NAPLES, Florida (Zenit.org).-Khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger xuất bản quyển sách của ngài "Called to Communion: Understanding the Church Today-Được kêu gọi Hiệp Thông: Sự Hiểu Biết Giáo Hội Ngày nay," ngài gọi sách đó là sách vỡ lòng của Giáo Hội Học Công giáo.

Trong quyển sách này, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger là vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong tương lai đã phác họa nguồn gốc và bản chất của Giáo Hội, vai trò của chức giáo hoàng và tính ưu việt của Thánh Phêrô, và sự hiệp nhất của Thân Thể Chúa Kitô và "sự hiệp thông."

Cha Matthew Lamb, giám đốc trường tốt nghiệp thần học và là giáo sư thần học tại Đại Học Ave Maria, chia sẻ với ZENIT một cái nhìn khái quát của một số chủ đề xuất hiện trong sách của đức Hồng Y Ratzinger.

Thưa Cha, Đức Hồng Y Ratzinger hiểu thế nào về nguồn gốc và bản chất của Giáo Hội như đã được phát họa trong quyển sách của ngài?

Cha Lamb: Đọc quyển "Called to Communion" là một sự hứng thú cho tâm trí.

Lúc phát hành quyển sách này, Đức Hồng Y Ratzinger đã gọi nó là một "quyển vỡ lòng của Giáo Hội Học Công Giáo." Cũng như với những tác phẩm thần học khác của ngài, quyển sách này phục hồi cách tốt đẹp cho thời đại chúng ta đến truyền thống vĩ đại Công Giáo về sự khôn ngoan, về sự hoà hợp với "toàn thể" sự hiện diện sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa Ba Ngôi.

"Công giáo" có nghĩa là sống trọn vẹn "toàn thể" sự hiện diện thần linh này. Phương cách khôn ngoan thể ấy chứng tỏ Tân Ước sử dụng và hoàn tất giao ước với Israel. Israel được tuyển chọn và đưa ra khỏi Ai cập hầu thờ phượng Thiên Chúa chân thật và duy nhất và như vậy minh chứng cho tất cả các dân nước.

Trong khi giảng dạy, huấn giáo và qua những hành động của Người, Chúa Giêsu Kitô đã hoàn tất những lời hứa cứu thế. Trong bữa tiệc cuối, Chúa Chúng ta đã khai mạc Tân Ước trong mình và máu chí thánh của Người. Ratzinger đã viết trong quyển "Called to Communion": "Chúa Giêsu đã loan báo sự sụp đổ của nghi thức củ và.. . hứa một sự thờ phượng mới, cao hơn mà trung tâm sẽ là thân xác vinh hiển của chính Người.

Chúa Giêsu loan báo Nước vĩnh cửu của Thiên Chúa như "hành động hiện tại của Thiên Chúa" trong ngôi Thiên Chúa nhâp thể của Người. Như Chúa Cha sai Chúa Giêsu Kitô, thì tới phiên mình chúa Giêsu đã sai các tông đồ và các môn đệ.

Nguồn gốc của Giáo Hội là Chúa Giêsu Kitô đấng sai Giáo Hội ra đi như Chúa Cha đã sai Người. Các Tông đồ và các môn đệ, với những người kế vị các ngài qua các thời đại, hình thành Giáo Hội như "ecclesia," sự tập hợp của "dân Chúa".

Khi sử dụng luận án tiến sĩ cuả ngài về Giáo Hội trong thần học của Thánh Augustine, Ratzinger chứng tỏ rằng dân Chúa là điều mà Thánh Phaolô gọi là "thân thể Chúa Kitô." Bản chất của Giáo Hội là dân Chúa như Thân Thể Chúa Kitô, đầu và các chi thể hiệp nhất bởi Chúa Thánh thần trong sự hiệp thông khả kiến với các đấng kế vị các Tông đồ, hiệp nhất với đức Giáo Hoàng là người kế vị Thánh Phêrô

Giáo Hội tiếp tục qua các thời đại những sứ vụ khả kiến và bất khả kiến của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhờ sự rao giảng và huấn giáo, nhờ các bí tích thánh hóa và sự quản trị hiệp nhất về sự hiệp thông của mình với người kế vị Thánh Phêrô.

Trong quyển "Called to Communion," ngài nghĩ gì về vai trò của đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội, thưa Cha?

Cha Lamb: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.. . Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời." Trong Matthew 16:17-19, những lời thực sự này của Chúa Giêsu vượt quá những luận chiến đến việc giải tội. Từ đó Ratzinger rút ra vai trò của Giáo Hoàng.

