(AsiaNews 25/7/2005). Với những đóng góp của 600,000 mạnh thường quân tại 16 quốc gia tại Âu Châu, Bắc và Nam Mỹ cũng như tại Australia, trong năm 2004, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ (Aid to the Church in Need), một tổ chức bác ái Công Giáo dưới quyền tài phán của Đức Thánh Cha, đã trao tặng 70 triệu Euros tại 137 quốc gia.
Gần 6000 dự án đã được thực hiện tại 137 quốc gia theo những đề nghị của các Giám Mục địa phương. Những dự án này đã được thực hiện để hỗ trợ cho Giáo Hội sao cho các nỗ lực mục vụ không bị tê liệt hay bị cản trở vì điều kiện kinh tế không cho phép hay vì những khó khăn do tình trạng thiếu tự do tôn giáo.
Trong năm 2004, các nước được trợ giúp nhiều nhất là Ukraine (4.6 triệu Euros), Nga (3.2 triệu Euros), Sudan (hơn 1 triệu Euros), Việt Nam (850,000 Euros) và Cuba (780,000 Euros). Các nước trong khu vực Thái Bình Dương và Châu Đại Dương như Vanuatu, Tonga và Salomon được trợ giúp rất đáng kể.
Riêng tại Nga, có 3 loại dự án đang được tiến hành. Loại thứ nhất nhằm trợ giúp trực tiếp Giáo Hội Công Giáo Nga với kinh phí lên đến 1.2 triệu Euros. Loại thứ hai nhằm trợ giúp các công việc mục vụ cuả Chính Thống Giáo Nga với khoảng 800,000 Euros. Loại thứ ba dành cho các dự án hỗn hợp giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Nga với kinh phí lên đến 1.2 triệu Euros.
Trong số 70 triệu Euros chi trong năm 2004, 27.1% dành cho việc xây dựng và trùng tu khẩn cấp các nơi thờ phượng, các chủng viện và dòng tu. 17.3% dành cho truyền thông Công Giáo. 17.2% dành cho việc giáo dục Thần Học bao gồm những học bổng du học tại các Giáo Hoàng Học Viện tại Rôma. 13.2% dành cho kinh phí in ấn những tài liệu giáo lý trong đó đáng kể nhất là cuốn truyện tranh Kinh Thánh "Thiên Chúa nói với trẻ em". Trên 1.5 triệu cuốn truyện tranh này bằng 150 thứ tiếng đã được phân phối trong năm 2004. Tính từ năm 1978 đến nay cuốn "Thiên Chúa nói với trẻ em" đã được in ra 40 triệu bản.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã được cha Werenfried van Straaten sáng lập vào năm 1947.
Vài nét về tiểu sử cha Werenfried van Straaten
Cha Werenfried van Straaten sinh ngày 17/1/2003 tại Mijdrecht, gần Amsterdam, Hòa Lan. Thời thanh niên, cậu Werenfried đã có thời mơ làm thày giáo như cha cậu. Năm 1932, Werenfried đã bắt đầu chương trình triết cổ điển tại Đại HọcUtrecht, nhưng sau đó, cậu thấy ơn gọi tận hiến cho Chúa và năm 1934, cậu đã bước chân vào chủng viện.
Sau một cơn bệnh phổi, các bác sĩ khuyến cáo cậu Werenfried không nên theo đuổi một chương trình đào tạo chủng sinh nghiêm nhặt, cậu cũng không thích hợp với công việc truyền giáo và các vị bề trên còn lo ngại liệu cậu có nên tiếp tục theo đuổi đời sống tu trì nữa không. Tuy nhiên, nhờ sự quan phòng của Chúa, cậu được giữ lại trong tu viện và giữ chân thư ký. Cậu cũng kiêm nhiệm việc biên tập bản tin Toren (Tháp Canh) của tu viện.
Năm 1940, cậu Werenfried được thụ phong linh mục.
Năm 1945, nước Đức bị Đồng Minh đánh bại, đất nước bị chia cắt, nền kinh tế sụp đổ và một làn sóng tản cư khổng lồ của những người không ai đếm xỉa đến và không ai tỏ chút lòng thương hại. Những người tản cư đã cầu cứu đến Giáo Hội Công Giáo và Rôma đã đáp lại qua việc động viên guồng máy các tổ chức Bác Ái trên toàn thế giới. Tu Viện Tongerlo tại Bỉ, nơi cha Werenfried đang làm việc cũng thành lập một cơ quan bác ái để đáp ứng tình trạng khủng hoảng này.
