Sách lược của Giáo Hội trong việc giúp đỡ những người phụ nữ đường phố (Phần 1)
Đây là sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Những Người Di Dân và Lữ Hành
LTS: Như bản tin của Cha Trần Công Nghị ngày hôm qua có liên quan đến tình hình mại dâm, vốn được Giáo Hội xem như là một hình thức nô lệ mới trong thời đại mới, nay xin được phép dịch lại nguyên văn toàn bộ văn bản dài trên 10 trang của Tòa Thánh để tiện việc tham khảo mục vụ.
VATICAN (Zenit.org) - Sau đây là toàn bộ bản văn cuối cùng của Kỳ Hội Thảo Quốc Tế đầu tiên liên quan đến việc Chăm Sóc Mục Vụ Nhằm Giúp Giải Phóng Những Người Phụ Nữ Đường Phố, được tổ chức tại Rôma từ ngày 20 đến 21 tháng 6 vừa qua, theo sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Những Người Di Dân và Lữ Hành.
* * * * *
Tường Thuật Về Cuộc Hội Thảo
Cuộc hội thảo được tổ chức tại văn phòng của Hội Đồng Giáo Giáo Hoàng đặc trách việc Chăm Sóc Mục Vụ cho Những Người Di Dân và Du Mục tại Rôma. Ngoài các viên chức cao cấp của Hội Đồng, còn có sự tham dự của các viên chức thuộc năm Bộ khác trong Giáo Triều Rôma; có hai Đức Giám Mục; rất nhiều linh mục, các nam/nữ tu sĩ và giáo dân; các đại biểu của 19 Hội Đồng Giám Mục tại Châu Âu như Albania, Đức, Bỉ, Bosnia-Herzegovina, Cộng Hòa Czech, Đan Mạch, Tô Cách Lan, Slovenia, Tây Ban Nha, Estonia, Hòa Lan, Hung Gia Lợi, Anh, Ái Nhĩ Lan, Ý, Montenegro, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ; các đại biểu đến từ các lục địa khác gồm những chuyên gia, chủ yếu đến từ các nước như: Cộng Hòa Dân Chủ Côngô, Ấn Độ, Nigeria và Thái Lan. Thêm vào đó, cũng còn có sự tham dự của các đại biểu thuộc Hội Các Cha/Mẹ Bề Trên Tổng Quyền (Union of Superiors General) và Hiệp Hội Quốc Tế Các Cha/Mẹ Bề Trên Tổng Quyền (International Union of Superiors General hay viết tắt là IUSG); Hội CELAM; Hội Các Cộng Đoàn Đức Gioan XXIII; Đạo Binh Đức Mẹ (Legion of Mary); các đại diện đến từ các tổ chức khác nhau chuyên thực hiện việc mục vụ trong lãnh vực này; và một đại diện đến từ Hiệp Hội Caritas Quốc Tế.
Sau lời chào đón nồng nhiệt, vị Chủ Tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc Chăm Sóc Mục Vụ cho Những Người Di Dân và Du Mục, là Đức Hồng Y Stephen Fumio Hamao (gốc Nhật Bổn) mở lời khai mạc cuộc hội thảo bằng cách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề này, nhằm kêu gọi sự chú ý và hướng việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội hoàn vũ cũng như tại các Giáo Hội địa phương đến cho những người phụ nữ đường phố.
Đức Tổng Giám Mục Agostino Marchetto, Thư Ký của Hội Đồng, trình bày về chủ đề và chương trình của buổi hội thảo cũng như đề nghị ra một số tiêu chuẩn đánh giá và hướng hành động mục vụ có liên quan tới lãnh vực này. Trong bài diễn văn của mình có nhan đề: “Những Người Phụ Nữ Đường Phố Ngày Hôm Nay, Một Thách Đố về Mục Vụ,” Đức Tổng Giám Mục đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng vô cùng rộng lớn về lãnh vực mục vụ tông đồ này, vốn đòi hỏi phải đề ra những sáng kiến mục vụ mới. Ngài cũng còn đề cập đến mối quan ngại của Ngài về con người, vì lẽ, rất nhiều người trong số họ phải sống trong những hoàn cảnh mà những quyền lợi về cá nhân tối thiểu đã không được tôn trọng, cũng như chính thân xác của họ bị biến thành một thứ hàng hóa để mua bán cũng như để buôn người.