Khi suy nghĩ về nhiệm vụ giao phó cho Thánh Phêrô, ngài thấy rằng ngài có nhiệm vụ tha tội. Như ngài viết trong quyển "Called to Communion," đó là một nhiệm vụ phân phát "ân sủng của sự tha thứ. Điều đó làm thành Giáo Hội. Giáo Hội được xây dựng trên sự tha thứ. Chính Phêrô là hiện thân của chân lý này, vì ngài được phép làm người cầm chìa khóa sau khi đã sa ngã, đã xưng tội và nhận lãnh ơn tha thứ."

Xin Cha cho biết Đức Hồng Y Ratzinger đã ghi nhận cái gì về địa vị đứng đầu của Thánh Phêrô và về sự hiệp nhất của Giáo Hội?

Cha Lamb: Trước hết ngài chứng tỏ sứ vụ của Thánh Phêrô trong toàn thể truyền thống Tân Ước. Bản chất của chức vị tông đồ là minh chứng sư phục sinh của Chúa Giêsu. Ratzinger chứng tỏ địa vị hàng đầu của Thánh Phêrô trong vai trò này, như được chứng thực bởi thánh Phaolôđấng, dầu khi chạm trán thánh Thánh Phêrô, vẫn thừa nhận ngài trong Thư thứ Nhất gởi các tín hữu Corinthians 15:5 như là "Cephas"--tiếng Aramic có nghĩa là "tảng đá" ---trong việc minh chứng của ngài cho Chúa sống lại.

Với tư cách đó ngài là người bảo đảm đến một Tin Mừng chung. Tất cả những sách Tin Mừng nhất lãm đồng ý cống hiến Thánh Phêrô địa vị hàng đầu trong danh sách các Tông đồ. Sứ vụ của Thánh Phêrô hơn hết là thể hiện sự hiệp nhất của các tông đồ trong việc các ngài minh chứng Chúa sống lại, và sứ vụ Chúa giao phó cho các ngài.

Như Ratzinger khẳng định trong quyển "Called to Communion," sau này các tòa giám mục hay các địa phận của giám mục được đồng hóa với các tông đồ trở thành nổi bật và, Irenaeus minh chứng trong thế kỷ thứ hai rằng những toà này phải thừa nhận tiêu chuẩn dứt khoát được thực thi bởi "Giáo Hội Roma, nơi Thánh Phêrô và Phaolô chịu tử đạo. Chính với Giáo Hội này mà tất cả cộng đồng phải đồng thuận; nói chung Roma là tiêu chuẩn của truyền thống tông đồ đích thực.

Bằng cách nào chức giáo hoàng hoàn thành sự hiệp thông hay "communio" trong Giáo Hội?

Cha Lamb: Chức giáo hoàng hoàn thành "communio" chính bằng cách chứng minh cho thực tại siêu việt Chúa sống lại. Điều này đã rõ ràng nơi những người kế vị đầu tiên của Thánh Phêrô. Như Ngài, các vị ấy đã minh chứng cho nhiệm vụ Thánh Phêrô đã nhận lãnh-như nhiều vị giáo hoàng tiên khởi đã chịu tử đạo.

Những chìa khóa Nước Trời là những lời tha thứ chỉ một mình Chúa có thể thật sự ban quyền. Chức giáo hoàng cổ võ sự hiệp thông bằng lòng trung với chân lý tin mừng và sứ vụ bí tích cứu rỗi của sự tha thứ. Trong quyển "Called to communion" Ratzinger viết: "Bằng cái chết của Người, Chúa Giêsu đã lăn hòn đá lấp miệng sự chết, tức là quyền lực âm phủ, đến nỗi từ sự chết của Người quyền năng tha thứ trào ra không bao giờ ngừng."

Về sau Ratzinger trở lại chủ đề này là sự cần đến các tông đồ và những kẻ kế vị các ngài cho việc tha thứ, vì các ngài được ban cho một sứ vụ chỉ một mình Thiên Chúa Ba Ngôi mới có thể hoàn thanh.

Những lời của ngài trong quyển "Called to Communion”sau đó đã có một tiếng vang sau khi ngài đuợc chọn làm Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: "Những người đương sự"--các tông đồ--" hiển nhiên, rõ ràng là bất xứng với nhiệm vụ này"--tức là nên tảng đá vững chắc trong đức tin và việc thi hành của các ngài--"đến nỗi chính sự ban quyền cho con người làm tảng đá, cho thấy rõ sự nhỏ bé thế nào mà các ngài duy trì giáo hội, thế nhưng chỉ một mình Chúa là Người làm việc đó, mà Ngài làm rất nhiều cho con người hơn là qua con người.