Trong lá thư Giáng Sinh năm 1947, cha Werenfried viết một bài thống thiết "Hòa Bình Dưới Thế? Không Một Căn Phòng Trong Nhà Trọ". Trong đó, vị linh mục 34 tuổi kêu gọi người dân Flanders hãy chú ý đến tình cảnh màn trời chiếu đất của 14 triệu người Đức, trong đó có tới 6 triệu người Công Giáo đang lang thang trên một đất nước tan hoang. Lời đáp trả của những tấm lòng vàng vượt quá mong đợi và tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ ra đời.
Điều đầu tiên mà cha Werenfried xin là thịt muối, thứ mà người dân Bỉ có nhiều, có sẵn hơn tiền bạc. Chính vì điều này mà cha Werenfried có biệt danh là "Linh Mục thịt muối"
Từ năm 1948 trở đi, cha Werenfried hoạt động gần gũi với một Đức Ông đang điều hành một tổ chức cho người tị nạn và một chủng viện tại Königstein, gần Frankfurt cho những tu sinh lánh nạn từ Đông Đức. Từ Königstein, ngài phát động chương trình các linh mục đeo ba lô, đạp xe đạp đi lo việc mục vụ cho đàn chiên của họ đang lưu lạc sau chiến tranh. Năm 1950, ngài đã hình thành được các nhà thờ lưu động. Đó là các xe buýt được cải tiến thành các nhà nguyện lưu động để mang Thánh Lễ và các phép Bí Tích đến với người Công Giáo tị nạn.
Trong thời gian này, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã hoạt động rất sôi nổi tại Đức và tại Áo được 6 năm. Người chủng sinh ốm yếu ngày nào nay đã thành một nhà tổ chức tài ba, một nhà diễn thuyết lừng danh và một nhà truyền giáo thành công tột bậc.
Ngài thường thức rất khuya để viết các thư xin anh chị em giáo dân trợ giúp. Ngài tự nhận mình có ơn gọi ăn mày cho Giáo Hội. Ngay cả những năm gần đây, người ta vẫn thấy ngài với chiếc nón rách thê thảm đứng ở cuối nhà thờ xin tiền cho các đề án bác ái.
Từ năm 1953, ngài cho xuất bản tờ "Mirror". Ngày nay tờ báo hai tháng ra một kỳ này đang được phát hành bằng 7 thứ tiếng với số lượng 700,000 bản.
Năm 1956, trong thời kỳ người Hung Gia Lợi nổi dậy đòi tự do, cha Werenfried dám cả gan vượt biên trái phép qua bức màn sắt vào tận Budapest gặp Đức Hồng Y József Mindszenty để lượng định tình hình tại chỗ. Một làn sóng cứu trợ khẩn cấp cho Giáo Hội Công Giáo Hung Gia Lợi đã được hình thành sau chuyến đi mạo hiểm này.
Năm 1959, cha Werenfried đến với Á Châu, viếng thăm các trại tị nạn và gặp Mẹ Têrêxa tại "Nhà cho người hấp hối" tại Calcutta.
Năm 1960, cha Werenfried xuất bản cuốn sách đầu tiên của ngài: "Người ta gọi tôi là linh mục thịt muối".
Năm 1962, cha Werenfried đã tham dự Công Đồng Chung Vatican II như một chuyên viên. Ngài đã gặp 60 Giám Mục từ các nước bên trong Bức Màn Sắt, những vị đã nhận trực tiếp hay gián tiếp các trợ giúp của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Năm 1965, trong cuộc nổi dậy tại Simba, thuộc nước Congo thuộc Bỉ, cha Werenfried đã cùng với Mẹ Hadewych thành lập tổ chức Nữ Tử Phục Sinh, một dòng tu dành cho các thiếu nữ trẻ Phi Châu không có điều kiện đến trường.
Năm 1969, ngài xuất bản cuốn "Nơi Thiên Chúa Khóc".
Từ năm 1964, cha Werenfried đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm là tổng quyền tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ. Năm 1981, ở tuổi 68, ngài đã từ chức nhưng vẫn tiếp tục viết bản tin "Mirror" và vẫn tiếp tục là vị linh hướng cho tổ chức.
Năm 1981, cha Werenfried đã nhận được Huy Chương cao quý nhất của chính phủ Đức. Ngài cũng nhận được rất nhiều huy chương từ Hòa Lan, Áo và các nước khác.