Những bài diễn văn tiếp theo đó do các tham dự viên trình bày, đều chú tâm vào rất nhiều khía cạnh khác nhau về hiện trạng đương thời của các phụ nữ đường phố. Giáo Hội hướng nhìn về họ với lòng trắc ẩn, với sự khích lệ đón chào theo kiểu Kitô Giáo và đề ra những sáng kiến nhằm nhấn mạnh đền các giá trị về thiêng liêng cũng như về mặt thần học của việc cam kết mục vụ, để biểu hiện ra lòng nhân từ của Thiên Chúa dành cho những người phụ nữ đường phố, vì lẽ ai ai cũng nhận ra được rất nhiều thảm cảnh đau thương phải bị chôn vùi, phải bị dấu kín vào trong sự im lặng lãng quên đằng sau những cảm nghiệm hãi hùng. Điều này tạo ra một sự chú ý đặc biệt đến việc gia tăng một cách khủng khiếp con số những người phụ nữ và những em gái bị khai thác tình dục, từ đó đòi hỏi phải có những hành động mục vụ cấp thiết tương xứng, vượt ra ngoài khuôn khổ của việc rộng rãi và hứng khởi đón nhận những sáng kiến mới, cũng như những khó khăn hiện thời để đưa ra những hành động như vậy vốn bị bó buộc bởi những cấu trúc hiện hành của Giáo Hội.
Bà Mariette Grange, một đại biểu của Ủy Ban Di Dân Công Giáo Quốc Tế (International Catholic Migration Commission hay viết tắt là ICMC) khai triển về chủ đề “Nạn Buôn Người, Sự Chú Trọng Đặc Biệt Đến Việc Phụ Nữ Bị Buôn Bán Để Thực Hiện Hành Động Mại Dâm,” trong khi đó thì bản báo cáo của Giáo Sư Mario Pollo có liên quan tới chủ đề: “Viễn Ảnh Chung từ sau việc Khảo Sát Ban Đầu,” (Overall Vision Resulting from a Preparatory Survey) nhằm giới thiệu tổng quan về hiện trạng trên, kết quả thâu nhận được từ việc trả lời các câu hỏi trong bảng thăm dò, vốn trước đó đã được gởi cho tất cả các tham dự viên. Kết quả cho thấy rằng có một vài thiếu xót cụ thể có liên quan tới khía cạnh mục vụ. Sau cùng, Cha Oreste Benzi, Hội Trưởng của Hội Các Cộng Đoàn Gioan XXIII, chia sẽ ý kiến của Cha về chủ đề: “Cho Một Ban Mục Vụ có liên quan đến việc Giải Phóng và Cứu Chuộc.” (For a Pastoral Ministry of Redemption and Liberation).
Sáu chuyên gia đã tham dự vào cuộc hội thảo bàn tròn gồm: Nữ Tu Eugenia Bonetti, ISMC đến từ IUSG; Cha Ottavio Cantarello, SC - Giám Đốc của Cộng Đoàn Samuel - Cha đại diện cho Hội Các Cha Bề Trên/Giám Tỉnh của Ý; Cô Síle Ní Chochlín, đến từ Đạo Binh Đức Mẹ; Nữ Tu Lalini Gunawardene, RGS; Nữ Tu Michelle Lopez, RGS thuộc Trung Tâm Suối Nguồn Sự Sống (Fountain of Life Center); và Bác Sĩ Paolo Ramonda, Phó Chủ Tịch của Hội Các Cộng Đoàn Gioan XXIII. Ban hội thảo bàn tròn này là nhằm đưa ra “những chỉ dẫn cho việc chăm sóc mục vụ một cách cụ thể.”
Vào cuối của cuộc hội thảo quốc tế này, vốn bao gồm luôn cả việc trao đổi các tin tức, các ý kiến về mục vụ, các kinh nghiệm và những cuộc điều tra chi tiết, những sáng kiến hấp dẫn được xem xét và ghi nhận, trong từng bối cảnh đa dạng khác nhau tại mỗi nước. Tái khẳng định lại ý định đeo đuổi về những gì đã diễn ra tại cuộc hội thảo trong các ngày qua, trong tinh thần hợp tác và mức độ phối hợp cùng nhau, tất cả các tham dự viên nghiên cứu đến những sách lược (tactics) và chiến lược (strategies) trong tương lai, các phương pháp và mục tiêu, vốn được tóm gọn lại trong những kết luận và đề nghị sau đây.