Chỉ nhờ sự tha thứ đó trong sự trung thành hoàn toàn với Chúa Giêsu Kitô và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, mà sự hiệp thông đầy đủ trong Thân Thể Chúa Kitô mới đạt được. "Giáo Hội học Thánh Thể" của Ratzinger theo sau các Giáo Phụ trong sự liên kết chiều kích hàng dọc thuộc Mình và Máu phục sinh, linh hồn và thần tính của Chúa Kitô trong Thánh Thể, với chiều kích hàng ngang là tập hợp các môn đệ Chúa Kitô.

Đức Hồng Y Ratzinger đã viết "Các Giáo Phụ tổng kết hai phương diện này--Thánh Thể và sự tập hợp-- trong tiếng 'communio,' tiếng mà ngày nay lại được ủng hộ”..

Trong lời tuyên bố đầu tiên của ngài, đức Giáo Hoàng Biển Đức nói ngài muốn tiếp tục sự dấn thân thông qua Công Đồng Vaticanô Hai. Điều này có nghĩa gì thưa Cha?

Cha Lamb: Điều đó có nghĩa là ngài hoàn toàn cam kết theo các vị tiền nhiệm của ngài trong việc thông qua những huấn giáo của Công Đồng Vaticanô Hai. Ngài thấy Công Đồng như là một "la bàn" giúp hành trình trong ngàn năm thứ ba của đạo Công Giáo. Chúng ta không cần Công Đồng nào khác--Giáo Hội còn đang nhờ đến những kho tàng của Vaticanô Hai.

Ngài cũng chỉ rõ sự thông qua này thật sự là "Công Giáo," hay là theo "toàn thể". Bởi vì một sự thông qua như vậy chỉ có thể xảy ra "trong sự liên tiếp trung thành với truyền thống hai ngàn năm của Giáo Hội." Chỉ trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội như là thân thể Chúa Kitô qua các thời đại "chúng ta mới gặp Chúa Kitô thật."

Đức Hồng Y Ratzinger cực lực chống lại những thần học gia và những kẻ khác hiểu sai lầmVaticanô II như một sự tử bỏ quá khứ của Giáo Hội. Không thể dựa sự hiểu sai trái như thế trên những bản văn của chính Công Đồng, họ thường viện đến những từ như "tinh thần" hay "kiểu" của Công Đồng. Đức Giáo Hoàng hứa ngài sẽ theo các người tiền nhiệm của ngài trong việc cô võ sự đổi mới chân chính Công Đồng bên trong toàn thể truyền thống Công Giáo.

Trong cũng một lời tuyên bố, Đức Giáo Hoàng Biển Đức biểu lộ tính tập đoàn. Ngài hiểu sao về chức giáo hoàng và tập đoàn tính đóng vai trò gì trong đó?

Cha Lamb: Tương quan giữa đức giáo hoàng và tập đoàn giám mục là sự tiếp nối vị trí hàng đầu của Thánh Phêrô giữa 12 Tông Đồ.

Như ngài khẳng định: "Như Thánh Phêrô và những tông đồ khác, theo ý muốn của Chúa, làm thành một tập đoàn tông đồ, cũng vậy người Kế Vị Thánh Phêrô và các giám mục, những kẻ kế vị các tông đồ--và Công Đồng đã mạnh mẽ lập lại điều nay-- phải hiệp nhất chặt chẽ với nhau."

Sự hiệp nhất và tính tập đoàn này, như đức Giáo Hoàng nhận xét, "chỉ liên quan với việc công bố cho thế giới sự hiện diện sống động của Chúa Kitô." Lời tuyên bố đầu tiên này của Đức Thánh Cha làm sáng tỏ thần học của ngài phát sinh từ tình bạn thâm sâu của ngài với Chúa Giêsu Kitô trong sự hoàn toàn hiến dâng của ngài cho sứ vụ Chúa Giêsu giao phó cho Giáo Hội Người.

Đức Hồng Y Ratzinger nhấn mạnh cái gì như là bản tánh của các giám mục và linh mục trong quyển sách của ngài "Called to Communion"?

Cha Lamb: Thánh Thể và những bí tích khác không phải là điều bất cứ người nào tự quyền năng có thể làm thật sự. Ngôi Lời Nhập Thể trong Chúa Kitô Giêsu chỉ là đấng có thể nói cách thật sự "Nầy là mình Thầy" hay là "Tội anh đã được tha." Chỉ vì Chúa Giêsu đã sai các tông đồ của Người như Người được Chúa Cha sai đi, chúng ta mới có một Giáo Hôi với các bí tích của Giáo Hội.