Sau khi chế độ cộng sản tại Đông Âu sụp đổ, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã chuyển hướng sang trợ giúp tiến trình đại kết giữa Công Giáo và các Giáo Hội Kitô khác, đặc biệt là với Chính Thống Giáo.
Gần 6000 dự án đã được thực hiện tại 137 quốc gia theo những đề nghị của các Giám Mục địa phương. Những dự án này đã được thực hiện để hỗ trợ cho Giáo Hội sao cho các nỗ lực mục vụ không bị tê liệt hay bị cản trở vì điều kiện kinh tế không cho phép hay vì những khó khăn do tình trạng thiếu tự do tôn giáo.
Trong năm 2004, các nước được trợ giúp nhiều nhất là Ukraine (4.6 triệu Euros), Nga (3.2 triệu Euros), Sudan (hơn 1 triệu Euros), Việt Nam (850,000 Euros) và Cuba (780,000 Euros). Các nước trong khu vực Thái Bình Dương và Châu Đại Dương như Vanuatu, Tonga và Salomon được trợ giúp rất đáng kể.
Riêng tại Nga, có 3 loại dự án đang được tiến hành. Loại thứ nhất nhằm trợ giúp trực tiếp Giáo Hội Công Giáo Nga với kinh phí lên đến 1.2 triệu Euros. Loại thứ hai nhằm trợ giúp các công việc mục vụ cuả Chính Thống Giáo Nga với khoảng 800,000 Euros. Loại thứ ba dành cho các dự án hỗn hợp giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Nga với kinh phí lên đến 1.2 triệu Euros.
Trong số 70 triệu Euros chi trong năm 2004, 27.1% dành cho việc xây dựng và trùng tu khẩn cấp các nơi thờ phượng, các chủng viện và dòng tu. 17.3% dành cho truyền thông Công Giáo. 17.2% dành cho việc giáo dục Thần Học bao gồm những học bổng du học tại các Giáo Hoàng Học Viện tại Rôma. 13.2% dành cho kinh phí in ấn những tài liệu giáo lý trong đó đáng kể nhất là cuốn truyện tranh Kinh Thánh "Thiên Chúa nói với trẻ em". Trên 1.5 triệu cuốn truyện tranh này bằng 150 thứ tiếng đã được phân phối trong năm 2004. Tính từ năm 1978 đến nay cuốn "Thiên Chúa nói với trẻ em" đã được in ra 40 triệu bản.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã được cha Werenfried van Straaten sáng lập vào năm 1947.
Vài nét về tiểu sử cha Werenfried van Straaten
Cha Werenfried van Straaten sinh ngày 17/1/2003 tại Mijdrecht, gần Amsterdam, Hòa Lan. Thời thanh niên, cậu Werenfried đã có thời mơ làm thày giáo như cha cậu. Năm 1932, Werenfried đã bắt đầu chương trình triết cổ điển tại Đại HọcUtrecht, nhưng sau đó, cậu thấy ơn gọi tận hiến cho Chúa và năm 1934, cậu đã bước chân vào chủng viện.
Sau một cơn bệnh phổi, các bác sĩ khuyến cáo cậu Werenfried không nên theo đuổi một chương trình đào tạo chủng sinh nghiêm nhặt, cậu cũng không thích hợp với công việc truyền giáo và các vị bề trên còn lo ngại liệu cậu có nên tiếp tục theo đuổi đời sống tu trì nữa không. Tuy nhiên, nhờ sự quan phòng của Chúa, cậu được giữ lại trong tu viện và giữ chân thư ký. Cậu cũng kiêm nhiệm việc biên tập bản tin Toren (Tháp Canh) của tu viện.
Năm 1940, cậu Werenfried được thụ phong linh mục.
Năm 1945, nước Đức bị Đồng Minh đánh bại, đất nước bị chia cắt, nền kinh tế sụp đổ và một làn sóng tản cư khổng lồ của những người không ai đếm xỉa đến và không ai tỏ chút lòng thương hại. Những người tản cư đã cầu cứu đến Giáo Hội Công Giáo và Rôma đã đáp lại qua việc động viên guồng máy các tổ chức Bác Ái trên toàn thế giới. Tu Viện Tongerlo tại Bỉ, nơi cha Werenfried đang làm việc cũng thành lập một cơ quan bác ái để đáp ứng tình trạng khủng hoảng này.
