Nam Úc đang có nhiều giáo dân theo học thần học
Phân khoa Thần Học thuộc trường đại học Flinders, Nam Úc cho biết, hiện nay sĩ số giáo dân ghi danh rất đông, có khoảng trên 200 sinh viên đang theo học các khóa cử nhân thần học.
Giáo sư tiến sĩ Stephen Downs cho biết, có những giáo dân suy tư thần học rất sâu sắc, họ đã vượt trội hơn cả những linh mục, tu sĩ đang trông coi các giáo xứ của họ.
Theo linh mục Philip Marshall hiệu trưởng trường thần học công giáo của tổng giáo phận Adelaide, thì đa số giáo dân theo học các lớp thần học là những người thiện nguyện và là thành viên trong hội đồng mục vụ của các giáo xứ hoặc là những dư bị giáo lý viên.
Các giáo hội Công giáo, Anh giáo và Chính Thống giáo đang có chiều hướng đào tạo thêm nhiều giáo dân tốt nghiệp Thần học để ra đi truyền bá Tin Mừng của Chúa đến tha nhân, thay thế cho các tu sĩ đang thiếu hụt trầm trọng trong các giáo phận trên toàn Úc Châu.
Được biết giáo phận Adelaide có khoảng trên 260 giáo xứ, nhưng chỉ còn khoảng 80 linh mục, mà 1/3 trong tổng số các linh mục, đang chuẩn bị về hưu hay già yếu, bệnh tật. Nhiều nơi đã phải gom hai hay ba giáo xứ laị thành một và chỉ có một linh mục coi sóc. Có những linh mục chánh xứ ở các giáo xứ vùng thôn quê, ngày Chúa Nhật phải đi dâng Lễ ở các nhà thờ toạ lạc cách xa nhau 1 hay 200 cây số là chuyện thường.
Trước đây đại chủng viện Saint Francis Xavier của tổng giáo phận Adelaide, là một chủng viện lớn, có thể dung nạp trên 200 đại chủng sinh, toạ lạc trên một khu đất rộng 8 hecta, nhưng đã phải phát mại cách đây 5 năm, vì không còn chủng sinh. Hiện thời cả giáo phận Adelaide chỉ có 2 chủng sinh tu học, nên ĐTGM Philip Wilson đã gửi 2 chủng sinh này sang mãi tổng giáo phận Sydney cách Adelaide khoảng 2,000 cây số để theo học.
Các dòng nữ tu cũng từ từ phát mại các cơ sở, vì không có người đi tu và trông coi, lại không có lợi nhuận để trang trải các chi phí cho các trung tâm lớn của dòng tu.
Theo đường hướng của các vị Bề Trên, thì hiện tại các nữ tu vẫn còn làm việc được và các nữ tu già yếu, đã về hưu phải thu dọn sang các nhà nhỏ, giống như các hộ gia cư của dân chúng. Rồi qui tụ lại thành một nhóm hai hoặc ba người, sống chung với nhau để giảm các chi phí. Ngoại trừ các trụ sở của các Dòng tu đang điều khiển các trường học Công Giáo.
Phân khoa Thần Học thuộc trường đại học Flinders, Nam Úc cho biết, hiện nay sĩ số giáo dân ghi danh rất đông, có khoảng trên 200 sinh viên đang theo học các khóa cử nhân thần học.
Giáo sư tiến sĩ Stephen Downs cho biết, có những giáo dân suy tư thần học rất sâu sắc, họ đã vượt trội hơn cả những linh mục, tu sĩ đang trông coi các giáo xứ của họ.
Theo linh mục Philip Marshall hiệu trưởng trường thần học công giáo của tổng giáo phận Adelaide, thì đa số giáo dân theo học các lớp thần học là những người thiện nguyện và là thành viên trong hội đồng mục vụ của các giáo xứ hoặc là những dư bị giáo lý viên.
Các giáo hội Công giáo, Anh giáo và Chính Thống giáo đang có chiều hướng đào tạo thêm nhiều giáo dân tốt nghiệp Thần học để ra đi truyền bá Tin Mừng của Chúa đến tha nhân, thay thế cho các tu sĩ đang thiếu hụt trầm trọng trong các giáo phận trên toàn Úc Châu.
Được biết giáo phận Adelaide có khoảng trên 260 giáo xứ, nhưng chỉ còn khoảng 80 linh mục, mà 1/3 trong tổng số các linh mục, đang chuẩn bị về hưu hay già yếu, bệnh tật. Nhiều nơi đã phải gom hai hay ba giáo xứ laị thành một và chỉ có một linh mục coi sóc. Có những linh mục chánh xứ ở các giáo xứ vùng thôn quê, ngày Chúa Nhật phải đi dâng Lễ ở các nhà thờ toạ lạc cách xa nhau 1 hay 200 cây số là chuyện thường.
Trước đây đại chủng viện Saint Francis Xavier của tổng giáo phận Adelaide, là một chủng viện lớn, có thể dung nạp trên 200 đại chủng sinh, toạ lạc trên một khu đất rộng 8 hecta, nhưng đã phải phát mại cách đây 5 năm, vì không còn chủng sinh. Hiện thời cả giáo phận Adelaide chỉ có 2 chủng sinh tu học, nên ĐTGM Philip Wilson đã gửi 2 chủng sinh này sang mãi tổng giáo phận Sydney cách Adelaide khoảng 2,000 cây số để theo học.
Các dòng nữ tu cũng từ từ phát mại các cơ sở, vì không có người đi tu và trông coi, lại không có lợi nhuận để trang trải các chi phí cho các trung tâm lớn của dòng tu.
Theo đường hướng của các vị Bề Trên, thì hiện tại các nữ tu vẫn còn làm việc được và các nữ tu già yếu, đã về hưu phải thu dọn sang các nhà nhỏ, giống như các hộ gia cư của dân chúng. Rồi qui tụ lại thành một nhóm hai hoặc ba người, sống chung với nhau để giảm các chi phí. Ngoại trừ các trụ sở của các Dòng tu đang điều khiển các trường học Công Giáo.