1. Ý cầu nguyện tháng Tư của Đức Thánh Cha: Cầu nguyện cho các nhân viên y tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện tháng 4, cầu nguyện cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy chính phủ lưu tâm ưu tiên cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt cho mọi người.
“Đại dịch đã dậy cho chúng ta thấy sự dấn thân quảng đại của các nhân viên chăm sóc sức khỏe, tình nguyện viên, nhân viên hỗ trợ, linh mục và những tu sĩ nam nữ,” như Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong ý cầu nguyện tháng 4, được Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha công bố hôm thứ Ba 5 tháng Tư.
Đức Thánh Cha tha thiết xin cầu nguyện cho các nhân viên y tế trong tháng này, Đức Thánh Cha đề cập đến hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia khác nhau, đã được đưa vào thử nghiệm bởi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe.
Sự căng thẳng đại dịch
Đức Thánh Cha lưu ý: Đại dịch Covid-19 đã “phơi bày một thực tế là không phải ai cũng được tiếp cận với một hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt.”
Theo bá cáo của tổ chức “Health at a Glance 2021” - một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - thì tình trạng chăm sóc sức khỏe không đầy đủ đã có tác động đến việc chăm sóc người bệnh, đặc biệt là việc thiếu nhân viên y tế, thiếu giường bệnh hoặc thiếu các thiết bị kỹ thuật.
Đức Thánh Cha cho hay: Tại các quốc gia nghèo, dân chúng “không thể tiếp cận các phương tiện điều trị cần thiết để chữa trị nhiều căn bệnh mà họ mắc phải, thường vì “do sự quản lý tài nguyên yếu kém và thiếu những dấn thân, cam kết của chính phủ.”
Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi chính phủ của tất cả các quốc gia trên thế giới “đừng quên rằng việc chăm sóc sức khỏe tốt, có thể tiếp cận được với tất cả mọi người, phải là ưu tiên hàng đầu”.
Những hy sinh của các nhân viên y tế
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở việc chăm sóc sức khỏe “không phải là công việc của một tổ chức”, mà nó phụ thuộc vào “những người nam nữ cống hiến cuộc đời họ để chăm sóc sức khỏe cho người khác”.
2. Hầu hết người Ukraine muốn đất nước của họ là thành viên của Liên minh Âu Châu
Theo một cuộc thăm dò mới, một số lượng kỷ lục người Ukraine muốn Ukraine trở thành thành viên của Liên minh Âu Châu bất chấp những đe dọa của người Nga.
Số người Ukraine muốn đất nước của họ gia nhập Liên minh Âu Châu đã tăng lên mức cao kỷ lục 91% vào cuối tháng 3 nhưng sự ủng hộ gia nhập Nato đã giảm, một cuộc thăm dò của cơ quan nghiên cứu cho biết như trên vào hôm thứ Ba.
Sự ủng hộ dành cho tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu dao động quanh mức 60% trong ba năm qua nhưng bắt đầu gia tăng sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, theo Rating, một trong những nhà thăm dò độc lập chính của Ukraine.
Cuộc xâm lược của Nga - cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào một quốc gia Âu Châu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - đã thúc đẩy Ukraine nhanh chóng ghi danh trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu, và các nước Liên Hiệp Âu Châu đã thực hiện các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga và chào đón những người tị nạn chạy trốn khỏi chiến tranh.
Source:The Guardian
3. Giám mục giáo phận Gizo lo ngại khi thấy Quần đảo Solomon ngả về phía Trung Quốc
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết các tài liệu rò rỉ gần đây cho thấy Quần đảo Solomon và Trung Quốc đang đàm phán về một thỏa thuận an ninh, một viễn cảnh đã khiến cả Australia và New Zealand phải báo động.
Đức Cha Luciano Capelli của giáo phận Gizo, một nhà truyền giáo Salêdiêng, nằm trong số những người lo ngại. Khi đề cập đến quyết định thủ tướng của Manasseh Sogavare, ngài nói, “Mọi người đã không được hỏi ý kiến,”
Đức Cha nói với AsiaNews: “Chưa rõ hàm ý của một thỏa thuận như vậy sẽ ra sao nhưng Quần đảo Solomon không cần các trò chơi chiến tranh”.
Khả năng Trung Quốc có thể xây dựng một căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon, căn cứ đầu tiên trong khu vực, đặc biệt đáng lo ngại.
Phát biểu trước quốc hội, Thủ tướng Sogavare gọi những lời chỉ trích là “rất xúc phạm”, phủ nhận rằng đây là một phần của thỏa thuận.
Ông nói với quốc hội: “Hiệp ước An ninh là theo yêu cầu của Quần đảo Solomon và chúng tôi không bị áp lực... theo bất kỳ cách nào... Chúng tôi không có ý định tham gia vào bất kỳ cuộc tranh giành quyền lực địa chính trị nào,”.
“Để hướng tới nhu cầu an ninh của mình, chúng tôi cần phải đa dạng hóa... chúng tôi là một quốc gia có khả năng bảo vệ hạn chế và rõ ràng là chúng tôi sẽ liên tục cần hỗ trợ.”
Vào tháng 11 năm 2021, Honiara, thủ đô của đất nước, đã bị rung chuyển bởi các cuộc bạo động ở khu phố Tàu của thành phố, một biểu hiện của sự bất bình đối với Sogavare, người đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 2019 để tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Trật tự đã được khôi phục bởi lực lượng gìn giữ hòa bình do Australia dẫn đầu.
“Các sự kiện ở Chinatown không liên quan gì đến Trung Quốc; chúng được gây ra bởi những người chống lại chính phủ hiện tại”, Đức Cha Capelli giải thích. “Các cuộc bạo động đã được ngăn chặn bởi sự can thiệp của Úc.”
“Thay vào đó, toàn bộ câu hỏi về quan hệ với Trung Quốc nên được nhìn nhận liên quan đến cách thức Bắc Kinh đang di chuyển khắp Thái Bình Dương và xa hơn nữa, cả ở Phi Châu và Nam Mỹ”.
“Với tư cách là giám mục của Giáo hội ở Tỉnh miền Tây, tôi không thấy những mối đe dọa hay có kẻ thù bên ngoài nào đòi hỏi chúng ta phải dựa vào một siêu cường có khả năng thể hiện sức mạnh của mình. Chúng ta chỉ có một số vấn đề sắc tộc trong nước hoặc cướp bóc trong thành phố”.
“Người Úc đang làm rất tốt. Quần đảo Solomon không cần trò chơi chiến tranh hay các siêu cường thử bom của họ ở đây. Mọi người đã có đủ những gì đã xảy ra 70 năm trước”.
Source:Asia News