Trong lá thư Giáng Sinh năm 1947, cha Werenfried viết một bài thống thiết "Hòa Bình Dưới Thế? Không Một Căn Phòng Trong Nhà Trọ". Trong đó, vị linh mục 34 tuổi kêu gọi người dân Flanders hãy chú ý đến tình cảnh màn trời chiếu đất của 14 triệu người Đức, trong đó có tới 6 triệu người Công Giáo đang lang thang trên một đất nước tan hoang. Lời đáp trả của những tấm lòng vàng vượt quá mong đợi và tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ ra đời.
Điều đầu tiên mà cha Werenfried xin là thịt muối, thứ mà người dân Bỉ có nhiều, có sẵn hơn tiền bạc. Chính vì điều này mà cha Werenfried có biệt danh là "Linh Mục thịt muối"
Từ năm 1948 trở đi, cha Werenfried hoạt động gần gũi với một Đức Ông đang điều hành một tổ chức cho người tị nạn và một chủng viện tại Königstein, gần Frankfurt cho những tu sinh lánh nạn từ Đông Đức. Từ Königstein, ngài phát động chương trình các linh mục đeo ba lô, đạp xe đạp đi lo việc mục vụ cho đàn chiên của họ đang lưu lạc sau chiến tranh. Năm 1950, ngài đã hình thành được các nhà thờ lưu động. Đó là các xe buýt được cải tiến thành các nhà nguyện lưu động để mang Thánh Lễ và các phép Bí Tích đến với người Công Giáo tị nạn.
Trong thời gian này, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã hoạt động rất sôi nổi tại Đức và tại Áo được 6 năm. Người chủng sinh ốm yếu ngày nào nay đã thành một nhà tổ chức tài ba, một nhà diễn thuyết lừng danh và một nhà truyền giáo thành công tột bậc.
Ngài thường thức rất khuya để viết các thư xin anh chị em giáo dân trợ giúp. Ngài tự nhận mình có ơn gọi ăn mày cho Giáo Hội. Ngay cả những năm gần đây, người ta vẫn thấy ngài với chiếc nón rách thê thảm đứng ở cuối nhà thờ xin tiền cho các đề án bác ái.
Từ năm 1953, ngài cho xuất bản tờ "Mirror". Ngày nay tờ báo hai tháng ra một kỳ này đang được phát hành bằng 7 thứ tiếng với số lượng 700,000 bản.
Năm 1956, trong thời kỳ người Hung Gia Lợi nổi dậy đòi tự do, cha Werenfried dám cả gan vượt biên trái phép qua bức màn sắt vào tận Budapest gặp Đức Hồng Y József Mindszenty để lượng định tình hình tại chỗ. Một làn sóng cứu trợ khẩn cấp cho Giáo Hội Công Giáo Hung Gia Lợi đã được hình thành sau chuyến đi mạo hiểm này.
Năm 1959, cha Werenfried đến với Á Châu, viếng thăm các trại tị nạn và gặp Mẹ Têrêxa tại "Nhà cho người hấp hối" tại Calcutta.
Năm 1960, cha Werenfried xuất bản cuốn sách đầu tiên của ngài: "Người ta gọi tôi là linh mục thịt muối".
Năm 1962, cha Werenfried đã tham dự Công Đồng Chung Vatican II như một chuyên viên. Ngài đã gặp 60 Giám Mục từ các nước bên trong Bức Màn Sắt, những vị đã nhận trực tiếp hay gián tiếp các trợ giúp của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Năm 1965, trong cuộc nổi dậy tại Simba, thuộc nước Congo thuộc Bỉ, cha Werenfried đã cùng với Mẹ Hadewych thành lập tổ chức Nữ Tử Phục Sinh, một dòng tu dành cho các thiếu nữ trẻ Phi Châu không có điều kiện đến trường.
Năm 1969, ngài xuất bản cuốn "Nơi Thiên Chúa Khóc".
Từ năm 1964, cha Werenfried đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm là tổng quyền tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ. Năm 1981, ở tuổi 68, ngài đã từ chức nhưng vẫn tiếp tục viết bản tin "Mirror" và vẫn tiếp tục là vị linh hướng cho tổ chức.
Năm 1981, cha Werenfried đã nhận được Huy Chương cao quý nhất của chính phủ Đức. Ngài cũng nhận được rất nhiều huy chương từ Hòa Lan, Áo và các nước khác.
Sau khi chế độ cộng sản tại Đông Âu sụp đổ, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã chuyển hướng sang trợ giúp tiến trình đại kết giữa Công Giáo và các Giáo Hội Kitô khác, đặc biệt là với Chính Thống Giáo.