Vatican Radio - Trong những ngày này các bạn trẻ trên thế giới đã và đang trên đường tề tựu về nước Đức để tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 20 - trước hết với cuộc tiếp đón tại các giáo phận, và sau đó, từ ngày 15/8 này tại thành phố Köln.
Đây thực là một thay đổi lớn lao nếu người ta để ý đến sự kiện là cho đến thời gian cách đây 8 năm, hầu như không có đại diện nào của giới trẻ Giáo Hội Công Giáo Đức đến tham dự những ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Mãi cho đến ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 1997 tại Paris mới có 2000 bạn trẻ Công Giáo Đức tham dự. 2000 trên tổng số 650,000 thành viên của các liên đoàn giới trẻ Công Giáo Đức. Thật là một con số khiêm nhượng. Lý do vì giới huynh trưởng Công Giáo Đức dường như nghi kỵ những gì đến từ trung ương và phần nào họ cũng chịu ảnh hưởng của cái gọi là "cảm thức chống Rôma" - một cảm thức khá thịnh hành nơi dân Công Giáo Áo, Đức và Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, từ sau ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Paris, sự tham dự của giới trẻ Đức dần dần gia tăng với ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rôma năm 2000 và tại Toronto, Canada năm 2002. Và nay, chính các bạn trẻ Công Giáo Đức trở thành chủ nhà đón tiếp hàng trăm ngàn bạn trẻ từ gần 170 nước trên thế giới với con số đăng ký chính thức là hơn 400,000 người - một con số kỷ lục từ trước đến nay. Số bạn trẻ Đức đăng ký tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã tăng gấp 10 lần so với con số đăng ký cách đây 3 năm tại ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Toronto, Canada.
Giáo Hội Công Giáo Đức vốn nổi tiếng là giầu có và được tổ chức quy củ bậc nhất. Nhưng trong thời gian gần đây, Giáo Hội này có những triệu chứng già nua và mất sức sống. Đà tiến cũng bị giảm đi nhiều cùng với cả khả năng tài chính nữa. Đó cũng là hiện tượng chung tại các nước Châu Âu. Qua những ngày Quốc Tế Giới Trẻ này, các vị lãnh đạo Giáo Hội hy vọng sẽ tỏ cho thế giới và xã hội thấy một khuôn mặt khác của Giáo Hội tại Châu Âu - một sự hiển dương khuôn mặt Giáo Hội trẻ trung vì Chúa Kitô vẫn luôn tươi trẻ, cũng như Tin Mừng của Ngài không hề già nua cằn cỗi.
Dự án mục vụ cơ bản của ngày Quốc Tế Giới Trẻ theo ý nghĩa đó không phải chỉ liên quan đến các bạn trẻ mà thôi, nhưng có quan hệ với toàn thể Giáo Hội. Trong viễn tượng ấy các tín hữu không khỏi không biết ơn sáng kiến của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập ngày Quốc Tế Giới Trẻ và dành cho sinh hoạt này tất cả sự quan tâm mục vụ ưu tiên của ngài. Trong những tháng cuối đời, dù sức khoẻ tàn tạ nhưng ngài vẫn quyết tâm đẩy mạnh chương trình tiến hành ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Köln. Có lẽ cũng vì thế, một trong những quyết định đầu tiên mà người kế vị của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, đưa ra ngay trong bài giảng đầu tiên hôm sau ngày đắc cử đó là tiếp tục chương trình ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã được dự trù tại Köln.
Quả thực, đứng trước tình trạng hời hợt và khuynh hướng duy chiều ngang của một số đề nghị mục vụ dành cho giới trẻ ngày nay, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rất nhiều đến sự rao giảng Chúa Kitô, về biến cố Kitô Giáo mà không ngại nói về những yêu sách của Tin Mừng đề ra cho cuộc sống của mỗi người, mỗi bạn trẻ. Đức Cố Giáo Hoàng vẫn thường nói với các bạn trẻ "Tôi là người bạn của các bạn nhưng là một người bạn đòi hỏi yêu sách". Trong viễn tượng đó, Thánh Giá của ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một biểu tượng hùng hồn về sự hy sinh và chấp nhận gian khổ. Thánh Giá được rước đến các cộng đoàn trong tiến trình chuẩn bị ngày Quốc Tế Giới Trẻ để nhắc nhớ họ về điều đó.
Nhìn lại 20 năm qua, đó chính là viễn tượng mà các bạn trẻ mong muốn. Họ không chấp nhận những chủ trương dễ dãi và đường lối mục vụ mỵ dân. Mỗi ngày Quốc Tế Giới Trẻ giống như một tiếng kêu vọng lên trời cao của thế giới những người trẻ. Họ tiếp tục cầu mong đòi hỏi có những vị mục tử, mục tử chân chính đích thật.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân là cơ quan đặc trách tổ chức các ngày Quốc Tế Giới Trẻ nhận định rằng "Với các ngày Quốc Tế Giới Trẻ, cùng với một thế hệ mới các bạn trẻ, đã nảy sinh, tăng trưởng một thế hệ mới các nhân viên mục vụ giới trẻ. Con đường này được cùng tiến bước đã trở thành một trường đào tạo các vị mục tử mà các bạn trẻ đang cần".