Những Kết Luận
Một số điểm chính được nêu ra gồm:
1. Mại dâm chính là một hình thức nô lệ mới trong thời đại hôm nay
Đều quan trọng cần phải nhận thức chính là tất cả mọi hành động có liên quan đến việc khai thác tình dục, việc mại dâm và buôn người, đều là những hành động bạo lực chống lại những người phụ nữ và hành động đó xúc phạm đến phẩm giá của những người phụ nữ và cũng là một sự vi phạm trầm trọng đến những quyền cơ bản nhất của con người. Con số những người phụ nữ đường phố trên khắp thế giới đã gia tăng lên một cách kinh khủng, vì rất nhiều lý do vốn dĩ rất đa dạng và phức tạp có liên quan tới mặt kinh tế, xã hội và văn hóa.
Trong rất nhiều trường hợp, các phụ nữ đã phải kinh qua những sự bạo hành hay việc lạm dụng tính dục một cách bệnh hoạn kể từ khi họ còn là những bé gái. Số khác thì bị lôi kéo vào con đường mãi dâm để có đầy đủ phương tiện sống cho chính bản thân họ và gia đình. Một số thì kiếm tìm hình ảnh của một người làm cha hay một mối quan hệ yêu đượng với một người đàn ông. Nhìn người khác thì lại làm như vậy để cố trả nợ cho hết những món nợ hết sức phi lý. Một số thì muốn rời bỏ cảnh sống cơ cực, nghèo nàn nơi quê hương, xứ sở của họ, vì tin rằng công việc kiếm được tại nước ngoài, sẽ giúp làm đổi thay cuộc sống của họ. Thì rõ ràng là việc khai thác tình dục nơi các người phụ nữ này đã thâm nhập vào cơ cấu xã hội của thế giới, vốn là hệ quả của rất nhiều hệ thống bất công, phi lý.
Rất nhiều người phụ nữ đường phố phải dính vào chuyện mãi dâm tại những nước được gọi là Thế Giới Thứ Nhất (First World) đến từ các nước thuộc Thế Giới Thứ Hai, Ba và Bốn. Tại Châu Âu và bất cứ nơi nào khác, rất nhiều người trong số họ đã bị bọn buôn người đưa sang từ các nước khác nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng gia tăng của khác mua dâm. Tuy nhiên, không hẳn là tất cả những người bị bọn buôn người đưa sang đều phải dính vào hành động mãi dâm, và không hẳn là những người phụ nữ mãi dâm là những người đã bị buôn người đưa sang. Tình trạng nô lệ con người không phải là chuyện mới mẽ. Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ước tính rằng hiện nay có khoảng 12.3 triệu người đang bị buộc phải làm nô lệ hay làm lao động và khoảng 2.4 triệu trong tổng số 12.3 triệu người là những nạn nhân của ngành “kỹ nghệ” buôn người, vốn có lợi tức thu được hằng năm khoảng trên dưới $10 tỉ Mỹ kim.
(Còn tiếp….)
Đây là sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Những Người Di Dân và Lữ Hành
LTS: Như bản tin của Cha Trần Công Nghị ngày hôm qua có liên quan đến tình hình mại dâm, vốn được Giáo Hội xem như là một hình thức nô lệ mới trong thời đại mới, nay xin được phép dịch lại nguyên văn toàn bộ văn bản dài trên 10 trang của Tòa Thánh để tiện việc tham khảo mục vụ.
VATICAN (Zenit.org) - Sau đây là toàn bộ bản văn cuối cùng của Kỳ Hội Thảo Quốc Tế đầu tiên liên quan đến việc Chăm Sóc Mục Vụ Nhằm Giúp Giải Phóng Những Người Phụ Nữ Đường Phố, được tổ chức tại Rôma từ ngày 20 đến 21 tháng 6 vừa qua, theo sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Những Người Di Dân và Lữ Hành.
* * * * *
Tường Thuật Về Cuộc Hội Thảo
Cuộc hội thảo được tổ chức tại văn phòng của Hội Đồng Giáo Giáo Hoàng đặc trách việc Chăm Sóc Mục Vụ cho Những Người Di Dân và Du Mục tại Rôma. Ngoài các viên chức cao cấp của Hội Đồng, còn có sự tham dự của các viên chức thuộc năm Bộ khác trong Giáo Triều Rôma; có hai Đức Giám Mục; rất nhiều linh mục, các nam/nữ tu sĩ và giáo dân; các đại biểu của 19 Hội Đồng Giám Mục tại Châu Âu như Albania, Đức, Bỉ, Bosnia-Herzegovina, Cộng Hòa Czech, Đan Mạch, Tô Cách Lan, Slovenia, Tây Ban Nha, Estonia, Hòa Lan, Hung Gia Lợi, Anh, Ái Nhĩ Lan, Ý, Montenegro, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ; các đại biểu đến từ các lục địa khác gồm những chuyên gia, chủ yếu đến từ các nước như: Cộng Hòa Dân Chủ Côngô, Ấn Độ, Nigeria và Thái Lan. Thêm vào đó, cũng còn có sự tham dự của các đại biểu thuộc Hội Các Cha/Mẹ Bề Trên Tổng Quyền (Union of Superiors General) và Hiệp Hội Quốc Tế Các Cha/Mẹ Bề Trên Tổng Quyền (International Union of Superiors General hay viết tắt là IUSG); Hội CELAM; Hội Các Cộng Đoàn Đức Gioan XXIII; Đạo Binh Đức Mẹ (Legion of Mary); các đại diện đến từ các tổ chức khác nhau chuyên thực hiện việc mục vụ trong lãnh vực này; và một đại diện đến từ Hiệp Hội Caritas Quốc Tế.