Giáo Hội như Thánh thể chỉ có thể được gặp trong sự hiệp thông với các giám mục vì là những kẻ kế vị các tông đồ. Tập hợp chung quanh bàn thờ, Giáo Hội là Thánh Thể. Giáo Hội luôn luôn vừa là địa phương vừa là phổ quát, đúng như Giáo Hội hiệp nhất theo chiều dọc và theo chiều ngang.

Đức Hồng Y Ratzinger đã nhấn mạnh rằng tính phổ quát của Giáo Hội đã hiện diện trong Chúa Giêsu Kitô như là Ngôi Lời Nhập Thể. Giáo Hội là Thánh Thể-- mỗi cộng đồng địa phương khi cử hành Hy Lễ Thánh Thánh Lễ được nâng lên trong Chúa Kitô toàn diện đang ôm ấp mọi tín hữu qua mọi thời đại. Trong Thánh Lễ chúng ta cầu xin những vị cầu bầu trên trời như Đức Mẹ và tất cả các thánh, cũng như chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời.

Không một cộng đồng địa phương nào tự mình có thể ban chức môt giám mục,...vả lại đơn thuần đó là một cử hành tự cắt đứt khỏi toàn thể Giáo Hội. Sự tấn phong giám mục cho thấy rõ các ngài hiệp thông với người kế vị Thánh Phêrô và nhận lãnh sứ vụ này tư chính Chúa, sứ vụ được dàn xếp qua các thời đại trong sự hiệp thông với chính các tông đồ được Chúa Giêsu kêu gọi.

Đức Biển Đức qui chiếu về điều này trong lời tuyên bố tuyệt vời đầu tiên của ngài khi suy tư về việc ngài được kêu gọi làm người kế vị Thánh Phêrô: "Chúng tôi đã nghĩ trong những giờ này về điều đã xảy ra tại Caesarea Philippi cách đây 2000 năm: 'Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống,' và sự quả quyết sống động của Chúa: 'Anh là Đá và trên tảng đá này Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa nước trời.' "

Như Đức Thánh Cha, mỗi một giám mục được giao phó sứ vụ nuôi dưỡng sự hiệp nhất và tính công giáo của Giáo Hội được trao phó cho ngài chăm sóc. Như Đức Hồng Y Ratzinger nhận xét, không có sự hiệp nhất sẽ không có sự thánh thiện thật bởi vì điều này đòi hỏi tình yêu có năng khiếu là dây ràng buộc sự hiệp nhất.

Giám mục phải vun trồng một sự hiệp nhất thâm sâu luôn luôn với Chúa Kitô--như các tông đồ giám mục phải là "người đồng thời của Chúa Kitô"-- bởi vì bằng không thì ngài chỉ là một viên chức giáo hội mà thôi.

Tương tự như thế, những linh mục được thụ phong chia sẻ trong sứ vụ của các giám mục đúng như các môn đệ được chọn chia sẽ trong sứ vụ các tông đồ. Cũng như sinh hoạt tông đồ đích thực không phải là sản phẩm của những khả năng riêng mình, thì điều đó cũng ap dụng với các giám mục và linh mục được thụ phong.

Chính Chúa Kitô nói và hành động qua các ngài như những khí cụ của Nguời khi các ngài dạy giáo lý chân thật, cử hành các bí tích, và quản trị cách thích hợp. Các ngài có thể gọi là "không có gì" đối với chính mình. Đó là tất cả sự hiện diện và hành động của Chúa Kitô, cũng như mọi sự Nguời có là bởi Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.

Đức Hồng Y Ratzinger tổng kết sự này cách tốt đẹp trong quyển "Called to Communion". Đó chính là điều chúng ta muốn nói khi chúng ta gọi việc phong chức linh mục là một bí tích: sự tấn phong không để phát triển những quyền năng và ân huệ của chính mình. Đó cũng không phải là sự bổ nhiệm một người như là một viên chức vì họ đặc biệt có khả năng, hay là vì điều đó thích hợp với họ, hay một cách đơn giản là vì nó đem đến cho họ một phương cách tốt để kiếm sống.

"Bí tích có nghĩa là: tôi cho điều chính tôi không thể cho; tôi làm cái gì không phải là việc của tôi; tôi thi hành một sứ vụ và trở nên kẻ thực hiện điều người khác giao phó cho tôi làm."

Như đối với giám mục, " nền tảng thừa tác vụ linh mục cũng là một dây ràng buộc cá nhân sâu xa với Chúa Giêsu Kitô."