Đây thực là một thay đổi lớn lao nếu người ta để ý đến sự kiện là cho đến thời gian cách đây 8 năm, hầu như không có đại diện nào của giới trẻ Giáo Hội Công Giáo Đức đến tham dự những ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Mãi cho đến ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 1997 tại Paris mới có 2000 bạn trẻ Công Giáo Đức tham dự. 2000 trên tổng số 650,000 thành viên của các liên đoàn giới trẻ Công Giáo Đức. Thật là một con số khiêm nhượng. Lý do vì giới huynh trưởng Công Giáo Đức dường như nghi kỵ những gì đến từ trung ương và phần nào họ cũng chịu ảnh hưởng của cái gọi là "cảm thức chống Rôma" - một cảm thức khá thịnh hành nơi dân Công Giáo Áo, Đức và Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, từ sau ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Paris, sự tham dự của giới trẻ Đức dần dần gia tăng với ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rôma năm 2000 và tại Toronto, Canada năm 2002. Và nay, chính các bạn trẻ Công Giáo Đức trở thành chủ nhà đón tiếp hàng trăm ngàn bạn trẻ từ gần 170 nước trên thế giới với con số đăng ký chính thức là hơn 400,000 người - một con số kỷ lục từ trước đến nay. Số bạn trẻ Đức đăng ký tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã tăng gấp 10 lần so với con số đăng ký cách đây 3 năm tại ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Toronto, Canada.
Giáo Hội Công Giáo Đức vốn nổi tiếng là giầu có và được tổ chức quy củ bậc nhất. Nhưng trong thời gian gần đây, Giáo Hội này có những triệu chứng già nua và mất sức sống. Đà tiến cũng bị giảm đi nhiều cùng với cả khả năng tài chính nữa. Đó cũng là hiện tượng chung tại các nước Châu Âu. Qua những ngày Quốc Tế Giới Trẻ này, các vị lãnh đạo Giáo Hội hy vọng sẽ tỏ cho thế giới và xã hội thấy một khuôn mặt khác của Giáo Hội tại Châu Âu - một sự hiển dương khuôn mặt Giáo Hội trẻ trung vì Chúa Kitô vẫn luôn tươi trẻ, cũng như Tin Mừng của Ngài không hề già nua cằn cỗi.
Dự án mục vụ cơ bản của ngày Quốc Tế Giới Trẻ theo ý nghĩa đó không phải chỉ liên quan đến các bạn trẻ mà thôi, nhưng có quan hệ với toàn thể Giáo Hội. Trong viễn tượng ấy các tín hữu không khỏi không biết ơn sáng kiến của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập ngày Quốc Tế Giới Trẻ và dành cho sinh hoạt này tất cả sự quan tâm mục vụ ưu tiên của ngài. Trong những tháng cuối đời, dù sức khoẻ tàn tạ nhưng ngài vẫn quyết tâm đẩy mạnh chương trình tiến hành ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Köln. Có lẽ cũng vì thế, một trong những quyết định đầu tiên mà người kế vị của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, đưa ra ngay trong bài giảng đầu tiên hôm sau ngày đắc cử đó là tiếp tục chương trình ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã được dự trù tại Köln.
Quả thực, đứng trước tình trạng hời hợt và khuynh hướng duy chiều ngang của một số đề nghị mục vụ dành cho giới trẻ ngày nay, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rất nhiều đến sự rao giảng Chúa Kitô, về biến cố Kitô Giáo mà không ngại nói về những yêu sách của Tin Mừng đề ra cho cuộc sống của mỗi người, mỗi bạn trẻ. Đức Cố Giáo Hoàng vẫn thường nói với các bạn trẻ "Tôi là người bạn của các bạn nhưng là một người bạn đòi hỏi yêu sách". Trong viễn tượng đó, Thánh Giá của ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một biểu tượng hùng hồn về sự hy sinh và chấp nhận gian khổ. Thánh Giá được rước đến các cộng đoàn trong tiến trình chuẩn bị ngày Quốc Tế Giới Trẻ để nhắc nhớ họ về điều đó.
Nhìn lại 20 năm qua, đó chính là viễn tượng mà các bạn trẻ mong muốn. Họ không chấp nhận những chủ trương dễ dãi và đường lối mục vụ mỵ dân. Mỗi ngày Quốc Tế Giới Trẻ giống như một tiếng kêu vọng lên trời cao của thế giới những người trẻ. Họ tiếp tục cầu mong đòi hỏi có những vị mục tử, mục tử chân chính đích thật.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân là cơ quan đặc trách tổ chức các ngày Quốc Tế Giới Trẻ nhận định rằng "Với các ngày Quốc Tế Giới Trẻ, cùng với một thế hệ mới các bạn trẻ, đã nảy sinh, tăng trưởng một thế hệ mới các nhân viên mục vụ giới trẻ. Con đường này được cùng tiến bước đã trở thành một trường đào tạo các vị mục tử mà các bạn trẻ đang cần".