ĐHY Hamao |
Đức Tổng Giám Mục Agostino Marchetto, Thư Ký của Hội Đồng, trình bày về chủ đề và chương trình của buổi hội thảo cũng như đề nghị ra một số tiêu chuẩn đánh giá và hướng hành động mục vụ có liên quan tới lãnh vực này. Trong bài diễn văn của mình có nhan đề: “Những Người Phụ Nữ Đường Phố Ngày Hôm Nay, Một Thách Đố về Mục Vụ,” Đức Tổng Giám Mục đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng vô cùng rộng lớn về lãnh vực mục vụ tông đồ này, vốn đòi hỏi phải đề ra những sáng kiến mục vụ mới. Ngài cũng còn đề cập đến mối quan ngại của Ngài về con người, vì lẽ, rất nhiều người trong số họ phải sống trong những hoàn cảnh mà những quyền lợi về cá nhân tối thiểu đã không được tôn trọng, cũng như chính thân xác của họ bị biến thành một thứ hàng hóa để mua bán cũng như để buôn người.
Những bài diễn văn tiếp theo đó do các tham dự viên trình bày, đều chú tâm vào rất nhiều khía cạnh khác nhau về hiện trạng đương thời của các phụ nữ đường phố. Giáo Hội hướng nhìn về họ với lòng trắc ẩn, với sự khích lệ đón chào theo kiểu Kitô Giáo và đề ra những sáng kiến nhằm nhấn mạnh đền các giá trị về thiêng liêng cũng như về mặt thần học của việc cam kết mục vụ, để biểu hiện ra lòng nhân từ của Thiên Chúa dành cho những người phụ nữ đường phố, vì lẽ ai ai cũng nhận ra được rất nhiều thảm cảnh đau thương phải bị chôn vùi, phải bị dấu kín vào trong sự im lặng lãng quên đằng sau những cảm nghiệm hãi hùng. Điều này tạo ra một sự chú ý đặc biệt đến việc gia tăng một cách khủng khiếp con số những người phụ nữ và những em gái bị khai thác tình dục, từ đó đòi hỏi phải có những hành động mục vụ cấp thiết tương xứng, vượt ra ngoài khuôn khổ của việc rộng rãi và hứng khởi đón nhận những sáng kiến mới, cũng như những khó khăn hiện thời để đưa ra những hành động như vậy vốn bị bó buộc bởi những cấu trúc hiện hành của Giáo Hội.
Bà Mariette Grange, một đại biểu của Ủy Ban Di Dân Công Giáo Quốc Tế (International Catholic Migration Commission hay viết tắt là ICMC) khai triển về chủ đề “Nạn Buôn Người, Sự Chú Trọng Đặc Biệt Đến Việc Phụ Nữ Bị Buôn Bán Để Thực Hiện Hành Động Mại Dâm,” trong khi đó thì bản báo cáo của Giáo Sư Mario Pollo có liên quan tới chủ đề: “Viễn Ảnh Chung từ sau việc Khảo Sát Ban Đầu,” (Overall Vision Resulting from a Preparatory Survey) nhằm giới thiệu tổng quan về hiện trạng trên, kết quả thâu nhận được từ việc trả lời các câu hỏi trong bảng thăm dò, vốn trước đó đã được gởi cho tất cả các tham dự viên. Kết quả cho thấy rằng có một vài thiếu xót cụ thể có liên quan tới khía cạnh mục vụ. Sau cùng, Cha Oreste Benzi, Hội Trưởng của Hội Các Cộng Đoàn Gioan XXIII, chia sẽ ý kiến của Cha về chủ đề: “Cho Một Ban Mục Vụ có liên quan đến việc Giải Phóng và Cứu Chuộc.” (For a Pastoral Ministry of Redemption and Liberation).
