nghiệm này giúp ông tự tin mình sẽ hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó. Hơn nữa, niềm tin, sức mạnh của ông đặt nơi Thiên Chúa. Gioan rao giảng tin có Chúa cùng đồng hành.
Thứ hai, trưởng thành đời sống tâm linh có nghĩa người đó hoàn toàn thuộc về Chúa. Gioan không còn sống cho mình: ông sống cho Chúa; có chết cũng chết trong Chúa. Ông yêu mến Thiên Chúa và phó thác mọi sự trong tay Chúa.

Thứ ba, Gioan mang Lời Chúa trong mình, dấu chỉ tình yêu Chúa. Một dấu chỉ hai cách nhìn khác nhau. Kẻ thống hối, ăn năn coi Gioan như dấu chỉ tình yêu Chúa. Kẻ kiêu căng, tự phụ coi Gioan như là mối đe doạ. Gioan kêu gọi con người thống hối, trở về với Chúa. Thay vì coi Gioan như là dấu chỉ tình yêu Chúa, lãnh đạo xã hội và lãnh đạo Đền Thờ coi Gioan là thù địch, bởi sự hiện diện của Gioan tạo nên mối lo âu, sợ hãi cho ngai vàng, vị thế của họ. Vì thế họ cấu kết triệt tiêu người gây cho họ lo sợ.

Dùng chính hình ảnh trong ngôn sứ tiên tri Isaiah, Gioan nói với đám đông cải thiện đời sống nội tâm. Đường đi, thung lũng, đồi, núi quanh co ngoài thiên nhiên Isaiah nói đến; Gioan chúng biến thành con đường, thung lũng, núi đồi trong tâm hồn. Đường lối quanh co, tráo trở của gian tham, lạm dụng quyền thế, Gioan kêu gọi từ bỏ, để đón nhận lối sống ngay lành, công bằng, vị tha. Gioan rao giảng ngắn, gọn, trong sáng, và đi vào trọng tâm cuộc sống. Gioan kêu gọi người nghe đón nhận phép rửa tha tội, như là dấu chỉ của thống hối, ăn năn. Ông xác định rõ, phép rửa ông trao ban không ban ơn cứu độ. Đó chỉ là dấu chỉ của thống hối, ăn năn. Ông không có khả năng ban ơn cứu độ. Ông chỉ kêu gọi hoán cải, bỏ đường tà, trở về đường ngay, nẻo chính. Từ bỏ lối sống kiêu căng, tự mãn, sống khiêm nhường. Từ bỏ lối sống dân ngoại, tin vào Thiên Chúa.

Đám đông tin theo Gioan đón nhận phép rửa. Trong số đó có cả quân lính Roma và những người thu thuế (luca 3,11tt). Điều này cho biết quân lính Roma và người thu thuế giầu của cải, mạnh quyền thế, nhưng lại nghèo bình an, đói khát phần tâm linh. Nghe Gioan rao giảng, họ tìm được bình an nội tâm.

Những ai thành tâm thống hối 'sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa' c.6. Thấy ơn cứu độ chính là nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Thế. Gioan mở đường cho Đấng Cứu Thế đến. Khi Ngài đến Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần. Gioan nói với đám đông, 'Tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến.... Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa' Lc 3:16tt.

Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta tin theo Đức Kitô, Đấng Cứu Thế.

TiengChuong.org

Inward Looking

John the Baptist stayed for such a long time in the wilderness before he began his public ministry. During this time, John had spent time not for outward, but inward looking, so that both his outer and inner life grew in maturity.

To mention the emperor, Caesar, and the two governors, Pilate and Herod, was to say these rulers had imposed heavy burdens tax and harsh treatment, on the land they occupied. The mention of not one, but two high priests, indicated the religious hierarchy in Jerusalem was corrupted. They were influenced by the emperor and the governors, telling them how to run the Temple's affairs. They went too far, so that Jesus complained they had made God's house to be a market place. The high priest, Caiaphas, played a leading role in the plot to crucify Jesus.

'The word of God' came not to the religious hierarchy in Jerusalem, who were supposed to talk to God's people about 'the word of God'. No, none of these rulers received 'the word of God'. God's wisdom was revealed in a way that no one expected,

'The word of God came to John son of Zechariah, in the wilderness' Luke 3,3.

God sent John, a voiceless, unknown man, who lived in the wilderness, to challenge the social structure set up by the unbeatable Roman Empire, and as well the religious hierarchy in Jerusalem. John called the crowds to look inwardly, to look into their personal spiritual wilderness which was deeply buried in their hearts. John told the crowds to change the dryness of their hearts, to return to Yahweh, and to discard the pagans' ways of life.

John would make his mission or he would break his heart, the rulers of the days would say. They were underestimate John's mission.

First, John began his public ministry fearlessly, believing he was not alone but 'the word of God' was with him in his mission.

Second, growing in spiritual maturity meant John was no longer content to live for himself but to live and die for God. He loved and trusted God in all things.

Third, John had God's message, calling people to repent, to return to God. Instead of seeing John as the visible sign of God's love, these rulers saw John as a threat to their authority and power. They were afraid of John, and wanted to remove that fear by force.

Employing the same images as, John talked to people about the improvement of their spirituality. The visible way, path, hill and mountain in Isaiah became the invisible way, path and mountain of a person's heart. John's message was clear, short, and sharp, straigth to the point. He proclaimed a baptism of repentance for the forgiveness of sins. John made clear to the crowds, that his baptism was only a visible sign of repentance, of returning to the Lord. John had no power to save. His mission was calling people to repent, to change their pagan way of life, returning to the way of God. John was only the messenger of God, not the Messiah. Jesus, the One who came after John, was the Saviour of the world.

That great crowds, as well as soldiers and tax collectors, came to John for baptism (Luke 3: 12-14) implied that wealth and power could not satisfy them. They were hungry for true spirituality, and they found it in John's preaching. Those who repented would 'See the salvation of God' v.6. It meant to recognize Jesus as their Messiah, the One John later confessed that 'I baptise you with water, but someone is coming........ He will baptise you with the Holy Spirit and fire'. Luke 3, 16ff.

Lord, help us to confess you are our Saviour.