Sáu chuyên gia đã tham dự vào cuộc hội thảo bàn tròn gồm: Nữ Tu Eugenia Bonetti, ISMC đến từ IUSG; Cha Ottavio Cantarello, SC - Giám Đốc của Cộng Đoàn Samuel - Cha đại diện cho Hội Các Cha Bề Trên/Giám Tỉnh của Ý; Cô Síle Ní Chochlín, đến từ Đạo Binh Đức Mẹ; Nữ Tu Lalini Gunawardene, RGS; Nữ Tu Michelle Lopez, RGS thuộc Trung Tâm Suối Nguồn Sự Sống (Fountain of Life Center); và Bác Sĩ Paolo Ramonda, Phó Chủ Tịch của Hội Các Cộng Đoàn Gioan XXIII. Ban hội thảo bàn tròn này là nhằm đưa ra “những chỉ dẫn cho việc chăm sóc mục vụ một cách cụ thể.”
Vào cuối của cuộc hội thảo quốc tế này, vốn bao gồm luôn cả việc trao đổi các tin tức, các ý kiến về mục vụ, các kinh nghiệm và những cuộc điều tra chi tiết, những sáng kiến hấp dẫn được xem xét và ghi nhận, trong từng bối cảnh đa dạng khác nhau tại mỗi nước. Tái khẳng định lại ý định đeo đuổi về những gì đã diễn ra tại cuộc hội thảo trong các ngày qua, trong tinh thần hợp tác và mức độ phối hợp cùng nhau, tất cả các tham dự viên nghiên cứu đến những sách lược (tactics) và chiến lược (strategies) trong tương lai, các phương pháp và mục tiêu, vốn được tóm gọn lại trong những kết luận và đề nghị sau đây.
Những Kết Luận
Một số điểm chính được nêu ra gồm:
1. Mại dâm chính là một hình thức nô lệ mới trong thời đại hôm nay
Đều quan trọng cần phải nhận thức chính là tất cả mọi hành động có liên quan đến việc khai thác tình dục, việc mại dâm và buôn người, đều là những hành động bạo lực chống lại những người phụ nữ và hành động đó xúc phạm đến phẩm giá của những người phụ nữ và cũng là một sự vi phạm trầm trọng đến những quyền cơ bản nhất của con người. Con số những người phụ nữ đường phố trên khắp thế giới đã gia tăng lên một cách kinh khủng, vì rất nhiều lý do vốn dĩ rất đa dạng và phức tạp có liên quan tới mặt kinh tế, xã hội và văn hóa.
Trong rất nhiều trường hợp, các phụ nữ đã phải kinh qua những sự bạo hành hay việc lạm dụng tính dục một cách bệnh hoạn kể từ khi họ còn là những bé gái. Số khác thì bị lôi kéo vào con đường mãi dâm để có đầy đủ phương tiện sống cho chính bản thân họ và gia đình. Một số thì kiếm tìm hình ảnh của một người làm cha hay một mối quan hệ yêu đượng với một người đàn ông. Nhìn người khác thì lại làm như vậy để cố trả nợ cho hết những món nợ hết sức phi lý. Một số thì muốn rời bỏ cảnh sống cơ cực, nghèo nàn nơi quê hương, xứ sở của họ, vì tin rằng công việc kiếm được tại nước ngoài, sẽ giúp làm đổi thay cuộc sống của họ. Thì rõ ràng là việc khai thác tình dục nơi các người phụ nữ này đã thâm nhập vào cơ cấu xã hội của thế giới, vốn là hệ quả của rất nhiều hệ thống bất công, phi lý.
Rất nhiều người phụ nữ đường phố phải dính vào chuyện mãi dâm tại những nước được gọi là Thế Giới Thứ Nhất (First World) đến từ các nước thuộc Thế Giới Thứ Hai, Ba và Bốn. Tại Châu Âu và bất cứ nơi nào khác, rất nhiều người trong số họ đã bị bọn buôn người đưa sang từ các nước khác nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng gia tăng của khác mua dâm. Tuy nhiên, không hẳn là tất cả những người bị bọn buôn người đưa sang đều phải dính vào hành động mãi dâm, và không hẳn là những người phụ nữ mãi dâm là những người đã bị buôn người đưa sang. Tình trạng nô lệ con người không phải là chuyện mới mẽ. Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ước tính rằng hiện nay có khoảng 12.3 triệu người đang bị buộc phải làm nô lệ hay làm lao động và khoảng 2.4 triệu trong tổng số 12.3 triệu người là những nạn nhân của ngành “kỹ nghệ” buôn người, vốn có lợi tức thu được hằng năm khoảng trên dưới $10 tỉ Mỹ kim.
(Còn tiếp….)